Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.08 KB, 155 trang )
tộc Việt Nam, do đó nguồn kiều hối được coi là một nguồn lực quan trọng
cho phát triển kinh tế. Nhằm khuyến khích, quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn kiều hối, từ năm 1982 đến nay, Chính phủ và các Bộ, Ngành đã xây
dựng nhiều văn bản quy định về quản lý kiều hối.
3.2.2 Phương thức chuyển tiền kiều hối tại Việt Nam
Ở Việt Nam, kiều hối chảy về nước cũng thông qua hai phương thức:
chuyển tiền kiều hói qua kênh chính thức và kênh phi chính chính thức.
3.2.3 Thực trạng của dòng kiều hối chảy vào Việt Nam
*) Nguồn hình thành kiều hối ở Việt Nam
Kiều hối được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: một là Việt kiều ở
nước ngoài, hai là người Việt Nam đi xuất khẩu lao động; còn lại là của các
chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh đang làm việc và học tập ở nước ngoài.
Nguồn kiều hối có thể được chuyển vào Việt Nam thông qua kênh
chính thức và kênh không chính thức.
*) Sự phân bổ nguồn kiều hối tại Việt Nam
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, năm 2012, lượng kiều hối về
Việt Nam đạt mức 10 tỷ USD, năm 2013 đạt 12 tỷ USD. Nguồn kiều hối
vào Việt Nam bao gồm: + Một phần chuyển trực tiếp cho người thân, gia
đình, bạn bè nhằm giúp họ cải thiện khó khăn trang trải cuộc sống; + Một
phần lượng kiều hối tập trung trong các lĩnh vực y tế, giáo dục như tài trợ
cho các dự án xây dựng cải tạo trường học, góp vốn đầu tư vào các bệnh
viện tư có quy mô lớn; + Một phần kiều hối đầu tư vào doanh nghiệp vừa
và nhỏ như lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch, thủ công mây tre, chế
biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu …; + Một phần kiều hối tập trung ở
một số lĩnh vực công nghệ có hàm lượng chất xám cao như lĩnh vực thiết bị
21
kỹ thuật, thiết bị xây dựng, viễn thông thông tin… ; + Ngoài ra một phần
lớn kiều hối đang chuyển dần vào thị trường bất động sản và chứng khoán.
3.2.4 Phân tích tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội ở
Việt Nam
3.2.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam
Kiều hối có nhiều tácđộng tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam như: kiều hối là một trong hai nguồn vốn (cùng với dòng vốn đầu
tư trực tiếp FDI) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các nguồn vốn từ bên
ngoài vào Việt Nam và có xu hướng tăng lên qua các năm; có vai trò quan
trọng đối với tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng; là dòng tiền vào ổn định tạo
nguồn bù cân bằng cán cân vãng lai; có những đóng góp tích cực đến sự
phát triển của thị trường tài chính vì những khoản tiền này làm tăng nguồn
cung ứng vốn cho các tổ chức tài chính; góp phần giải quyết khủng hoảng
và tăng uy tín tín dụng; đồng thời giúp tăng thu nhập của người dân và góp
phần giảm đói nghèo...
3.2.4.2 Những tác động tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam
Kiều hối cũng gây một số bất ổn kinh tế vĩ mô cho quốc gia nhận kiều
hối như luồng kiều hối chảy vào làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ lên giá; để
can thiệp tránh cho nội tệ lên giá, NHNN phải mua ngoại tệ vào, tăng gánh
nặng cho NHNN khi chi phí can thiệp tăng; kiều hối là nguyên nhân làm gia
tăng hiện tượng đô la hóa nền kinh tế... Như vậy, kiều hối có tác động tiêu
cực đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
22
3.3 Vận dụng bài học kinh nghiệm về thu hút, quản lý và sử dụng có
hiệu quả nguồn kiều hối của Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines
trong
chính sách kiều hối của Việt Nam.
Bài học kinh nghiệm thứ nhất, xuất phát từ kiều hối là nguồn tiền
gửi của người định cư ở nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân trong nước, ba
quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines đều chú trọng đến chính sách thu
hút kiều bào về nước mỗi năm một cởi mở và thông thoáng hơn, nhằm
khuyến khích họ chuyển tiền kiều hối về nước cải thiện cuộc sống cho người
thân nơi quê nhà hoặc đầu tư phát triển sản xuất góp phần phát triển kinh tế
xã hội đất nước.
Bài học kinh nghiệm thứ hai, về sử dụng kiều hối của Trung Quốc
để phát triển sản xuất thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ
không đủ điều kiện để vay vốn ở các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng
thông qua các quỹ gọi là TVEs (township and village enterprises).
Bài học kinh nghiệm thứ ba, về thu hút người tài ở nước ngoài về
nước của chính phủ Trung Quốc. Người định cư ở nước ngoài gửi kiều hối về
nước được chia làm hai nhòm đối tượng: một là những người định cư dài hạn
ở nước ngoài có tiềm lực mạnh về kinh tế, có tri thức, có tài và hai là những
người xuất khẩu lao động thuần túy. Với hai đối tượng này thì tiềm lực kiều
hối cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước thực sự phải xuất phát từ nhóm
đối tượng thứ nhất. Vì vậy những chính sách thu hút người tài của Trung
Quốc là những bài học đáng quý cho chính sách kiều hối của Việt Nam.
Bài học kinh nghiệm thứ tư, về chính sách khuyến khích xuất khẩu
lao động của Philipines. Những lao động xuất khẩu ra nước ngoài gửi tiền về
nước là một trong những kênh kiều hối quan trọng, vì vậy để tăng cường
23
nguồn kiều hối cho đất nước, một trong những chính sách kiều hối quan trọng
là thúc đẩy lao động xuất khẩu ra nước ngoài, một mặt giải quyết công ăn
việc làm, đào tạo nghề theo hướng chuyên sâu, học hỏi nền văn minh các
nước phát triển, một mặt gửi tiền về cho người thân giúp cải thiện đời sống
quê nhà, góp phần công cuộc xóa đói giảm nghèo
3.4 Một số kiến nghị về chính sách kiều hối của Việt Nam
Một là, thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thuế VAT; các cư quan ban
ngành cần hướng dẫn rõ các thủ tục hành chính cho bà con; rút ngắn thời
gian đăng ký cấp phép kinh doanh, cho thời hạn bằng lái xe đối với kiều
bào lâu hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư lâu dài; các chính sachs
phải được cụ thể hóa theo từng địa phương.
Hai là, Nhà nước cần tạo dựng chính sách hợp tình hợp lý cần thiết
để tất cả nười Việt Nam dù ở bất kỳ quốc gia nào, với quốc tịch thứ hai nào
cũng nhận thấy mình là người Việt Nam với đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi
của một công dân Việt Nam, bình đẳng với mọi công dân khác không phân
biệt đối xử, điều này càng khuyến khích những người định cư ở nước ngoài
lòng yêu nước và mong muốn đầu tư đóng góp xây dựng đất nước.
Ba là, Nhà nước cần có nhiều hơn nữa những quy định thông
thoáng hơn trong việc mua nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư
ở nước ngoài trong việc làm thủ tục giấy tờ hành chính, bảo vệ quyền lợi
chính đáng của họ khi mua nhà.
Bốn là, cần điều chỉnh chính sách thuế thu nhập sao cho hợp lý,
vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách vừa khuyến khích được người lao động
có mức lương cao phải nộp thuế vẫn thấy thỏa đáng với công sức lao động
của họ.
24