1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >

CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.94 KB, 95 trang )


4

Khoa học tổ chức xây dựng luôn gắn liền với kiến thức của nhiều chuyên

môn đặc biệt về công nghệ xây dựng, cơ giới hóa xây dựng và kinh tế xây dựng. Đó

là những kiến thức tiên quyết mà người kỹ sư xây dựng phải nắm vững trước khi

bắt tay vào công việc lập kế hoạch tổ chức và điều hành sản xuất xây dựng. Để hoàn

thành nhiệm vụ sản xuất người thực hiện công việc xây lắp phải chuẩn bị đầy đủ vật

tư, máy móc, thiết bị và đặc biệt là con người để tiến hành công việc. Việc tiến hành

công việc sản xuất có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Ta gọi là phương

pháp tổ chức sản xuất .

Dù phương pháp sản xuất nào cũng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của

tổ chức sản xuất, đặc biệt là tổ chức sản xuất xây dựng, đó là:

- Tuân thủ công nghệ sản xuất để đảm bảo chất lượng công trình;

- Bảo đảm thời hạn thi công;

- Hạ giá thành sản phẩm.

Cho đến nay người ta có thể chia phương pháp tổ chức sản xuất xây dựng ra

làm ba phương pháp chính là: tuần tự, song song và dây chuyền. Mỗi phương pháp

có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo các điều kiện cụ thể các phương pháp đó

được áp dụng triệt để hay từng phần hoặc kết hợp, đều với một mục đích là đưa lại

hiệu quả kinh tế cao nhất.

1.2 Các phương pháp tổ chức thi công

1.2.1 Phương pháp tổ chức thi công tuần tự

Là phương pháp tổ chức sản xuất các công việc ở vị trí này hoàn thành rồi

mới chuyển sang công việc tiếp theo ở vị trí khác. Nó được thể hiện trên hình 1.1[5]



5



Hình 1.1 Phương pháp tuần tự

ti: thời gian thực hiện công việc

T: thời gian hoàn thành toàn bộ quá trình thi công

Ưu điểm: phương pháp tổ chức thi công tuần tự thì mức độ huy động tài

nguyên không căng thẳng, công tác tổ chức và điều hành sản xuất được thực hiện dễ

dàng.

Nhược điểm: thời gian xây dựng công trình bằng tổng thời gian thi công các

hạng mục công việc cho nên tiêu tốn nhiều thời gian.

Phạm vi áp dụng của hình thức tổ chức sản xuất này phù hợp với công trình

có điều kiện tài nguyên khó huy động và thời gian xây dựng công trình không hạn

chế.

1.2.2 Phương pháp thi công song song

Là phương pháp tổ chức thi công các hạng mục công trình (các công việc)

được tiến hành song song với nhau. Nó được thể hiện trong hình 1.2.[5]



6



Công việc

1

2

3



m



Thời gian thi công



ti = T



Hình 1.2 Phương pháp song song

ti : Thời gian thực hiện công việc.

T : Thời gian hoàn thành toàn bộ quá trình thi công

Ưu điểm: theo phương pháp này thì thời gian xây dựng công trình bằng thời

gian thi công các hạng mục công việc, và thời gian thi công là ngắn nhất.

Nhược điểm: vì có nhiều công việc thi công trong cùng một thời điểm trên

cùng một mặt bằng dẫn đến mức độ huy động tài nguyên rất căng thẳng, bố trí mặt

bằng thi công khó khăn.

Phạm vi áp dụng: phương pháp này được áp dụng khi cần rút ngắn thời gian

thi công và tài nguyên huy động không hạn chế trong điều kiện mặt bằng thi công

cho phép.

1.2.3 Phương pháp thi công dây chuyền

Phương pháp dây chuyền là một phương pháp tổ chức sản xuất. Theo đó, đối

tượng thi công được chia thành nhiều phần nhỏ (gọi là phân đoạn), còn quá trình

xây lắp tổng hợp được chia thành nhiều quá trình nhỏ hơn (làm thành các quá trình

bộ phận), mỗi quá trình bộ phận do một tổ công nhân thực hiện, gọi là dây chuyền.

Phương pháp này được thể hiện như hình 1.3:[5]



7



Hình 1.3 Phương pháp dây chuyền

ti : Thời gian thực hiện công việc.

T : Thời gian hoàn thành toàn bộ quá trình thi công.

Hai phương pháp trên có ưu và nhược trái ngược nhau về thời gian thi công

và mức độ huy động tài nguyên. Nhưng đều có một nhược điểm là ít quan tâm đến

sự làm việc của các tổ chức sản xuất về phương diện chuyên môn hóa và tính liên

tục. Để khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm, người ta đưa ra phương

pháp tổ chức sản xuất thi công dây chuyền.

Với hình thức tổ chức sản xuất dây chuyền thì thời gian hoàn thành công

trình sẽ nhỏ hơn phương pháp tuần tự và lớn hơn phương pháp song song. Ngược

lại, mức độ huy động tài nguyên sẽ nhỏ hơn phương pháp song song và lớn hơn

phương pháp tuần tự.

1.3 Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ thi công

1.3.1 Mở đầu

Lập kế hoạch tiến độ thi công (KHTĐTC) là nội dung quan trọng trong tổ

chức quá trình xây dựng công trình. Để đạt được các mục tiêu trong tổ chức xây

dựng công trình là: chất lượng tốt, giá thành hạ, đạt và vượt thời gian thi công, an

toàn lao động và bảo vệ môi trường, thì việc lập KHTĐTC có ý nghĩa quan trọng

trong quá trình thực hiện các mục tiêu đó.



8

Kế hoạch tiến độ thi công là tài liệu quan trọng trong hồ sơ thiết kế công

trình. Nó thể hiện thời gian thực hiện công việc và các mốc khởi công hoàn thành

các công trình đơn vị. Đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch cung cấp thiết bị vật tư và

tài chính.

Kế hoạch tiến độ thi công là văn bản để làm căn cứ chỉ đạo quá trình xây

dựng công trình. Lựa chọn phương pháp lập KHTĐTC nào cần phù hợp với khả

năng tổ chức điều hành kế hoạch và thực tế cung cấp nguồn lực thi công.

1.3.2 Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ

Để lập kế hoạch và biểu diễn tiến độ thi công các nhà khoa học đã nghiên

cứu ra các phương pháp sau:[9]

-



Phương pháp sơ đồ ngang (Gantt)



Henry Gantt là một kỹ sư người Pháp, vào đầu thế kỷ 19 ông là người đầu

tiên sử dụng sơ đồ ngang trong việc lập kế hoạch tiến độ thi công.

Các nội dung như: Trình tự khởi công, thời gian hoàn thành công việc được

biểu diễn bằng những đường thẳng nằm ngang liên tục hoặc đứt quãng tỷ lệ với lịch

thời gian, người ta gọi đó là kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ ngang.

Như vậy chỉ cần một hệ tọa độ vuông góc, trong đó trục tung thể hiện công

việc, trục hoành thể hiện thời gian, chúng ta đã diễn tả được một phương pháp tổ

chức sản xuất, một kế hoạch xây dựng tương đối đơn giản, rõ ràng. Chính vì vậy,

phương pháp này được sử dụng đầu tiên để lập kế hoạch tiến độ xây dựng. Ưu điểm

cơ bản của sơ đồ ngang là dùng được cho nhiều đối tượng, dễ lập, dễ điều chỉnh, bổ

sung nên đến nay vẫn được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên nó có nhược điểm là

không thể hiện được những dự án phức tạp, không thấy rõ được mối liên hệ logic

của các công việc dự án.

-



Phương pháp sơ đồ xiên (Cylogram).



Là sơ đồ không những diễn tả tiến trình công việc theo thời gian, mà còn thể

hiện được những mối quan hệ công việc trong không gian. Vì vậy, nó rất thích hợp

để thể hiện dự án tổ chức sản xuất theo dây chuyền, nhằm đảm bảo tính liên tục và

điều hòa, sự phối hợp nhịp nhàng trong sản xuất.



9

Tuy nhiên, sơ đồ xiên cũng như sơ đồ ngang chỉ là một mô hình tĩnh, có tính

toán trước các thông số. Đối với những dự án lớn, phức tạp, sơ đồ xiên không thể

hiện được hết những vấn đề đặt ra, nhất là khi giải quyết những bài toán tối ưu như:

rút ngắn thời hạn xây dựng, hoặc những dự án không tính được thời hạn xây dựng

theo các phương pháp thông thường, mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Đó cũng là

nhược điểm của sơ đồ này.

-



Phương pháp sơ đồ mạng.



So với sơ đồ ngang và sơ đồ xiên thì sơ đồ mạng có những ưu điểm hơn hẳn.

Sơ đồ mạng được xây dựng trên mô hình toán học hiện đại, đó là lý thuyết đồ thị

với hai yếu tố logic cơ bản là công việc và sự kiện. Trong sơ đồ mạng, các công

việc được thể hiện một cách sinh động cụ thể, không chỉ thấy tên công việc mà còn

thấy cả mối quan hệ công tác. Những mối quan hệ bắt buộc về công nghệ hoặc logic

về tổ chức. Vì vậy không bỏ sót bất kỳ công việc nào và có được kế hoạch tiến độ

khoa học, chính xác.

Sơ đồ mạng là một mô hình toán học động, thể hiện toàn bộ dự án xây dựng

thành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong đó thấy rõ vị trí của từng công việc đối với

mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công việc. Nó có thể áp dụng

các phương pháp toán học vào việc phân tích, xây dựng và điều khiển kế hoạch. Vì

vậy, dễ dàng lập được các thuật toán và viết các chương trình cho máy tính điện tử,

kể cả việc tự động hóa thiết kế. Sơ đồ mạng là tên chung của nhiều phương pháp sử

dụng lý thuyết mạng như: phương pháp đường găng CMP (Critical Path Method),

phương pháp kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án PERT (Program Evaluation and

Review Tecnique), phương pháp sơ đồ mạng công việc MPM (Metra Potential

Method).

Tuy nhiên, hai phương pháp CPM và PERT được sử dụng phổ biến hơn. Hai

phương pháp này cơ bản là giống nhau về hình thức, về trình tự lập mạng, chỉ khác

một điểm là thời gian trong CPM là một đại lượng xác định, có thể tính toán được

từ các định mức lao động, còn thời gian trong PERT không xác định, không có định



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

×