Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.44 KB, 72 trang )
đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng
hóa”.
Qua những định nghĩa trên, chúng ta thấy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về
nghiệp vụ bao thanh toán nhưng nhìn chung ta có thể hiểu về bao thanh toán như sau:
− Là hình thức tài trợ cho những khoản thanh toán chưa đến hạn.
− Người bán sẽ chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán các quyền và nghĩa vụ
liên quan tới khoản phải thu đó.
− Đơn vị bao thanh toán sẽ thực hiện các dịch vụ chủ yếu như: ứng trước tiền hàng
cho bên bán, theo dõi các khoản phải thu, thu nợ, bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua
hàng.
1.2. Đối tượng của bao thanh toán
Theo như định nghĩa vừa nêu, đối tượng của bao thanh toán chính là những khoản
phải thu. Đó là khoản tiền bên bán hàng được quyền thu từ bên mua hàng sau khi đã
giao hàng cho bên mua hàng theo đúng quy định tại hợp đồng mua bán đã ký kết. Việc
chuyển nhượng khoản phải thu bao gồm việc chuyển nhượng toàn bộ các quyền và lợi
ích liên quan đến khoản phải thu.
1.3. Chức năng của bao thanh toán
Bao thanh toán có 3 chức năng:
− Chức năng theo dõi các khoản phải thu
Đơn vị bao thanh toán sẽ giữ sổ sách bán hàng của người bán, đồng thời phải phụ
trách toàn bộ việc quản lý và theo dõi các khoản phải thu theo đúng cam kết trong hợp
đồng bao thanh toán dựa trên các hóa đơn gửi tới người mua, xử lý các hóa đơn và theo
dõi việc thanh toán tiền hàng khi đến hạn.
− Chức năng tài trợ
Mỗi khi nhận được hoá đơn của người bán, đơn vị bao thanh toán sẽ cấp ngay cho
người bán một số tiền theo tỷ lệ phần trăm xác định của giá trị hóa đơn. Phần còn lại
của giá trị hóa đơn sẽ được tổ chức tài trợ cam kết thanh toán cho người bán sau một
thời hạn thỏa thuận sau khi trừ đi các khoản phí dịch vụ tài trợ và lãi chiết khấu.
11
− Chức năng đảm bảo rủi ro từ phía người mua
Khi bán các khoản phải thu cho đơn vị thực hiện bao thanh toán, người bán đã
chuyển giao các rủi ro của bên mua cho đơn vị bao thanh toán dựa theo thoản thuận
trong hợp đồng. Việc chuyển giao rủi ro này sẽ là toàn bộ (nếu là bao thanh toán miễn
truy đòi) hoặc một phần (nếu là bao thanh toán có truy đòi). Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn
về phần này ở bao thanh toán có truy đòi và miễn truy đòi.
2. Các loại hình bao thanh toán
Phần sau đây nhóm xin giới thiệu về các loại hình bao thanh toán được quy định
tại khoản 1, điều 11 trong quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về “Quy chế hoạt động
bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”.
2.1. Phân loại theo phạm vi thực hiện
2.1.1. Bao thanh toán trong nước:
Là loại hình bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua bán, trong đó bên bán hàng và
bên mua hàng đều là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Loại hình bao thanh toán này có đối tượng khách hàng thường là các doanh
nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm nhưng lại cần vốn lưu động để phục vụ cho
việc sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Bao thanh toán quốc tế (bao thanh toán xuất-nhập khẩu)
Là loại hình bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu được kí kết giữa
bên bán hàng và bên mua hàng ở hai quốc gia khác nhau, theo đó, hoạt động mua bán
của hai bên diễn ra vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia.
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới thì loại hình bao thanh toán quốc tế
là rất có tiềm năng phát triển ở nước ta.
12
Bảng 1. Phân biệt bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế
Bao thanh toán
trong nước
Bao thanh toán
quốc tế
Hợp đồng xuất nhập
khẩu
Luật pháp hai nước xuất
khẩu và nhập khẩu
Bộ chứng tư
Hóa đơn bán hàng
Cơ sở pháp lí
Luật pháp nước sở tại
Kỳ hạn
Ngắn hạn, thường không
quá 180 ngày
Ngắn, trung và dài hạn
Đồng tiền bao thanh
toán
Thường là đồng bản tệ
Tùy theo cam kết trong
hợp đồng xuất nhập
khẩu
2.2. Phân loại theo quyền của đơn vị bao thanh toán
2.2.1. Bao thanh toán có quyền truy đòi
“Là loại hình bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi khoản
tiền đã ứng trước cho bên bán khi bên mua không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ
thanh toán khoản phải thu.”
(Trích “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”)
Điều này có nghĩa rằng, trong trường hợp có rủi ro không thanh toán các khoản
phải thu từ phía người mua, đơn vị bao thanh toán sẽ được quyền truy đòi lại bên bán số
tiền mà họ đã ứng trước đó cho bên bán.
Đây là loại hình bao thanh toán giảm bớt được rủi ro cho đơn vị thực hiện.
2.2.2. Bao thanh toán không có quyền truy đòi (miễn truy đòi)
“Là hình thức mà đơn vị bao thanh toán phải chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua
hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị thực
hiện bao thanh toán chỉ quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán trong trường
hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán giao hàng không đúng như
thỏa thuận tại hợp đồng mua-bán hàng hóa hoặc vì một lí do khác không liên quan đến
khả năng thanh toán của bên mua hàng.”
(Trích “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”)
Điều này có nghĩa rằng, ngoại trừ trường hợp có xảy ra tranh chấp giữa người bán
và người mua (như bên mua không đồng ý thanh toán các khoản phải thu do bên bán
giao hàng không đúng theo cam kết trong hợp đồng, hay vì các lý do khác không liên
quan đến khả năng thanh toán của bên mua) thì trong mọi trường hợp còn lại, đơn vị
13
bao thanh toán không được quyền truy đòi lại số tiền mà họ đã ứng trước đó cho bên
bán.
Đây là loại hình bao thanh toán mà đơn vị thực hiện phải chịu mọi rủi ro về tín
dụng. So với bao thanh toán có truy đòi thì bao thanh toán miễn truy đòi bao gồm cả
bảo hiểm rủi ro trả nợ.
3. Các phương thức bao thanh toán:
Phần sau đây nhóm xin giới thiệu về các phương thức bao thanh toán được quy
định tại điều 12 trong quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về “Quy chế hoạt động bao
thanh toán của các tổ chức tín dụng”.
3.1. Bao thanh toán tưng lần
“Là hình thức mà đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục
cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu theo từng lần phát
sinh.”
(Trích “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”)
Khi thực hiện hình thức này, bên bán hàng bắt buộc phải nộp bộ hồ sơ và ký vào
hợp đồng đề nghị cung cấp dịch vụ bao thanh toán mỗi khi có nhu cầu.
3.2. Bao thanh toán theo hạn mức
“Là hình thức mà đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và xác định
một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định”.
(Trích “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”)
Điều này có nghĩa rằng, đơn vị bao thanh toán sẽ cấp cho bên bán hàng một hạn
mức bao thanh toán trong một khoảng thời gian xác định và tổng số dư bao thanh toán
của bên bán hàng không vượt quá hạn mức này. Theo đó, bên bán hàng chỉ lập và ký
hợp đồng bao thanh toán một lần trong suốt thời gian thực hiện như theo cam kết với
ngân hàng.
Các ngân hàng thường chỉ cung cấp phương thức bao thanh toán này cho những
doanh nghiệp có uy tín tín dụng cao, doanh nghiệp có tầm vóc lớn nhằm hạn chế những
rủi ro khi thực hiện phương thức này.
3.3. Đồng bao thanh toán
14
“Là hình thức mà có hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt
động bao thanh toán cho một hợp đồng mua-bán hàng hóa, trong đó, một đơn vị bao
thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán.”
(Trích “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”)
4. Quy trình thực hiện bao thanh toán
Hiện nay, theo điều 13 trong quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về “Quy chế
hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” và khoản 6, điều 1 trong quyết
định số 30/2008/QĐ-NHNN về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế hoạt
động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” đã quy định rõ về quy trình cho hai
phương thức bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất-nhập khẩu. Sau đây,
nhóm xin đưa ra cơ chế hoạt động của hai hình thức này.
“ ... Đ iều 13. Quy trình hoạt động bao thanh toán:
1. Hoạt động bao thanh toán được thực hiện theo các bước chính như sau:
A. Bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các
khoản phải thu.
B. Đơn vị bao thanh toán thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt
động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng.
C. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và ký kết hợp đồng bao
thanh toán.
D. Bên bán hàng gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua
hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi
nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị bao
thanh toán.
Đ. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán xác
nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn
vị bao thanh toán. Trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện
thanh toán cho đơn vị bao thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa
bên bán và đơn vị bao thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi
có rủi ro phát sinh.
E. Bên bán hàng chuyển giao bảng kê kèm bản gốc hợp đồng mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các chứng từ khác
liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán. Nếu tài liệu nêu trên là
15
bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ do bên bán hàng, đơn vị bao
thanh toán thoả thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi có rủi ro phát
sinh.
G. Đơn vị bao thanh toán chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thoả
thuận trong hợp đồng bao thanh toán.
H. Đơn vị bao thanh toán theo dõi, thu nợ từ bên mua hàng.
I. Đơn vị bao thanh toán tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp
đồng bao thanh toán.
K. Giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh khác.
2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu: qui trình nghiệp vụ bao
thanh toán có thể được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc được thực
hiện thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu
chịu trách nhiệm phân tích khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của
bên mua hàng là bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất-nhập khẩu; thực hiện việc thu nợ
theo uỷ quyền của đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và cam kết sẽ thanh toán thay cho
bên nhập khẩu trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán khoản
phải thu.
Trường hợp hoạt động bao thanh toán thực hiện qua đơn vị bao thanh toán nhập
khẩu, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán nhập khẩu phải thoả
thuận và ký kết một hợp đồng riêng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy
định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên...”
(Trích “Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN” và “Quyết định số 30/2008/QĐNHNN”).
Trên đây chính là quy trình chuẩn của Ngân hàng Nhà nước đưa ra để cho các
Ngân hàng thương mại áp dụng. Ở chương II, nhóm sẽ minh họa thực tiễn về sơ đồ thực
hiện hai loại hình bao thanh toán này ở ngân hàng VIB và một số ngân hàng thương
mại.
5. Lợi ích của hoạt động bao thanh toán
5.1. Đối với người bán
Với bản chất là loại hình tài trợ thương mại, bao thanh toán đã mang lại nhiều lợi
thế ưu việt cho người bán. Đó là:
5.1.1. Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh toán.
16
Trong hoạt động kinh doanh thương mại ngày nay thì việc phát sinh các khoản
phải thu là điều rất bình thường và trở thành một điều hiển nhiên đối với mọi doanh
nghiệp. Song, việc phát sinh ra các khoản phải thu lại làm chậm đi vòng quay tài sản lưu
động và ảnh hưởng lớn đến hoạt động tái sản xuất của doanh nghiệp.
Chúng ta đã biết công thức tính tỷ số thanh khoản hiện thời là:
Tỷ số thanh khoản hiện thời = (Tài sản ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn)
Trong đó, tài sản ngắn hạn gồm có các khoản mục sau: tiền và các khoản tương
đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài
sản ngắn hạn khác.
Tỷ số trên thể hiện phần nào khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Nếu tỷ
số càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, tỷ số này quá
cao cũng là một điểm yếu cho doanh nghiệp bởi nó có thể được hiểu rằng khoản mục
khoản phải thu của doanh nghiệp chiếm tỉ lệ nhất định trong tài sản ngắn hạn. Ta biết
rằng, các khoản phải thu có tính thanh khoản không cao và việc có thu nợ được hay
không phụ thuộc rất lớn vào khả năng thanh toán của người mua. Vì thế, việc giảm
thiểu các khoản phải thu cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thêm một lượng vốn
bằng tiền, từ đó làm tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.
Chính điều này đã giúp cho bao thanh toán được xem là phương pháp tài trợ cho
doanh nghiệp khi doanh nghiệp được ứng trước tiền hàng đến 80-90% giá trị hóa đơn.
Nó đặc biệt có ý nghĩa khi giúp cho vốn kinh doanh của doanh nghiệp không bị ứ đọng
trong các khoản phải thu chờ thanh toán, góp phần tăng tốc độ lưu chuyển tiền tệ và
tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.
5.1.2. Góp phần giảm thiểu rủi ro cho người bán
Đây có lẽ là lợi ích lớn nhất cho người bán khi sử dụng bao thanh toán.
Với nền kinh tế luôn có những chuyển động không ngừng và khó lường trước như
hiện nay thì bài toán quản trị rủi ro cho doanh nghiệp thật sự là một vấn đề nan giải. Và
việc sử dụng bao thanh toán sẽ giúp cho người bán có thể hạn chế phần nào rủi ro cho
mình.
− Trường hợp người bán sử dụng loại hình bao thanh toán miễn truy đòi
Mọi rủi ro tín dụng sẽ do đơn vị bao thanh toán đảm nhận khi người mua mất khả
năng thanh toán hoặc không thanh toán trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đến hạn của
khoản phải thu, với điều kiện không có tranh chấp xảy ra giữa bên xuất khẩu và bên
nhập khẩu cũng như với bên thứ ba bất kỳ.
17
− Trường hợp người bán sử dụng bao thanh toán có truy đòi
Tuy rằng đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại khoản tiền đã ứng trước cho
người bán khi không nhận được khoản tiền thanh toán từ người mua nhưng trước đó,
người bán cũng đã được cấp một dịch vụ thu nợ và thẩm định tín dụng chuyên nghiệp từ
đơn vị bao thanh toán.
Hơn nữa, với khoản tiền đã được ứng trước từ đơn vị bao thanh toán, người bán
có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tạo thêm doanh thu và khi có
rủi ro trong hợp đồng bao thanh toán thì người bán cũng đã có một phần doanh thu để
chi trả cho khoản đã ứng trước đó.
Thêm nữa, người bán cũng có thể xin gia hạn hợp đồng bao thanh toán nhằm có
thêm thời gian để tạo thêm doanh thu với hoạt động tái sản xuất từ khoản tiền đã được
ứng trước đó.
− Trường hợp người bán không ký kết hợp đồng sử dụng bao thanh toán
Khi đó, người bán cũng được cung cấp thông tin về rủi ro của các khoản phải thu,
về người mua (nhất là với các khách hàng mới của doanh nghiệp). Nhờ đó, người bán
có thể nắm được phần nào uy tín tín dụng của người mua để có cơ sở ra những quyết
định sau này.
18
5.1.3. Giảm thời gian, chi phí trong việc quản lí và thu hồi các khoản phải thu
Với nghiệp vụ bao thanh toán, toàn bộ trách nhiệm về khoản phải thu sẽ được
chuyển giao cho đơn vị bao thanh toán nên người bán không cần phải mất thời gian để
theo dõi các khoản thu. Từ đó, giúp cho người bán tiết kiệm được chi phí cho nhiều
công việc riêng lẻ như: gửi hóa đơn, thông báo đòi nợ, v.v…
5.1.4. Là biện pháp giúp doanh nghiệp làm đẹp bảng cân đối kế toán
Hiện nay, bảng cân đối kế toán là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong báo cáo tài
chính quyết định doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu
tư hay không. Vì thế, việc “làm đẹp” bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp của mình
cũng là một biện pháp hữu hiệu để doanh nghiệp có thể kêu gọi thêm vốn từ các nhà
đầu tư.
Khi nhìn vào bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy
được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Nếu bảng cân đối có khoản phải thu quá
cao thì sẽ là một rào cản khi doanh nghiệp kêu gọi nhà đầu tư hay khi doanh nghiệp
muốn tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng. Lý do là vì khoản phải thu là khoản
mục ảnh hưởng lớn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Giả sử, ngân hàng đang xem
xét tài trợ vốn vay cho một doanh nghiệp có khoản phải thu cao thì chắc chắn ngân phải
thẩm định rất kỹ khả năng thu hồi của các khoản phải thu này, vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng thu hồi nợ gốc và lãi vay mà doanh nghiệp phải trả.
Để minh họa cho điều này, chúng ta hãy phân tích ví dụ sau:
19
Bảng 2: Ví dụ bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủy sản Bến Tre
Đơn vị tính: Đồng
Tài sản
A.Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các
khoản tương đương
tiền
Trị giá
Nguồn vốn
421.220.484.403 A. Nợ phải trả
89.403.273.800
II. Các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn
107.863.020.187
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
135.921.444.210
135.996.829.627
86.310.640.206
49.686.189.421
89.974.302.367
IV. Hàng tồn kho
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn
hạn
2. Các khoản phải
trả
Trị giá
128.045.912.138
V. Tài sản ngắn
hạn khác
II. Nợ dài hạn
(75.385.417)
5.933.975.911
B. Tài sản dài hạn
114.312.155.781 B. Vốn chủ sở hữu
399.611.195.974
Tổng tài sản
535.532.640.184 Tổng nguồn vốn
535.532.640.184
(Trích “Báo cáo tài chính quý III năm 2012” của công ty).
Nhìn vào ví dụ trên ta thấy các khoản phải thu trong phần tài sản chiếm một tỷ lệ
khá lớn (gần bằng 16,8%). Bây giở giả sử doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bao thanh toán
và bán một phần khoản phải thu (giả định là 60.000.000.000 đồng), ngân hàng đồng ý
tài trợ cho doanh nghiệp 85% trị giá hóa đơn. Khi này, số tiền mà doanh nghiệp nhận
được là 60.000.000.000 x 85% = 51.000.000.000 đồng. Giả sử doanh nghiệp dùng số
tiền trên để chi trả các khoản vay và nợ ngắn hạn (20.000.000.000 đồng) và các khoản
phải trả (31.000.000.000 đồng).
Khi này, bảng cân đối kế toán của của doanh nghiệp hậu bao thanh toán sẽ là
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy
sản Bến Tre hậu bao thanh toán.
Đơn vị tính: Đồng
20
Tài sản
A.Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các
khoản tương đương
tiền
Trị giá
Nguồn vốn
370.220.484.403 A. Nợ phải trả
89.403.273.800
II. Các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn
107.863.020.187
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
84.921.444.210
84.996.829.627
66.310.640.206
18.686.189.421
38.974.302.367
IV. Hàng tồn kho
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ
ngắn hạn
2. Các khoản
phải trả
Trị giá
128.045.912.138
V. Tài sản ngắn
hạn khác
II. Nợ dài hạn
(75.385.417)
5.933.975.911
B. Tài sản dài hạn
114.312.155.781 B. Vốn chủ sở hữu
399.611.195.974
Tổng tài sản
484.532.640.184 Tổng nguồn vốn
484.532.640.184
Từ ví dụ trên, chúng ta thấy được rằng khi doanh nghiệp sử dụng bao thanh toán
thì các khoản phải thu sẽ được giảm xuống, doanh nghiệp có thể dùng khoản tiền ứng
trước để chi trả các khoản nợ của mình hoặc tái sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp
có khoản phải thu thấp sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn so với doanh nghiệp có khoản phải
thu cao trong mắt các nhà đầu tư cũng như ngân hàng.
Tóm lại khi sử dụng bao thanh toán, người bán có hai lợi ích chính là nhận được
tiền ngay và trách nhiệm thu nợ được chuyển cho đơn vị bao thanh toán, từ đó phần
nào giảm thiểu rủi ro và giúp cho hoạt động kinh doanh của người bán hiệu quả hơn.
Trên đây chính là những lợi ích mà người bán thu được từ dịch vụ bao thanh
toán, phần tiếp theo chúng ta sẽ bàn về những lợi ích mà bao thanh toán mang lại cho
các đơn vị thực hiện.
5.2. Đối với đơn vị bao thanh toán
5.2.1. Đa dạng hóa dịch vụ
Với những tính năng ưu việt của loại hình bao thanh toán, các tổ chức tín dụng có
thể dựa vào bao thanh toán để đa dạng hóa dịch vụ cung ứng của mình nhằm phục vụ
21