Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 111 trang )
69
thối hóa khớp gối ở nhóm có chỉ số BMI ≥ 25 là 47,4% cao hơn gấp 2 lần so
với nhóm có BMI < 18,5; hơn nữa gia tăng một đơn vị BMI làm tăng nguy cơ
thối hóa khớp gối lên 14% [2]. Ronald Plotnikoff và cộng sự năm 2015
nghiên cứu trên 4733 người lớn tuổi ở Canada cũng chỉ ra chỉ số BMI > 30
kg/m2 làm tăng nguy cơ thối hóa khớp gối lên 4,37 lần [80]. Grotle và cộng
sự trong một nghiên cứu thống kê trong 10 năm trên 1854 người có tuổi từ 24
- 76 cũng cho thấy người chỉ số BMI > 30 kg/m 2 có nguy cơ mắc thối hóa
khớp gối cao hơn người bình thường 2,81 lần [52]. Ngoài yếu tố cơ học, ở
bệnh nhân béo phì có tình trạng tăng nồng độ các adipokine sản sinh từ các
mô mỡ trong máu như leptin, adiponectin và resistin. Các adipokine này được
phát hiện trong dịch khớp và trong huyết tương ở bệnh nhân thối hóa khớp,
có vai trò như các chất tiền viêm, đồng thời có vai trò trong chuyển hóa sụn .
Nhiều tác giả cho rằng các adipokine này gây nên đáp ứng viêm tại khớp, trực
tiếp gây nên tình trạng thối hóa khớp thông qua các receptor trên bề mặt sụn,
xương và màng hoạt dịch khớp. Do vậy bệnh nhân béo phì thường thối hóa
khớp gối sớm và tình trạng thối hóa khớp thường nặng hơn so với những
bệnh nhân có cân nặng bình thường hoặc thiếu cân. [44, 45].
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân thối hóa khớp gối.
4.1.2.1. Triệu chứng cơ năng.
Đau khớp gối là triệu chứng cơ năng đầu tiên và thường là lý do khiến
bệnh nhân thối hóa khớp gối đi khám bệnh. 100% bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tơi có biểu hiện đau khớp gối ở các mức độ khác nhau. Trong
đó kiểu đau khớp cơ học: đau khớp xuất hiện khi vận động, giảm khi nghỉ
ngơi là kiểu đau chủ yếu chiếm 80,2%, đau khớp thường xuất hiện khi bệnh
nhân đứng thẳng với tỉ lệ gặp là 84,2%, khi đi bộ 96%; 100% có biểu hiện đau
khớp gối khi đi lên cầu thang. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Bùi Hải Bình (2016) với tỉ lệ gặp đau khớp gối kiểu
70
cơ học chiếm tỉ lệ 97,5% [35], nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa với tỉ lệ
95,2% [79]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp 1 tỉ lệ đáng
kể bệnh nhân có biểu hiện đau khớp gối khi nghỉ ngơi (67,3%), đau khớp
kiểu viêm (19,8%). Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với trong nghiên
cứu của Bùi Hải Bình (2016) với tỉ lệ đau khớp gối kiểu viêm chiếm tỉ lệ
2,5%; 54,9% bệnh nhân có đau khớp gối khi nghỉ ngơi [35]. Lý giải điều
này chúng tôi cho rằng một số lượng lớn bệnh nhân trong nghiên cứu là
bệnh nhân nội trú, được nhập viện chủ yếu vì tình trạng đau khớp gối nhiều
và có phản ứng viêm. Gần đây nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra vai
trò của các yếu tố viêm như IL-1, TNF α…tham gia vào cơ chế bệnh sinh
của bệnh thối hóa khớp [10, 54]. Vì vậy bên cạnh kiểu đau khớp cơ học
tăng lên khi vận động, bệnh nhân thối hóa khớp còn có thể đau khớp kiểu
viêm: đau cả khi nghỉ ngơi và về đêm, tương ứng khám lâm sàng và làm
các xét nghiệm có thể thấy tình trạng viêm màng hoạt dịch, tràn dịch khớp
nhiều khi thối hóa khớp nặng.
Có 92,1% bệnh nhân trong nghiên cứu có biểu hiện cứng khớp vào buổi
sáng sau khi ngủ dậy hoặc khi ngồi lâu trong đó 85,1% bệnh nhân có biểu
hiện cứng khớp dưới 15 phút (bảng 3.5). Đây còn gọi là dấu hiệu phá gỉ khớp,
là một trong những triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân thối hóa
khớp gối. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của
Bùi Hải Bình trong số 122 khớp gối bị bệnh có 75,4% có biểu hiện phá rí
khớp [35], nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa cho thấy 61,9% bệnh nhân có
biểu hiện này [79].
4.1.2.2. Triệu chứng thực thể khi thăm khám.
Các triệu chứng thực thể hay gặp khi thăm khám bệnh nhân thoái hóa
khớp là dấu hiệu bào gỗ chiếm tỉ lệ 99% số khớp gối bệnh, sờ thấy gai xương
với tỉ lệ 63,4%. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng
71
Hồng Hoa với tỉ lệ gặp gai xương là 52,4% [79], cao hơn một chút so với
nghiên cứu của Bùi Hải Bình với tỉ lệ 22,1% [35].
Tỉ lệ gặp kén Baker trong nghiên cứu của chúng tôi thấp, chiếm 5% số
khớp gối tổn thương. Kết quả tương tự của Bùi Hải Bình (2016) với tỉ lệ gặp
kén Baker là 3,3% [35] và thấp hơn so với nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa
với tỉ lệ 26,2% [79]
4.1.3. Triệu chứng cận lâm sàng ở bệnh nhân thối hóa khớp gối.
4.1.3.1. Đặc điểm xét nghiệm máu của bệnh nhân.
Thối hóa khớp gối nguyên phát là bệnh lý gây ra chủ yếu do nguyên
nhân cơ học. Tuy nhiên gần đây người ta thấy trong cơ chế bệnh sinh của
thối hóa khớp gối có vai trò của các cytokin tiền viêm như IL-1, TNF α, IL5, IL-10…. Vì vậy phần lớn bệnh nhân thối hóa khớp gối có xét nghiệm các
chỉ số viêm trong giới hạn bình thường. Trong nghiên cứu của chúng tơi có
83,3% bệnh nhân có xét nghiệm bạch cầu máu trong giới hạn bình thường,
78% bệnh nhân có xét nghiệm CRPhs trong giới hạn bình thường. Bên cạnh
đó có 16,7% bệnh nhân có tăng bạch cầu trong máu, 22% bệnh nhân có xét
nghiệm CRPhs tăng. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên quan
giữa các marker của hệ thống viêm và tình trạng viêm màng hoạt dịch trong
thối hóa khớp gối: Pearle và cộng sự năm 2004 đã đánh giá trên 12 trường
hợp thối hóa khớp sớm và 37 bệnh nhân thối hóa khớp giai đoạn muộn,
năm 2006 trên 54 trường hợp thay khớp gối và khớp háng toàn bộ cho thấy
rằng nồng độ CRPhs cao trong máu có liên quan tuyến tính chặt chẽ với nồng
độ IL-6 trong dịch khớp (r = 0,66; p < 0,001) và mức độ viêm màng hoạt dịch
trên mô bệnh học (r = 0,43; p = 0.02) [85, 86], năm 2012 Smith JW và cộng
sự khi đánh giá trên 31 bệnh nhân thối hóa khớp gối được thay khớp gối tồn
bộ cũng tìm thấy mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa nồng độ CRPhs
trong máu và một số cytokin tiền viêm trong dịch khớp như IL-5, IL-10 [87].
72
Một nghiên cứu phân tích gộp từ 32 nghiên cứu trong 20 công bố năm 2015
của Jin X và cộng sự chỉ ra rằng nồng độ CRPhs có liên quan tới mức độ đau
khớp (r = 0,14; p < 0,001) và mức độ hạn chế vận động ( r=0,25; p < 0,001),
khơng có mối liên quan nồng độ CRPhs và mức độ nặng của thối hóa khớp
trên Xquang [88]. Trong nghiên cứu của chúng tơi, nồng độ CRPhs trong máu
khơng có tương quan với mức độ đau và tổng điểm WOMAC trên lâm sàng
( r < 0,25; p = 0,65), nhưng có mối tương quan tuyến tính yếu với mức độ hạn
chế vận động trên lâm sàng ( r = 0,289; p = 0,01 < 0,05). Những bệnh nhân có
xét nghiệm CRPhs ≥ 0.5 mg/dl có tổn thương khớp gối ở giai đoạn nặng hơn
so với những bệnh nhân có xét nghiệm CRPhs bình thường.Trong số bệnh
nhân được làm xét nghiệm CRPhs, chỉ có 4 (trong tổng số 41 bệnh nhân)
chiếm tỉ lệ 9,8% có CRPhs ≥ 5 mg/dl. Lý giải điều này chúng tơi cho rằng
trong thối hóa khớp gối có hiện tượng viêm do các mảnh sụn vỡ, hoại tử trờ
thành các vật lạ trôi nổi trong ổ khớp gây nên phản ứng viêm thứ phát của
màng hoạt dịch. Vì vậy biểu hiện viêm trong thối hóa khớp khơng nặng nề
như trong các bệnh lý khớp viêm. Trong khi đó CRPhs là protein phản ứng
pha cấp phản ánh mức độ viêm trong cơ thể. Mối tương quan tuyến tính giữa
nồng độ protein này trong máu với mức độ hạn chế chức năng vận động trên
lâm sàng và độ nặng của thối hóa khớp trên Xquang một lần nữa khẳng định
cơ chế bệnh sinh phối hợp giữa các yếu tố cơ học và đáp ứng viêm tại chỗ
cũng như toàn thân của bệnh thối hóa khớp. Đồng thời chúng ta có thể sử
dụng xét nghiệm CRPhs để chẩn đốn phân biệt cũng như tiên lượng bệnh
thối hóa khớp gối.
Có tới 82,9% bệnh nhân trong nghiên cứu có biểu hiện rối loạn lipid máu
khi làm xét nghiệm. Lí giải điều này chúng tôi cho rằng các bệnh nhân trong
nghiên cứu đều ở lứa tuối > 40 trở lên có nguy cơ mắc phải rối loạn lipid máu.
Trong số các bệnh nhân có rối loạn lipid máu có 58,8% là thuộc nhóm thừa