1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

PHẦN 1: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.13 KB, 101 trang )


15



I.



Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).

Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá



mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Tại Việt Nam, sự tăng trưởng vốn của ngân hàng luôn được sự quan tâm đặc biệt

của các nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch thực hiện.

Các tổ chức như Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, Ủy ban giám sát tài chính

quốc gia (UBGSTCQG) cũng như bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đưa ra nhiều

cơ chế, chính sách đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng, trong đó nhấn mạnh

việc tăng vốn tự có để đảm bảo an toàn vốn hệ thống tài chính. Đối với tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu (mức đủ vốn tối thiểu), quy định cụ thể có liên quan đầu tiên là

Quyết định QĐ 297/1999/QĐ – NHNN, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Đến năm

2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT – NHNN thay thế Quyết định

457/2005/QĐ – NHNN (năm 2005) nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%.

Bảng 1: Hệ số an toàn vốn tối thiếu CAR của Vietcombank

Năm

2010



2011



2012



9,0%



11,14%



14,83%



CAR

VCB



Nguồn: BCTN của Vietcombak



Ngân hàng Vietcombak luôn cấp hành tốt tỷ lệ CAR trong các thời kì và tỷ

lệ này đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do có sự tham gia của cổ đông

chiến lược nước ngoài.

Cụ thể, quý 4/2011, Vietcombank phát hành 15% vốn cổ phần cho cổ đông

chiến lược Nhật Bản là Mizuho Bank, Ltd. Việc phát hành này mang lại cho

Vietcombank nguồn thặng dư vốn cổ phần khoảng 8.300 tỷ đồng, qua đó tăng

nguồn vốn tự có và vải thiện chỉ tiêu an toàn vốn ngân hàng.



Nhóm: Stars



16



Mizuho Bank trở thành cổ đông chiến lược của Vietcombank vào thời điểm

hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang ở

thời kì đầu của quá trình tái cấu trúc. Hai năm là thời điểm khá ngắn để xác nhận

những đóng góp của Mizuho. Tuy nhiên, trước mắt, có thể nhìn thấy các chỉ số về

an toàn vốn đạt được ở mức khả quan.

Biểu đồ 1: Sự biến động của vốn chủ sở hữu từ quý 1 năm 2012 đến quý 2 năm

2014



Vốn chủ sở hữu của Vietcombank đạt 28.639 tỷ đồng tăng 38,1%(7.902 tỷ

đồng) so với năm 2010

Năm 2012 vốn chủ sở hữu của Vietcombank đã thay đổi so với năm 2011

như sau

 Vốn điều lệ tăng 3.476 tỷ đồng (tăng 17.6%)

 Thặng dự vốn cổ phần tăng 8.205 tỷ đồng (tăng 823,9%), tỷ trọng thặng dư



vốn cổ phần trong tổng vốn chủ sở hữu tăng đột biến từ 3,5% (năm 2011)

lên 22,1% (năm 2012)

Năm 2013, vốn chủ sở hữu của Vietcombak tăng 86.001 tỷ đồng tăng

2,06% so với năm 2013.

II.



Mức độ đòn bẩy tài chính của Vietcombank.

Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị mức độ sử dụng các nguồn tài trợ có chi



phí cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) để gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay

gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu.

Đòn bẩy tài chính (FL) =

Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL) =

Sử dụng đòn bẩy tài chính với hi vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ

đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, ngân hàng có thể dùng các nguồn vốn có chi

phí cố định bằng cách phát hành trái phiếu và cổ đông ưu đãi để tạo ra lợi nhuận

lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định.Phần lợi nhuận còn

lại sẽ thuộc về cổ đông thường.

Nhóm: Stars



17



Bảng 2: Các chỉ số an toàn vốn của VCB Việt Nam.

Chỉ tiêu

Tỉ lệ CAR =Vốn tự

có / Tài sản có rủi

ro(%)

Hệ số đòn bẩy tài

chính =NPT/

VCSH(lần)

Tỉ lệ dư nợ cho

vay/ huy động vốn

(%)



2011

11,14



2012

14,83



2013

13,37



Q2 2014

_



12,1



9,2



10,2



10,5



86,68



79,34



80,62



_



Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB

Trong các chỉ tiêu phân tích chất lượng của nguồn vốn được VCB trong mô

hình Camel, chúng ta cần tính được hệ số đòn bẩy tài chính. Hệ số đòn bẩy tài

chính của VCB được duy trì ở 1 mức thấp và có thể nói là thấp so với mức độ cho

phép (12,5 lần). Từ năm 2011 trở lại đây có xu hướng giảm. Hiện tại vẫn đang

thấp hơn năm 2011 là 1,6 lần. Năm 2011 là 12,1 lần nhưng đến năm 2012 thì giảm

mạnh là do nợ phải trả tăn nhưng tăng không đáng kể, chủ yếu dovốn chủ sở hữu

từ năm 2011 đến năm 2012 tăng khá mạnh từ 28.122.036 triệu đồng lên

40.973.467 triệu đồng (tăng thêm 45,7%). Đặt ra 1 câu hỏi tại sao vốn chủ sở hữu

của VCB đột nhiên tăng mạnh như thế? Chủ yếu là do phần thặng dư vốn cổ phần

tăng rất mạnh chỉ là 995.952 triệu đồng vào năm 2011 nhưng đến năm 2012 đã là

9.201.397 triệu đồng (thêm hẳn 1 con số). Nghị định 109 của Chính phủ quy định:

Đối với doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, trường hợp không bán ra cổ phần

Nhà nước mà chỉ phát hành thêm, tỉ lệ phát thêm bao nhiêu thì thặng dư vốn được

giữ lại cho doanh nghiệp bấy nhiêu, phần còn lại phải chuyển giao cho Nhà nước.

Như vậy, VCB phát hành thêm 30% vốn điều lệ nên thặng dư vốn chỉ được giữ lại

với tỉ lệ tương ứng. Tuy nhiên, ngày 26-12-2012, VCB chỉ đấu giá 97.500.000 cổ

phiếu, tương đương 6,5% vốn điều lệ. Riêng 225 triệu đến 300 triệu cổ phần (15%

- 20% vốn điều lệ) phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài hiện đã có hai đối tác

chiến lược đề nghị VCB tiếp tục đàm phán, những thỏa thuận cuối cùng sẽ đạt

được sau đợt IPO này. Cũng theo ông Bình( chủ tịch HĐQT của VCB), VCB sẽ sử

dụng ngay thặng dư vốn trong chiến lược phát triển của mình, là củng cố hoạt

động các công ty thành viên, tìm kiếm các dự án tốt để đầu tư; đặc biệt là tiếp tục

góp vốn vào 8 ngân hàng mà VCB đã đầu tư bởi các ngân hàng này đang có nhu

cầu tăng vốn. Thặng dư vốn cổ phần đột nhiên tăng mạnh là 1 dấu hiệu không tốt.

Nhóm: Stars



18



Như vậy năm 2012, VCB tăng VCSH lên 1 cách đáng kể. Nợ xấu của VCB năm

2012 cũng tăng mạnh. Thặng dư vốn cổ phần đột nhiên tăng mạnh, có thể do VCB

phát hành cổ phiếu có chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá có chênh lệch

lớn nhằm bù đắp phần nợ xấu để làm đẹp báo cáo tài chính. Mặc dù những năm

gần đây nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.

Năm 2013 và đến thời điểm hiện tại thì hệ số nay vẫn giữ ở mức ổn định nhưng

vẫn thấp hơn mức cho phép.1 mặt cho thấy khả năng VCSH tốt nhưng 1 mặt duy

trì hệ số đòn bẩy tài chính ở mức thấp cũng không tốt. Bởi vì chiếm đa số nguồn

vốn của ngân hàng là vốn đi vay. Nếu duy trì hệ số này thấp quá thì sẽ kìm hãm sự

gia tăng của lợi nhuận.

III.



Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu ngày 31/12/2010 của VCB là 8,37%. Sau 1 năm



thì đã tăng lên là 11,14% thực hiện đúng theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN.

Không những thế tỉ lệ an toàn vốn này còn tiếp tục tăng trong năm 2012 là

14,83%.Về cơ bản, CAR cao chưa hẳn là một tín hiệu tốt đối với VCB. Có thể

thấy năm 2012 là năm dè chừng của VCB khi cả hệ số CAR tăng đột biến, hệ số

đòn bẩy tài chính giảm. Mặc dù như thế nhưng nợ xấu trong năm 2012 vẫn

tăng.Nợ xấu trong 2 năm 2013 và 2014 của VCB tăng mạnh làm cho tổng tài sản

có rủi ro của ngân hàng tăng mạnh.Đồng thời, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín

dụng tăng, làm giảm lợi nhuận, đồng thời làm giảm vốn tự có.Trong năm 2013,

ngân hàng cũng tích cực xử lý nợ xấu bằng cách nỗ lực thực hiện tăng trưởng tín

dụng. Dư nợ tín dụng tăng lên thì tài sản có rủi ro cũng tăng lên tương đối. Theo lẽ

thường, CAR của VCB phải giảm, nhưng trong 2 năm gần đầy CAR lại tăng

mạnh. CAR tăng không chứng tỏ được vốn của ngân hàng an toàn hơn trên cơ sở

quản lý hiệu quả tài sản có rủi ro, đặc biệt là danh mục cho vay, mà có thể do

ngân hàng đang thực hiện phát hành giấy tờ có giá để tăng vốn. Việc bán nợ cho

VAMC và nắm giữ Trái phiếu đặc biệt cũng làm tăng vốn của ngân hàng, dẫn đến

CAR tăng.Tỉ lệ CAR của VCB vẫn đang duy trì ở mức cao so với quy định.

IV.



Tỉ lệ dư nợ cho vay / huy động vốn.

Tỉ lệ cho vay năm 2011 cao nhất trong những năm trở lại đây.Tuy có xu



hướng giảm trong nâm 2012 nhưng đến năm 2013 thì tăng lên.Danh mục cho vay

của VCB không ngừng mở rộng, gần đây các ngân hàng ưa chuộng và muốn phát

Nhóm: Stars



19



triển về lĩnh vực bán lẻ nhiều hơn là bán buôn.Năm 2012, bên cạnh việc triển khai

một số sản phẩm mới và cải tiến các tính năng tiện ích cho dịch vụ bán lẻ, VCB đã

tích cực triển khai các chương trình thúc đẩy bán hàng thông qua các hình thức

khuyến mại, chăm sóc khách hàng, thi đua bán hàng… VCB cũng từng bước (i)

Phát triển và mở rộng các dịch vụ Direct Banking, (ii) Hỗ trợ bán hàng thông qua

việc chủ động giải quyết các vướng mắc; khảo sát công khai hoặc bí mật để kiểm

tra chất lượng tư vấn sản phẩm và dịch vụ; cung cấp các công cụ quảng cáo,

truyền thông và tài liệu hướng dẫn tư vấn khách hàng. Do đó, cơ sở khách hàng

thể nhân của Vietcombank không ngừng lớn mạnh về số lượng, các sản phẩm,

dịch vụ ngân hàng bán lẻ không ngừng được chuẩn hóa cũng như mạng lưới bán lẻ

của Vietcombank ngày càng mở rộng trên khắp cả nước. Năm 2012 khi tỉ lệ này ở

mức thấp nhưng nợ xấu vẫn tăng chứng tỏ khả năng quản lý và giám sát các khoản

vay không tốt.

V.



Các hoạt động ngoại bảng.

Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, Vietcombank phải phân loại các



khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô

điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể vào 5 nhóm để trích dự phòng cụ thể

tương ứng.

Ngoài ra, Vietcombank cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng

0,75% tổng giá trị số dư các cam kết bảo lãnh, cam kết trong nghiệp vụ thư tín

dụng và cam kết tài trợ cho khách hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Khoản dự phòng chung này sẽ được lập đủ trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết

định 493 có hiệu lực. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Vietcombank đã trích lập

dự phòng chung ở mức 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11 năm 2012

(tại ngày 31 tháng 12 năm 2011: 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11

năm 2011).

Tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của VCB rất cao, đặc biệt trong đầu năm 2014 đã

lên tới hơn 63000 tỷ đồng, chiếm tới 21,72% tổng dư nợ. Trong đó, khoản mục

cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng

mạnh qua các năm. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì VCB hoạt động rất nhiều

trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Bên cạnh đó, bảo lãnh

khác cũng chiếm tới hơn 30%, trong khi đó nhóm này lại chứa rất nhiều rủi ro vì

Nhóm: Stars



20



có rất ít các thông tin liên quan. VCB thực hiện các hoạt động cam kết bảo lãnh

chủ yếu là dựa trên uy tín của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng mất

khả năng thanh toán thì VCB sẽ gặp rủi ro vì phải thay khách hàng trả tiền cho

người thụ hưởng. Lúc đó, nghĩa vụ phát sinh của khách hàng sẽ được hạch toán

nội bảng với tư cách là khoản tín dụng bắt buộc. Khách hàng đã mất khả năng

thanh toán nên những khoản tín dụng này đa phần được xếp vào nợ nhóm 2, thậm

chí là nhóm 3,4,5. Đồng thời, VCB thực hiện trích lập dự phòng rủi ro ngoại bảng

các năm, tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp, chỉ vào khoảng 1->2%, quá thấp so

với yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro của NHNN. Trong năm 2012, VCB đứng thứ

3 trong số các ngân hàng có nghĩa vụ nợ tiềm tàng cao nhất.



PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM (VCB)

I.



Đánh giá chất lượng tài sản của Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam

(VCB).

Tài sản là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng



thanh toán của một ngân hàng. Tài sản có chất lượng kém là nguyên nhân chính

dẫn đến thất bại của hầu hết các ngân hàng. Quản trị kém trong chính sách cho vay

cả trong quá khứ và hiện tại luôn là lý do làm nên chất lượng kém của tài sản.

Điều này dẫn đến áp lực đối với vị thế về tài trợ vốn cho ngân hàng trong ngắn

hạn, kết quả dẫn đến khủng hoảng về thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng hoàn

Nhóm: Stars



21



toàn phá sản. Vì vậy yêu cầu phân tích chất lượng tài sản là một yêu cầu quan

trọng để từ đó ngân hàng có những chính sách hợp lý cho sự phát triển của mình.



Biểu đồ 2: Sự thay đổi của tổng tài sản.

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng VCB



Năm



Tổng tài sản có



31/3/2011

30/6/2011

30/9/2011

31/12/2011

31/3/2012

30/6/2012

30/9/2012

31/12/2012

31/3/2013

30/6/2013

30/9/2013

31/12/2013

31/3/2014

30/6/2014



331 746 114

344 587 463

336 005 705

368 521 753

358 617 952

391 533 076

416 217 334

414 241 659

418 836 460

436 252 962

439 350 119

468 898 127

445 653 867

503 915 284



Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản có của VCB thay đổi qua

từng quý và đặc biệt có xu hướng tăng qua các năm từ 368.521.753 triệu VNĐ

năm 2011 đã tăng lên 414.241.659 triệu VNĐ năm 2012 và tăng mạnh lên đến

503.915.284 triệu VNĐ vào tháng 6/2014. Sự tăng lên của tài sản có do những

khoản mục nào và có ý nghĩa gì đối với hoạt động của ngân hàng? Chúng ta sẽ

cùng tìm hiểu chi tiết qua một số khoản mục tiêu biểu trên bảng cân đối kế toán

của VCB như danh mục cho vay, danh mục đầu tư, tài sản cố định và tài sản có

khác,…

Nhóm: Stars



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

×