Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.94 KB, 95 trang )
28
2.2.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
- Điều kiện thời tiết: công trình xây dựng có đặc điểm khối lượng công việc
lớn, thường tổ chức thi công sản xuất ngoài trời, thời gian làm việc kéo dài (có khi
đến vài năm). Chính vì vậy việc mưa bão kéo dài nhiều ngày hay nằm ngoài dự báo
có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hoàn thành công việc cũng như hoàn thành tiến
độ của công trình.[2]
- Điều kiện địa chất và địa chất thủy văn: điều kiện địa chất và địa chất thủy
văn có ảnh hưởng rất lớn và có tính chất quyết định đến kết cấu, cũng như kỹ thuật
xử lý nền móng của công trình. Chính vì vậy nó làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ
thi công. Điều kiện địa chất tốt, ổn định thì việc xử lý nền móng là đơn giản. Công
trình thi công trên khu vực có điều kiện địa chất yếu, không đồng nhất, thì việc xử
lý nền móng là vô cùng phức tạp. Nhiều khi chúng ta không lường trước được hết
những tình huống do điều kiện tự nhiên gây ra, làm tốn phí rất nhiều thời gian cho
công tác khắc phục hay giải pháp thi công thích ứng với điều kiện đó. Đồng thời
tiêu tốn rất nhiều chi phí cho khắc phục hậu quả này.
2.2.2 Tài chính và quản lý chi phí
Như ta đã biết thì việc quản lý tài chính và chi phí là một trong ba mục tiêu
chính của dự án xây dựng. Điều này cũng được chứng minh trong thực tế rằng: tài
chính và chi phí là những yếu tố quan trọng nhất và luôn là điều kiện tiên quyết
đóng góp và sự thành công chung của dự án xây dựng.
Khi công trường khởi động, mọi công việc trong kế hoạch được bắt đầu thì
tài chính là toàn bộ các khoản tiền dùng để mua sắm tài sản như máy móc thi công,
dây chuyền công nghệ, nguyên vật liệu, chi trả lương công nhân… Vậy nên để kế
hoạch công việc vận hành theo dự định thì buộc kế hoạch tài chính của công ty hay
công trường phải vận hành theo, thậm chí kế hoạch tài chính phải vận hành trước để
chuẩn bị cho kế hoạch phần việc trong tiến độ được bắt đầu như mua máy móc,
nhập vật tư… Mọi thay đổi hay trục trặc ngoài ý muốn của kế hoạch tài chính đều
có thể phải trả giá bằng thời gian đối với kế hoạch tiến độ thi công của công trình. Ở
một khía cạnh khác thì chủ đầu tư luôn muốn trả ít tiền nhất cho công trình xây
29
dựng để đạt được kết quả cuối cùng là thỏa mãn yêu cầu của họ, đồng thời cũng
mong muốn công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn nhất
để có thể tạo ra được luồng tiền vào dương. Thêm nữa thì trong quá trình thi công
xây lắp, chủ đầu tư sẽ cố gắng trả tiền muộn nhất có thể để giảm lãi suất trên các
khoản tiền vay của họ xuống mức thấp nhất hoặc những lý do mang tính tâm lý.
Nhà thầu xây lắp thì lại có những chính sách trái ngược với chủ đầu tư về tài chính
xây dựng. Nhà thầu luôn muốn nhận được tiền trả sớm nhất cũng như đẩy nhanh
tiến độ thi công để giảm bớt nguồn vốn sản xuất kinh doanh mà họ phải xoay sở
trong quá trình xây dựng. Như vậy, ở đây có thể sẽ có mâu thuẫn mà nếu không
nghiên cứu kỹ trong hợp đồng xây dựng các dự án sẽ gặp phải trở ngại làm ảnh
hưởng đến tiến độ xây dựng.
Việc nguồn lực tài chính của công ty xây dựng đưa vào công trình không đủ
hay không bám sát KHTĐTC gây gián đoạn quá trình sản xuất, làm lãng phí ca máy
hay tài nguyên nhân lực trên công trường, kéo dài thời hạn hoàn thành dự án
VD: Theo KHTĐTC công trình dân dụng A. Phần thô thời gian thi công là 7
ngày 1 sàn, các công việc phải thực hiện bao gồm:
-
Gia công lắp dựng cốt thép copha cột
-
Bê tông cột
-
Gia công lắp dựng copha dầm sàn
-
Gia công lắp dựng cốt thép dầm sàn
-
Đổ bê tông dầm sàn
Tổng chi phí phải trả cho các công việc khi hoàn thành là 1 tỷ, thanh toán
một lần. Do kế hoạch tài chính của công ty không theo sát bản KHTĐTC chỉ cấp
được 700 triệu, thời gian cấp là giữa và cuối tháng, vì thế công trường không đủ tài
chính để thi công. Những công việc trên hoàn thành phải mất 15 ngày, như vậy là
không hoàn thành đúng thời hạn theo KHTĐTC.
-
Quản lý chi phí xây dựng
Quản lý chi phí xây dựng là một quá trình tổng thể dùng để kiểm soát sự chi
tiêu trong dự án, từ thời điểm hình thành ý tưởng tới khi hoàn thành công trình và
chủ đầu tư trả toàn bộ tiền cho nhà thầu.
30
Trong khi tài chính phụ thuộc vào năng lực hay chính sách của công ty xây
dựng thì quản lý chi phí là công việc của những người có chuyên môn tại công
trường. Việc quản lý chi phí tại công trường làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thực
hiện bản KHTĐTC. Cụ thể là nếu không quản lý tốt chi phí có thể xảy ra tình trạng
cấp phát vượt quá khối lượng đã hoàn thành gây khó khăn cho công việc khác, kéo
dài thời gian thực hiện của công việc khác làm ảnh hưởng đến KHTĐTC chung.
Hoặc xác định khối lượng phát sinh không đúng, không phù hợp thực tế làm tăng
chi phí ảnh hưởng đến việc cấp phát thanh toán công việc khác như: thiếu tiền thuê
máy móc, mua vật tư… gây chậm tiến độ của việc đó. Hay việc cấp phát không theo
kế hoạch tài chính dẫn đến tình trạng công việc chưa làm nhưng đã chi trả tiền làm
rối loạn kế hoạch tài chính hoặc phá vỡ kế hoạch tài chính ảnh hưởng đến kế hoạch
thi công.
Trong lĩnh vực xây dựng thì quá trình kiểm soát hay quản lý chi phí phải
được giao cho các kỹ sư xây dựng. Đó là những người hiểu được chính xác giá trị
công việc và có thể lý giải chi tiết chúng theo các điều khoản hợp đồng. Những
người làm kế toán cũng cần có ở công trường, họ sẽ chịu trách nhiệm về việc ghi
chép sổ sách kế toán và thực hiện các thủ tục chi trả tiền. Tuy nhiên những dữ liệu
kế toán ghi chép được thường ít dùng trong quá trình kiểm soát chi phí xây dựng, vì
chúng được thu thập quá muộn để có thể kiểm soát hiệu quả chi phí phải trả.
Mục đích của quản lý chi phí trong xây dựng công trình là đề xuất những giải
pháp tức thì cho các công việc trong hợp đồng để làm tăng tính kinh tế của nhà
thầu. Nếu một công việc hay quá trình thi công mà không hiệu quả thì những cảnh
báo nhanh phải được thông báo đến nhóm thực hiện dự án để có những biện pháp
giải quyết những trục trặc đó. Thường thì không có những dữ liệu lưu giữ lại khi kết
thúc dự án. Do vậy, rất khó có thể chứng minh được một công việc nào đó có được
thực hiện hiệu quả không dựa trên chi phí của nó. Do vậy, để thiết lập được công cụ
quản lý hiệu quả trong những giai đoạn thi công ngắn hạn thì hệ thống kiểm soát chi
phí cần kiểm soát thu chi các nguồn tài chính. Ngoài ra, mối liên hệ giữa giá trị
công việc hoàn thành hay không và chi phí chung của nhà thầu phải được đánh giá
31
thường xuyên. Những mục đích khác nhau của hai lĩnh vực kiểm soát này nhằm
giúp ban quản lý dự án đưa ra các cảnh báo hàng ngày về tình hình tài chính và chi
phí công trường tới ban giám đốc công ty.
Điều thứ ba cần chú ý tới là hệ thống kiểm soát chi phí cần cung cấp dữ liệu
để định giá các thay đổi xuất hiện trong quá trình thi công. Hay một hợp đồng xây
dựng thì giá đơn vị thường phải ứng theo các điều kiện thi công khác nhau. Nếu có
thể thay đổi được các bản ghi chính xác về chi phí thì nhà thầu sẽ dễ dàng thiết lập
được các đơn giá mới cho các phần việc phát sinh. Khi đánh giá các hoạt động của
nhà thầu không hiệu quả và có năng suất thấp, việc tính toán đơn giá theo cách này
giúp nhà thầu đảm bảo được mức giá có thể chấp nhận khi thương thuyết với chủ
đầu tư.
Kiểm soát chi phí cho các hoạt động xây dựng thường chỉ giới hạn cho
những chi phí nhân công và máy móc thiết bị. Nguyên nhân, do đây là hai hoạt
động kém hiệu quả nhất trong công trường xây dựng. Ngoài ra sự kết hợp của cơ
giới với lao động thủ công cũng là một lĩnh vực quan trọng cần phải quan tâm đặc
biệt để đạt được tối ưu hiệu quả và chi phí cho các công việc xây dựng. Nếu có thể
thì nên tiến hành kiểm tra nhanh tại công trường về tình hình sử dụng lao động và
máy móc thiết bị theo bảng chấm công và phân công máy móc hàng tuần. Tất nhiên,
việc kiểm soát chi phí vật liệu trên công trường cũng cần thiết nhưng thường thì quá
trình này được tiến hành hàng tháng. Có một khó khăn cơ bản là mức độ chính xác
khi đánh giá vật liệu hay nói cách khác là có sự khác biệt giữa khối lượng vật liệu
chuyển đến công trường và khối lượng vật liệu thực sự sử dụng trong thi công.
Chính vì vậy mà hệ thống kiểm soát chi phí vật liệu cần có sự linh động phù hợp để
cho phép chỉnh sửa và điều chỉnh đặc biệt với khối lượng vật liệu lớn.
2.2.3 Giải pháp thi công
Khi quyết định phương án tổ chức kỹ thuật cho từng quá trình xây lắp, nhiều
chủ đầu tư hay kỹ sư thiết kế đề xuất những phương án thi công hay vật liệu xây
dựng tiêu chuẩn, áp dụng phổ biến trong cả nước cho công trình dự định. Trong khi
các nhà thầu địa phương lại đề xuất những phương án thay thế có tính đến yếu tố
32
tâm lý và sẵn có của địa phương, do vậy trước khi thực hiện dự án cần tiến hành
khảo sát khu vực thi công để biết được những phương pháp và những vật liệu hay
được sử dụng trong các công trường xây dựng và có sự khác biệt với thực tế cả
nước. Từ đó quyết định giải pháp thi công cho công trình mình để tiết kiệm thời
gian cũng như đảm bảo chất lượng công trình theo tiêu chuẩn hiện hành. Việc áp
dụng các biện pháp thi công và vật liệu phổ biến sẵn có tại địa phương thường đem
lại những khoản tiết kiệm đáng kể như thời gian và chi phí so với khi áp dụng
những điều hoàn toàn mới và không quen thuộc vào công trình xây dựng. Thật
không hợp lý nếu yêu cầu các nhà thầu địa phương thực hiện theo những thiết kế
hoàn toàn mới với họ trong khi có thể áp dụng những biện pháp quen thuộc với chi
phí thấp hơn.
Một số ví dụ về phương pháp và vật liệu xây dựng được ưa thích sử dụng tại
các địa phương khác nhau.
- Khu vực phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh chỉ thích dùng cọc ép,
trong khi Hà Nội – cái nôi sinh ra cọc khoan nhồi thì rất hay sử dụng loại này cho
công trình, mặc dù đôi khi giải pháp cọc ép có thể thỏa mãn được nhu cầu chịu lực.
Hay người dân miền Bắc sử dụng Chinfon, Bỉm Sơn và thép Việt Úc hay thép Thái
Nguyên thì người dân miền Nam lại sử dụng xi măng Hà Tiên và thép Vina Kyoe
khi xây dựng công trình.
- Khu vực miền Bắc như Hà Nội, Nam Định thường sử dụng cọc tre dài 1-3
mét để gia cố nền đất yếu. Vì tre là loại vật liệu phổ biến ở đây nên giá cả của chúng
thường thấp và thợ xây miền Bắc có kinh nghiệm đóng cọc tre bằng tay hoặc bằng
máy nén thủ công. Trong khi đó, khu vực miền Nam lại sử dụng cừ tràm – một loại
vật liệu phổ biến của địa phương. Công trình dùng cừ tràm dài tới 5 mét và đóng
xuống nền đất sâu bằng máy xúc hay xe cẩu.
- Khu vực đồng bằng thường dùng gạch, bê tông và sắt thép để xây công nhà
cửa và các công trình dân dụng khác thì khu vực vùng núi lại chọn gỗ, tre, nứa để
xây lên nhà cửa cho người dân .
33
Từ các ví dụ trên cho thấy, việc áp dụng hay quyết định một giải pháp thi
công không hợp lý sẽ gây mất thời gian vì lý do không đáng có.
2.2.4 Công tác chuẩn bị và thủ tục hành chính
Thực tế cho thấy, nếu công việc chuẩn bị tốt sẽ nâng cao năng suất của thiết
bị, máy móc dẫn đến rút ngắn thời gian thực hiện KHTĐTC, nếu công tác chuẩn bị
không tốt, không đủ điều kiện để triển khai thực hiện KHTĐTC sẽ làm kéo dài thời
gian của dự án.
2.2.4.1 Chuẩn bị mặt bằng
Đặc điểm của công trình xây dựng là kích thước hình học lớn, tập trung
nhiều vật tư, thiết bị máy móc, môi trường thi công ngoài trời, thời gian thi công là
dài hạn, do vậy công tác chuẩn bị mặt bằng là vô cùng cần thiết và có ảnh hưởng
lớn đến quá trình thực hiện bản KHTĐTC (VD: Việc làm đường nội bộ, kho bãi lán
trại cho công nhân không đảm bảo có nghĩa là khâu chuẩn bị không tốt, khi triển
khai thi công gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là không triển khai được. Việc không
có kho bãi để tập kết vật tư và các cấu kiện đúc sẵn khi thi công phải mất khoảng
thời gian chung chuyển làm kéo dài thời gian hoàn thành công tác và làm ảnh
hưởng đến KHTĐTC công trình). Tóm lại, muốn công việc được triển khai tốt bắt
buộc công tác chuẩn bị phải được thực hiện tốt mà công tác chuẩn bị mặt bằng là
một khâu rất quan trọng trong nhóm công tác chuẩn bị trước khi thi công.
Do vậy bằng việc kiểm tra khảo sát điều kiện công trường, nhóm thực hiện
dự án sẽ nắm được các thông tin cần thiết như đường xá, điều kiện địa chất, khí hậu
thủy văn và các yếu tố có tác động khác. Với những thông tin cơ bản này, nhóm
thực hiện dự án có thể quyết định tạm thời về vị trí đặt các thiết bị phụ trợ và công
trình tạm, khu vực kho bãi và lán trại công nhân, phương pháp nối kết với hệ thống
điện, nước bên ngoài,… Ngoài ra còn cần chú ý tới biện pháp bảo đảm an toàn lao
động và bảo vệ công trường bằng nhiều biện pháp tích cực như hàng rào bảo vệ,
nhân viên an ninh và giám sát ra vào công trường. Những thông tin này cần được
khảo sát và phân tích chi tiết, cần tính đến những thay đổi có thể xảy ra trong giai
đoạn thi công xây dựng. Điều này yêu cầu toàn bộ các đối tác tham gia dự án như
34
chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát xây dựng và các nhà thầu phụ, phải lập ra kế
hoạch thi công của riêng họ với các bố trí mặt bằng thích hợp.
Để có được thông tin cần thiết, những đợt thăm và khảo sát công trường cần
được tiến hành sau khi các bản vẽ phục vụ thi công nền móng được hoàn thành.
Những bản vẽ này được thiết kế bởi các kỹ sư chuyên môn, chỉ ra vị trí cụ thể của
công trình và khu vực thi công bắt buộc. Như vậy nhóm thực hiện dự án phải tính
toán, dựa trên bản vẽ thi công nền móng, xem có bao nhiêu diện tích và không gian
tự do bên trong công trường. Từ đó quyết định các phương pháp thi công hợp lý
như vị trí đặt cần cẩu và các máy móc thi công, hướng di chuyển bên trong và ra
vào công trường, phương pháp đào đất và vận chuyển, lưu giữ đất thừa và các vấn
đề khác liên quan. Sau khi có toàn bộ các thông tin và dữ liệu cần thiết, điều quan
trọng là thiết kế ra bản vẽ bố trí công trường tạm, trong đó chỉ ra các vị trí chính xác
cho kho bãi, lán trại, đường đi lại, hướng đi lại [1]…
2.2.4.2 Thủ tục hành chính
Trong quá trình xây dựng có những thủ tục hành chính hay những quy định
bắt buộc của luật xây dựng mà nhóm thực hiện dự án hay các bên tham gia công
trình phải thực hiện. Nếu không xem xét và tìm hiểu kỹ các thủ tục này trước khi
khởi công xây dựng công trình sẽ gây ảnh hưởng tới tiến độ của dự án. Phần này mô
tả quá trình tiến hành thi công công trình theo quy định của Luật xây dựng 2004.
Đây là yếu tố đảm bảo công trình hoàn thành theo quy định của pháp luật.
-
Giấy phép xây dựng và lệnh khởi công
Trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây
dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
+ Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn
cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
+ Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với
quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt;
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các vùng sâu, vùng xa;
35
+ Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm
dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được phê
duyệt;
+ Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay
đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
Như vậy nếu như khi tổ chức thực hiện bản KHTĐTC, nghĩa là tổ chức chỉ
đạo thi công mà một trong những thủ tục nêu trên không đầy đủ khi các cơ quan
chức năng kiểm tra, phát hiện yêu cầu dừng thi công sẽ làm ảnh hưởng đến quá
trình thực hiện kế hoạch tiến độ của dự án.
-
Giải phóng mặt bằng xây dựng công trình
Theo số liệu của Tổng Hội Xây dựng Việt Nam có đến hơn 90% các dự án
sử dụng vốn ngân sách không đáp ứng được nhu cầu tiến độ mà nguyên nhân chính
là không triển khai được khâu giải phóng mặt bằng. Tồn tại vấn đề này chủ yếu là
do quyền lợi của các bên có mâu thuẫn với nhau.
Do vậy, việc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
+ Việc giải phóng mặt bằng xây dựng phải được lập thành phương án.
Phương án giải phóng mặt bằng xây dựng được thể hiện trong dự án đầu tư xây
dựng công trình và được phê duyệt đồng thời với phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
công trình;
+ Đối với các dự án có nhu cầu tái định cư thì phải lập phương án hoặc dự án
tái định cư và phải thực hiện trước khi giải phóng mặt bằng xây dựng;
+ Phạm vi giải phóng mặt bằng xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết
xây dựng và dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;
+ Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng theo yêu cầu tiến độ
thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền;
Nguyên tắc đền bù tải sản để giải phóng mặt bằng xây dựng:
+ Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng phải đảm bảo lợi ích
của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở
36
mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ, hỗ trợ tạo việc làm, ổn
định cuộc sống cho người phải di chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác nữa
với các bên liên quan.
+ Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ
tầng kỹ thuật trong đô thị thì phương án giải phóng mặt bằng phải đảm bảo vừa xây
dựng được công trình mới, vừa chỉnh trang được các công trình mặt phố theo quy
hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; bảo đảm nhà nước điều tiết được giá trị chênh
lệch về đất sau khi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng công trình.
+ Không đền bù trong các trường hợp sau đây: đất lấn chiếm; công trình xây
dựng trái phép; vật kiến trúc; cây cối; hoa màu và tài sản khác xuất hiện hoặc phát
sinh trong phạm vi mặt bằng quy hoạch xây dựng sau thời điểm công bố quy hoạch
xây dựng; các trường hợp khác theo quy định về pháp luật về đất đai.
2.2.5 Quản lý chất lượng xây dựng công trình
- Nghiệm thu công việc và các hạng mục công việc
Việc nghiệm thu công trình xây dựng phải thực hiện các quy định sau đây:
+ Tuân theo các quy đinh về quản lý chất lượng công trình;
+ Nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục
công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất
của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành
các công việc tiếp theo;
+ Chỉ được nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ
sơ theo quy định;
+ Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu
cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Tuy nhiên trong quá trình thi công thực tế, nếu cứ áp dụng những quy định
này một cách máy móc và cứng nhắc nhiều khi làm ảnh hưởng đến việc thực hiện
KHTĐTC (VD: khi lập tiến độ thi công công trình nhà ở dân dụng, áp dụng phương
pháp tổ chức thi công dây chuyền: đổ bê tông cột xong, tháo copha cột và công tác
copha dầm bắt đầu ngay để rút ngắn thời gian thi công. Tuy nhiên nếu phải đợi
37
nghiệm thu bê tông cột mới cho triển khai công việc tiếp theo thì ít nhất phải mất 7
ngày hoặc 28 ngày công việc copha dầm mới được bắt đầu).
-
Giám sát thi công xây dựng công trình
Việc tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình nhằm đảm chất lượng
công trình thường được tổ chức dưới hai hình thức:
+ Chủ đầu tư tự tổ chức giám sát công trình nếu có đủ năng lực chuyên môn
+ Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn giám sát độc lập để giám sát công trình
Cả hai hình thức trên đều phải sử dụng những người có năng lực chuyên môn
để giám sát thi công xây dựng công trình với những công việc cụ thể: kiểm tra và tư
vấn những giải pháp cho nhà thầu và chủ đầu tư về chất lượng, khối lượng, tiến độ,
an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.
Tuy nhiên với hình thức chủ đầu tư tự giám sát nhiều khi gây khó khăn cho
nhà thầu khi thực hiện KHTĐTC vì tính không chuyên nghiệp của lực lượng giám
sát. Thường chỉ thực hiện vai trò giám sát kỹ thuật và chất lượng mà không phát
huy được vai trò tư vấn (VD: Khi thi công công trình mà chủ đầu tư là những đơn vị
quân đội. Chủ đầu tư thường sử dụng cán bộ doanh trại làm cán bộ tư vấn giám sát.
Lực lượng này hoàn toàn không chuyên nghiệp vì vậy rất hay xảy ra những xung
đột với nhà thầu và nhiều khi làm chậm quá trình hoàn thành nhưng công việc).
2.2.6 Hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công
Trong xây dựng công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công
(HSTKBVKTTC) là một tài liệu quan trọng. Nó chứa đựng toàn bộ những nội dung
như: hình dáng, kích thước, công năng cũng như chất lượng về mặt kỹ thuật của
công trình (do nhà thầu tư vấn thiết kế lập). Chính vì thế có thể hiểu
HSTKBVKTTC là một công trình trên giấy. Với công trình dân dụng thông thường
HSTKBVKTTC gồm có: phần kiến trúc, phần kết cấu, phần điện nước… Tất cả
những phần này phải có mối quan hệ thống nhất với nhau. Vì một lý do nào đó mà
các hồ sơ này có những sai sót hay không đồng nhất mà nhưng bên liên quan không
kịp thời giải quyết đều có thể phải trả giá bằng những phiền hà không đáng có và
thời gian cho việc thực hiện kế hoạch thi công công trình.
38
2.2.7 Hợp đồng xây dựng
Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực
hiện toàn bộ hay một số công việc trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng là
văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, nội
dung hợp đồng phải nêu rõ trách nhiệm thực hiện của các bên liên quan và những
điều khoản đã ký kết là căn cứ để thanh toán và phân xử những tranh chấp (nếu có)
trong quan hệ hợp đồng.
Có rất nhiều loại hợp đồng nhưng ở mục này chỉ xét đến hợp đồng thi công
xây dựng công trình. Hợp đồng thi công xây dựng công trình có các hình thức sau:
-
Giá hợp đồng trọn gói
-
Giá hợp đồng cố định
-
Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh
-
Giá hợp đồng kết hợp các loại trên
Dù ở dạng nào thì các điều khoản đều phải trong hợp đồng đều phải rõ ràng
từ ngữ phải dễ hiểu để tránh những hiểu nhầm hoặc tranh chấp không đáng có giữa
các bên. Tất cả những tranh chấp hay hiểu nhầm không đáng có này đều có ảnh
hưởng đến quá trình thực hiện kế hoạch tiến độ thi công công trình (KHTĐTCCT).
2.2.8 Giá cả và tình hình biến động giá cả trên thị trường
Thực tế đã chứng minh yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện bản
KHTĐTCCT, một khi thị trường giá cả biến động thường là tăng lên sẽ làm thiếu
hụt tài chính của dự án, gây khó khăn cho nhà thầu thi công, nếu không lựa chọn
nhà thầu có đủ điều kiện về năng lực tài chính có thể dẫn đến việc kéo dài thời gian
thi công do phải chờ huy động vốn từ các nguồn khác hoặc thậm chí chấm dứt hợp
đồng vì không có vốn để thi công.
2.2.9 Cung cấp vật tư và thiết bị xây dựng
Trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu là một trong các yếu tố quyết định chất
lượng, giá thành và thời gian thi công công trình. Thông thường thì chi phí về vật
liệu xây dựng chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong giá thành xây dựng, 75 – 80% đối
với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, 50 – 55% đối với các công trình