Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.13 KB, 101 trang )
9
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch
Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), còn được gọi
Vietcombank hay VCB. Vietcombank là ngân hàng lớn thứ ba (sau Agribank và
BIDV và là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ nhì Việt Nam, sau BIDV tính
theo tổng khối lượng tài sản. Theo báo cáo của UNDP, Vietcombank là doanh
nghiệp lớn thứ sáu Việt Nam (sau Agribank, VNPT, EVN, BIDV và VietsovPetro.
Được thành lập từ năm 1963 đến nay, Vietcombank có số vốn điều lệ là
23.174.170.760.000 đồng. Tính đến năm 2013, bên cạnh hội sở chính
Vietcombank hiện có 1 SGD và 79 chi nhánh với 333 phòng giao dịch hoạt động
47/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bố: Bắc Trung Bộ
10%, Đông Bắc Bộ 7.5%, Đồng bằng Sông Hồng (bao gồm Hà Nội) 22,5%, Đông
Nam Bộ và Hồ Chí Minh 25%, Duyên hải Nam Trung Bộ 13,75%, Tây Nam Bộ
16,25%, Tây Nguyên 4%. Vietcombank còn có hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại hơn
155 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
1. Lịch sử hình thành.
• Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Ngân hàng Ngoại thương được thành lập theo
Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra
từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam)
• Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động Ngân hàng
Ngoại thương như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
• Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ra Quyết
định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số
68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà
Nước. Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương được hoạt động theo mô hình
Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng
03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for
•
Foreign Trade of Vietnam, tên viết tắt là Vietcombank[1].
Ngày 2 tháng 6 năm 2008, ngân hàng đã chính thức chuyển đổi thành ngân
hàng thương mại cổ phần
2. Mục tiêu và tầm nhìn.
1.2. Định hướng chiến lược trung và dài hạn.
Phát tiển và mở rộng hoạt động để trở thành Tập đoàn Ngân hàng tài chính
đa năng có sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế.
Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của
Vietcombank là hoạt động Ngân hàng Thương mại dựa trên nền tảng công
Nhóm: Stars
10
nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn
mực quốc tế.
Tiếp tục củng cố phát triển bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở
nền tảng phát triển bền vững. Duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong
nước và phát triển ra thị trường nước ngoài.
Mở rộng và đẩy mạnh một cách phù hợp các lĩnh vực Ngân hàng đầu tư (tư
vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư...); Dịch vụ bảo
hiểm; các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản
thông qua liên doanh với các đối tác nước ngoài.
An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới
một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên
suốt.
1.2. Các mục tiếu đối với xã hội và cộng đồng.
Không chỉ chú trọng vào phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
Vietcombank còn xác định cho mình những mục tiêu cao cả đối với xã hội và
cộng đồng:
Vietcombank luôn nỗ lực để hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo cho
dòng huyết mạch tài chính lưu thông không ngừng nghỉ, đóng góp vào sự
phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng
nói riêng.
Hoạt động của Vietcombank luôn hướng tới cộng đồng, xã hội, góp phần
xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc
Vietcombank luôn đề cao tính “Nhân văn” như một giá trị cốt lõi của văn
hóa Vietcombank, luôn sẵn sàng sẻ chia không chỉ với bạn hàng, khách
hàng, đối tác mà còn sẻ chia và hỗ trợ người nghèo, đồng bào vùng sâu
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Quan tâm và dành một
nguồn lực không nhỏ cho công tác an sinh xã hội là một trong những mục
tiêu quan trọng được Vietcombank đề ra hàng năm.
II.
Mô hình CAMELS.
Hệ thống phân tích CAMEL được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả
năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của
ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu
chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng
(tài sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt
được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản
là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường. Cần
luôn luôn lưu ý là các báo cáo tài chính không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin
Nhóm: Stars
11
mà người phân tích muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và
thanh khoản của ngân hàng. Do đó, cần kết hợp việc phân tích theo CAMEL với
những đánh giá định tính của ngân hàng để có thể thu đuợc kết quả phân tích ngân
hàng kỹ lưỡng và hữu ích.
Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa theo sáu yếu tố cơ bản được sử dụng
để đánh giá hoạt động của một ngân hàng : đó là Mức độ an toàn vốn, Chất lượng
tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường ( viết
tắt bằng tiếng anh là CAMELS).
1. Capital Adequacy - Mức độ an toàn vốn.
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong
phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ
hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro
cao hơn.
Chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn:
•
Cơ cấu vốn
•
Chất lượng cổ đông có ảnh hưởng lớn
•
Hệ số đòn bẩy tài chính L = tổng nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu
•
Hệ số tạo vốn nội bộ
•
Chất lượng và khả năng tài chính của các cổ đông...
2. Asset Quality - Chất lượng tài sản vốn có.
Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân
hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính
sách cho vay - cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng
tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và
điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô
đi rút tiền ở ngân hàng.
3. Management - Quản lý.
Nhóm: Stars
12
Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ
chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán...đều được xem
xét một cách riêng rẽ để phản ánh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý.
Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất
trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến
thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người
quản lý sẽ ảnh hưởng trự tiếp đến những yếu tố như:
• Chất lượng tài sản có
• Mức độ tăng trưởng của tài sản có
• Mức độ thu nhập
• Khả năng lập kế hoạch.
4. Earnings - Lợi nhuận.
Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm
cả mức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả
hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số. Cụ thể hơn, lợi nhuận là chỉ
số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của
nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn,
đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong
tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho
vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng
là:
• Thu nhập từ lãi
• Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng
• Thu nhập từ kinh doanh, mua bán
• Thu nhập khác
5. Liquidity - Thanh khoản.
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu
Nhóm: Stars
13
cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc
thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất
cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời
và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất
thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng
về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn.
Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay.
Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản có kém, mới là nguyên
nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng. Nói chung có thể đánh
giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu
cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ
biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả
năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả
năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược,
chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ với các chính
sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự
kiến của các cam kết cấp tín dụng.
Khả năng thanh khoản:
•
Tỷ lệ thanh toán của tài sản = tài sản thanh khoản/ tổng tài sản
(20¬30%)
•
Hệ số đảm bảo tiền gửi = tài sản thanh khoản/ tổng tiền gửi (30-45%)
•
Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/ tổng nợ ngắn hạn
6. Sensitivity to Market Risk - Mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường.
Phân tích S nhằm đo lường bằng mức độ ảnh hưởng của của thay đổi về lãi
suất hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm
đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và
kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra những dấu hiệu, chỉ dẫn định hướng
rõ ràng và tập trung.
Nhóm: Stars
14
CHƯƠNG 2
ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB)
PHẦN 1: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VCB).
Nhóm: Stars
15
I.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).
Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá
mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Tại Việt Nam, sự tăng trưởng vốn của ngân hàng luôn được sự quan tâm đặc biệt
của các nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch thực hiện.
Các tổ chức như Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia (UBGSTCQG) cũng như bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đưa ra nhiều
cơ chế, chính sách đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng, trong đó nhấn mạnh
việc tăng vốn tự có để đảm bảo an toàn vốn hệ thống tài chính. Đối với tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu (mức đủ vốn tối thiểu), quy định cụ thể có liên quan đầu tiên là
Quyết định QĐ 297/1999/QĐ – NHNN, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Đến năm
2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT – NHNN thay thế Quyết định
457/2005/QĐ – NHNN (năm 2005) nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%.
Bảng 1: Hệ số an toàn vốn tối thiếu CAR của Vietcombank
Năm
2010
2011
2012
9,0%
11,14%
14,83%
CAR
VCB
Nguồn: BCTN của Vietcombak
Ngân hàng Vietcombak luôn cấp hành tốt tỷ lệ CAR trong các thời kì và tỷ
lệ này đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do có sự tham gia của cổ đông
chiến lược nước ngoài.
Cụ thể, quý 4/2011, Vietcombank phát hành 15% vốn cổ phần cho cổ đông
chiến lược Nhật Bản là Mizuho Bank, Ltd. Việc phát hành này mang lại cho
Vietcombank nguồn thặng dư vốn cổ phần khoảng 8.300 tỷ đồng, qua đó tăng
nguồn vốn tự có và vải thiện chỉ tiêu an toàn vốn ngân hàng.
Nhóm: Stars