Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.13 KB, 101 trang )
84
Dưới đây là một số thông tin liên quan đến hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây:
Bảng 22 :Các chỉ số tài chính cơ bản của Vietcombank 2009 - 2013
85
86
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank.
Từ bảng trên có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương trong những năm qua rất khả quan. Từ
việc tổng tài sản tăng đều qua các năm cho đến tổng vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 16.710 tỷ đồng năm 2009 đã tăng lên đến 42.386 tỷ
đồng năm 2013 tức là tăng hơn 2,5 lần.
Lợi nhuận thuần sau thuế của ngân hàng tăng tương đối từ 3.921 tỷ đồng năm 2009 đã tăng lên 4.358 tỷ đồng năm 2013, trong
đó nổi bật nhất là năm 2012 lợi nhuận thuần sau thuế của ngân hàng là 4.397 tỷ đồng cao nhất trong những năm qua. Đây là kết quả
đáng ghi nhận của ngân hàng Ngoại Thương khi năm 2012 được coi là năm “ xuống dốc” của ngành ngân hàng. Ngoài những điểm
sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo sau những nỗ lực của NHNN … thì bức tranh
bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Đó là năm tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá
vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ. Theo báo cáo tài chính 9 tháng của hơn chục TCTD, lợi nhuận đã giảm trung
bình 40% so với cùng kỳ năm 2011. Cá biệt trong quý 3/2012 có một số ngân hàng lỗ nặng như ACB, SHB. Còn theo nguồn tin từ
Thanh tra NHNN, trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 20 TCTD kinh doanh thua lỗ. Một số ngân hàng báo lãi nhưng sau khi thanh tra
lại thành lỗ, âm vốn điều lệ như Navibank, Habubank, TienPhongBank, GP.Bank, WesternBank. Bên cạnh đó, 9 ngân hàng yếu kém
buộc phải tái cơ cấu tiêu biểu là vụ sáp nhập thành công của Habubank - SHB, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên
sàn,
nhân
viên
nhiều cán bộ ngân
nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, thậm chí
hàng rơi vào vòng lao lý…
87
Biểu đồ 20: Biến động lãi suất điều hành năm 2012 so với năm 2011.
Năm 2012, lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống còn 9%/năm. Song song việc áp trần
lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%. Lãi suất
cao nhất chỉ còn 15%/năm theo chỉ đạo của NHNN. Cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến từ 12 – 15%/năm.
Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái như năm 2012, khi ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay thì ngân hàng đã chuyển
sang đầu tư, nắm giữ chứng khoán kinh doanh cũng như chứng khoán đầu tư để tăng thu nhập, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Theo
dõi BCĐKT của VCB ta thấy trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013, tỷ trọng chứng khoán kinh doanh trên tổng tài sản có tăng lên
tuy còn ở ngưỡng rất nhỏ chỉ khoảng 0,1 – 0,3%/ Tổng tài sản có. Bên cạnh đó, tỷ trọng chứng khoán đầu tư cũng đã tăng từ 7,9%
cuối năm 2011 lên đến 18,8% vào cuối năm 2012 và vẫn duy trì 19,1% đầu năm 2014. Trong khi đó tỷ trọng của khoản mục cho vay
88
khách hàng lại có những biến động nhỏ do sự thay đổi của lãi suất cơ bản cũng như tác động của tình hình kinh tế chung. Tuy nhiên
đây vẫn là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất trên tổng tài sản có của ngân hàng, bỏi lẽ cho vay là hoạt động chính đem lại thu nhập chủ
yếu cho ngân hàng.
Mặt khác, khi những nhân tố thị trường khác thay đổi cũng có thể khiến ngân hàng đối mặt với rủi ro thị trường. Các nhân tố
thị trường ngoài lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán thì phải kể đến sự thay đổi của giá hàng hóa.
Biểu đồ 21: Chỉ số giá tiêu dùng.
Nguồn: Tổng cục thống kê
89
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng tăng dần từ cuối năm 2012 cho đến nay. Trong đó có một số loại hàng hóa có chỉ số
giá tiêu dùng tăng mạnh giai đoạn từ tháng 7/2012 cho đến tháng 9/2012 đặc biệt là vàng. Sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng đã dẫn
đến sự thay đổi nhỏ trong hoạt động của ngân hàng mà cụ thể là khoản mục công cụ tài chính phái sinh và TSTC khác, tuy sự thay
đổi không đáng kể chỉ khoảng 0,02%.
1. Chỉ tiêu EPS :
EPS =( Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi)/ Số CP đang lưu hành.
Bảng 23: so sánh một số chỉ tiêu của VCB và các ngân hàng khác trong năm 2013.
90
Nguồn: Website vietinbank.vn
Từ bảng trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Ngoại thương chỉ đứng sau ngân hàng Công Thương. Điều này chứng
tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng so với các ngân hàng khác được coi là khá thuận lợi, tỷ lệ EPS cao nhất trong 5 ngân hàng
được so sánh, thứ nhất là do lợi nhuận sau thuế cao, thứ hai là số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân ở mức trung bình. Điều này
mang lại lợi ích cho các cổ đông của ngân hàng, cũng đã khẳng định vị thế của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt này.
91
Như vậy, nhìn nhận một cách tổng quát có thể thấy, trước những biến động của các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá
cổ phiếu hay giá cả hàng hóa thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương vẫn được duy trì khá tốt, sự nhạy cảm đối với
những rủi ro thị trường được kiểm soát bằng những phương pháp hợp lý và mang lại hiệu quả rõ rết như đã phân tích ở trên.
92
93
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ ĐỂ RA GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
94
I.
Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vieetcombank).
Trong 3 năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm
2008. Bối cảnh này cộng với những vấn đề nội tại khiến kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn và vẫn chưa thể thoát khỏi suy thoái.
Trong bối cảnh đó, bức tranh toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên ngày một xấu đi, tác động của nền kinh tế khiến nợ xấu các
ngân hàng càng ngày càng tăng cao. Không chỉ đối mặt với vấn đề nợ xấu, các ngân hàng còn đối diện với thách thức chất lượng tài
sản, lợi nhuận thấp và năng lực về vốn yếu. Tuy VietcomBank là Ngân hàng thương mại có chất lượng tốt nhất và tốc độ phát triển
ổn định nhất trong khối ngân hàng Việt Nam nhưng cũng không tránh khỏi bối cảnh chung của toàn ngành. Từ những phân tích
những chỉ tiêu theo mô hình Camels trên đây, nhóm đưa ra một số nhận xét chung như sau:
Tổng tài sản có của VCB tăng tương đối tốt trong các năm từ 2011-2013, tuy nhiên chất lượng tài sản có mới là vấn đề cần phải bàn.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm qua các năm, đặc biệt giảm mạnh vào nửa đầu năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu của VCB cao, có những
thời điểm lên tới hơn 3% tổng dư nợ. Con nợ lớn chủ yếu là các Doanh nghiệp Nhà nước. Cơ cấu khách hàng chuyển dịch theo
hướng tích cực sang tín dụng thể nhân để tập trung vào thị trường bán lẻ, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Dư nợ chủ yếu tập
trung vào ngành thương mại dịch vụ và sản xuất gia công chế biến – những ngành có tốc độ quay vòng vốn nhanh. Với những thay
đối tích cực trong danh mục khách hàng, VietcomBank được kì vọng sẽ sớm khôi phục lại tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.
Năng lực quản lý của VCB rất tốt, các chiến lược kinh doanh đề ra hoàn toàn phù hợp với xu thế kinh tế Việt Nam và bắt kịp được xu
thế kinh tế thế giới. VCB vẫn giữ vững được lợi thế thị phần của mình trên mảng huy động và cho vay. Tuy nhiên, dịch vụ thanh toán
quốc tế và tài trợ ngoại thương của VCB đã mất vị thế số 1 của giai đoạn trước, thị phần của hoạt động này cũng đang có xu hướng
giảm.
Khả năng thanh khoản của VCB trong những năm qua tương đối tốt tuy nhiên tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có xu hướng
giảm. Nửa đầu năm 2014, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản chỉ đạt 16%, trong khi tỷ lệ lý tưởng là 25%. Về cơ bản, công tác
quản lý thanh khoản của VCB đang ngày một cải thiện, đặc trưng là việc thiết lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng thanh
khoản hàng ngày và dài hạn. Trong những năm qua, VCB đã tuân thủ đúng quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng
chi trả, quản lý dòng tiền vào, ra của hệ thống theo kỳ hạn đáo hạn để chủ động xử lý nguồn vốn thanh khoản khi thiếu hụt hay thặng
dư. Như vậy, rủi ro thanh khoản của ngân hàng ở mức được kiểm soát do tăng trưởng tiền gửi khá ổn định. Các tài sản kém thanh