1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Y khoa - Dược >

Tỉ lệ bệnh nhân có tràn dịch khớp trong nghiên cứu của chúng tôi là 74,3%. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu trên 246 khớp gối của Nguyễn Thị Thanh Phượng với tỉ lệ tràn dịch khớp gối là 70,3% và cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Liễu đánh giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 111 trang )


76



của Bùi Hải Bình với tỉ lệ 1,6% [35], nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh

Phượng 2,9% [90].

Gai xương được xem là dấu hiệu đặc trưng ở bệnh nhân thối hóa khớp

gối và sự có mặt của gai xương được coi là một trong những tiêu chuẩn chẩn

đốn thối hóa khớp gối. Tỉ lệ gai xương phát hiện trong nghiên cứu của

chúng tơi là 83,2%, chủ yếu ở vị trí khe đùi chày trong. Tỉ lệ này trong nghiên

cứu của Nguyễn Thị Thanh Phượng là 84,2%; nghiên cứu của Bùi Hải Bình

82%, Lê Thị Liễu 53,8% [35, 89, 90]. Kết quả của chúng tôi tương tự như kết

quả của các tác giả Bùi Hải Bình và Nguyễn Thị Thanh Phượng, cao hơn một

chút khi so sánh với kết quả của tác giả Lê Thị Liễu. Tỉ lệ gặp gai xương trên

siêu âm trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao cho thấy siêu âm là phương

pháp có hiệu quả trong phát hiện tổn thương gai xương tại khớp gối.

Siêu âm cũng được sử dụng để đánh giá sụn khớp phần bao phủ lồi cầu

xương đùi. Trong nghiên cứu của chúng tôi bề dày sụn khớp trung bình bao

phủ lồi cầu xương đùi lần lượt là: lồi cầu ngoài 1,84 ± 0,5 mm; lồi cầu

trong 1,91 ± 0,49 mm; liên lồi cầu 2,12 ± 0,55 mm. Theo nghiên cứu của

Ozcakar và cộng sự năm 2014 đánh giá trên 1544 người tình nguyện khỏe

mạnh bề dày sụn trung bình ở người bình thường lần lượt là 2,2 ± 0,5 mm

tại vị trí lồi cầu ngồi; 2,3 ± 0,6 mm tại vị trí liên lồi cầu; 2,2 ± 0,5 tại vị trí

lồi cầu trong [69]. Như vậy bề dày sụn trung bình của bệnh nhân trong

nghiên cứu của chúng tôi mỏng hơn ở người bình thường. Kết quả này của

chúng tơi phù hợp với kết quả nhận được từ nghiên cứu của Nguyễn Thị

Thanh Phượng trên 246 khớp gối: chiều dày trung bình của nhóm bệnh

nhân thối hóa khớp ở các vị trí lồi cầu ngoài là 1,7 ± 0,6 mm; lồi cầu trong

là 1,9 ± 0,5 mm; diện gian lồi cầu là 2,0 ± 0,5 mm trong khi các chỉ số

tương ứng ở nhóm chứng khơng thối hóa khớp gối lần lượt là 2,0 ± 0,3

cm; 2,0 ± 0,2 mm; 2,4 ± 0,3 mm; chiều dày sụn ở vị trí lồi cầu trong thấp



77



hơn so với người bình thường [90]. Theo Bùi Hải Bình (2016) bề dày sụn

khớp tại các vị trí lồi cầu ngoài là 2,0 ± 0,63 mm; lồi cầu trong 1,8± 0,52

mm, liên lồi cầu 2,2 ± 0,58 mm.[35]. Tỉ lệ bệnh nhân có bề dày sụn mỏng

hơn người bình thường (lấy từ nghiên cứu của Ozcakar và cộng sự năm

2014 [69]) là 88,8%; tỉ lệ này thấp hơn một chút khi so sánh với nghiên

cứu của Lê Thị Liễu (100% khớp gối có biểu hiện mỏng sụn) [89].

Các kích thước khoang mỡ Hoffa trên siêu âm ở nữ lần lượt là: chiều

ngang 6,17 ± 0,84 cm; chiều sâu 1,96 ± 0,26 cm; diện tích khoang mỡ theo

mặt cắt đứng dọc 5,2 ± 0,89 cm 2; các kích thước này ở nam lần lượt là 6,12 ±

1,1 cm; 2,23 ± 0,17 cm và 6,37 ± 1,1 cm 2. Chiều sâu và diện tích khoang mỡ

Hoffa theo mặt cắt đứng dọc ở nam lớn hơn ở nữ, khác biệt có ý nghĩa thống

kê. Theo nghiên cứu của Diepold và cộng sự năm 2015 ở Mỹ trên 99 khớp gối

của người bình thường được chụp MRI, chiều sâu khoang mỡ Hoffa ở nam là

1,4 ± 0,14 cm; ở nữ là 1,25 ± 0,14 cm; diện tích khoang mỡ theo mặt cắt đứng

dọc ở nam là 21,4 ± 3,5 cm 2; ở nữ 16,9 ± 2,7 cm 2; diện tích và chiều sâu

khoang mỡ Hoffa ở nam cao hơn ở nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <

0,001) [60]. Diện tích khoang mỡ Hoffa theo mặt cắt đứng dọc trong nghiên

cứu của chúng tôi thấp hơn trong nghiên cứu của Diepold. Điều này có thể do

đối tượng nghiên cứu của Diepold là người Mỹ, có tầm vóc lớn hơn người

Việt Nam.

4.2. Mối liên quan giữa đặc điểm khoang mỡ Hoffa và một số yếu tố lâm

sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân thối hóa khớp gối ngun phát.

4.2.1. Liên quan giữa các kích thước khoang mỡ Hoffa với tuổi bệnh nhân

Khoang mỡ Hoffa là mô mỡ nằm ngay sau gân bánh chè, có cấu trúc

giống như các mơ mỡ dưới da khác trong cơ thể. Cùng với sự gia tăng về tuổi

tác, có sự thay đổi về chuyển hóa tất cả các chất trong cơ thể, do đó cấu trúc



78



các mơ mỡ dưới da và các mô mỡ trong cơ thể cũng có sự thay đổi. Trên

những bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt từ độ tuổi trên 70, các mô mỡ dưới da trở

nên mỏng đi cùng với sự tăng tích lũy mỡ trong ổ bụng và các tạng như gan,

thận [91]. Trong nghiên cứu của chúng tơi diện tích theo mặt cắt đứng dọc của

khoang mỡ Hoffa ở lứa tuổi từ 70 trở lên thấp hơn khi so sánh với nhóm tuổi

từ 40 - 59 và nhóm tuổi từ 60 - 69. Có mối tương quan tuyến tính nghịch yếu

giữa độ sâu và diện tích khoang mỡ với tuổi của bệnh nhân.

4.2.2. Liên quan giữa các kích thước khoang mỡ Hoffa với chỉ số khối cơ thể.

Trên bệnh nhân thừa cân, béo phì có hiện tượng tăng tích lũy mỡ tại các

mơ mỡ do đó làm tăng kích thước các mơ mỡ này. Trong nghiên cứu của

chúng tơi có sự khác biệt về độ sâu khoang mỡ giữa các nhóm bệnh nhân có

chỉ số khối cơ thể thuộc các nhóm khác nhau: độ sâu khoang mỡ thấp nhất ở

nhóm thiếu cân, cao nhất ở nhóm thừa cân béo phì. Chúng tơi cũng tìm thấy

mối tương quan tuyến tính thuận yếu giữa độ sâu, diện tích mặt cắt đứng dọc

khoang mỡ Hoffa với chỉ số khối cơ thể.

Khi xem xét mối tương quan đa biến giữa chiều sâu khoang mỡ Hoffa

và các yếu tố tuổi và chỉ số khối cơ thể bệnh, chúng tơi thấy có mối tương

quan yếu (r = 0,391; p < 0,001). Phương trình tuyến tính được hiểu là:

Độ sâu khoang mỡ Hoffa (cm) = 0,03 x BMI - 0,003 x Tuổi + 1,466

Trong đó: BMI: kg/m2, Tuổi: năm.

Đánh giá mối tương quan đa biến giữa diện tích khoang mỡ Hoffa theo

mặt cắt đứng dọc với các chỉ số tuổi và chỉ số khối cơ thể chúng tôi cũng thấy

có mối tương quan yếu ( r = 0,427; p < 0,001). Phương trình tuyến tính được

hiểu là:

Diện tích theo mặt cắt đứng dọc (cm2) = 4,57 + BMI x 0,078 - 0,017 x Tuổi



79



Trong đó: BMI: kg/m2; Tuổi: năm.

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Diepold

và cộng sự năm 2014 trên 99 khớp gối bình thường, có mối tương quan tuyến

tính thuận giữa thể khoang mỡ Hoffa với cân nặng cơ thể (r = 0,34; p = 0,03 <

0,05 ở nữ và r = 0,5; p < 0,001 ở nam) [60]. Kết quả của chúng tơi và Diepold

cho thấy kích thước của khoang mỡ Hoffa nói riêng và mơ mỡ nội khớp gối

nói chung có thể phụ thuộc vào mức độ béo phì ở cả nam và nữ.

4.2.3. Liên quan giữa các kích thước của khoang mỡ Hoffa với giới tính.

Khi so sánh các kích thước khoang mỡ Hoffa giữa nam và nữ, chúng tơi

thấy rằng độ sâu và diện tích theo mặt cắt đứng dọc khoang mỡ ở nam cao

hơn ở nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Khơng có sự khác biệt

khi so sánh chiều ngang khoang mỡ Hoffa ở nam và nữ. Kết quả này phù hợp

với kết quả của Diepold và cộng sự năm 2014 trên 99 khớp gối bình thường

được chụp MRI: độ sâu khoang mỡ ở nam cao hơn ở nữ 12% (p < 0,001),

diện tích theo mặt cắt đứng dọc ở nam cao hơn ở nữ 27%, thể tích khoang mỡ

ở nam cao hơn nữ 41% [60].

4.2.4. Mối liên quan giữa kích thước và diện tích khoang mỡ Hoffa với

hoạt động chức năng theo thang điểm WOMAC, tổn thương khớp gối trên

Xquang và siêu âm.

Khoang mỡ Hoffa là một trong 3 mơ mỡ nội khớp gối. Vai trò của

khoang mỡ này cũng như các mô mỡ khác trong cơ thể trong cơ chế bệnh sinh

của thối hóa khớp gối ngày càng được quan tâm. Nhiều nghiên cứu gần đây

đã chỉ ra vai trò của các adipokine sản xuất từ các mô mỡ như các chất tiền

viêm, tham gia vào cơ chế bệnh sinh của thối hóa khớp gối. Khoang mỡ

Hoffa cũng có khả năng sản xuất các adipokine như các mô mỡ trắng khác



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

×