1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Tiến sĩ >

4 Một số kiến nghị về chính sách kiều hối của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.08 KB, 155 trang )


Năm là, Ngân hàng Nhà nước cần có những nghiên cứu chi tiết hơn

để có căn cứ cho việc thực hiện chính sách tỷ giá, lãi suất và các chính sách

khuyến khích đầu tư phù hợp trên cơ sở có thể định hướng cho việc khai

thác và sử dụng kiều hối có hiệu quả hơn.

Sáu là, Cần có biện pháp đảm bảo cho lãi suất tiền gửi nội tệ đủ

sức hấp dẫn, khuyến khích người nhận kiều hối chuyển sang nội tệ gửi vào

NHTM.

Bảy là, chú trọng mở rộng các kênh chuyển tiền, cải tiến công

nghệ.

Tám là, các giải pháp kiềm chế lạm pháp phải được thực hiện đồng

bộ, ổn định giá trị đồng Việt Nam, tạo lòng tin bền vững của người dân Việt

Nam vào đồng nội tệ.

Chín là, cần tiếp tục có chính sách mở rộng cho vay vốn tạo điều

kiện cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động nước ngoài và khuyến

khích mọi thành phần kinh tế mở rộng thị trường xuất khẩu, địa bàn hoạt

động kinh doanh ở cả trong và ngoài nước.

Mười là, vấn đề về kiều hối và hoạt động rửa tiền ở Việt Nam. Cần

phải có những biện pháp thiết thực để vừa khuyến khích kiều bào gửi tiền

về xây dựng đất nước vừa ngăn chặn được tội phạm rửa tiền thông qua con

đường này.

KẾT LUẬN

Với kết cấu 3 chương, luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn

của kiều hối và chính sách kiều hối. Từ sự phân tích bản chất của dòng tiền

kiều hối là do những người định cư ở nước ngoài chuyển tiền bằng đồng

ngoại tệ về nước với mục đích cải thiện cuộc sống nơi quê nhà và góp phần

xây dựng đất nước, luận án đã trình bày những nội dung cơ bản của chính

25



sách kiều hối, từ đó phân tích những chính sách nhằm thu hút, quản lý và sử

dụng có hiệu quả nguồn kiều hối của các nước đang phát triển nói

chung.Với những nội dung phân tích ở chương 2 của luận án đã cho chúng

ta có cái nhìn tổng quan về kiều hối và chính sách kiều hối của một số nước

Châu Á với ba quốc gia điển hình về thu hút kiều hối là Ấn Độ, Trung Quốc

và Philippines. Mỗi quốc gia đều có những chính sách đặc trưng nhằm thu

hút có hiệu quả nguồn kiều hối, phát huy vai trò tích cực của nguồn kiều hối

đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách nổi bật của Ấn Độ về

kiều hối là chính sách thu hút kiều bào về nước thông qua việc phát hành

phát hành kiến thiết Ấn Độ chỉ dành cho Ấn kiều. Ở Trung Quốc, điểm nổi

bật về chính sách thu hút kiều hối là thông qua việc thu hút người tài ở nước

ngoài về nước của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc áp dụng chế độ thẻ

xanh dành cho những người tài nước ngoài sẽ được mời nhập cư vĩnh viễn,

xuất nhập cảnh và được tạm trú với hộ chiếu có sẵn mà không cần visa.

Thông qua hình thức này, kêu gọi lòng yêu nước của người di cư ra nước

ngoài có nguyện vọng muốn đầu tư xây dựng đất nước. Chính phủ Trung

Quốc đã thành công trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối nhằm

mục đích phát triển kinh tễ xã hội của đất nước thông qua biện pháp sử

dụng kiều hối để phát triển sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp ở quy mô nhỏ

không đủ điều kiện để vay vốn ở các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng

thông qua các quỹ gọi tắt là TVEs (township and village enterprises). Mô

hình này là bài học kinh nghiệm mà các quốc gia thu nhận kiều hối nói

chung và Việt Nam nói riêng cần tham khảo và học hỏi. Điểm nổi bật về

chính sách thu hút kiều hối của Philippines là sự chuyên nghiệp hóa chính

sách xuất khẩu lao động, biến lĩnh vực này trở thành ngành công nghiệp

mới, tạo ra những người lao động chuyên nghiệp, có chuyên môn tốt, trình

26



độ học vấn cao và lao động chăm chỉ siêng năng. Qua đó thúc đẩy những

lao động ở nước ngoài vừa nâng cao trình độ vừa có điều kiện gửi tiền về

nước nhiều hơn.

Từ những bài học kinh nghiệm quý báu đó, Việt Nam đã học hỏi những

gì trong việc hoạch định chính sách kiều hối cho phát triển kinh tế xã hội

của đất nước. Chương 3 của luận án đã phân tích thực trạng dòng kiều hối

của Việt Nam, những tác động tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của kiều hối

đến nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời luận án phân tích sự vận dụng những

bài học kinh nghiệm của ba quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines

trong việc hoạch định và thực thi chính sách kiều hối tại Việt Nam.



27



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (155 trang)

×