Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.08 KB, 155 trang )
ở nước ngoài gửi tiền về nước cho thân nhân có thể chi dùng số tiền đó theo nhu
cầu.
Ngay sau khi Quyết định số 151/HĐBT ban hành, Bộ Ngoại Thương và
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư liên bộ số 9/TTLB-NgT-NH ngày
31/01/1983 và Thông tư số 34/NH-TT ngày 10/02/1983 của Ngân hàng Nhà
nước hướng dẫn thi hành Quyết định số 151/HĐBT. Tại hai thông tư này đã quy
định cụ thể về việc gửi và nhận tiền của gia đình có người thân ở nước ngoài.
Trong đó, nhấn mạnh việc không hạn chế số ngoại tệ gửi về, nhưng hạn chế rút
tiền cho chi dùng cá nhân, khuyến khích rút tiền đầu tư mở rộng và phát triển
sản xuất sẽ không hạn chế về số lượng. Ngoài ra, Nhà nước còn khuyến khích
người nhận tiền gửi vào Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa sẽ được thưởng thêm
ngoài phần lãi suất được hưởng theo quy định. Nếu ký gửi ngoại tệ tại ngân
hàng các cấp, người gửi tiền kiều hối sẽ được mở tài khoản ngoại tệ theo chế độ
của người không cư trú, được miễn lệ phí mở tài khoản, được hưởng lãi suất
bằng ngoại tệ do ngân hàng công bố và được phép chuyển cả vốn lẫn lãi về nước
hoặc chuyển cả vốn lẫn lãi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá có thưởng.
Năm 1986 đánh dấu quá trình đổi mới của nước ta, ngày 15/05/1986 Chỉ
thị 126/CT quy định bổ sung một số chế độ đối với người nhận tiền, nhận hàng
do thân nhân định cư ở các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa gửi về, nếu gửi
tiền về sẽ không hạn chế về số lượng và số lần gửi nhưng nếu gửi hàng hóa sẽ
chỉ được 04 lần /năm (đến lần thứ tư thì phải khai báo và nộp thuế), quyết định
này khuyến khích gửi tiền về nhiều hơn là gửi hàng hóa.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và hỗ trợ quản lý
kiều hối theo chính sách, ngày 10/07/1987, Ban Việt Kiều Trung ương đã ra
Thông tư số 04/TT-VK nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân người Việt
Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài muốn đứng ra tổ chức hoạt động
98
chuyển tiền, hàng do người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nguyện vọng gửi
về cho thân nhân trong nước. Thông tư này đã cho phép các cá nhân hoặc tổ
chức đứng ra làm trung gian chuyển tiền cho người gửi và người nhận tiền kiều
hối thay vì người gửi và người nhận chỉ giao dịch qua ngân hàng. Cá nhân hoặc
tổ chức muốn làm đại lý chuyển tiền chỉ cần gửi đơn qua Ban Việt Kiều Trung
ương để đăng ký xin phép Nhà nước.
Ngày 10/10/1987, Chỉ thị 292/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy
định về việc thực hiện Chỉ thị 126/CT: “Nhà nước quy định NHNN có trách
nhiệm nghiên cứu, điều chỉnh tỷ giá linh hoạt và kịp thời trên cơ sở tỷ giá chính
thức cộng thêm tỷ lệ thưởng khuyến khích thích hợp, và tỷ giá kiều hối do
NHNN công bố 03 tháng một lần (trừ trường hợp có biến động lớn về giá cả).
Thời kỳ này, tuy có những quy định mở về chuyển tiền kiều hối nhưng
trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế đối với nguồn tiền này, thể hiện ở một số
điểm sau:
- Thứ nhất, nguồn kiều hối vào Việt Nam vẫn còn bị hạn chế do bắt buộc
chi chuyển qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, việc chi trả kiều hối thông
qua Sổ nhận tiền hoặc đơn xin nhận tiền do Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố
cấp
- Thứ hai, người nhập cảnh phải khai báo số ngoại tệ mang theo vào Việt
Nam, số ngoại tệ đó phải được xác nhận ở Hải quan mới được coi là hợp pháp và
hợp thức để sử dụng ở Việt Nam.
- Thứ ba, người nhận tiền kiều hối nếu rút ra bằng đồng Việt Nam theo tỷ
giá quy định của NHNN công bố định kỳ 03 tháng /lần, hạn chế số lượng rút tiền
cho mỗi lần rút.
- Thứ tư, việc quản lý của Nhà nước về nguồn tiền kiều hối còn nhiều chặt
chẽ nên gây ra nhiều bất cập trong quản lý nguồn kiều hối, do việc quy định tỷ
99
giá của NHNN luôn thấp hơn so với thị trường tự do nên người thụ hưởng nguồn
tiền này đã thực hiện rút ngoại tệ và bán ra trên thị trường tự do mà không bán
cho ngân hàng, gây ra có một số lượng ngoại tệ lớn lưu hành trên thị trường tự
do mà NHNN không thể kiểm soát được đã gây khó khăn cho NHNN trong việc
thống kê số liệu lập cán cân thanh toán và hệ thống ngân hàng cũng không thể sử
dụng số ngoại tệ này để phục vụ cho nhu cầu thanh toán quốc tế.
Từ sau năm 1990, các quy định mang tính hạn chế trên đã dần được xóa
bỏ và điều chỉnh theo hưởng thông thoáng cởi mở hơn về thu hút và quản lý
nguồn tiền kiều hối.
Ngày 17/08/1998, Nghị định 63/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về
quản lý ngoại hối bao gồm 10 chương 45 điều quy định cụ thể và chi tiết từ đối
tượng và phạm vi điều chỉnh; quản lý Nhà nước về ngoại hối; mở tài khoản sử
dụng ngoại tệ của người cư trú và người không cư trú.
Ngày 19/08/1999, Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ban hành về việc khuyến khích người Việt Nam sống định cư ở nước
ngoài chuyển tiền về nước là một bước đột phá trong việc thu hút nguồn kiều hối
gửi về Việt Nam. Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản
ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng
như trước đây, quyền lợi của người nhận và người gửi được đảm bảo đồng thời
các hình thức chuyển tiền được mở rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ
nước ngoài về Việt Nam. Ngay sau đó, NHNN đã ban hành Thông tư số
02/2000/TT-NHNN ngày 24/02/2000 hướng dẫn thi hành Quyết định số
170/1999/QĐ-TTg và Quyết định số 878/2002/QĐ-NHNN ngày 19/08/2002
sửa đổi và bổ sung một số điều tại Thông tư 02 với mục đích là hoàn thiện mạng
lưới của các tổ chức nhận và chi trả ngoại tệ để đảm bảo thời gian chuyển nhanh,
100
an toàn cho người nhận và đảm bảo dịch vụ chuyển tiền tuân thủ theo các quy
định của pháp luật.
Ngày 11/05/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2001/NĐ-CP về
việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam. Nghị
định làm rõ đối tượng được mua nhà gồm người đầu tư lâu dài ở Việt Nam,
người có đóng góp với đất nước, các nhà văn hóa, nhà khoa học và chuyên gia
về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam.
Ngày 25/05/2005, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại
giao và Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT/BKH-BTPBCA hướng dẫn người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở Việt Nam khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế trong nước: Nhà
đầu tư có thể đầu tư qua hình thức mua cổ phần, góp vốn thành lập doanh
nghiệp, có thể tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp…
Ngày 22/05/2006 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định số 77/2006/QĐ-UBND về chương trình hành động của Uỷ ban nhân
dân thành phố thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ chính trị, Chương trình
hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên
địa bàn thành phố (trong đó có các nghiên cứu điều chỉnh bổ sung kịp thời các
chính sách nhằm khuyến khích đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của kiều hối).
Ngày 19/01/02007, Nghị quyết số 3/2007/NQ-CP của Chính phủ nhấn
mạnh những giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế-xã
hội và ngân sách Nhà Nước năm 2007 (trong đó có chính sách khuyến khích thu
hút mạnh nguồn kiều hối).
Tóm lại, tất cả các quy định văn bản trên là hành lang pháp lý quan trọng
trong việc thu hút và quản lý nguồn kiều hối tại Việt Nam.
101
3.2.2 Phương thức chuyển tiền kiều hối tại Việt Nam
Ở Việt Nam, kiều hối chảy về nước cũng thông qua hai phương thức:
chuyển tiền kiều hói qua kênh chính thức và kênh phi chính chính thức.
*) Kiều hối chuyển theo kênh chính thức
Chuyển qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức được Ngân hàng Nhà Nước
cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho
các tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ, các tổ chức tín dụng làm đại
lý cho các tổ chức tín dụng được phép, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài
chính bưu chính quốc tế và các cá nhân mang theo ngoại tệ hộ cho kiều bào ở
nước ngoài, có khai báo với Hải Quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước
ngoài gửi cho người thụ hưởng ở trong nước. Hiện nay phương thức chuyển tiền
thông qua con đường chính thức đã phổ biến rộng rãi vì sự nhanh chóng và an
toàn. Tuy nhiên cũng rất nhiều kiều bào e ngại vì phải chứng minh tính pháp lý
của món tiền, đồng thời phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao.
*) Đặc điểm của phương thức này là:
-
Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu (trong trường hợp khách hàng sử
dụng dịch vụ chuyển tiền ngay của các Tổ chức chuyển tiền nhanh có các
đại lý đặt tại Ngân hàng, công ty kiều hối)
-
An toàn.
*) Nhược điểm của phương thức này:
-
Giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cao hơn (mua vào thấp hơn) thị trường
tự do
-
Phải xuất trình nhiều giấy tờ.
*) Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức
Là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vào
quốc gia đó mà không khai báo tại Hải Quan cửa khẩu hoặc qua đường dây
102
ngầm của dịch vụ chuyển tiền tư nhân không qua hệ thống ngân hàng và các
công ty kiều hối được cấp giấy phép nhận và chi trả ngoại tệ. Loại hình này được
thực hiện dựa trên cơ sở quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Phương thức chuyển
tiền này đơn giản. Chỉ cần điện 2 lần điện thoại: một cho cá nhân làm dịch vụ
chuyển tiền và một cuộc điện thoại cho thân nhân ở Việt Nam đến địa điểm chi
trả hoặc đường dây chi trả sẽ đến tận nhà của kiều quyến để thực hiện chi trả.
*) Đặc điểm của phương thức này là:
-
Giá ngoại tệ bán ra thấp hơn (mua vào cao hơn) tỷ giá bán ra và mua vào
của các ngân hàng thương mại.
-
Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ.
-
Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu.
*) Nhược điểm của phương thức này:
-
Phí cao.
-
Không an toàn.
Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, quy mô của thị truờng kiều hối
được chuyển qua kênh phi chính thức xấp xỉ ngang bằng với thị trường kiều hối
được chuyển qua kênh chính thức. Để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối
qua kênh chính thức phát triển mạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi
chính thức, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi
bỏ nhiều qui định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về
Việt Nam đối với người nhận và người gửi.
3.2.3 Thực trạng của dòng kiều hối chảy vào Việt Nam
*) Nguồn hình thành kiều hối ở Việt Nam
Hiện nay có hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học
tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ, có tiềm lực đáng kể về kinh tế, tri thức. Mỗi
năm, có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước, trong đó rất nhiều người về để
103
tìm hiểu cơ hội kinh doanh. Đến nay, cả nước đã có khoảng 3.500 công ty được
thành lập hoặc góp vốn từ kiều bào, với tổng số vốn đăng ký hơn 8,4 tỷ USD.
Như vậy, kiều hối được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: một là Việt kiều
ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở Mỹ, Pháp, Canada, Đài Loan, Đức, Nga, Cộng
Hòa Séc….và một số nước Châu Âu và hai là người Việt Nam đi xuất khẩu lao
động; còn lại là của các chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh đang làm việc và học
tập ở nước ngoài.
Nguồn kiều hối có thể được chuyển vào Việt Nam thông qua kênh chính
thức và kênh không chính thức. Các kênh chuyển kiều hối chính thức bao gồm
các công ty kiều hối, các ngân hàng thương mại được phép làm dịch vụ chuyển
tiền quốc tế, các công ty chuyển tiền, công ty bưu chính. Các tổ chức này chịu sự
quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước. Còn các kênh chuyển tiền không
chính thức cũng rất đa dạng. Thực tế là có một lượng không nhỏ kiều hối chảy
vào Việt nam do kiều bào trực tiếp cầm về hoặc nhờ bè bạn, người thân cầm về
giúp. Một nguồn khác được chuyển theo con đường không chính thức bởi các
phi công, tiếp viên hàng không hay những người thường xuyên di chuyển giữa
các nước. Tuy nhiên, kênh chuyển kiều hối không chính thức nhiều nhất là qua
các đường dây chuyển tiền, trong đó, người gửi tiền chỉ cần chuyển tiền mặt kèm
địa chỉ hoặc số điện thoại người nhận cho một cơ sở nào đó nhận tiền ở nước
ngoài, cơ sở đó sẽ làm việc với cơ sở trong đường dây của họ ở Việt Nam, sau
đó, người nhận ở Việt Nam có thể được nhận tiền ngay tại nhà hoặc qua đường
bưu điện.
Kinh nghiệm từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines … cho
thấy, lượng kiều bào sống tại các quốc gia chính là cầu nối hữu hiệu để phổ cập
rộng rãi hàng hóa của các quốc gia này. Bởi dù sống, làm việc tại bất cứ quốc gia
nào thì nếp sống, thói quen sinh hoạt của kiều bào các nước nói chung, người
104
Việt ở nước ngoài nói riêng, vẫn giữ những đặc trưng riêng; chưa kể ý thức dân
tộc và tình cảm hướng về quê hương khiến họ dành nhiều ưu ái cho các sản
phẩm quê nhà.
*) Sự phân bổ nguồn kiều hối tại Việt Nam
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, năm 2012, lượng kiều hối về Việt
Nam đạt mức 10 tỷ USD, năm 2013 đạt 12 tỷ USD. Nguồn kiều hối vào Việt
Nam bao gồm:
+ Một phần chuyển trực tiếp cho người thân, gia đình, bạn bè nhằm giúp
họ cải thiện khó khăn trang trải cuộc sống;
+ Một phần lượng kiều hối tập trung trong các lĩnh vực y tế, giáo dục như
tài trợ cho các dự án xây dựng cải tạo trường học, góp vốn đầu tư vào các bệnh
viện tư có quy mô lớn;
+ Một phần kiều hối đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ như lĩnh vực
nhà hàng, khách sạn, du lịch, thủ công mây tre, chế biến nông sản, thực phẩm
xuất khẩu như Nhà may Đông Tài của doanh nhân kiều bào Phạm Nam (kiều
bào Anh), xưởng làm chăn gối đồ trang trí nội thất Hoài Bắc (kiều bào Canada)
ở Hải Dương, công ty giày da Thiên Vinh ở Hải Phòng… là những mô hình điển
hình
+ Một phần kiều hối tập trung ở một số lĩnh vực công nghệ có hàm lượng
chất xám cao như lĩnh vực thiết bị kỹ thuật, thiết bị xây dựng, viễn thông thông
tin… điển hình như Công ty cửa sổ chống ồn EBM Window, công ty làm mực in
Pacific Ink, công ty buôn bán hóa chất phục vụ công nghệ cao của ông Nguyễn
Thành Mỹ (kiều bào Canada),công ty Perfect cung cấp các sản phẩm dụng cụ thể
thao của bà Thủy (kiều bào Canada)…
+ Ngoài ra một phần lớn kiều hối đang chuyển dần vào thị trường bất
động sản và chứng khoán.
105
*) Thực trạng nguồn kiều hối tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều
nhất thế giới. Kiều hối đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu
hụt cán cân vãng lai và là nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế. Đồng thời, kiều
hối giúp Việt Nam hạn chế rủi ro huy động vốn và giảm sự phụ thuộc vào nguồn
vốn nước ngoài. Vì vậy, việc khơi thông dòng kiều hối có một ý nghĩa quan
trọng trong chính sách tiền tệ và dịch vụ ngân hàng hiện nay.
Trước năm 1987, quy định về kiều hối yêu cầu những khoản tiền do kiều
bào Việt Nam ở nước ngoài (Việt kiều) bắt buộc chỉ được rút ra bằng VND tại
ngân hàng. Quy định này đã khiến rất nhiều kiều bào hạn chế gửi ngoại tệ về
Việt Nam, mà thay vào đó, họ chủ yếu gửi về hàng hóa mà người thân của họ có
thể dễ dàng bán trên thị trường như thuốc y tế, đồ gia dụng, đồ điện tử...Giá trị
lượng hàng hóa và lượng tiền được gửi về Việt Nam ước tính khoảng 100 đến
200 triệu USD hàng năm. Đến khoảng giữa những năm 80, những thay đổi căn
bản trong chính sách về kiều hối, Việt Nam đã tiếp nhận một lượng lớn dòng
ngoại tệ từ các kiều bào nước ngoài. Trung bình, một người Việt Nam ở nước
ngoài khi đó gửi về nước ước tính khoảng 1000 USD một năm. Những dòng vốn
này thực sự đã có những tác động to lớn đối với các cá nhân nhận tiền nói riêng
cũng như đối với sự phát triển kinh tế nói chung. Trong nỗ lực nhằm thu hút
thêm nhiều kiều bào nước ngoài gửi tiền về đầu tư cho quê hương, tháng 2 năm
2000, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách hai giá trong đó cung ứng
mức giá thấp hơn cho người Việt Nam so với người nước ngoài trong hoạt động
du lịch và nhiều dịch vụ khác. Để tiếp tục khơi thông dòng vốn quan trọng này,
năm 2002, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 78 với nội dung chính là
cho phép mở rộng các loại hình tổ chức có thể nhận và chuyển kiều hối giữa kiều
bào nước ngoài và dân chúng trong nước. Đồ thị dưới đây cho thấy nguồn kiều
106
hối chuyển vào Việt Nam tăng dần qua các năm, năm 1997, lượng kiều hối có
giảm sút một chút nhưng lại hồi phục lại mức tăng trong giai đoạn 1998 - 2005.
Hình 3.1. Dòng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010
(Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế - IFS và tổng hợp của tác giả)
Những năm gần đây (2006 - 2010), luồng kiều hối lại chảy mạnh vào Việt
Nam. Lượng kiều hối vào Việt Nam luôn đạt trung bình trên 3 tỷ USD từ năm
2004 cho đến nay. Tổng cộng, từ năm 2000 ước tính có khoảng trên 48 tỷ USD
kiều hối chuyển vào Việt Nam. Trên thực tế, lượng kiều hối phi chính thức còn
cao hơn nhiều, chiếm khoảng 30% - 60%, do đó lượng kiều hối còn cao hơn cả
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy rất khó xác định được nguồn gốc. Năm
2010, với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục nhận được dòng
kiều hối với giá trị lớn hơn, đạt 8 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ so với năm 2009 (tương
đương tăng 27%). Cũng trong năm này, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp
vào vị trí 16/20 quốc gia tiếp nhận nguồn kiều hối lớn nhất thế giới, đứng thứ hai
ở Đông Nam Á sau Philippines. Năm 2011, Việt Nam thu hút hơn 9 tỷ USD từ
107
kiều hối, đặc biệt, năm 2012 dòng tiền này đã lên đến hơn 10 tỷ USD và năm
2013 là 12 tỷ USD, đây thực sự là điểm nhấn trong hoạt động thu hút kiều hối ở
Việt Nam.
*) Những yếu tố chủ yếu đóng góp vào sự gia tăng của dòng kiều hối:
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đạt quy mô lớn và tăng lên do nhiều
yếu tố. Trước hết, Việt Nam có số lượng kiều bào ở nước ngoài lớn (hơn 4,5
triệu người, sống ở 103 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới) phần nhiều tại các
nước phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao, như Mỹ, Canada,
Australia, Pháp... có một bộ phận có chí hướng, cần cù, có trí tuệ làm ăn phát đạt
và có số lao động lên tới trên 400 nghìn người đang làm việc ở 40 nước và vùng
lãnh thổ và hàng năm có 70- 80 nghìn người được đi làm việc theo hợp đồng.
Tính toán sơ bộ, tổng số tiền mà số lao động này trong một vài năm gần đây đưa
về lên đến 1,5- 2 tỷ USD/năm, bình quân 1 lao động gửi về 4000 - 5000 USD,
tương đương với khoảng 100 triệu đồng theo tỷ giá thực tế hiện nay, gấp nhiều
lần thu nhập khi làm việc ở trong nước dôi ra của số lao động này.
Một yếu tố quan trọng là do sự đổi mới, mở cửa hội nhập của đất nước và
sự thông thoáng, cởi mở của chính sách nhà nước đối với kiều hối. Theo đó, Việt
kiều có thể chuyển tiền về nước để mua nhà ở, gửi cho người thân để đầu tư,
kinh doanh dưới hình thức cho vay, cho mượn vốn. Nhà nước cho phép người
thụ hưởng được nhận ngoại tệ tiền mặt hoặc mở tài khoản ngoại tệ ở các ngân
hàng thương mại. Phí chuyển tiền được Nhà nước quy định ở mức rất thấp, chỉ
bằng 0,05% tổng số tiền chuyển về, không hạn chế số lượng, người nhận kiều
hối không phải chịu thuế thu nhập. Nhà nước cho phép nhiều tổ chức, như các
ngân hàng thương mại, bưu điện, công ty làm dịch vụ chuyển tiền kiều hối.
Người thụ hưởng kiều hối không bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng
108