1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Lợi ích của hoạt động bao thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.44 KB, 72 trang )


Trong hoạt động kinh doanh thương mại ngày nay thì việc phát sinh các khoản

phải thu là điều rất bình thường và trở thành một điều hiển nhiên đối với mọi doanh

nghiệp. Song, việc phát sinh ra các khoản phải thu lại làm chậm đi vòng quay tài sản lưu

động và ảnh hưởng lớn đến hoạt động tái sản xuất của doanh nghiệp.

Chúng ta đã biết công thức tính tỷ số thanh khoản hiện thời là:

Tỷ số thanh khoản hiện thời = (Tài sản ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn)

Trong đó, tài sản ngắn hạn gồm có các khoản mục sau: tiền và các khoản tương

đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài

sản ngắn hạn khác.

Tỷ số trên thể hiện phần nào khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Nếu tỷ

số càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, tỷ số này quá

cao cũng là một điểm yếu cho doanh nghiệp bởi nó có thể được hiểu rằng khoản mục

khoản phải thu của doanh nghiệp chiếm tỉ lệ nhất định trong tài sản ngắn hạn. Ta biết

rằng, các khoản phải thu có tính thanh khoản không cao và việc có thu nợ được hay

không phụ thuộc rất lớn vào khả năng thanh toán của người mua. Vì thế, việc giảm

thiểu các khoản phải thu cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thêm một lượng vốn

bằng tiền, từ đó làm tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.

Chính điều này đã giúp cho bao thanh toán được xem là phương pháp tài trợ cho

doanh nghiệp khi doanh nghiệp được ứng trước tiền hàng đến 80-90% giá trị hóa đơn.

Nó đặc biệt có ý nghĩa khi giúp cho vốn kinh doanh của doanh nghiệp không bị ứ đọng

trong các khoản phải thu chờ thanh toán, góp phần tăng tốc độ lưu chuyển tiền tệ và

tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.

5.1.2. Góp phần giảm thiểu rủi ro cho người bán

Đây có lẽ là lợi ích lớn nhất cho người bán khi sử dụng bao thanh toán.

Với nền kinh tế luôn có những chuyển động không ngừng và khó lường trước như

hiện nay thì bài toán quản trị rủi ro cho doanh nghiệp thật sự là một vấn đề nan giải. Và

việc sử dụng bao thanh toán sẽ giúp cho người bán có thể hạn chế phần nào rủi ro cho

mình.

− Trường hợp người bán sử dụng loại hình bao thanh toán miễn truy đòi

Mọi rủi ro tín dụng sẽ do đơn vị bao thanh toán đảm nhận khi người mua mất khả

năng thanh toán hoặc không thanh toán trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đến hạn của

khoản phải thu, với điều kiện không có tranh chấp xảy ra giữa bên xuất khẩu và bên

nhập khẩu cũng như với bên thứ ba bất kỳ.

17



− Trường hợp người bán sử dụng bao thanh toán có truy đòi

Tuy rằng đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại khoản tiền đã ứng trước cho

người bán khi không nhận được khoản tiền thanh toán từ người mua nhưng trước đó,

người bán cũng đã được cấp một dịch vụ thu nợ và thẩm định tín dụng chuyên nghiệp từ

đơn vị bao thanh toán.

Hơn nữa, với khoản tiền đã được ứng trước từ đơn vị bao thanh toán, người bán

có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tạo thêm doanh thu và khi có

rủi ro trong hợp đồng bao thanh toán thì người bán cũng đã có một phần doanh thu để

chi trả cho khoản đã ứng trước đó.

Thêm nữa, người bán cũng có thể xin gia hạn hợp đồng bao thanh toán nhằm có

thêm thời gian để tạo thêm doanh thu với hoạt động tái sản xuất từ khoản tiền đã được

ứng trước đó.

− Trường hợp người bán không ký kết hợp đồng sử dụng bao thanh toán

Khi đó, người bán cũng được cung cấp thông tin về rủi ro của các khoản phải thu,

về người mua (nhất là với các khách hàng mới của doanh nghiệp). Nhờ đó, người bán

có thể nắm được phần nào uy tín tín dụng của người mua để có cơ sở ra những quyết

định sau này.



18



5.1.3. Giảm thời gian, chi phí trong việc quản lí và thu hồi các khoản phải thu

Với nghiệp vụ bao thanh toán, toàn bộ trách nhiệm về khoản phải thu sẽ được

chuyển giao cho đơn vị bao thanh toán nên người bán không cần phải mất thời gian để

theo dõi các khoản thu. Từ đó, giúp cho người bán tiết kiệm được chi phí cho nhiều

công việc riêng lẻ như: gửi hóa đơn, thông báo đòi nợ, v.v…

5.1.4. Là biện pháp giúp doanh nghiệp làm đẹp bảng cân đối kế toán

Hiện nay, bảng cân đối kế toán là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong báo cáo tài

chính quyết định doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu

tư hay không. Vì thế, việc “làm đẹp” bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp của mình

cũng là một biện pháp hữu hiệu để doanh nghiệp có thể kêu gọi thêm vốn từ các nhà

đầu tư.

Khi nhìn vào bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy

được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Nếu bảng cân đối có khoản phải thu quá

cao thì sẽ là một rào cản khi doanh nghiệp kêu gọi nhà đầu tư hay khi doanh nghiệp

muốn tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng. Lý do là vì khoản phải thu là khoản

mục ảnh hưởng lớn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Giả sử, ngân hàng đang xem

xét tài trợ vốn vay cho một doanh nghiệp có khoản phải thu cao thì chắc chắn ngân phải

thẩm định rất kỹ khả năng thu hồi của các khoản phải thu này, vì nó ảnh hưởng trực tiếp

đến khả năng thu hồi nợ gốc và lãi vay mà doanh nghiệp phải trả.

Để minh họa cho điều này, chúng ta hãy phân tích ví dụ sau:



19



Bảng 2: Ví dụ bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu

thủy sản Bến Tre

Đơn vị tính: Đồng

Tài sản

A.Tài sản ngắn hạn

I. Tiền và các

khoản tương đương

tiền



Trị giá



Nguồn vốn



421.220.484.403 A. Nợ phải trả

89.403.273.800



II. Các khoản đầu

tư tài chính ngắn hạn



107.863.020.187



III. Các khoản phải

thu ngắn hạn



135.921.444.210

135.996.829.627

86.310.640.206

49.686.189.421



89.974.302.367



IV. Hàng tồn kho



I. Nợ ngắn hạn

1. Vay và nợ ngắn

hạn

2. Các khoản phải

trả



Trị giá



128.045.912.138



V. Tài sản ngắn

hạn khác



II. Nợ dài hạn



(75.385.417)



5.933.975.911



B. Tài sản dài hạn



114.312.155.781 B. Vốn chủ sở hữu



399.611.195.974



Tổng tài sản



535.532.640.184 Tổng nguồn vốn



535.532.640.184



(Trích “Báo cáo tài chính quý III năm 2012” của công ty).

Nhìn vào ví dụ trên ta thấy các khoản phải thu trong phần tài sản chiếm một tỷ lệ

khá lớn (gần bằng 16,8%). Bây giở giả sử doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bao thanh toán

và bán một phần khoản phải thu (giả định là 60.000.000.000 đồng), ngân hàng đồng ý

tài trợ cho doanh nghiệp 85% trị giá hóa đơn. Khi này, số tiền mà doanh nghiệp nhận

được là 60.000.000.000 x 85% = 51.000.000.000 đồng. Giả sử doanh nghiệp dùng số

tiền trên để chi trả các khoản vay và nợ ngắn hạn (20.000.000.000 đồng) và các khoản

phải trả (31.000.000.000 đồng).

Khi này, bảng cân đối kế toán của của doanh nghiệp hậu bao thanh toán sẽ là

Bảng 3: Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy

sản Bến Tre hậu bao thanh toán.

Đơn vị tính: Đồng

20



Tài sản

A.Tài sản ngắn hạn

I. Tiền và các

khoản tương đương

tiền



Trị giá



Nguồn vốn



370.220.484.403 A. Nợ phải trả

89.403.273.800



II. Các khoản đầu

tư tài chính ngắn hạn



107.863.020.187



III. Các khoản phải

thu ngắn hạn



84.921.444.210

84.996.829.627

66.310.640.206

18.686.189.421



38.974.302.367



IV. Hàng tồn kho



I. Nợ ngắn hạn

1. Vay và nợ

ngắn hạn

2. Các khoản

phải trả



Trị giá



128.045.912.138



V. Tài sản ngắn

hạn khác



II. Nợ dài hạn



(75.385.417)



5.933.975.911



B. Tài sản dài hạn



114.312.155.781 B. Vốn chủ sở hữu



399.611.195.974



Tổng tài sản



484.532.640.184 Tổng nguồn vốn



484.532.640.184



Từ ví dụ trên, chúng ta thấy được rằng khi doanh nghiệp sử dụng bao thanh toán

thì các khoản phải thu sẽ được giảm xuống, doanh nghiệp có thể dùng khoản tiền ứng

trước để chi trả các khoản nợ của mình hoặc tái sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp

có khoản phải thu thấp sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn so với doanh nghiệp có khoản phải

thu cao trong mắt các nhà đầu tư cũng như ngân hàng.

Tóm lại khi sử dụng bao thanh toán, người bán có hai lợi ích chính là nhận được

tiền ngay và trách nhiệm thu nợ được chuyển cho đơn vị bao thanh toán, từ đó phần

nào giảm thiểu rủi ro và giúp cho hoạt động kinh doanh của người bán hiệu quả hơn.

Trên đây chính là những lợi ích mà người bán thu được từ dịch vụ bao thanh

toán, phần tiếp theo chúng ta sẽ bàn về những lợi ích mà bao thanh toán mang lại cho

các đơn vị thực hiện.

5.2. Đối với đơn vị bao thanh toán

5.2.1. Đa dạng hóa dịch vụ

Với những tính năng ưu việt của loại hình bao thanh toán, các tổ chức tín dụng có

thể dựa vào bao thanh toán để đa dạng hóa dịch vụ cung ứng của mình nhằm phục vụ

21



khách hàng tốt hơn. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới như hiện nay thì phát

triển dịch vụ mới là điều mà các tổ chức tín dụng cần cân nhắc.

5.2.2. Gia tăng lợi nhuận

Thông qua nghiệp vụ bao thanh toán, tổ chức tín dụng có thể thu được các loại phí

và lãi, cung cấp thêm các dịch vụ kèm theo. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ này càng

nhiều thì nguồn thu của ngân hàng từ việc cung ứng dịch vụ càng tăng.

Ngoài ra, khi đưa dịch vụ bao thanh toán đi vào hoạt động thì tổ chức tín dụng

cũng có thể phát triển được các dịch vụ khác như: chuyển tiền, kinh doanh ngoại hối,

phí đếm tiền, v.v…

Hơn nữa, để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ bao thanh toán thì ngoài việc xem

xét mối quan hệ tín dụng thì ngân hàng còn đánh giá lịch sử giao dịch của khách hàng

thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Khi khách hàng có tài khoản

tại ngân hàng thì việc thu lợi từ những dịch vụ mà khách hàng sử dụng cũng là điều mà

các ngân hàng không nên bỏ qua.

5.3. Đối với người mua

Chúng ta biết rằng, bao thanh toán là một loại hình tài trợ cho doanh nghiệp xuất

khẩu nhưng doanh nghiệp nhập khẩu cũng có thể thu được những khoản lợi cho. Đó là:

− Các khó khăn về ngôn ngữ sẽ được giải quyết bởi đơn vị bao thanh toán.

− Người mua được nhận hàng và sử dụng hàng mà không cần phải thanh toán tiền

ngay.

− Không phải trả phí bao thanh toán.

− Người mua có quyền chỉ thanh toán tiền hàng khi hàng hóa tuân theo đúng như

tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng.

− Không cần phải mở thư tín dụng cho từng lần nhập hàng, do đó không phải ký

quỹ.

Chúng ta biết rằng, thư tín dụng vẫn là phương tiện thanh toán được sử dụng phổ

biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng thư tín dụng, nhằm tạo sự tin tưởng đảm bảo

việc thanh toán cho người bán, người mua thường yêu cầu ngân hàng của mình phát

hành thư tín dụng cho người bán. Song, thủ tục mở thư tín dụng rất tốn kém và mất thời

gian. Đó là lý do vì sao khi sử dụng bao thanh thì người mua sẽ giảm được những chi

phí này, cũng như không phải ký quỹ và nhận được hàng một cách nhanh chóng. Đây

chính là ưu điểm lớn nhất của bao than toán mà nhóm nghĩ người mua có được khi sử

dụng dịch vụ.



22



Rõ ràng, qua những gì mà nhóm vừa trình bày thì cả người bán, người mua cùng

đơn vị bao thanh toán đều có thể thu được những khoản lợi cho mình khi tham gia thực

hiện. Tuy nhiên, bất kì một nghiệp vụ nào cũng mang đến những rủi ro nhất định và bao

thanh toán cũng không phải là ngoại lệ.

Phần tiếp theo, nhóm sẽ trình bày về những rủi ro mà các bên có thể gặp phải khi

tham gia thực hiện bao thanh toán.

6. Rủi ro của hoạt động bao thanh toán

Tuy có rất nhiều điểm thuận lợi song hoạt động bao thanh toán cũng ẩn chứa

nhiều rủi ro đối với các bên liên quan. Rủi ro này có thể đến từ người bán, từ người

mua, từ các đơn vị bao thanh toán hay các yếu tố khác.

6.1. Rủi ro cho người bán

6.1.1. Nguy cơ mất khách hàng

Trong nghiệp vụ bao thanh toán, người bán có khả năng mất đi khách hàng khi

việc mua bán khoản thanh toán bị tiết lộ.

Vì để kí kết hợp đồng bao thanh toán, người bán phải gửi thông báo cho người

mua để xác nhận số tiền hợp đồng người mua phải thanh toán cho đơn vị bao thanh

toán. Khi người mua nhận được thông báo từ người bán, thì khả năng người mua thắc

mắc về tình hình tài chính của người bán là hoàn toàn có thể xảy ra. Người mua có thể

sẽ tự đặt câu hỏi cho chính mình rằng: “Tình hình tài chính của người bán có tốt

không? Liệu người bán có thể cung cấp hàng theo đúng như tiêu chuẩn đã cam kết

trong hợp đồng không khi người bán phải tìm đến phương thức tài trợ là bao thanh

toán?”…

Những lý do này có thể sẽ dẫn đến nguy cơ rằng, người mua sẽ tìm đến nhà cung

cấp khác ổn định hơn và từ đó người bán có thể mất đi hợp đồng của mình.

6.1.2. Nguy cơ rò rỉ thông tin

Chúng ta biết rằng, để sử dụng bao thanh toán thì người bán phải giao sổ cái bán

hàng cho đơn vị bao thanh toán để đơn vị bao thanh toán quản lý việc theo dõi khoản

phải thu và thu hồi nợ. Song chính điều này cũng có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp

khi toàn bộ dữ liệu thông tin về khoản phải thu đã bị ngân hàng nắm giữ. Đây có thể là

kẻ hở để cho ngân hàng có thể trục lợi từ những thông tin này.

Chẳng hạn như một cán bộ ngân hàng tiến hành công việc thẩm định bộ hồ sơ đề

nghị bao thanh toán thì những thông tin mà người cán bộ đó nắm giữ chính là sổ cái bán



23



hàng, tính năng của sản phẩm, trị giá khoản phải thu. Đó chính là mối nguy hại cho

người bán nếu như toàn bộ những thông tin đó bị tiết lộ ra ngoài.

6.1.3. Năng lực thẩm định của đơn vị bao thanh toán

Rủi ro này xảy ra do sự yếu kém trong khâu thẩm định người mua của đơn vị bao

thanh toán dẫn đến gây thiệt hại cho người bán, đặc biệt trong phương thức bao thanh

toán có truy đòi. Đó có thể là do trình độ của cán bộ thẩm định còn yếu kém, thông tin

người mua cung cấp không tin cậy và cũng có thể là do ý thức, trách nhiệm của cán bộ

thẩm định, thậm chí là có những hành vi cố tình thẩm định một cách sơ sài nhằm trục

lợi cho bản thân từ khoản tiền “lót tay” của người mua.

Chúng ta giả sử rằng: người bán rất có thiện chí trong việc cung ứng và giao hàng

đúng hạn như theo cam kết trong hợp đồng nhưng lại gặp phải rủi ro mất khả năng

thanh toán từ phía người mua sẽ khiến người bán đặt dấu hỏi về năng lực thẩm định của

đơn vị bao thanh toán. Và khả năng người bán tìm đến đơn vị bao thanh toán khác có

năng lực thẩm định chuyên nghiệp và tin cậy hơn là điều họ hoàn toàn có thể cân nhắc.

Trên đây chính là những rủi ro mà nhóm nghĩ người bán có thể sẽ gặp phải trong

quá trình sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán. Phần sau nhóm xin trình bày về những rủi

ro của đơn vị đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định bao thanh toán có được

thực hiện hay không _ đơn vị bao thanh toán.



24



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

×