Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.44 KB, 72 trang )
(Nguồn: Trích từ báo cáo tài chính các năm của VIB)
Chúng ta biết rằng, để doanh nghiệp tin tưởng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì
năng lực tài chính hiện tại cũng như lợi nhuận mà ngân hàng đó thu được qua các năm
phải đủ để chứng minh được tiềm lực nội tại của ngân hàng đó.
Mặc dù, lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 có sự sụt giảm đáng kể nhưng đó là
tình hình chung của các ngân hàng thương mại trong năm vừa qua khi nền kinh tế nước
ta gặp nhiều khó khăn. Còn đánh giá theo một cách tổng quan thì tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận qua ba năm vừa qua của VIB vẫn thật sự là một con số đáng kể và nó cũng phần
nào chứng tỏ được sự ổn định của VIB trong mắt cộng đồng doanh nghiệp để họ có thể
tin tưởng sử dụng những dịch vụ mà VIB cung cấp và bao thanh toán là một trong số
đó.
1.1.2. Đội ngũ nhân viên trẻ và ham học hỏi
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới vốn luôn biến động không ngừng
thì việc bỏ sung nguồn nhân lực có chất lượng là một trong các vấn đề mang tính chiến
lược của bất kỳ một ngân hàng nào. Vì lẽ đó mà trong những năm qua, các ngân hàng
đã có những sự đầu tư mạnh mẽ trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực của mình. Số
lượng cán bộ, nhân viên ngân hàng luôn tăng đều qua các năm và VIB cũng không phải
là ngoại lệ.
Hình 8: Tốc độ tăng trưởng số lượng nhân viên của VIB.
(Nguồn: Trích từ báo cáo thường niên các năm của ngân hàng VIB)
Với sự tăng trưởng về mặt nhân sự như trên theo xu hướng trẻ hóa đội ngũ nhân
viên thì hy vọng với sức trẻ cùng tinh thần ham học hỏi của tuổi trẻ sẽ giúp cho VIB đạt
được những thành công mới trong tương lai, và đặc biệt là gia tăng khả năng phát triển
loại hình bao thanh toán quốc tế vốn có những yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ và
kiến thức chuyên môn của đội ngũ nhân viên.
1.1.3. Hạ tầng công nghệ thông tin ngân hàng khá mạnh
Chúng ta biết rằng, để thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán thì đòi hỏi ngân hàng
phải có mạng lưới công nghệ thông tin tốt để đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ. Chính vì
thế, vấn đề công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay đã trở
thành một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của một ngân hàng này với
ngân hàng khác.
49
Về các giao dịch trong nước
Hầu hết các ngân hàng chứ không riêng gì VIB đều đã triển khai sử dụng phần
mêm CoreBanking – phần mềm tốt nhất để quản lý khách hàng.
Nếu như trước đây khi khách hàng gửi tiền gửi ở đâu thì phải đến đó để rút tiền
chứ không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống
một ngân hàng. Nhờ sự ra đời của core banking, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất
ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm và ở bất cứ điểm giao dịch nào
trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.
Ngoài ra, việc phát triển loại hình Internet Banking và Mobile Banking cũng đã
mang lại lợi ích to lớn cho cả khách hàng và ngân hàng. Giờ đây, chỉ cần soạn một tin
nhắn và gửi là khách hàng có thể kiểm tra được chính xác số dư tài khoản của mình là
bao nhiêu mà không cần phải đi đến tận ngân hàng như trước kia.
Về các giao dịch quốc tế
Chúng ta biết rằng, tất cả các ngân hàng trên thế giới đều nối mạng SWIFT để
thực hiện các giao dịch liên ngân hàng với nhau và bao thanh toán cũng không phải
ngoại lệ. Hiện nay, tất cả các ngân hàng đều đã có mạng SWIFT riêng. Do đó, khách
hàng có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ quốc tế của ngân hàng, trong đó có bao thanh
toán xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, nhờ những tính năng tuyệt vời của Core Banking mà ngân hàng có thể
dễ dàng đưa thêm dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh mà không cần phải
thực hiện các biện pháp chỉnh sữa code vốn rất phức tạp.
“…Năm 2010, VIB cũng đã đưa thêm ứng dụng các phần mềm chuyên dụng cho
hoạt động bao thanh toán như Factoring Softwear, Factoring Casestudy,… nhằm giúp
cho hoạt động bao thanh toán trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là loại hình bao thanh toán
xuất nhập khẩu...”
(Nguồn: Trích từ “Báo cáo thường niên năm 2010” của VIB).
Bên cạnh các yếu tố nội tại thì cũng có nhiều yếu tố thuận lợi bên ngoài để ngân
hàng VIB có thể đẩy mạnh việc phát triển loại hình bao thanh toán quốc tế.
50
1.2. Yếu tố bên ngoài
1.2.1. Tình hình xuất nhập khẩu của nước ta có mức tăng tương đối ổn định
Nhìn chung, trong ba năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó
khăn, song hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn diễn ra khá tốt. Kim ngạch xuất
nhập khẩu của nước ta vẫn tăng trưởng đều với các mặt hàng chiến lược như: gạo, cà
phê, hạt tiêu…
Hình 9: Tình hình xuất nhập khẩu trong ba năm 2009, 2010, 2011 của Việt Nam.
(Nguồn: Web Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn)
Với sự tăng trưởng trên, chúng ta thấy rõ rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã tự
tin và có những chiến lược cụ thể cho việc vươn ra thị trường thế giới. Kim ngạch xuất
nhập khẩu luôn tăng đều qua các năm và đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển
của nền kinh tế nước nhà. Đi cùng với sự phát triển này chắc chắn sẽ là nguyện vọng
được giảm thiểu rủi ro trong giao dịch thanh toán quốc tế. Với sự phát triển mạnh mẽ ở
thị trường tài chính nước ta trong thời gian qua cùng việc nền kinh tế nước ta đang có
những bước chuyển mình để hội nhập với nền kinh tế thế giới thì chắc chắn, bao thanh
toán xuất nhập khẩu sẽ là một lựa chọn đáng lưu tâm cho cả doanh nghiệp và ngân hàng
VIB bởi những lợi ích vốn có của nó.
51
1.2.2. Nhu cầu hỗ trợ được hỗ trợ về vốn của các doanh nghiệp của các
doanh nghiệp xuất khẩu
Như vừa trình bày ở trên, hoạt động xuất khẩu nước ta những năm vừa qua tuy đã
có những bước phát triển mạnh mẽ thể hiện ở cả chất và lượng, song vẫn còn nhiều hạn
chế. Thực tế, doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu, đặc
biệt là nhu cầu bổ sung vốn cho các hoạt động sản xuất hậu xuất khẩu.
Theo kết quả vừa được công bố vào ngày 31 tháng 10 năm 2012 của bộ Công
thương về “Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp tham gia xuất - nhập khẩu của Việt
Nam”, có những điểm chính mà ta cần lưu ý:
Bảng 11: Những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp xuất khẩu phát triển.
STT
NHỮNG ĐIÊU KIỆN QUAN TRỌNG
NHẤT ĐỂ DOANH NGHIỆP PHÁT
TRIỂN
SỐ LƯỢNG
DOANH
NGHIỆP
TỶ
TRỌNG
(%)
1.
Vốn kinh doanh
64
32,0
2.
Công nghệ, máy móc thiết bị
32
16,0
3.
Thông tin thị trường, giá cả
30
15
4.
Lao động có chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ
28
14,0
5.
Thể chế môi trường kinh doanh
27
13,5
6.
Điều kiện tiếp cận thị trường thế giới
19
9,5
200
100
Tổn
g
(Nguồn: Kết quả Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp tham gia xuất - nhập khẩu của
Việt Nam của Bộ công thương công bố ngày 31 tháng 10 năm 2012.
http://viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/NewDetails.aspx?Id=21)
− Thứ nhất: có đến 32% doanh nghiệp nghĩ rằng vốn kinh doanh là điều kiện quan
trọng nhất của doanh nghiệp.
Rõ ràng, với những tính năng là ứng trước một lượng vốn lớn (thường là 85%) khi
áp dụng hình thức bao thanh toán xuất nhập khẩu thật sự là một lựa chọn đáng để cho
tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu phải chú ý. Với lượng vốn này, doanh nghiệp có thể
giải quyết phần nào bài toán về dòng tiền hậu xuất khẩu để tiếp tục hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình thay vì phải đợi để nhận được tiền khi nhà nhập khẩu thanh toán.
52
Ngoài ra, rủi ro mất khả năng thanh toán hoặc không thanh toán từ phía nhà nhập
khẩu cũng sẽ được chia sẻ bởi ngân hàng VIB. Thực tế cho thấy, có rất nhiều doanh
nghiệp vì không chú trọng đến dòng ngân lưu cho doanh nghiệp của mình mà đã dẫn
đến phải phá sản.
− Thứ hai: có đến 32% doanh nghiệp nghĩ rằng thông tin thị trường, giá cả là điều
kiện quan trọng của doanh nghiệp.
Trong thực tế, việc thiếu thông tin sẽ khiến các doanh nghiệp nước ta khó đánh
giá đầy đủ về bạn hàng của mình. Thông tin cần phải tin cậy, chính xác mới đảm bảo
cho doanh nghiệp yên tâm hơn khi thực hiện xuất khẩu, tránh được rủi ro từ phía đối
tác, đảm bảo thu nợ từ phía nhà nhập khẩu.
Với nghĩa vụ cung cấp những tiện ích cho khách hàng về thông tin tài chính, tình
hình kinh doanh của người mua mà VIB mang đến chính là một trong những lợi ích mà
nhà xuất khẩu có được khi sử dụng dịch vụ này. Đây thật sự là một điều thuận lợi để các
doanh nghiệp xuất khẩu có thể nắm bắt được phần nào uy tín tín dụng về bạn hàng của
mình thông qua công tác thẩm định của ngân hàng đại lý tại nước nhập khẩu mặc dù
những thông tin mà ngân hàng VIB cung cấp cho doanh nghiệp cũng chỉ mang tính
“tương đối”.
Song, điều này cũng đã cho thấy ngân hàng VIB hiện nay cũng đang cố gắng
chung vai chia sẻ phần nào khó khăn đối với doanh nghiệp. Việc làm trên sẽ tạo thêm
động lực để doanh nghiệp thay đổi những phương thức bán hàng truyền thống vốn
mang lại nhiều rủi ro.
Tóm lại, với những thuận lợi tư các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài vưa
trình bày, chúng ta có thể nhận ra được tiềm năng phát triển loại hình dịch vụ bao
thanh toán quốc tế là rất lớn ở ngân hàng VIB. Thông qua những cải tiến trong bộ
máy hoạt động ngân hàng theo hướng ngày càng hiện đại và cập nhật những kiến
thức mới nhất tư các ngân hàng thế giới cùng với nhu cầu cần được hỗ trợ về vốn
của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ là bàn đạp cho loại hình bao thanh toán quốc tế
phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn có nhiều những khó khăn cần được
khắc phục để loại hình bao thanh toán này có thể phát triển hơn.
2. Các khó khăn gặp phải
2.1. Pháp luật về bao thanh toán của nước ta còn nhiều khác biệt so với thế giới
53
Chúng ta biết rằng, để một loại hình tài trợ thương mại có ý nghĩa về nhiều mặt
như bao thanh toán được sử dụng một cách rộng rãi trong thực thế thì những cơ sở pháp
luật liên quan đến nó là một điều kiện hết sức quan trọng quyết định sự thành công khi
áp dụng vào trong thực tiễn. Tuy nhiên, cũng theo kết quả vừa được công bố vào ngày
31 tháng 10 năm 2012 của bộ Công thương về “Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp
tham gia xuất - nhập khẩu của Việt Nam”, các quy định pháp luật chính là khó khăn
quan trọng thứ 2 để họ tiếp cận với thị trường xuất khẩu.
Bảng 12: Những yếu tố gây cản trở nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu phát triển.
NHỮNG YẾU TỐ GÂY CẢN TRỞ NHẤT
STT
CHO DOANH NGHIỆP
SỐ LƯỢNG
DOANH
NGHIỆP
TỶ
TRỌNG
(%)
1.
Vốn tín dụng và lãi suất ngân hàng
90
45
2.
Qui định pháp luật
29
14,5
3.
Giá thuê đất cao
22
11
4.
Thủ tục phí
22
11
5.
Phí vận tải, bưu điện
11
5,5
6.
Phí vệ sinh, môi trường
11
5,5
7.
Phí tiếp thị
15
7,5
200
100
Tổn
g
(Nguồn: “Kết quả Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp tham gia xuất - nhập khẩu của
Việt Nam” do Bộ công thương công bố ngày 31 tháng 10 năm 2012.
http://viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/NewDetails.aspx?Id=21)
Liệu rằng, với khoảng thời gian được đưa vào áp dụng chưa được bao lâu, loại
hình bao thanh toán đã có cơ sở pháp luật thực sự đầy đủ và rõ ràng cho việc áp dụng
vào thực tiễn hay chưa ?
Hiện nay, pháp luật liên quan đến hoạt động bao thanh toán chỉ gói gọn trong
“quy chế về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” theo quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN ban hành 6 tháng 9 năm 2004 và “Quyết định sửa đổi, bổ sung
54
một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán” theo quyết định số 30/2008/QĐNHNN ban hành ngày 16 tháng 10 năm 2008. Thực tế cho thấy, quá trình áp dụng pháp
lệnh này vào thực tế cũng còn khá nhiều bất cập, cụ thể là:
− Điều 2 trong bộ luật có quy định khái niệm rằng: “…Bao thanh toán là một hình
thức cấp tín dụng…”. Chính việc quy định như vậy vô tình đã tạo nên sự nhập
nhằng trong quá trình thực hiện bao thanh toán bởi hai lí do sau:
Thứ nhất: Với những tính năng ưu việt của mình mà bao thanh toán là hình
thức tài trợ xuất khẩu được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Chính lí do này
mà hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI) đã ra đời và trong quy định của mình,
FCI đã định nghĩa về bao thanh toán như sau:
“Bao thanh toán là một công cụ tài chính trọn gói hoàn toàn bao gồm tài trợ vốn
lưu động, phòng ngừa rủi ro không thanh toán từ phía người mua, quản lý các khoản
phải thu và dịch vụ thu nợ. Nó được cung cấp dựa trên sự thoả thuận giữa đơn vị bao
thanh toán và người bán. Theo đó, đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại những khoản phải
thu của người bán (thường là không truy đòi), đồng thời nhận trách nhiệm về khả năng
chi trả của con nợ. Nếu con nợ phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín
dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thanh toán cho người bán”.
(Nguồn: Trích “Định nghĩa bao thanh toán” của FCI).
Rõ ràng, bao thanh toán ngoài ý nghĩa về mặt tài trợ xuất khẩu, thì các đơn vị thực
hiện bao thanh toán còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như theo dõi sổ sách, thu nợ và
bảo hiểm rủi ro cho các khoản phải thu. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức
“cho vay” và hình thức “bao thanh toán”.
Thứ hai: Quy định khái niệm như thế dễ dẫn đến hiểu lầm rằng khoản phải thu
được bao thanh toán vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà xuất khẩu, và bao thanh
toán giống như hình thức cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là khoản phải thu.
Đây rõ ràng là một hiểu lầm dẫn đến sai lệch hoàn toàn về mặt ý nghĩa của bao
thanh toán.
Nếu như đối với hình thức cấp tín dụng thông thường thì sau khi cấp tín dụng,
quyền sở hữu tài sản đem đi đảm bảo (nếu có) vẫn thuộc về người đi vay. Trong khi đó,
đối với bao thanh toán, khi khoản phải thu đã được bao thanh toán thì quyền sở hữu
55
khoản phải thu thuộc về chính đơn vị thực hiện bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán
sẽ thu nợ với tư cách là chủ nợ của khoản phải thu. Chính những quy định thiếu tính
đồng thuận với các quy định trên thế giới mà nhiều người hiểu rằng khoản ứng trước chỉ
là khoản cho vay, còn khoản phải thu vẫn là thuộc quyền sở hữu của người bán. Điều
này dẫn đến những rủi ro cho đơn vị bao thanh toán trong việc chuyển giao quyền đòi
nợ từ người bán sang mình.
− Ngoài ra, ở điều 13 trong bộ luật bao thanh toán của nước ta, khoản 1, điểm D, Đ
được sửa đổi theo “Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế hoạt
động bao thanh toán” theo quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ban hành ngày 16
tháng 10 năm 2008 có nêu rõ:
“ D. Bên bán hàng gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua
hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi
nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị bao
thanh toán.
Đ. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc
đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh
toán. Trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho
đơn vị bao thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa bên bán và đơn vị
bao thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm”.
Việc quy định như thế ở điểm D thật sự có ý nghĩa bước ngoặt trong việc đính
chính rằng sau khi nhà xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán ký kết hợp đồng bao thanh
toán thì nhà xuất khẩu phải gửi văn bản thông báo cho nhà nhập khẩu trong đó nêu rõ
việc chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán. Tuy nhiên, việc quy định như
thế vẫn chưa nói rõ ai nắm quyền sở hữu khoản phải thu đó. Thậm chí là dễ đi đến hiểu
nhầm đơn vị bao thanh toán chỉ đóng vai trò là “người thu hộ” chứ không có quyền sở
hữu thật sự.
Ngoài ra, việc nhà xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán phải thông báo bằng văn
bản cho nhà nhập khẩu, đồng thời nhà nhập khẩu phải gửi văn bản cho nhà xuất khẩu và
đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết thực hiện
56
thanh toán cho đơn vị bao thanh toán đã tạo nên một ranh giới khiến nhà xuất khẩu dễ bị
phụ thuộc khi phải “nhờ” người mua xác nhận đồng ý bằng văn bản. Mặc dù ở điểm Đ
có quy định nếu nhà nhập khẩu không có văn bản cam kết thanh toán cho đơn vị bao
thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa nhà xuất khẩu và đơn vị bao
thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm. Đây cũng là một điểm ngăn
cách giữa nhà xuất khẩu và đơn vị thực hiện bao thanh toán khi thực hiện bao thanh
toán xuất-nhập khẩu vì khi đó các đơn vị bao thanh toán của Việt Nam chủ yếu thực
hiện bao thanh toán có truy đòi và phí thực hiện khi đó chắc chắn cũng sẽ cao hơn.
2.2. Thông tin còn chưa minh bạch
Bản thân doanh nghiệp cũng muốn che giấu thông tin
Chúng ta biết rằng bao thanh toán không chỉ được thực hiện với mục đích tài trợ
thương mại mà còn đi sâu vào cả quá trình tiếp theo như quản lí sổ cái bán hàng…
Chính điều này đã tạo ra rào cản ngăn trở đơn vị bao thanh toán tiếp xúc với nhà
xuất khẩu. Bởi vì tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không muốn công khai hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình cũng như không muốn ai can thiệp vào hoạt động
kinh doanh do sợ lộ bí mật kinh doanh hay đơn giản là không muốn công khai doanh
thu của mình. Đây cũng là một điều khó khăn cho các đơn vị bao thanh toán khi tiếp thị
sản phẩm với khách hàng.
Nguồn cung cấp thông tin cho các đơn vị bao thanh toán còn yếu và thiếu
Hiện nay, không chỉ nghiệp vụ bao thanh toán mà hầu hết các nghiệp vụ ngân
hàng khác đều hoạt động trong mội trường thiếu hụt thông tin. Mặc dù nguồn cơ sở
thông tin dữ liệu về khách hàng đã có nhưng vẫn còn thiếu. Tính đến thời điểm hiện tại,
trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà Nước vẫn là đầu mối tập trung
thông tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại.
Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng vì
mang đặc thù là trung tâm dữ liệu thông tin của Ngân hàng Nhà nước nên những nguồn
thông tin mà CIC cung cấp vẫn còn mang nặng tư tưởng “chính trị”.
Hình 10: Khác biệt giữa sự tăng trưởng số liệu với việc cung cấp thông tin của
trung tâm CIC.
(Nguồn: Trích số liệu từ “Tổng quan về CIC” theo www.cicb.vn)
Rõ ràng, sự chênh lệch giữa mức tăng trưởng về kho dữ liệu với mức độ cung cấp
thông tin của CIC đã nói lên phần nào sự hạn chế về số lượng thông tin CIC cung cấp
57
cho thị trường tài chính của nước ta. Đối với hình thức bao thanh toán, sự hạn chế này
sẽ là yếu tố quan trọng ngăn không cho loại hình bao thanh toán quốc tế phát triển.
Thấu hiểu được vấn đề trên mà trong một công bố vào ngày 18 tháng 5 năm 2012,
dự án trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên sắp đi vào hoạt động.
“…Dự án này được xây dựng từ năm 2007 với sự hỗ trợ, tư vấn của Tổ chức Tài
chính Quốc tế (IFC) - một thành viên của Ngân hàng Thế giới. Được các ngân hàng
BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB, Techcombank, VIB, DongA Bank, VPBank,
ABBank và SCB góp vốn…”
(Nguồn: http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2012/05/trung-tam-thong-tintin-dung-tu-nhan-dau-tien-sap-hoat-dong/)
Hy vọng rằng, với những nỗ lực trên thì thị trường thông tin tín dụng của nước ta
sẽ dần minh bạch và dân chủ hơn để tạo đà cho các nghiệp vụ tài chính có thể phát triển
mạnh mẽ hơn, trong đó có loại hình bao thanh toán quốc tế.
2.3. Ngân hàng VIB vẫn chưa xây dựng quy trình bao thanh toán quốc tế
Hiện nay, trong ba ngân hàng mà nhóm nghiên cứu thì duy nhất chỉ có Eximbank
là đã cung cấp dịch vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu, còn lại VIB và Agribank vẫn chỉ
mới dừng lại ở dịch vụ bao thanh toán nội địa.
Điều này chắc chắn sẽ là trở ngại lớn cho ngân hàng vì nếu không có một quy
trình thống nhất thì việc thực hiện cũng như nhận thức về loại hình bao thanh toán quốc
tế của nhân viên ngân hàng đối với từng hợp đồng, ở từng chi nhánh khác nhau sẽ thiếu
tính nhất quán, đồng bộ và không có chuẩn mực để đánh giá.
2.4. Các loại phí liên quan đến loại hình bao thanh toán vẫn khá cao
Chúng ta biết rằng, bao thanh toán là một loại hình dịch vụ tài trợ thương mại và
lợi nhuận của các ngân hàng thu được chính là những khoản phí mà doanh nghiệp phải
trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, với một loại hình dịch vụ vẫn còn mang lại nhiều rủi ro
cho ngân hàng, đặc biệt là trong môi trường mà thông tin vẫn còn rất thiếu minh bạch
như vừa trình bày bên trên thì buộc các ngân hàng phải thiết lập những khoản chi phí
cao nhằm hạn chế phần nào rủi ro. Đây cũng là một ranh giới quá lớn ngăn cách loại
hình bao thanh toán đến với các doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong biểu phí bao thanh toán của ngân hàng VIB mà nhóm đã trình bày
58
trong bảng ….. thì có nhiều khoản phí VIB không quy định rõ ràng mức tối đa mà chỉ
quy định bằng hai chữ “Thỏa thuận”. Điều này thật sự là kẻ hở để cho các nhân viên
ngân hàng có thể thoải mái đề ra các khoản phí dịch vụ khi doanh nghiệp thực hiện bao
thanh toán nhằm trục lợi cho mình.
Trong tương lai, ngân hàng VIB cần nghiên cứu thay đổi các loại phí dịch vụ của
mình theo mức độ giảm dần theo hướng hợp lí hơn với xu hướng thực tại và đặc biệt
cần nhanh chóng quy định rõ các mức phí tối đa nhằm khuyến khích và tạo thêm động
lực cho các doanh nghiệp có thể thoải mái hơn khi tham gia bao thanh toán.
2.5. Công tác marketing cho dịch vụ bao thanh toán vẫn còn chưa được chú
trọng
Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trên các banner quảng cáo cũng như
các clip quảng cáo của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam chứ không riêng gì ngân
hàng VIB, chủ yếu vẫn là các thông tin về lãi suất tiền gửi, lãi suất tiết kiệm, vay vốn ưu
đãi, tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi, v.v… Thực trạng trên cho thấy, ngân hàng VIB
vẫn đang quá chú trọng vào hai mảng hoạt động huy động vốn và cho vay trong khâu
giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới. Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang trên đà hội
nhập cùng nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi các ngân hàng trong đó có VIB phải có một
chiến lược cụ thể và rõ ràng trong việc định hướng phát triển để có thể cạnh tranh với
các ngân hàng thế giới trong tương lai sắp được thành lập tại nước ta.
Vì lẽ đó, nếu chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh thuần túy mà bỏ qua cơ
hội ở các mảng kinh doanh mới vốn có nhiều tính năng ưu việt như loại hình bao thanh
toán quốc tế thì đó là một khiếm khuyết thật sự cần được mổ xẻ trong nội bộ các ngân
hàng thương mại nước ta. Hy vọng rằng, trong tương lai, ngân hàng VIB sẽ có những
chiến lược marketing đúng đắn hơn để những loại hình dịch vụ mới như bao thanh toán
quốc tế có thể đi vào trong hoạt động của các doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn. Và
rõ ràng, một chiến lược marketing tốt sẽ là cơ hội cho ngân hàng VIB thu được những
những khoản lợi nhuận đáng kể khi các doanh nghiệp tham gia loại hình bao thanh toán
quốc tế.
2.6. Hạn chế trong hiểu biết về nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế
Chúng ta đều biết rằng, bao thanh toán là một loại hình dịch vụ mới mẻ. Nó mới
mẻ với cả doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Chính vì lẽ đó mà nhận thức về
59