1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN DIỄN RA TẠI VIB VÀ MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.44 KB, 72 trang )


1. Tình hình bao thanh toán tại tại VIB và một số ngân hàng thương mại khác

1.1. Về bao thanh toán nội địa

Đối với ngân hàng VIB

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới như hiện nay, để đáp ứng được nhu

cầu cạnh tranh cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp thì Ngân hàng VIB đã là một trong

những ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ bao thanh toán nội địa . Không

dừng lại ở đó, VIB tiếp tục tăng cường những tính năng và tiện ích mới cho dịch vụ Bao

thanh toán nội địa nhằm mang đến giải pháp tài chính tốt nhất cho hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp.

Đặc điểm nổi bật của dịch vụ bao thanh toán nội địa mà VIB cung cấp là không

cần có tài sản đảm bảo khi bên mua hàng có thể đáp ứng được các điều kiện theo quy

định của VIB. Điều này cũng chính là tính hấp dẫn của dịch vụ bao thanh toán do VIB

cung cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thường gặp vấn đề khó khăn

về tài sản đảm bảo.

“...Sau hơn 5 năm triển khai và cung cấp dịch vụ bao thanh toán nội địa cho các

doanh nghiệp, VIB đã cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho hơn 300 doanh nghiệp và

đã đáp ứng nhu cầu về vốn với giá trị hơn hai nghìn tỷ đồng…”

(Nguồn: Trích “Báo cáo thường niên năm 2010 của ngân hàng VIB”).

Đối với ngân hàng Eximbank

Nhận thức được sự tiện ích mang lại từ hoạt động bao thanh toán, ngân hàng

Eximbank đã chính thức triển khai dịch vụ bao thanh toán nội địa nhằm tạo điều kiện

cho doanh nghiệp đang cần vốn, hạn chế rủi ro, giảm chi phí quản lý...

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dịch vụ bao thanh toán, ngân hàng Eximbank

đã yêu cầu các khách hàng phải cung cấp tài sản đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch

của mình. Chính điều này đã phần nào hạn chế số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ

bao thanh toán nội địa của Eximbank so với VIB. (xem Hình 1: Lợi nhuận hoạt động

bao thanh toán nội địa của VIB và một số ngân hàng khác).



Đối với ngân hàng Agribank

Xuất hiện vào khoảng đầu năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu bao

thanh toán nội địa của Agribank là thấp nhất so với hai ngân hàng VIB và Eximbank.

29



Điều này là do những quy định khá khắt khe về việc áp dụng tài sản đảm bảo cho loại

hình này. Agribank yêu cầu khách hàng phải thực hiện một trong các hình thức bảo đảm

cho hoạt động bao thanh toán nội địa như: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh

bằng tài sản của bên thứ ba, v.v…

Ngoài ra, khi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ bao thanh toán nội địa thì phải

thỏa mãn các yêu cầu về uy tín tín dụng của Agribank như: “…có tín nhiệm được xếp

loại A theo quy định của Agribank hoặc có lãi 02 năm liền kề (đối với quan hệ lần đầu)

…”

(Nguồn: Trích “Điều kiện bao thanh toán của ngân hàng Agribank”

http://agribankanphu.com.vn/vn/business/details/dich-vu-bao-thanh-toan-11.html).

Rõ ràng, việc quy định như vậy thật sự là rào cản quá lớn cho các doanh nghiệp

khi tiếp cận với loại hình dịch vụ bao thanh toán nội địa tại Agribank. Mặc dù vậy,

Agribank lại là đơn vị duy nhất trong ba ngân hàng nhóm chọn để phân tích cung cấp cả

hai phương thức bao thanh toán là có truy đòi và miễn truy đòi. Chính điểm tích cực này

đã giúp cho lợi nhuận từ hoạt động bao thanh toán nội địa của Agribank mặc dù là thấp

nhất so với VIB và Eximbank nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của

mình (xem Hình 1: Lợi nhuận hoạt động bao thanh toán nội địa của VIB và một số

ngân hàng khác).

Đánh giá chung về hoạt động bao thanh toán nội địa

Để có cái nhìn cụ thể về lợi nhuận kiếm được cũng như tốc độ tăng trưởng lợi

nhuận thu về từ hoạt động bao thanh toán nội địa của ba ngân hàng, chúng ta hãy xem

xét biểu đồ sau:



30



Hình 1: Lợi nhuận hoạt động bao thanh toán nội địa của VIB và một số ngân hàng

khác

(Nguồn: Trích từ “Báo cáo thường niên” qua 3 năm của 3 ngân hàng).

Dựa vào biểu đồ này, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong ba ngân hàng thì VIB là

ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất. Điều này cũng là do chính sách thực

hiện triển khai hoạt động bao thanh toán nội địa của VIB được đánh giá là thông thoáng

và điều kiện thuận để cho các doanh nghiệp có nhu cầu về tài trợ vốn có thể dễ dàng

tiếp cận.

Rõ ràng, việc áp đặt những quy định không quá khắt khe mà vẫn tuân thủ đúng

những thủ tục cần thiết sẽ tạo tiền đề cho hoạt động bao thanh toán ngày càng trở nên

phát triển.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, trong biểu đồ trên thì cả ba ngân hàng tuy

có mức tăng lợi nhuận từ hoạt động bao thanh toán nội địa là khác nhau nhưng nhìn

chung qua ba năm, không có ngân hàng nào có giai đoạn bị sụt giảm lợi nhuận thu được

từ hoạt động bao thanh toán nội địa. Đây thật sự là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động

bao thanh toán nội địa bởi lẽ nó nói lên được nhu cầu sử dụng bao thanh toán nội địa

của doanh nghiệp hiện đang khá lớn và khả năng loại hình bao thanh toán này vẫn còn

phát triển là rất lớn.

1.2. Về bao thanh toán quốc tế

Hiện nay, trong ba ngân hàng trên thì duy nhất chỉ có Eximbank là đã cung cấp

dịch vụ bao thanh toán quốc tế nhưng những số liệu cụ thể về doanh thu vẫn chưa có vì

Eximbank chỉ mới cung cấp dịch vụ này từ cuối năm 2011.

Thực trạng trên cũng đã phần nào nói lên được các ngân hàng hiện rất hạn chế

trong việc đưa loại hình bao thanh toán quốc tế đi vào hoạt động mặc dù nước ta vẫn

đang trên đà phát triển và hội nhập một cách mạnh mẽ với nền kinh tế thế giời thì lẽ ra

một công cụ tài trợ cho xuất khẩu vốn mang nhiều điểm ưu việt như bao thanh toán

quốc tế phải rất phát triển mới đúng.

Đây cũng chính là một trong những lý do vì sao nhóm lại chú trọng đến giải pháp

pháp phát triển loại hình bao thanh toán quốc tế ở chương sau.

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về quy trình chi tiết thực hiện bao thanh toán tại

ba ngân hàng trên để có những đánh giá cụ thể.



31



2. Phân tích quy trình bao thanh toán tại VIB và một số ngân hàng thương mại

Như đã trình bày ở phần giới thiệu của chương II, sau đây nhóm xin được giới

thiệu quy trình hoạt động bao thanh toán của ngân hàng Agribank, Eximbank và VIB.



32



Đối với ngân hàng Agribank

Hình 2: Quy trình bao thanh toán nội địa của ngân hàng Agribank



Bước 1: Bên bán giao hàng cho bên mua.

Bước 2: Bên bán xuất trình chứng từ tại Agribank.

Bước 3: Agribank ứng trước cho bên bán.

Bước 4: Agribank tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn.

Bước 5: Bên mua thanh toán tiền hàng cho Agribank.

Bước 6: Agribank tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán.

(Nguồn: “Quy trình bao thanh toán” của ngân hàng Agribank

www.agribank.com.vn/layout/Pages/DownloadFile.aspx?fileId=83).



33



Đối với ngân hàng Eximbank

Bảng 4: Quy trình bao thanh toán nội địa của ngân hàng Eximbank

Bên bán hàng và bên mua hàng ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, tiến hành

giao hàng.



Bên bán hàng gửi hồ sơ đến bộ phận tín dụng Eximbank đề nghị thực hiện bao

thanh toán các khoản phải thu.



Eximbank và bên bán hàng ký kết hợp đồng bao thanh toán, hợp đồng bảo đảm

(nếu có) và các thỏa thuận khác.



Eximbank và bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh

toán cho bên mua hàng và các bên liên quan.



Bên mua hàng gửi văn bản cho Eximbank và bên bán hàng xác nhận về việc đã

nhận được thông báo và cam kết thực hiện như thỏa thuận.



Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng, chứng từ liên quan

khác...cho Eximbank và ký khế ước nhận nợ với Eximbank, Eximbank thu phí và

chuyển tiền ứng trước cho khách hàng.



Eximbank theo dõi thu nợ từ số tiền do bên mua hàng thanh toán.

(Nguồn: “Quy trình bao thanh toán” của ngân hàng Eximbank

http://www.eximbank.com.vn/vn/dn_sanpham_chovaybaothanhtoan.aspx)



34



Đối với ngân hàng VIB

Hình 3: Quy trình bao thanh toán nội địa của ngân hàng VIB



Bên mua



Bên bán



VIB



Ký hợp đồng mua bán

hàng hóa/ cung ứng dịch

vụ (Với phương thức:

mua hàng trả chậm)



Ký hợp đồng mua bán

hàng hóa/ cung ứng dịch

vụ (Với phương thức:

mua hàng trả chậm)



Tiếp xúc với bên mua,

bên bán và giới thiệu dịch

vụ bao thanh toán



Nộp hồ sơ bao thanh

toán:

• Hồ sơ pháp lý

• Các báo cáo tài

Ký chính trong 3 năm

hộp đồng bao thanh

toán

gần nhất

• Thông tin về tình

hình hoạt động kinh

Nhận hàng hóa/dịch vụ

doanh



Nộp hồ sơ bao thanh toán:

• Hồ sơ pháp lý

• Giấy đề nghị cấp hạn

mức bao thanh toán

KýBáo cáo tàibao thanh

• hộp đồng chính 2

toán

năm gần nhất



Tiếp nhận hồ sơ và tư

vấn cho bên mua, bên

Thẩm định bên mua, bên

bán

bán (thẩm định hồ sơ)



Thực hiện hợp đồng mua

bán hàng hóa/cung ứng

dịch vụ



Theo dõi việc thực hiện

hợp đồng giữa 2 bên



Chấp nhận thông báo

chuyển nhượng khoản

phải thu và cam kết thanh

toán đúng hạn cho VIB



Chuyển giao:

1. Giấy đề nghị giải ngân cho

VIB

2. Bộ chứng từ liên quan đến

khoản phải thu: Hợp đồng

mua bán hàng hóa gồm

hóa đơn bán hàng và thông

báo chuyển nhượng khoản

phải thu (đã được bên mua



Ký hộp đồng bao thanh

toán



1.



Tiếp nhận và

thẩm tra chứng từ bao

thanh toán

2.

Ký chấp nhận

thông báo chuyển

nhượng khoản ph ải

Tiếp tục 1



Tiếp tục 1



3.

4.



Giải ngân

Thu phí bao

thanh toán và các phí



Cập nhật thông tin và

chuận bị thanh toán

khi đáo hạn khoản

phải thu

Đáo hạn thanh toán

khoản phải thu

Thông toán khoản phảitự

Sau 20 báo vàgia hạn do

Thanh ngày nếu lý

về việcTiếp tục 2

động của VIBtoán chậm

thanh

thu

Thanh toán?



1.

2.



Phối hợp với VIB đôn đốc

bên mua thanh toán khoản

phải thu đúng hạn



1.



Nhận lại phần còn lại

(Sau khi trừ đi khoản ứng

trước và lãi lại hồ sơ

Kết thúc

Nhận phát sinh)



Giải ngân

Thu phí bao

thanh toán và các phí

khác (nếu có)



Đôn đốc bên

mua thanh toán đúng

1. hạn Thu gốc

2.(khoảnThông báo,

ứng trước)

2. cập nhật tình hình

Thu lãi bao

thực toán

thanhhiện nghĩa vụ

3. thanh toán phầnbên

Trả của còn

Tựmua cho bên bánbên

động tài hạn 20

lại vào gia khoản

ngày cho bên bán

Trả lại hồ sơ và tất toán

bán



35



Thanh toán ?



Tiếp tục 2



− Thu gốc (khoản ứng



Thanh toán phải thu



trước)



− Thu lãi bao thanh toán

− Trả phần còn lại vào tải

khoản bên bán



Nhận lại phần còn lại

(sau khi trừ khoản ứng

trước và lãi phát sinh



Nhận lại hồ sơ



Thông báo về việc

không có khả năng

thanh toán như cam kết



Trả lại hồ sơ tất toán



Thực hiện quy trình gia

hạn bao thanh toán hoặc

chuyển sang nợ quá hạn



Kết thúc

Kết thúc



(Nguồn: Sưu tầm trong quá trình thu thập thông tin tại ngân hàng VIB).

Qua ba sơ đồ mà nhóm vừa đưa ra ở trên, ta dễ dàng nhận ra được điểm chung là

cả ba quy trình này đều là quy trình thực hiện bao thanh toán nội địa. Về nguyên tắc, cả

ba quy trình đều tuân thủ theo chuẩn quy trình mẫu được quy định ở điều 13 trong quyết

định số 1096/2004/QĐ-NHNN về “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức

tín dụng” và khoản 6, điều 1 trong quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN về việc “Sửa

đổi, bổ sung một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín

dụng” mà nhóm đã trình bày ở chương I.

Ngoài ra, cũng cần phải nhấn mạnh rằng: trong ba quy trình trên thì duy nhất chỉ

có VIB là đã chủ trương cung cấp một quy trình chi tiết về việc thực hiện bao thanh

toán nội địa. Trong khi đó, Agribank và Eximbank chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp

một quy trình khá chung chung, đặc biệt là quy trình bao thanh toán nội địa của

Agribank gần như là sự sao chép từ quy trình mẫu trong “Quy chế hoạt động bao thanh

toán của các tổ chức tín dụng”. Chúng ta đều biết rằng, một quy trình cụ thể sẽ cho

doanh nghiệp nắm bắt chính xác quyền cũng như nghĩa vụ của các bên khi thực hiện

bổn phận của mình. Việc VIB đã cố gắng đưa ra một quy trình rõ ràng và cụ thể được



36



xem là biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp đến với nghiệp

vụ bao thanh toán của ngân hàng.

Tuy nhiên, nhóm cũng nhận thấy một thiếu sót rất quan trọng trong ba quy trình

trên. Đó là cả ba ngân hàng trên đều không xây dựng cho mình quy trình thực hiện bao

thanh toán quốc tế riêng.

Không những thế, trong quá trình tìm hiểu cũng như thu thập thông tin từ nhiều

nơi mà chủ yếu là trên các trang web của các ngân hàng thương mại nước ta thì nhóm

nhận ra rằng: không chỉ ba ngân hàng mà nhóm chọn để phân tích, mà hầu như, các

ngân hàng thương mại khác đều không cung cấp thông tin về quy trình thực hiện bao

thanh toán quốc tế. Phần đa các ngân hàng chỉ giới thiệu về quy trình bao thanh toán nội

địa mà không đề cập đến quy trình bao thanh toán quốc tế hoặc không cung cấp dịch vụ

bao thanh toán quốc tế. Đó cũng là một trong những lý do vì sao hoạt động bao thanh

toán quốc tế lại phát triển rất chậm so với hoạt động bao thanh toán nội địa mà nhóm

vừa trình bày ở phần trên.

Tiếp theo đây, nhóm xin được giới thiệu về các biểu phí trong nghiệp vụ bao

thanh toán của ba ngân hàng VIB, Agribank và Eximbank _ một trong những vấn đề

quan trọng quyết định việc hợp đồng bao thanh toán có được ký kết hay không.



3. Biểu phí thực hiện bao thanh toán của VIB và một số ngân hàng thương mại

Đối với ngân hàng VIB

Bảng 5: Phí thực hiện bao thanh toán của ngân hàng VIB

DANH MỤC PHÍ

C



MỨC PHÍ



Bao thanh toán nội địa

I. Phí bao thanh toán



37



1



Thu theo hạn mức



2



Thu theo từng lần giải ngân



0,4%/năm/hạn mức bao thanh toán.

(TT: 4.000.000đ, TĐ: thỏa thuận)

(TT: 500.00đ/lần, TĐ: thỏa thuận)



Thời hạn khế ước <= 60 ngày



0,15% * Trị giá khoản phải thu



60 ngày < thời hạn khế ước <= 90 ngày



0,20% * Trị giá khoản phải thu



90 ngày < thời hạn khế ước <= 180 ngày 0,25% * Trị giá khoản phải thu

II. Phí gia hạn bao thanh toán



0,3% /trị giá hợp đồng bao thanh

toán

(TT; 500.000đ, TĐ: thỏa thuận)



(Nguồn: Trích “Biểu phí bao thanh toán” của ngân hàng VIB

http://vib.com.vn/1775-truy-cap-nhanh/1783-bieu-phi-dich-vu/1867-khach-hangdoanh-nghiep/127/1087-phi-dich-vu-khach-hang-doanh-nghiep.aspx)

 Chú ý

1. Biểu phí này chưa bao gồm 10% thuế VAT, VIB thực hiện thu thuế VAT tuân

thủ quy định của nhà nước

2. TT: tối thiểu, TĐ: tối đa

3. Các khoản phí dịch vụ và các chi phí khác đã thu theo biểu phí này không được

hoàn lại trong trường hợp khác hàng giao dịch yêu cầu hủy bỏ

4. Đối với các khoản phí, lệ phí trong thanh toán quốc tế khách hàng trong nước

yêu cầu khách hàng nước ngoài chịu phí thì ngân hàng sẽ thu của khách hàng

nước ngoài, nếu không thu được từ khách hàng trong nước

5. Nếu dịch vụ áp dụng hỗn hợp nhiều loại phí thì mức tối thiểu sẽ áp dụng phí tối

thiểu cao nhất

6. Những chi phí phát sinh ngoài biểu phí như dịch vụ bưu phẩm, phát chuyển

nhanh, fax, telex,... chi phí ngân hàng trung gian sẽ được thu thêm theo thực tế

7. Những dịch vụ khác không được liệt kê ở biểu phí này sẽ được VIB thông báo

cho khách hàng khi có nghiệp vụ phát

8. Biểu phí này có thể được thay đổi, chỉnh sửa theo chính sách của VIB tại từng

thời kỳ mà không cần thông báo trước

Đối với ngân hàng Agribank

Bảng 6: Phí thực hiện bao thanh toán của ngân hàng Agribank

STT

1



Loại phí

Phí bao thanh toán



Mức phí



Mức phí tối thiểu



0,5%



500.000đ



38



2



Phi gia hạn bao thanh toán



0,5%



500.000đ







Phí được tính trên giá trị khoản phải thu. Phí được thu nhằm bù đắp rủi ro







tín dụng,chi phí quản lý sổ sách bán hàng và thu hồi khoản phải thu.

Các loại phí khác như phí chuyển tiền, phí bưu điện áp dụng theo biểu phí

hiện hành NHN&PTNT Việt Nam và các đơn vị cung ứng dịch vụ khác

(Nguồn: “Biểu phí bao thanh toán trong nước” của ngân hàng Agribank

www.agribank.com.vn/layout/Pages/DownloadFile.aspx?fileId=83).



Đối với ngân hàng Eximbank

Bảng 7: Phí thực hiện bao thanh toán của ngân hàng Agribank.

− Eximbank thu 1 lần khi ứng vốn cho khách hàng theo biểu phi bao thanh toán

do Eximbank công bố từng thời kỳ.

− Phí bao thanh toán: 0,2% giá trị khoản phải thu được bao thanh toán.

− Tối thiểu:

400.00 VND

(Nguồn: “Phí bao thanh toán” của ngân hàng Eximbank

http://www.eximbank.com.vn/vn/dn_sanpham_chovaybaothanhtoan.aspx)

Đánh giá chung

Chúng ta biết rằng, phí dịch vụ là một yếu tố quan trọng quyết định dịch vụ đó có

dễ dàng được doanh nghiệp đồng ý và sử dụng hay không, đặc biệt là trong thời buổi

kinh tế khó khăn như hiện nay, và bao thanh toán cũng không phải là một ngoại lệ.

Với mức phí bao thanh toán trung bình tại ba ngân hàng trên (vào khoảng 0,25% /

giá trị khoản phải thu) cũng là mức phí bao thanh toán trung bình tại các ngân hàng

thương mại có triển khai hoạt động bao thanh toán mà nhóm nắm được qua quá trình

thu thập thông tin cũng như tìm hiểu trên website các ngân hàng thương mại.

Rõ ràng, tính luôn cả những khoản phí quản lý sổ sách bán hàng, phí xử lý hóa

đơn, v.v… thì mức phí này cũng thật sự là một cản trở cho doanh nghiệp tiếp cận với

loại hình bao thanh toán vì lợi nhuận khi đó sẽ giảm đi đáng kể và doanh nghiệp chỉ còn

thu được nguồn lợi từ việc được tài trợ vốn trong ngắn hạn.

Hy vọng rằng trong tương lai các ngân hàng và các doanh nghiệp sẽ có các cuộc

thảo luận để góp phần gỡ bỏ những nút thắt trong việc đưa ra các biểu phí dịch vụ bao



39



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

×