1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Bảng 10: Chỉ số rủi ro danh mục cho vay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.13 KB, 101 trang )


33



(đã được hủy bỏ vào 1/9/2011) và theo định hướng giới hạn này không quá 90%

trong năm 2015 thì VCB về cơ bản đã thực hiện được đúng chỉ đạo của NHNN.

Điều này giúp ngân hàng tránh được rủi ro thanh khoản nhưng có thể làm tăng chi

phí của nguồn vốn huy động bị nhàn rỗi, dẫn đến việc chủ động tăng các mức lãi

suất cho vay để bù đắp chi phí.

 Tỷ lệ nợ xấu: Trong khối ngân hàng quốc doanh, VCB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu



thấp nhất, hàng năm chỉ duy trì ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, tháng 9/2013, nợ xấu

của VCB lên tới gần 7.470 tỷ đồng, chạm ngưỡng 3%. Riêng nợ nhóm 5 - có nguy

cơ mất vốn - đã tăng gần gấp đôi, đạt hơn 2.683 tỷ đồng. Kế hoạch rà soát, đánh

giá nợ xấu đã được triển khai mạnh mẽ trên toàn hệ thống Vietcombank, nhằm

lựa chọn, bán bớt những khoản nợ xấu không cần duy trì. Để giảm nhanh tỷ lệ nợ

xấu, hiện nay, các ngân hàng có nhiều lựa chọn: tăng dư nợ tín dụng, xử lý thu hồi

nợ xấu, bán nợ cho VAMC hay chuyển nợ cho các chủ nợ - ngân hàng, công ty tài

chính khác… Với Vietcombank, giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đã có tác

dụng đáng kể trong việc hỗ trợ giảm nợ xấu trên sổ sách. 2 tháng cuối năm 2013,

tăng trưởng tín dụng Vietcombank đạt 13%, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu năm

2013 về mức an toàn. Biện pháp tăng dư nợ được cho là khả thi hơn việc thu hồi

nợ xấu - hiện đang không hiệu quả do khách hàng vay mất khả năng thanh toán,

không có nguồn thu trả nợ, tài sản giảm giá trị… Trường hợp tự xử lý, bán tài sản,

ngân hàng có thể không thu hồi đủ vốn, phải lấy nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp

phần mất vốn hoặc phần xóa nợ. Chỉ riêng năm 2013, Vietcombank đã phải chi

hơn 2.120 tỷ đồng từ nguồn dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ khó đòi.

 Những khách hàng có chất lượng không tốt, khó đòi nợ nhất hiện nay của VCB



bao gồm: Công ty TNHH MTV tôn Vinashin (chi nhánh Thái Bình và Hải Dương),

Công ty CP Thép Đình Vũ (Chi nhánh Vietcombank Hải Phòng), Công ty CP XNK

Bình Định và Công ty TNHH Thương mại Hà Thanh (tại Chi nhánh Vietcombank

Quy Nhơn), Công ty CP Sản xuất Thiên Sơn (tại Chi nhánh Vietcombank Tp.HCM)…

Mặc dù đã tích cực trong việc xử lý nợ xấu nhưng tính đến 6 tháng đầu năm 2014,

VCB chính thức gia nhập “câu lạc bộ nợ xấu trên 3%”, trở thành một trong những

ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất, khi theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng

đầu năm 2014 thì hiện ngân hàng có hơn 9.000 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 3,09% tổng

Nhóm: Stars



34



dư nợ. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là 4.765 tỷ đồng, tăng hơn

70% so với cùng thời điểm năm ngoái.Nguyên nhân chủ yếu là do VCB sửa đổi

việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo những quy định mới về việc

phân loại nợ trong Thông tư 09/2014-TT NHNN. Với mục tiêu khống chế tỷ lệ nợ

xấu ở mức 2,73% trong năm 2014, hiện ngân hàng đang dự kiến bán khoảng 1000

tỷ VND nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản VAMC.

Tỷ lệ Lợi nhuận/Tổng tài sản ROA:



Bảng 11: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

ROA

VCB

NHTM nhà



2012

1,09%

0,79%



2013

0,47%

0,67%



Q1+2/2014

0,45%

0,2%



nước

Năm 2012, ROA của VCB tương đối cao so với trung bình chung của ngành,

cho thấy hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản tương đối tốt. Tuy nhiên trong 2 năm

gần đây, đặc biệt là đầu năm 2014, tỷ lệ này giảm đi đáng kể, năm 2013 còn thấp

hơn so với trung bình ngành. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, khi mà tỷ lệ

nợ xấu trong năm 2013 và 2014 của VCB tăng vọt, ngân hàng phải trích dự phòng

rủi ro rất lớn, làm giảm lợi nhuận trong kỳ. Bên cạnh đó, nhiều khoản nợ xấu

không thu hồi được, buộc ngân hàng phải sử dụng dự phòng để xử lý nợ khiến chi

phí cho việc quản lý tài sản tăng lên, hiệu quả quản lý tài sản không tốt so với toàn

ngành và so với các năm trước.

 Hệ số an toàn vốn CAR:



Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, các TCTD phải duy trì mức tỷ lệ an toàn

vốn tối thiểu là 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Về cơ bản, hệ số an

toàn vốn hàng năm của VCB tương đối cao, có xu hướng tăng trong 2 năm gần

đây, năm 2013 còn lên tới hơn hơn 14%, cao hơn nhiều so với trung bình chung

các năm của nhóm NHTM nhà nước. Về cơ bản, CAR cao chưa hẳn là một tín

hiệu tốt đối với VCB. Nợ xấu trong 2 năm 2013 và 2014 của VCB tăng mạnh làm

cho tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng tăng mạnh. Đồng thời, tỷ lệ trích lập dự

phòng rủi ro tín dụng tăng, làm giảm lợi nhuận, đồng thời làm giảm vốn tự có.

Trong năm 2013, ngân hàng cũng tích cực xử lý nợ xấu bằng cách nỗ lực thực

hiện tăng trưởng tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng lên thì tài sản có rủi ro cũng tăng

lên tương đối. Theo lẽ thường, CAR của VCB phải giảm, nhưng trong 2 năm gần

Nhóm: Stars



35



đầy CAR lại tăng mạnh. CAR tăng không chứng tỏ được vốn của ngân hàng an

toàn hơn trên cơ sở quản lý hiệu quả tài sản có rủi ro, đặc biệt là danh mục cho

vay, mà có thể do ngân hàng đang thực hiện phát hành giấy tờ có giá để tăng vốn.

Việc bán nợ cho VAMC và nắm giữ Trái phiếu đặc biệt cũng làm tăng vốn của

ngân hàng, dẫn đến CAR tăng.

Chất lượng các khoản mục ngoại bảng:



III.



Giới thiệu về các khoản mục ngoại bảng:



I.



Bên cạnh các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán, có nhiều khoản mục ngoại

bảng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chủ yếu

bao gồm các cam kết bảo lãnh và thư tín dụng. Đó là những khoản chưa được thừa

nhân là Tài sản Nợ hay Tài sản Có. Các công cụ này cũng tạo ra những rủi ro tín

dụng cho Ngân hàng ngoài các rủi ro tín dụng đã được ghi nhận trong nội bảng.

Rủi ro tín dụng của các công cụ tài chính ngoại bảng được định nghĩa là khả năng

mang đến rủi ro tín dụng cho Ngân hàng khi một trong các bên liên quan đến công

cụ tài chính đó không thực hiện các điều khoản của hợp đồng.

Bảo lãnh tài chính: là các cam kết có điều kiện mà Ngân hàng cấp cho

khách hàng để giao dịch với một bên thứ ba trong các hoạt động về bảo lãnh vay

vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu. Rủi ro

tín dụng liên quan đến việc cấp bảo lãnh về cơ bản giống rủi ro cho vay khách

hàng.

Giao dịch thư tín dụng thương mại trả ngay: là loại giao dịch trong đó

Ngân hàng cung cấp tài chính cho khách hàng của mình, thông thường người

mua/nhà nhập khẩu hàng hoá và bên thụ hưởng là người bán/nhà xuất khẩu. Rủi ro

tín dụng trong thư tín dụng trả ngay thường thấp do hàng hoá nhập khẩu được

dùng để thế chấp cho loại giao dịch này.

Giao dịch thư tín dụng trả chậm: phát sinh rủi ro khi hợp đồng đã được thực

hiện mà khách hàng không thanh toán cho bên thụ hưởng. Các thư tín dụng trả

chậm không được khách hàng thanh toán được Ngân hàng ghi nhận là khoản cho

vay bát buộc và công nợ tương ứng thể hiện nghĩa vụ tài chính của Ngân hàng

phải thanh toán cho bên thụ hưởng và thực hiện nghĩa vụ của Ngân hàng trong

việc bảo lãnh cho khách hàng.



Nhóm: Stars



36



Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo cho các công cụ

tài chính có liên quan đến tín dụng khi cần thiết. Giá trị ký quỹ dao động từ 0%

đến 100% giá trị cam kêt được câp, tùy thuộc vào mức độ tin cậy của khách hàng

do Ngân hàng đánh giá.

II.



Chất lượng các khoản mục ngoại bảng của VCB

Bảng 12: Tỷ trọng các khoản mục ngoại bảng.



I.Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn

1.Bảo lãnh vay vốn

2.Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng

3.Bảo lãnh khác

Tổng nợ tiềm ẩn

Tổng dư nợ

Nợ tiềm ẩn/Tổng dư nợ

II.Các cam kết đưa ra

Cam kết khác

Tổng

Đơn vị: triệu VNĐ



1.Bảo lãnh vay vốn

2.Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng

3.Bảo lãnh khác

Cam kết khác



Tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của VCB rất cao, đặc biệt trong đầu năm 2014 đã

lên tới hơn 63000 tỷ đồng, chiếm tới 21,72% tổng dư nợ. Trong đó, khoản mục

cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng

mạnh qua các năm. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì VCB hoạt động rất nhiều

trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Bên cạnh đó,bảo lãnh

khác cũng chiếm tới hơn 30%, trong khi đó nhóm này lại chứa rất nhiều rủi ro vì

có rất ít các thông tin liên quan. VCB thực hiện các hoạt động cam kết bảo lãnh

chủ yếu là dựa trên uy tín của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng mất

khả năng thanh toán thì VCB sẽ gặp rủi ro vì phải thay khách hàng trả tiền cho

người thụ hưởng. Lúc đó, nghĩa vụ phát sinh của khách hàng sẽ được hạch toán

Nhóm: Stars



37



nội bảng với tư cách là khoản tín dụng bắt buộc. Khách hàng đã mất khả năng

thanh toán nên những khoản tín dụng này đa phần được xếp vào nợ nhóm 2, thậm

chí là nhóm 3,4,5. Để giảm thiểu những rủi ro này, VCB đã ban hành quy trình

thẩm định khách hàng và chỉ thực hiện hoạt động này khi khách hàng đủ các điều

kiện:

 Có năng lực tài chính, bề dày hoạt động trong ngành nghề, có đối tác nước ngoài



là đối tác quen thuộc, có thị trường tiêu thụ trong nước ổn định, có quan hệ uy tín

với VCB trong nhiều lĩnh vực hoạt động.

 Mặt hàng chuyên doanh của khách hàng phải dễ tiêu thụ ra thị trường.

 Phương án kinh doanh phải khả thi.

 Tỷ lệ ký quỹ an toàn.



Đồng thời, VCB thực hiện trích lập dự phòng rủi ro ngoại bảng các năm, tuy

nhiên tỷ lệ này tương đối thấp, chỉ vào khoảng 1->2%, quá thấp so với yêu cầu

trích lập dự phòng rủi ro của NHNN.

Trong năm 2012, VCB đứng thứ 3 trong số các ngân hàng có nghĩa vụ nợ

tiềm tàng cao nhất.



Với những phân tích ở trên, có thể thấy rằng chất lượng các khoản mục

ngoại bảng của VCB chưa thật sự tốt, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tăng mạnh qua các năm,

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng trong khi đó, các thông tin về

các khoản mục ngoại bảng cũng như tỷ lệ TLDP hầu như không có. Điều này ảnh

hưởng rất tiêu cực với ngân hàng vì chỉ cần một rủi ro nhỏ phát sinh là ngân hàng

phải gánh chịu thiệt hại nặng và tình hình tài chính sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là

trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, hoàn cảnh kinh doanh không tốt có thể

đẩy nhiều doanh nghiệp đến việc vi phạm thỏa thuận.

Nhóm: Stars



38



PHẦN 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM (VCB).

Đại hội đồng cổ đông



Ban kiểm soát



Hội đồng quản trị



Kiếm toán nội bộ, Giám sát

hoạt động



Ủy ban quản lý

rủi ro, Ủy ban

nhân sự, Ủy

ban chiến lược



Tổng giám đốc và Ban

điều hành



Hội đồng tín dụng TW,

ALCO



Khối

ngân

hàng

bán

buôn



Khối

kinh

doanh

và quản

lý vốn



Kiểm tra, giám sát tuân

thủ



Khối

ngân

hàng

bán lẻ



Khối

quản lý

rủi ro



Khối tác

nghiệp



Khối tài

chính kế

toán



Các bộ

phận hỗ

trợ



HỆ THỐNG CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH VÀ MẠNG

LƯỚI CÁC CHI NHÁNH



Sơ đồ hệ thống phòng ban chức năng tại hội sở chính và mạng lưới các chi nhánh

của Ngân hàng Ngoại thương (VCB)



39



I.



Về ban quản trị ngân hàng



Nhà nước nắm giữa 77,11% tổng số cổ phần VCB, MizuhoBank nắnm giữ

15%, cổ đông khác là 7,89%. Tính đến cuối quý I năm 2014, Hội đồng quản trị

của Vietcombank bao gồm 8 thành viên chính thức, trong đó ông Nguyễn Hòa

Bình nắm giữ chức Chủ tịch Hội động quản trị, ông Nghiêm Xuân Thành là thành

viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng. Cuối năm 2011, VCB đã ký hợp

đồng bán 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành cho Ngân hàng TNHH

Mizuho, một thành viên của tập đoàn tài chính Mizuho để tăng vốn 11,8 nghìn tỷ

VND. Mizuho đã chỉ định 1 đại diện giữ vị trí thành viên Hội đồng quản trị của

Vietcombank là ông Yutaka Abe. Từ ngày 2/4/2012, ông Yutaka Abe chính thức

trở thành Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Vietcombank.

Hiện tại, Vietcombank có 3 Ủy ban thuộc HĐQT là : Ủy ban Quản lý rủi

ro, Ủy ban Nhân sự và Ủy ban chiến lược. Các Ủy ban hoạt động theo cơ chế tổ

chức và hoạt động của từng ủy ban do HĐQT ban hành.

Ủy ban Quản lý rủi ro tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính

sách quản lý và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi

ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động…), bao gồm cả việc xác định

các tỷ lệ, giới hạn. hạn mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Định kỳ, Ủy ban

quản trị rủi ro báo cáo rủi ro trong các mảng hoạt động của ngân hàng cho HĐQT

và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

×