Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.62 KB, 197 trang )
Với những doanh nghiệp không thể thiết lập giá trong dài hạn doanh
nghiệp có thể điều chỉnh qui trình sản xuất, quyết định cung cấp dịch vụ mới.
Tuy nhiên, chỉ thực sự có lợi khi sắp xếp được nguồn nhân lực dư thừa từ việc
không cung cấp dịch vụ này. Với những doanh nghiệp thiết lập được giá bán
trong ngắn hạn và dài hạn. Doanh nghiệp thiết lập được giá có sức mạnh thị
trường giá bán sản phẩm bằng chi phí nền sản phẩm (bao gồm chi phí biến
đổi, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp công thêm phần để bù
đắp chi phi đầu tư) tổng các khoản chi phí đó doanh nghiệp sẽ có được chi phí
bán hàng.
-
Phân tích thơng tin chi phí để quyết định chấp nhận hay từ chối
đơn đặt hàng
Nếu đơn đặt hàng đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh
nghiệp sẽ chấp nhận thực hiện cung cấp sản phẩm dịch vụ. Thơng tin chi phí
để phục vụ cho việc chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng, là nhưng thơng tin
về chi phí biến đổi để thực hiện đơn hang như NVLTT, NCTT, những chi phí
phục vụ riêng cho đơn hàng và chi phí cơ hội. Nếu những chi phí đó nhỏ hơn
doanh thu mà đơn hàng mang lại thì doanh nghiệp chấp nhận đơn hàng còn
nếu những chi phí đó lơn hơn doanh thu thì doanh nghiệp khơng nên chấp
nhận đơn đặt hàng.
-
Phân tích thơng tin chi phí để quyết định tự sản xuất
hay thuê ngoài
Để ra quyết định tự sản xuất hay thuê ngoài, nhà quản trị doanh nghiệp
cần phải cân nhắc các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất bao gồm: cơng
suất hoạt động, tâm lý của người lao động, chất lượng dịch vụ, bí mật kinh
doanh, thời gian thực hiện, rủi ro… để có thể só sánh và lựa chọn được
phương án thích hợp cần phải lượng hóa các nhân tốt ảnh hưởng có tính chất
định tính.
84
Vì vậy, để lựa chọn được phương án tự sản xuất hay thuê ngoài cần
phải xem xét đến khía cạnh chi phí bỏ ra của từng phương án. Nếu chi phí tự
cung cấp sản phẩm dịch vụ mà thấp hơn chi phí th ngồi thì nên tự sản
xuất. Nếu chi phứ tự cung cấp sản phẩm dịch vụ mà lớn hơn chi phí th
ngồi thì xem xét đến các yêu cầu về thời gian thực hiện, chất lượng và các
yếu tố khác để ra quyết định.
- Phân tích thơng tin chi phí phục vụ đánh giá trách nhiệm quản trị
Tại các trung tâm chi phí, nhà quản trị sẽ chịu tránh nhiệm về những
chi phí phát sinh thuộc phạm vi họ kiểm soát. Số chênh lêch giữa thực tế với
dự toán được dùng để đánh giá trách nhiệm quản trị chi phi tại các trung tâm
chi phí. Số chênh lệch này được xác định đối với các khoản chi thuộc quyền
kiểm soát của nhà quản trị bộ phận. Vì nhà quản trị khơng thể chịu trách
nhiệm đối với các khoản chi mà họ không thể điều tiết và tác động để kiểm
sốt nó trong khn khổ dự tốn. Thậm chí có những khoản chi phí thuộc
quền kiểm soát của nhà quản trị trung tâm này nhưng một phần biến động của
nó lại thuộc trách nhiệm của nhà quản trị trung tâm khác.
Thực chất việc đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí là nhằm thẩm
định kết quả quản lý của nhà quản trị trung tâm chi phí trong nhiệm kỳ.Nhằm
phát huy thế mạnh, khắc phục những yếu kém của trung tâm này, trong việc
thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Đồng thời, việc đánh giá trung tâm chi
phí còn là cơ sở để hồn thiện hệ thống thông tin, báo cáo nội bộ phù hợp với
cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Đánh giá trách nhiệm của trung tâm
chi phí qua việc xem xét, báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận. Nhà quản lý
thấy được sự ảnh hưởng của các trung tâm chi phí đến lợi nhuận doanh
nghiệp và ngược lại.
- Phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận
85
Phân tích mối quan hệchi phí- sản lượng- lợi nhuận là xem xét mối
quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, biến phí, định phí và kết
cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Kết quả phân tích sẽ cung cấp cho nhà quản trị
những thơng tin thích hợp để ra các quyết định kinh doanh. Khi phân tích mối
quan hệchi phí- sản lượng- lợi nhuận thường liên quan đến các chỉ tiêu như:
lợi nhuận gộp, cơ cấu chi phí, đòn bẩy kinh doanh, điểm hòa vốn. Phân tích mối
quan hệ này dựa trên cơ sở của cách phân loại chi phí thành chi phí biến đổi,chi
phí cố định và báo cáo thu thập.Như vậy việc phân tích, đánh giá thơng tin phải
sẵn sàng cho các quyết định quản trị chi phí.Giúp các nhà quản trị lựa chọn
thơng tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn hay dài hạn.
1.3.5. Báo cáo kế toán quản trị chi phí
Thơng tin về chi phí sau khi đã được thu nhận, xử lý sẽ được cung cấp
cho các nhà quản trị thông qua hệ thống các báo cáo KTQT chi phí. Việc thiết
lập hệ thống báo cáo KTQT nói chung và báo cáo KTQT chi phí nói riêng
trong các doanh nghiệp dịch vụ phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
Báo cáo KTQT chi phí phải xuất phát từ nhu cầu thông tin thực sự của
nhà quản trị và phù hợp với từng mục đích sử dụng thơng tin cụ thể.
Về nội dung, kết cấu của báo cáo KTQT chi phí phải thể hiện được các
chỉ tiêu mà nhà quản trị doanh nghiệp yêu cầu để theo dõi, phân tích và đánh giá.
Hệ thống chỉ tiêu trên các báo cáo KTQT chi phí phải được xây dựng
phù hợp với các chỉ tiêu quản trị đã xác định, phù hợp với các chỉ tiêu đã dự
toán. Tuy nhiên báo cáo KTQT chi phí cũng cần được xây dựng theo hướng
mở, linh hoạt để thích ứng với các tình huống quản trị vốn rất đa dạng và
phong phú.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, báo cáo KTQT chi phí sẽ bao gồm
các loại báo cáo.
1.3.5.1. Báo cáo quản trị phục vụ cho mục đích hoạch định của nhà quản trị
86
Các báo cáo này thường được thể hiện dưới dạng là hệ thống các báo
cáo dự toán ngân sách.Rất hữu hiệu trong việc trợ giúp các nhà quản trị tìm
kiếm các nguồn lực cũng như phân phối các nguồn này cho các hoạt động
tương lai của doanh nghiệp. Mặt khác, các thơng tin được thể hiện trên các
báo cáo dự tốn chính là các tiêu chuẩn cho việc đánh giá kết quả hoạt động,
liên kết sự truyền tải thông tin và sự hợp tác giữa các đơn vị, bộ phận trong
việc thực hiện mục tiêu chung của tồn doanh nghiệp. Thơng thường, các báo
cáo dự toán của doanh nghiệp bao gồm: các dự toán về, tất cả các mặt hoạt
động, tuy nhiên để phục vụ mục đích quản trị chi phí, kế tốn có thể lập một
số báo cáo dự tốn như sau:
- Báo cáo dự tốn chi phí khoản mục chi cho từng đối tượng quản trị
- Báo cáo dự tốn chi phí yếu tố cho từng đối tượng quản trị
- Báo cáo dự tốn chi phí biến đổi, chi phí cố định cho từng đối tượng quản trị.
1.3.5.2. Báo cáo quản trị phục vụ cho mục đích kiểm sốt chi phí
Các báo cáo quản trị phục vụ cho mục đích kiểm sốt chi phí phải đảm
bảo đủ thơng tin cần thiết để tính tốn các chỉ tiêu quản trị chi phí đã xây
dựng, đồng thời đảm bảo thực hiện phân tích chi phí theo các chỉ tiêu đó. Để
thuận lợi cho cơng tác phân tích, các báo cáo quản trị chi phí phải thiết kế để
vừa phản ánh các thông tin thực hiện, vừa phản ánh các thông tin dự toán,
chênh lệch giữa thực hiện với dự toán và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến tình hình thực hiện dự tốn.
- Báo cáo chi tiết chi phí dịch vụ khoản mục chi cho từng đối tượng
- Báo cáo phân tích chi phí biến đổi, chi phí cố định cho từng đối tượng
- Báo cáo phân tích tình hình thực hiện dự tốn chi phí cho từng đối tượng
1.3.5.3. Báo cáo kế tốn quản trị cho mục đích ra quyết định kinh doanh
Để cung cấp thông tin phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ “chi phísản lượng-lợi nhuận”, KTQT chi phí sử dụng:
87
- Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí lập chi tiết cho từng
loại hình dịch vụ, từng đơn đặt hàng.
- Báo cáo dạng chênh lệch để cung cấp thông tin thích hợp phục vụ cho
việc lựa chon các phương án kinh doanh
Tùy thuộc vào khả năng và trình độ quản lý cũng như yêu cầu quản lý
cụ thể của từng doanh nghiệp bưu chính, từng bộ phận trong doanh nghiệp và
hệ thống báo cáo KTQT chi phí có thể khác nhau về số lượng báo cáo, số
lượng chỉ tiêu báo cáo cũng như kết cấu thông tin trên báo cáo.
1.3.6. Đánh giá trung tâm trách nhiệm chi phí
Đánh giá trung tâm trách nhiệm là một trong những nội dung quan
trọng có vai trò kiểm sốt, điều hành và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Trung tâm trách nhiệm có nhiệm vụ thu thập, hệ
hống và xử lý thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để có
được trung tâm trách nhiệm hoạt động hiệu quả thì nhà quản trị doanh nghiệp
cần phải phân cấp quản lý cho các bộ phân quản lý khác nhau trong doanh
nghiệp. Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về một phần
hành, một nhiệm vụ riêng thuộc phạm vi mình quản lý. Mỗi trung tâm trách
nhiệm được tồn quyền kiểm sốt các hoạt động của trung tâm mình như:
quản lý về các khoản đầu tư, chi phí, doanh thu, lợi nhuận các trung tâm trách
nhiệm tạo ra mối liên hệ chặt chẽ trong hệ thống quản lý. Trong phạm vi luận
án, tác giả đi sâu vào nghiên cứu về trách nhiệm của trung tâm chi phí. Trung
tâm chi phí là trung tâm tổ chức ra để quản trị chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tốt hơn. Trung tâm chi phí trong các doanh nghiệp dịch vụ được
tổ chức theo mơ hình các khu vực hay các đơn vị. Mục tiêu của trung tâm
trách nhiệm là kiểm sốt chi phí thực tế phát sinh tại các đơn vị và thơng tin
về chi phí. Giám đốc các đơn vị là người trực tiếp kiểm sốt chi phí và là
người chịu trách nhiệm về các khoản chi phí sản xuất kinh doanh như; chi phí
nguyên liệu vật liệu, chi phí nhân cơng, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí
88
bằng tiền khác v.vv... Nhiệm vụ của trung tâm chi phí là lập kế hoạch chi tiết
về các khoản chi phí nhằm mục tiêu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồi lực
của doanh nghiệp, để đánh giá hiệu quả của trung tâm chi phí, trung tâm cần
lập báo cáo thơng tin về chi phí.
Báo cáo các thơng tin chi phí chênh lệch giữa định mức chi phí và chi
phí thực tế phát sinh cách làm này sẽ giúp nhà quản trị phân tích, đánh giá
hiệu quả việc kiểm sốt chi phí cho từng hoạt động dịch vụ cụ thể cả về giá trị
và chất lượng của dịch vụ. phân tích các báo cáo của các trung tâm là cơ sở
đánh giá tránh nhiệm của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong q trình
hoạt động. Báo cáo của trung tâm chi phí chỉ được lập nhằm mục đích sử
dụng trong nội bộ doanh nghiệp.
89
Kết luận chương 1
KTQT chi phí là một bộ phận của KTQT trong doanh nghiệp dịch vụ
có nhiệm vụ cung cấp thơng tin chi phí cho nhà quản trị bộ phận và nhà quản
trị doanh nghiệp để thực hiện chức năng quản lý hoạt động kinh doanh dịch
vụ tại doanh nghiệp. Trong phạm vi chương 1 của luận án, với tiêu đề lý luận
về KTQT chi phí hoạt động dịch vụ trong các doanh nghiệp dịch vụ, luận án
làm rõ hơn bản chất, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT chi phí
trong doanh nghiệp dịch vụ. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu nội dung KTQT chi
phí, theo mối quan hệ giữa vài trò và chức năng của KTQT chi phí với quá
trình của hoạt động quản lý, nhằm mục tiêu cung cấp thông tin cho việc ra
quyết định của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp.Mặc dù lý thuyết
KTQT chi phí có sự phát triển trong các năm gần đây và được áp dụng trong
các doanh nghiệp dịch vụ từ các phương pháp xác địnhchi phí truyền thống cho
tới các phương pháp xác định chi phí hiện đại.Vì vậy, những nội dung lý luận
về KTQT chi phí trình bày trong chương này, sẽ là nền tảng để nghiên cứu, tìm
hiểu thực trạng vềKTQT chi phí trong các doanh nghiệp dịch vụ ở chương tiếp
theo.
90
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG DỊCH
VỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỆT NAM
2.1.1. Khái quát về các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam
Qua các cuộc chiến tranh giữ nước, các thế hệ cán bộ cơng nhân viên
ngành bưu chính đã đem tất cả sức lực, trí tuệ và cả xương máu của mình để
giữ vững và bảo đảm huyết mạnh thông tin liên lạc từ tuyền tuyến đến hậu
phương. Cán bộ cơng nhân viên ngành bưu chính đã vượt qua mọi khó khăn
thiếu thốn hiểm nguy trong hồn cảnh chiến tranh ác liệt để xây dựng và giữ
vững huyết mạch thông tin phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà
nước. Quá đó,góp phần đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước. Gần 1 vạn người con ưu tú của ngành bưu chính đã
ngã xuống trên khắp các chiến trường vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.
Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tồn ngành bưu chính
đã thực sự đổi mới tư duy và hành động để hoạch định chiến lược và đề ra
những giải pháp thực hiện nhằm đổi mới, phát triển ngành bưu chính với mục
tiêu: Đi thẳng lên hiện đại, phát triển nhanh mạng lưới và dịch vụ, tăng nhanh
lưu lượng và doanh thu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội.
Sau nhiều năm đổi mới những thành công đã tạo lên sức mạnh phát
triển bùng nổ của ngành bưu chính Việt Nam.
“Căn cứ Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn
thơng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”
Năm 2001, Lãnh đạo Ngành quyết định triển khai phương án thí điểm
đổi mới quản lý, khai thác, kinh doanh bưu chính tại địa bàn các tỉnh và thành
phố trên cả nước.
91