1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NƯỚC TA VÀ SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.44 KB, 72 trang )


Rõ ràng, qua bảng trên chúng ta có thể thấy được rằng không nhiều sự chênh lệch

thật sự lớn ở phân khúc thị phần lợi nhuận hoạt động bao thanh toán của các ngân hàng

thương mại. Điều này nói lên hoạt động bao thanh toán của các ngân hàng vẫn còn khá

mới mẻ và thực tế trong chiến lược kinh doanh cụ thể của mình được đề cập trong báo

cáo thường niên, các ngân hàng trên cũng chưa xây dựng cho mình một chiến lược dài

hơi để phát triển loại hình dịch vụ bao thanh toán trong những năm sắp tới.

Đây chính là một trong những lí do vì sao loại hình bao thanh toán của nước ta

mặc dù đã được triển khai từ năm 2004 nhưng vẫn phát triển không tương xứng với

tiềm lực vốn có.

Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh rằng trong số các ngân hàng có lợi nhuận thu về từ

hoạt động bao thanh toán thì VIB chính là đơn vị thu được lợi nhuận cao thứ hai (chỉ

xếp sau ngân hàng ngoại thương). Điều này thật sự là một lợi thế cho VIB trong việc

thu hút hơn nữa số lượng các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng bao thanh toán bởi

những lợi ích mà VIB mang lại cho doanh nghiệp ở những phần trên mà nhóm vừa trình

bày.

Bên cạnh đó, số lượng các đơn vị thực hiện bao thanh toán của nước ta trực thuộc

tổ chức tổ chức bao thanh toán quốc tế Factors Chain International (gọi tắt là FCI) cũng

giải thích phần nào về doanh số thực hiện còn rất khiêm tốn của loại hình dịch vụ bao

thanh toán.

Bảng 9: Doanh số hoạt động bao thanh toán của các thành viên thuộc FCI của

nước ta năm 2011.

Đơn vị tính: triệu EUR

Số lượng

thành viên

thuộc FCI



Doanh số bao

thanh toán nội

địa



Doanh số bao

thanh toán

quốc tế



Tổng cộng



















Việt Nam



42



25



67







7



Quốc gia

thành viên















(Nguồn: Trích “Doanh thu hoạt động bao thanh toán của các nước năm 2011”

http://www.fci.nl/images/public_2011_fci_factoring_statistics_new.pdf).



43



Rõ ràng, với vỏn vẹn chỉ có 7 thành viên thuộc tổ chức bao thanh toán quốc tế

Factors Chain International (gọi tắt là FCI) thì số lượng đơn vị bao thanh toán của nước

ta có cơ hội tham gia các diễn đàn do FCI tổ chức cũng như học tập thêm kinh nghiệm

từ các thành viên khác trong FCI có thế mạnh trong khâu cung cấp dịch vụ bao thanh

toán cũng rất hạn chế. Đó là lí do vì sao nhóm cho rằng con số 67 triệu EUR thật sự vẫn

chưa nói hết được tiềm năng phát triển của loại hình tài trợ thương mại này. Trong

tương lai, với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới thì số lượng các đơn vị bao thanh

toán trở thành là thành viên của FCI chắc chắn sẽ tăng lên bởi không ai muốn tự loại

mình ra khỏi sự phát triển của nền kinh tế hiện đại vốn phát triển rất nhanh như ngày

nay.

Không những thế, sự chênh lệch về doanh số bao thanh toán nội địa so với bao

thanh toán quốc tế (xấp xỉ gần 50%) cũng đã nói lên phần nào về tiềm năng phát triển

cho loại hình bao thanh toán quốc tế của nước ta trong tương lai. Đây cũng chính là một

trong những lý do vì sao ở những phần tiếp theo nhóm sẽ đưa ra nhưng giải pháp để

phát triển loại hình bao thanh toán này.

Ngoài ra, cũng cần đánh giá thêm rằng, kể từ khi bao thanh toán được chính thức

đi vào hoạt động ở nước ta thì nền kinh tế đã chứng kiến được sự tăng trưởng mạnh mẽ

về doanh thu mà hoạt động bao thanh toán đóng góp vào GDP của cả nước.

Hình 4: Biểu đồ doanh số tăng trưởng hoạt động bao thanh toán của nước ta trong

7 năm qua.

(Nguồn: Trích “Tổng doanh thu hoạt động bao thanh toán các nước trong bảy năm

qua”

http://www.fci.nl/images/public_2011_fci_factoring_statistics_new.pdf).

Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể dễ dàng nhận ra sự tăng trưởng rất đáng chú ý của

doanh số thị trường bao thanh toán mang lại. Nếu như trong giai đoạn từ năm 20042005, khi mà bao thanh toán chỉ mới được đưa vào sử dụng với doanh thu đạt được rất

ít ỏi là ở mức 2 triệu EUR thì từ năm 2007-2009 đã chứng kiện sự chuyển mình mạnh

mẽ của hoạt động bao thanh toán. Mặc dù doanh thu năm 2010 sụt giảm khá nhiều so

với năm 2009 do nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu

thì ngay sau đó, năm 2011 doanh thu bao thanh toán đã nhích nhẹ lên 67 triệu EUR do

hoạt động của nền kinh tế dần khắc phục được những khó khăn nội tại.



44



Trong năm 2012 và những năm sắp tới, với chiến lược phát triển thành một nước

cơ bản có nền kinh tế công nghiệp hóa thì khả năng loại hình bao thanh toán vẫn còn

phát triển mạnh là hoàn toàn có khả năng.

Phần tiếp theo, nhóm xin đưa ra một số so sánh về thực trạng bao thanh toán của

nước ta với một số nước khác trên thế giới nhằm làm rõ vị thế của nước ta đối với loại

hình dịch vụ còn rất mới mẻ này.

2. So sánh hoạt động bao thanh toán của nước ta với các nước trên thế giới

Hoạt động bao thanh toán ở nước ta chỉ mới được thực hiện kể từ khi Ngân hàng

Nhà Nước ban hành “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” vào

năm 2004. Đó là lý do vì sao tỷ trọng doanh thu hoạt động bao thanh toán của nước ta

đóng góp vào tổng doanh thu của khu vực Châu Á còn rất hạn chế.

Bảng 10: Tỷ trọng doanh số bao thanh toán của nước ta so với Châu Á.

Đơn vị: Triệu EUR

Việt Nam

Châu Á



2005

2

135.470



2006

16

149.606



2007

43

174.244



2008

85

235.418



2009

95

209.991



2010

65

355.602



2011

67

508.888



(Nguồn: Trích “Tổng doanh thu hoạt động bao thanh toán các nước trong bảy năm

qua”

http://www.fci.nl/images/public_2011_fci_factoring_statistics_new.pdf).



45



Rõ ràng, doanh thu thu được từ hoạt động bao thanh toán của nước ta so với khu

vực Châu Á còn rất ít ỏi mặc dù nền kinh tế nước ta trong những năm qua được nhận

xét là có tốc độ tăng trưởng đáng kể so với các nước trong khu vực. Có lẽ vì việc chỉ

mới ra đời quy chế thực hiên bao thanh toán vào năm 2004 cũng là phần nào nguyên

nhân dẫn đến tình trạng bao thanh toán của nước ta còn chưa phổ biến dẫn đến doanh

thu thu được từ hoạt động này so với các nước trong khu vực còn ít.

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét sự chênh lệch về doanh thu hoạt động bao thanh

toán của nước ta với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Hình 5: Chênh lệch về doanh thu hoạt động bao thanh toán của nước ta với một số

nước trong khu vực Đông Nam Á.

(Nguồn: Trích “Tổng doanh thu hoạt động bao thanh toán các nước trong bảy năm qua”

http://www.fci.nl/images/public_2011_fci_factoring_statistics_new.pdf).



46



Qua biểu đồ trên, ta dễ dàng nhận ra rằng, ngoại trừ Indonesia chỉ mới cho phép

thực hiện bao thanh toán vào năm 2011 với doanh thu ít ỏi là 3 triệu EUR thì so với các

nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á, nước ta vẫn còn kém xa. Điều này đặt ra một

thách thức cho các nhà hoạch định chiến lược, đặc biệt là bộ phận kinh doanh chiến

lược ở các ngân hàng nước ta phải nhanh chóng vạch nên các kế hoạch tập trung phát

triển dịch vụ bao thanh toán trong tương lai bởi nó là một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ

cho xuất khẩu. Vì nếu nước ta không muốn bị các nước trong khu vực bỏ xa hơn nữa về

tốc độ tăng trưởng kinh tế thì việc xây dựng các giải pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu là một

biện pháp cực kỳ cần thiết.

Đây chính là lí do chính mà ở phần sau đây nhóm sẽ bàn về những khó khăn,

thuận lợi cũng như những giải pháp mà nhóm đưa ra để phát triển loại hình bao thanh

toán quốc tế trong thời gian sắp tới.



47



CHƯƠNG IV: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH

BAO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VIB

1. Các yếu tố thuận lợi

1.1. Yếu tố bên trong

1.1.1. Tình hình tài chính tương đối vững mạnh

Chúng ta biết rằng, để khách hàng có thể an tâm tìm đến một ngân hàng và sử

dụng các dịch vụ mà ngân hàng đó cung cấp thì năng lực tài chính và vị thế trên thương

trường là hai yếu tố rất quan trọng để tạo niềm tin nơi khách hàng. Một ngân hàng có

khả năng tài chính tốt chắc chắn có thể cung cấp các dịch vụ tài chính một cách chuyên

nghiệp nhất và từ đó tạo được sự thoải mái và tin tưởng khi khách hàng đến với ngân

hàng.

Trong những năm vừa qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và ở nước ta có

những khó khăn nhất định nhưng ngân hàng VIB vẫn thu được những kết quả kinh

doanh có lợi.

Hình 6: Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ qua các năm của VIB.

(Nguồn: Trích từ báo cáo tài chính các năm của VIB)



Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy được sự tăng trưởng về vốn điều lệ của VIB trong

ba năm vừa qua là khá đáng kể. Với mức vốn điểu lệ như hiện tại thì VIB hoàn toàn

thỏa mãn yêu cầu về mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng

thương mại cổ phần được quy định bởi Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ban hành ngày 26

tháng 01 năm 2011 của Chính phủ là 3000 tỷ đồng. Việc tăng trưởng về vốn điều lệ là

một yếu tố thuận lợi để cho VIB có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho khách hàng,

trong đó có loại hình bao thanh toán.

Ngoài ra, sự tăng trưởng về lợi nhuận cũng là một yếu tố khá quan trọng quyết

định doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ bao thanh toán của VIB hay không

Hình 7: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận qua các năm của VIB.



48



(Nguồn: Trích từ báo cáo tài chính các năm của VIB)

Chúng ta biết rằng, để doanh nghiệp tin tưởng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì

năng lực tài chính hiện tại cũng như lợi nhuận mà ngân hàng đó thu được qua các năm

phải đủ để chứng minh được tiềm lực nội tại của ngân hàng đó.

Mặc dù, lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 có sự sụt giảm đáng kể nhưng đó là

tình hình chung của các ngân hàng thương mại trong năm vừa qua khi nền kinh tế nước

ta gặp nhiều khó khăn. Còn đánh giá theo một cách tổng quan thì tốc độ tăng trưởng lợi

nhuận qua ba năm vừa qua của VIB vẫn thật sự là một con số đáng kể và nó cũng phần

nào chứng tỏ được sự ổn định của VIB trong mắt cộng đồng doanh nghiệp để họ có thể

tin tưởng sử dụng những dịch vụ mà VIB cung cấp và bao thanh toán là một trong số

đó.

1.1.2. Đội ngũ nhân viên trẻ và ham học hỏi

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới vốn luôn biến động không ngừng

thì việc bỏ sung nguồn nhân lực có chất lượng là một trong các vấn đề mang tính chiến

lược của bất kỳ một ngân hàng nào. Vì lẽ đó mà trong những năm qua, các ngân hàng

đã có những sự đầu tư mạnh mẽ trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực của mình. Số

lượng cán bộ, nhân viên ngân hàng luôn tăng đều qua các năm và VIB cũng không phải

là ngoại lệ.

Hình 8: Tốc độ tăng trưởng số lượng nhân viên của VIB.

(Nguồn: Trích từ báo cáo thường niên các năm của ngân hàng VIB)

Với sự tăng trưởng về mặt nhân sự như trên theo xu hướng trẻ hóa đội ngũ nhân

viên thì hy vọng với sức trẻ cùng tinh thần ham học hỏi của tuổi trẻ sẽ giúp cho VIB đạt

được những thành công mới trong tương lai, và đặc biệt là gia tăng khả năng phát triển

loại hình bao thanh toán quốc tế vốn có những yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ và

kiến thức chuyên môn của đội ngũ nhân viên.

1.1.3. Hạ tầng công nghệ thông tin ngân hàng khá mạnh

Chúng ta biết rằng, để thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán thì đòi hỏi ngân hàng

phải có mạng lưới công nghệ thông tin tốt để đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ. Chính vì

thế, vấn đề công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay đã trở

thành một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của một ngân hàng này với

ngân hàng khác.

49



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

×