1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Y khoa - Dược >

Tỉ lệ gặp kén Baker trong nghiên cứu của chúng tôi thấp, chiếm 5% số khớp gối tổn thương. Kết quả tương tự của Bùi Hải Bình (2016) với tỉ lệ gặp kén Baker là 3,3% [35] và thấp hơn so với nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa với tỉ lệ 26,2% [79]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 111 trang )


72



Một nghiên cứu phân tích gộp từ 32 nghiên cứu trong 20 công bố năm 2015

của Jin X và cộng sự chỉ ra rằng nồng độ CRPhs có liên quan tới mức độ đau

khớp (r = 0,14; p < 0,001) và mức độ hạn chế vận động ( r=0,25; p < 0,001),

khơng có mối liên quan nồng độ CRPhs và mức độ nặng của thối hóa khớp

trên Xquang [88]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ CRPhs trong máu

không có tương quan với mức độ đau và tổng điểm WOMAC trên lâm sàng

( r < 0,25; p = 0,65), nhưng có mối tương quan tuyến tính yếu với mức độ hạn

chế vận động trên lâm sàng ( r = 0,289; p = 0,01 < 0,05). Những bệnh nhân có

xét nghiệm CRPhs ≥ 0.5 mg/dl có tổn thương khớp gối ở giai đoạn nặng hơn

so với những bệnh nhân có xét nghiệm CRPhs bình thường.Trong số bệnh

nhân được làm xét nghiệm CRPhs, chỉ có 4 (trong tổng số 41 bệnh nhân)

chiếm tỉ lệ 9,8% có CRPhs ≥ 5 mg/dl. Lý giải điều này chúng tơi cho rằng

trong thối hóa khớp gối có hiện tượng viêm do các mảnh sụn vỡ, hoại tử trờ

thành các vật lạ trôi nổi trong ổ khớp gây nên phản ứng viêm thứ phát của

màng hoạt dịch. Vì vậy biểu hiện viêm trong thối hóa khớp không nặng nề

như trong các bệnh lý khớp viêm. Trong khi đó CRPhs là protein phản ứng

pha cấp phản ánh mức độ viêm trong cơ thể. Mối tương quan tuyến tính giữa

nồng độ protein này trong máu với mức độ hạn chế chức năng vận động trên

lâm sàng và độ nặng của thối hóa khớp trên Xquang một lần nữa khẳng định

cơ chế bệnh sinh phối hợp giữa các yếu tố cơ học và đáp ứng viêm tại chỗ

cũng như tồn thân của bệnh thối hóa khớp. Đồng thời chúng ta có thể sử

dụng xét nghiệm CRPhs để chẩn đốn phân biệt cũng như tiên lượng bệnh

thối hóa khớp gối.

Có tới 82,9% bệnh nhân trong nghiên cứu có biểu hiện rối loạn lipid máu

khi làm xét nghiệm. Lí giải điều này chúng tôi cho rằng các bệnh nhân trong

nghiên cứu đều ở lứa tuối > 40 trở lên có nguy cơ mắc phải rối loạn lipid máu.

Trong số các bệnh nhân có rối loạn lipid máu có 58,8% là thuộc nhóm thừa



73



cân hoặc béo phì. Khả năng mắc rối loạn lipid máu của bệnh nhân thuộc

nhóm thừa cân hoặc béo phì cao hơn nhóm có chỉ số khối cơ thể bình thường

hoặc thiếu cân 8,57 lần.

4.1.3.2. Đặc điểm Xquang khớp gối.

Gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn là những đặc điểm gặp ở

tất cả các khớp gối được chụp Xquang. Kết quả này của chúng tôi cao hơn so

với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phượng năm 2015 trên 246 khớp gối

với tỉ lệ gặp gai xương là 89,6%; hẹp khe khớp 39,4%; đặc xương 33,3%

[78], hay trong nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa trên 42 bệnh nhân tỉ lệ gai

xương là 85,7%; hẹp khe khớp 83,3% và đặc xương 78,6% [79]. Kết quả này

có thể do 59% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tơi thuộc nhóm bệnh

nhân nội trú với biểu hiện đau khớp nhiều cần phải nhập viện và tổn thương

trên Xquang khớp gối cũng nặng hơn trong khi trong đối tượng nghiên cứu

của Nguyền Thị Thanh Phượng ngoài những bệnh nhân được khám ngoại trú

và điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai còn bao gồm

cả những bệnh nhân khám ngoại trú tại phòng khám A, bệnh viện Hữu Nghị

là nơi khám chữa bệnh ban đầu. Gai xương là dấu hiệu đặc trưng ở bệnh nhân

thối hóa khớp, được hình thành do đáp ứng của sụn khớp và xương dưới sụn

với lực cơ học bất thường. Dấu hiệu có gai xương rìa khớp gối đã được ACR

đưa vào trong tiêu chuẩn chẩn đốn thối hóa khớp gối năm 1991. Tổn

thương gai xương có thể gặp ở nhiều vị trí, ở nghiên cứu của chúng tơi có

71,1% bệnh nhân có gai xương ở cả vị trí khe đùi chày trong và khe đùi chày

ngồi; có tới 90,8% bệnh nhân có gai xương ở vị trí khe đùi chày trong. Lí

giải điều này chúng tôi cho rằng khe đùi chày trong là vị trí hay chịu lực tác

dụng hơn khe đùi chày ngoài trên phần lớn bệnh nhân. Do vậy tỉ lệ gai xương

gặp ở khe đùi chày trong cao hơn so với khe đùi chày ngoài.



74



Trong nghiên cứu của chúng tơi có 19,8% bệnh nhân có biểu hiện lệch

trục khớp gối trong đó 13,9% bệnh nhân có kiểu lệch trục chữ X; 5,9% bệnh

nhân lệch trục chữ O. Kết quả này thấp hơn khi so sánh với nghiên cứu của

Đặng Hồng Hoa với tỉ lệ gặp trục chữ O chiếm 38,1%; trục chữ X chiếm

2,4% [79], nghiên cứu của Bùi Hải Bình với tỉ lệ gặp lệch trục khớp nói

chung là 54,1% trong đó lệch trục chữ O 33,6%; lệch trục chữ X 20,5% [35].

Lệch trục khớp có thể gây nên tình trạng phân bố lực tác động bất thường lên

khớp gối, do đó đây có thể là một yếu tố thuận lợi cho tình trạng thối hóa

khớp gối xảy ra sớm hơn.

100% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tơi có biểu hiện hẹp khe khớp

trong đó 35,5% có hẹp khe đùi chày trong, 1,3% bệnh nhân có hẹp khe đùi chày

ngồi đơn độc, 63,2% bệnh nhân có hẹp cả khe đùi chày trong và ngoài

Đánh giá tổn thương khớp gối trên Xquang theo Kellgren và Lawrence

cho thấy có tới 80,2% bệnh nhân có tổn thương ở giai đoạn 3 hoặc giai đoạn

4. Kết quả này cao hơn so với trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh

Phượng với tổn thương Xquang nặng chủ yếu ở giai đoạn 3 và 4 theo

Kellgren và Lawrence chiếm tỉ lệ 44,7% [78]. Không có mối liên quan giữa

thời gian bị bệnh thối hóa khớp gối (được tính là thời gian từ lúc biểu hiện

triệu chứng đau khớp tới thời điểm khám bệnh) với mức độ tổn thương khớp

gối trên Xquang theo phân độ của Kellgren và Lawrence. Trong nghiên cứu

của Hồ Phạm Thục Loan và cộng sự năm 2014 trên 658 người dân sống tại

thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ gặp thối hóa khớp gối trên Xquang là khoảng

34,2%; trong số các bệnh nhân thối hóa khớp, số bệnh nhân có biểu hiện đau

khớp là 35% ở nam và 62% ở nữ [2]. Như vậy theo Hồ Phạm Thục Lan số

bệnh nhân thối hóa khớp gối có biểu hiện trên Xquang mà chưa có biểu hiện

lâm sàng là khá cao, đặc biệt ở bệnh nhân nam giới. Vì vậy tình trạng thối



75



hóa khớp gối trên Xquang có thể xảy ra sớm, trước khi có biểu hiện lâm sàng

của thối hóa khớp. Có lẽ chính vì điều này nên mức độ nặng của tổn thương

khớp gối trên Xquang theo phân độ của Kellgren và Lawrence có liên quan

tới thời gian biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

4.1.3.3. Đặc điểm siêu âm khớp gối.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra giá trị của siêu âm trong phát hiện các bất

thường trong thối hóa khớp như: tràn dịch khớp, tăng sinh màng hoạt dịch,

gai xương, kén khoeo chân, dị vật trong khớp…. Các tổn thương thường gặp

trên siêu âm khớp trong nghiên cứu của chúng tơi gồm có: tràn dịch khớp với

tỉ lệ 74,3%; gai xương 83,2% (trên Xquang 100%) trong đó gai xương khe đùi

chày trong 98,2% (trên Xquang 90,8%), khe đùi chày ngoài 1,2% (trên

Xquang 9,2%) ; kén Baker 17%; dày màng hoạt dịch 6,9%.

Tỉ lệ bệnh nhân có tràn dịch khớp trong nghiên cứu của chúng tôi là

74,3%. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu trên 246 khớp gối của

Nguyễn Thị Thanh Phượng với tỉ lệ tràn dịch khớp gối là 70,3% và cao hơn

so với nghiên cứu của Lê Thị Liễu đánh giá vai trò của siêu âm khớp trong

chẩn đốn bệnh thối hóa khớp gối trên 130 khớp gối tại khoa Cơ xương khớp

bệnh viện Bạch Mai với tỉ lệ gặp tràn dịch khớp gối là 57,7% [89], nghiên cứu

của Bùi Hải Bình năm 2009 với tỉ lệ gặp tràn dịch khớp gối là 20,5% [35].

Bệnh nhân thối hóa khớp gối có biểu hiện tăng sinh màng hoạt dịch như là

một đáp ứng viêm tại chỗ với các thành phần sụn bong tạo thành các dị vật

trong ổ khớp. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ gặp của tăng sinh màng

hoạt dịch là 6,9%. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Lê Thị Liễu

với tỉ lệ gặp tăng sinh màng hoạt dịch là 7,7% [89], cao hơn trong nghiên cứu



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

×