Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.08 KB, 155 trang )
có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước
ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là các khoản
chuyển tiền (ròng)”. Mặc dù việc chuyển tiền (remittances) có thể
mang tính quốc tế hoặc nội địa (giữa các vùng khác nhau của cùng một
nước) nhưng trong luận án chỉ đề cập đến việc chuyển tiền quốc tế
(international remittances). Theo Puri & Ritzema (1999), kiều hối
(international remittances) có thể được định nghĩa là “phần thu nhập
của người lao động ở nước ngoài gửi về nước”.
Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày
19/08/1999 đã giải thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các ngoại
tệ tự do chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức
sau:Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;
Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài
chính bưu chính quốc tế; Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt
Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo
ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải
quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho người thụ
hưởng ở trong nước.
Như vậy, quan điểm về định nghĩa kiều hối của Việt Nam thống
nhất với định nghĩa của Ngân hàng thế giới và luận án dựa vào quan
điểm thống nhất này làm cơ sở lý luận cho phân tích.
1.1.2 Sơ lược về dòng chu chuyển kiều hối toàn cầu
Trên khắp thế giới, nhóm nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm
2010 bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Philippin và Pháp. Báo cáo
mới cập nhật của Ngân hàng thế giới (WB) nhận định kiều hối toàn thế giới
năm 2013 ước tính đạt 534 tỉ USD và sẽ tăng lên 685 tỉ USD vào năm 2015.
8
Trong đó, các nước đang phát triển sẽ nhận được tổng cộng 406 tỉ USD
kiều hối năm 2012, tăng 6,5% so với năm 2011. Dẫn đầu danh sách này là
Ấn Độ với 70 tỉ USD. Theo sau là Trung Quốc (66 tỉ USD), Philippines và
Mexico (cùng 24 tỷ USD), Nigeria (21 tỉ USD), Hy Lạp (18 tỉ USD),
Pakistan và Bangladesh (cùng 14 tỉ USD).
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối giữa các quốc gia
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 3 nhóm nhân tố cơ bản có thể tác
động đến dòng kiều hối: 1) nhóm các yếu tố tác động bởi tình cảm
(altruistic); 2) nhóm các yếu tố kinh tế vi mô (micro-economic) và 3) nhóm
các yểu tố kinh tế vĩ mô (macro-economic)
Từ những nhân tố cơ bản có thể tác động đến dòng kiều hối, có thể
phân tích những nguyên nhân hình thành dòng tiền kiều hối giữa các quốc
gia như sau:
Nguyên nhân thứ nhất là khoảng cách chênh lệch về tiền lương giữa
nước giàu và nước nghèo.
Nguyên nhân thứ hai là do những người định cư ở nước ngoài có nhu
cầu muốn trở về quê hương đầu tư sản xuất kinh doanh với mong muốn tìm
kiếm lợi nhuận và đóng góp công sức của bản thân trong công cuộc xây
dựng và phát triển quê hương.
Nguyên nhân thứ ba là người di cư thường gửi tiền về nhà vì anh ta
quan tâm tới cuộc sống của gia đình anh ta ở quê nhà. Với động cơ này,
người đi lao động hoặc sống ở nước ngoài cảm thấy giảm bớt lo lắng cho
gia đình của mình tại quê hương họ.
Nguyên nhân thứ tư có thể phân tích về nhân khẩu học. Khi dân số
ngày càng già đi, các quốc gia phát triển sẽ phải tìm các nguồn lao động
khác để thúc đẩy kinh tế bởi lẽ nếu không có những người lao động mới,
9
chính phủ sẽ tới lúc không đủ tiền để trả lương hưu cho số người già
đang tăng.
Nguyên nhân thứ năm là do các quốc gia tiếp nhận kiều hối ngày càng
đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút dòng tiền kiều hối về nước,
coi như một dòng vốn ngoại tệ từ bên ngoài.
Nguyên nhân thứ sáu là thanh toán các khoản nợ. Thông thường các
gia đình phải vay tiền để trang trải chi phí cho người đi xuất khẩu lao động
hoặc sang học tập ở nước ngoài, với hy vọng rằng sau một thời gian lao
động và học tập hoặc có việc làm, họ sẽ gửi một phần tiền về để thanh toán
một phần hoặc toàn bộ các khản nợ trước đó. Đây thực chất giống như một
khoản đầu tư.
Động cơ cuối cùng có thể xem xét là động cơ đồng bảo hiểm. Người di
cư có thể đầu tư vào bất kể tài sản tài chính nào tại nước mình làm việc,
nhưng lại không thể tránh được những rủi ro do thị trường tài chính không
hoàn hảo. Chính vì vậy, một chỗ dựa vững chắc để giảm thiểu rủi ro này là
chuyển tiền về cho gia đình.
1.1.4 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước
đang phát triển
1.1.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã
hội của các nước đang phát triển
Những đóng góp tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội trên
một số điểm nổi bật sau: kiều hối là kênh cung cấp ngoại tệ mạnh, làm tăng
dự trữ ngoại hối và tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai; góp phần thúc đẩy
đầu tư và tiêu dùng, là động lực cho tăng trưởng kinh tế; kiều hối mang
tính ổn định, giảm thiểu rủi ro tín dụng và gánh nặng nợ nần; góp phần
hoàn thiện hệ thống tài chính non trẻ và chuyển giao kiến thức, công
10
nghệ; góp phần giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển; kiều hối có
tác động tích cực đến nguồn nhân lực. Kiều hối có thể giúp gia đình nhận
kiều hối đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực dưới dạng tăng chi tiêu cho giáo
dục và sức khỏe.
1.1.4.2 Những tác động tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã
hội ở các nước đang phát triển
Những hạn chế cơ bản của dòng kiều hối được thể hiện ở những điểm
như: kiều hối làm gia tăng tình trạng đô la hoá; gia tăng độ nhạy cảm với
ngoại tệ trong nền kinh tế; gây ra những trở ngại trong việc xác định
lượng tiền cung ứng’ làm tăng nguy cơ lạm phát; việc sử dụng ngoại tệ
từ kiều hối còn nhiều bất cập; tác động của kiều hối đến thị trường lao động:
các thành viên của gia đình nhận tiền kiều hối có thể phụ thuộc vào nguồn tiền
kiều hối và không nỗ lực lao động.
1.2 Tổng quan về chính sách kiều hối
1.2.1 Khái niệm và nội dung chính sách kiều hối
Chính sách kiều hối là hệ thống các biện pháp, các chính sách vĩ mô và
vi mô nhằm thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối phục vụ
cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nội dung của chính sách kiều hối bao gồm:
*) Chính sách quản lý ngoại hối
*) Chính sách khuyến khích người định cư nước ngoài và lao động nước
ngoài đầu tư về nước
*) Chính sách xuất khẩu lao động
11
*) Chính sách về tự do hoá các dịch vụ tài chính ngân hàng.
*) Cạnh tranh dịch vụ kiều hối
1.2.2 Chính sách nhằm thu hút dòng kiều hối phục vụ cho phát triển
kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển
Một là, phát triển và hoàn thiện cơ sở luật pháp quốc tế thông qua các
hiệp định, thỏa thuận ký kết song phương và đa phương chính thức với các
nước và các tổ chức quốc tế trên thế giới.
Hai là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho
doanh nhân, tri thức kiều bào về nước làm việc, đầu tư kinh doanh, khuyến
khích việc hình thành các hiệp hội chuyên ngành, mở rộng hợp tác trong
cộng đồng và với nước ngoài.
Ba là, tích cực hỗ trợ cư dân cư trú ở nước ngoài ổn định và phát triển,
giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua việc mở rộng các hoạt động giao lưu trên
nhiều mặt như văn hóa, giáo dục, thể thao, từ thiện… giữa cộng đồng kiều
bào trong và ngoài nước.
Bốn là, cần nghiên cứu đánh giá cụ thể tình hình cộng đồng của từng
nước, từng khu vực nhằm khuyến khích, động viên kịp thời những nhân tố
tích cực, phát huy thế mạnh của cộng đồng, hạn chế mặt tiêu cực, tranh thủ
tối đa đóng góp của kiều bào cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Năm là, làm cho kiều bào tiếp cận và hiểu các chính sách phát triển
kinh tế xã hội của đất nước một cách nhanh chóng, chính xác và đúng đắn.
1.2.3 Chính sách quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng dòng kiều hối
Một là, Nhà nước thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo
động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực con người
như giáo dục và sức khỏe cộng đồng… nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển
tích cực về dài hạn cho đất nước.
12