1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >

- Phương pháp sơ đồ xiên (Cylogram).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.94 KB, 95 trang )


9

Tuy nhiên, sơ đồ xiên cũng như sơ đồ ngang chỉ là một mô hình tĩnh, có tính

toán trước các thông số. Đối với những dự án lớn, phức tạp, sơ đồ xiên không thể

hiện được hết những vấn đề đặt ra, nhất là khi giải quyết những bài toán tối ưu như:

rút ngắn thời hạn xây dựng, hoặc những dự án không tính được thời hạn xây dựng

theo các phương pháp thông thường, mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Đó cũng là

nhược điểm của sơ đồ này.

-



Phương pháp sơ đồ mạng.



So với sơ đồ ngang và sơ đồ xiên thì sơ đồ mạng có những ưu điểm hơn hẳn.

Sơ đồ mạng được xây dựng trên mô hình toán học hiện đại, đó là lý thuyết đồ thị

với hai yếu tố logic cơ bản là công việc và sự kiện. Trong sơ đồ mạng, các công

việc được thể hiện một cách sinh động cụ thể, không chỉ thấy tên công việc mà còn

thấy cả mối quan hệ công tác. Những mối quan hệ bắt buộc về công nghệ hoặc logic

về tổ chức. Vì vậy không bỏ sót bất kỳ công việc nào và có được kế hoạch tiến độ

khoa học, chính xác.

Sơ đồ mạng là một mô hình toán học động, thể hiện toàn bộ dự án xây dựng

thành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong đó thấy rõ vị trí của từng công việc đối với

mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công việc. Nó có thể áp dụng

các phương pháp toán học vào việc phân tích, xây dựng và điều khiển kế hoạch. Vì

vậy, dễ dàng lập được các thuật toán và viết các chương trình cho máy tính điện tử,

kể cả việc tự động hóa thiết kế. Sơ đồ mạng là tên chung của nhiều phương pháp sử

dụng lý thuyết mạng như: phương pháp đường găng CMP (Critical Path Method),

phương pháp kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án PERT (Program Evaluation and

Review Tecnique), phương pháp sơ đồ mạng công việc MPM (Metra Potential

Method).

Tuy nhiên, hai phương pháp CPM và PERT được sử dụng phổ biến hơn. Hai

phương pháp này cơ bản là giống nhau về hình thức, về trình tự lập mạng, chỉ khác

một điểm là thời gian trong CPM là một đại lượng xác định, có thể tính toán được

từ các định mức lao động, còn thời gian trong PERT không xác định, không có định



10

mức để tính toán mà phải ước lượng, vì vậy mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Do đó

khi tính toán các thông số thời gian của CPM và PERT có sự khác nhau.

1.3.3 Ý nghĩa và mục tiêu của việc lập kế hoạch tiến độ xây dựng

[6]



Xây dựng dân dụng và công nghiệp cũng như các ngành sản xuất khác



muốn đạt được những mục đích đề ra phải có một kế hoạch sản xuất cụ thể và kế

hoạch này phải được thực hiện theo một trình tự nào đó để hoàn thành các kế hoạch

với thời gian và chi phí tiết kiệm nhất. Điều này hoàn toàn cần thiết cho các công

trình xây dựng hoặc các dự án với rất nhiều các thành phần, công tác khác nhau

cũng như chi phí rất lớn. Một kế hoạch sản xuất được gắn liền với trục thời gian

được gọi là kế hoạch lịch hay tiến độ. Như vậy, tiến độ thực tế chỉ là một kế hoạch

về mặt thời gian.

Công trường xây dựng được tiến hành bởi nhiều tổ chức xây lắp với sự tham

gia của các nhà thầu, người thiết kế, doanh nghiệp cung ứng máy móc thiết bị và

các loại tài nguyên… Xây dựng một công trình là một hệ điều khiển phức tạp rộng

lớn. Sự phức tạp cả về số lượng các thành phần, trạng thái của nó là biến động và

ngẫu nhiên. Vì vậy, trong xây dựng công trình không thể điều khiển chính xác mà

có tính xác suất. Để xây dựng một công trình cần phải có một mô hình khoa học để

điều khiển các quá trình tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện các công việc xây dựng.

Mô hình đó chính là tiến độ thi công.

Khi xây dựng một công trình phải tiến hành rất nhiều các quá trình xây lắp

liên quan chặt chẽ với nhau trong một không gian và thời gian nhất định với tài

nguyên có giới hạn. Như vậy, mục đích của lập tiến độ là thành lập một mô hình sản

xuất, trong đó sắp xếp việc thực hiện các công việc sao cho bảo đảm xây dựng công

trình trong thời gian ngắn, giá thành hạ và chất lượng cao.

Tiến độ trong mỗi giai đoạn xây dựng được khai thác nhằm đạt được những

kết quả sau:

Trước khi khởi công

-



Cung cấp một dự trù về mặt thời gian thực hiện của mỗi công tác trong kế

hoạch cũng như thời gian hoàn thành toàn bộ dự án.



11

-



Xác định tốc độ thực hiện kế hoạch.



-



Tạo cơ sở cho người quản lý làm việc với các nhà thầu phụ, cấp dưới …



-



Xác định nhu cầu về nhân lực, vật tư, máy móc thiết bị, tiền bạc ở những



thời điểm xác định.

Trong quá trình xây dựng

Cho phép người quản lý chuẩn bị về tài nguyên, thời điểm then chốt của



-



kế hoạch …

Dự trù được những ảnh hưởng tới kế hoạch khi thay đổi hoặc trì hoãn



công tác.

-



Hỗ trợ được việc sắp xếp, cung cấp tài nguyên.



Sau khi hoàn thành việc xây dựng

-



Cho phép quan sát trở lại và phân tích dự án dựa theo thực tế đã thực hiện.



-



Rút ra được những kinh nghiệm khi dự trù và hoàn thiện hơn những kế



hoạch tương lai.

Hoặc mục đích của việc lập tiến độ cũng có thể được biểu hiện cụ thể như sau:

-



Kết thúc và đưa các hạng mục công trình từng phần cũng như tổng thể



vào hoạt động đúng thời hạn định trước.

-



Sử dụng hợp lý máy móc thiết bị.



-



Giảm thiểu thời gian ứ đọng tài nguyên chưa sử dụng.



-



Lập kế hoạch sử dụng tối ưu về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xây dựng.



-



Cung cấp kịp thời các giải pháp có hiệu quả để tiến hành thi công công trình.



1.3.4 Nguyên tắc của việc lập kế hoạch tiến độ xây dựng

[6]



Để tiến độ lập ra gần sát với thực tế và yêu cầu của công trình, làm cho



việc xây dựng công trình đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật, chúng ta cần định hướng

theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Ổn định những công việc chuẩn bị kịp thời để tiến hành thi công những

công việc chính: công tác xây dựng tiến hành thuận lợi hay không phụ thuộc rất

nhiều vào công tác chuẩn bị. Thông thường xây dựng công trình người ta chia ra

làm hai phần: phần công tác chuẩn bị và phần xây dựng chính. Phần chuẩn bị bao



12

gồm chuẩn bị mặt bằng và xây dựng lán trại, đường xá tạm thời phục vụ việc thi

công, còn phần xây dựng chính bao gồm xây dựng công trình và đưa công trình vào

hoạt động.

- Đảm bảo thời hạn thi công, một trong những mục đích quan trọng của thiết

kế tổ chức xây dựng là bảo đảm thời hạn pháp lệnh: thời hạn pháp lệnh do Nghị

định của Chính phủ về quản lý xây dựng quy định. Nếu công trình sử dụng vốn

ngân sách thì nhà nước quy định thời hạn thi công, còn công trình do doanh nghiệp

là chủ đầu tư thì doanh nghiệp quy định thời hạn thi công. Dù chủ đầu tư là thành

phần kinh tế nào thì thời hạn xây dựng chỉ được gọi là pháp lệnh khi được ghi trong

hợp đồng giao thầu. Thời hạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động vô cùng

quan trọng. Đôi khi nó quyết định thắng bại của một dự án, vì vậy mọi sự thay đổi

thời hạn thi công đều phải xử lý theo các điều khoản ghi trong hợp đồng (thưởng

khi rút ngắn, phạt khi kéo dài hoặc đình chỉ hợp đồng).

- Sử dụng nhân lực điều hòa trong sản xuất: biểu đồ nhân lực điều hòa khi số

công nhân tăng dần trong thời gian dài và giảm dần khi công trường không có tăng

giảm đột biến. Số lượng công nhân sử dụng không điều hòa, dẫn đến có lúc quân số

tập trung quá cao, có lúc xuống quá thấp làm cho các phụ phí tăng theo và lãng phí

tài nguyên. Bởi các phụ phí đó chi vào việc tuyển dụng, xây dựng nhà cửa lán trại

và việc dịch vụ đời sống hàng ngày… Việc tập trung nhiều người trong thời gian

ngắn gây lãng phí những cơ sở phục vụ cũng như máy móc, vì sử dụng ít không kịp

khấu hao.

- Đưa tiền vốn vào công trình hợp lý: vốn đầu tư là lượng tiền bỏ vào công

trình. Tiền vốn là loại tài nguyên sử dụng một lần, nó chỉ sinh lợi khi công trình hoạt

động. Vì vậy, việc đưa tiền vào công trình là một chỉ tiêu quan trọng của tiến độ.

- Tiên tiến về khoa học: khi quyết định phương án tổ chức – kỹ thuật cho

từng quá trình xây lắp cũng như toàn công trình nói chung, cần phải có sự tính toán,

cân nhắc để áp dụng được các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các phương pháp tổ chức

lao động khoa học, tổ chức sản xuất theo dây chuyền. Các quá trình bộ phận được

xác định và tổ chức một cách khoa học, ấn định khu vực thao tác hợp lý… Mọi



13

quyết định trong kế hoạch tiến độ thi công đều phải là hậu thuẫn cho các hoạt động

trong quá trình hiện thực hóa kế hoạch.

- Kỹ thuật và chất lượng: nội dung của kế hoạch tiến độ thi công phải bao

quát được các yêu cầu về kỹ thuật thi công, các công việc và quá trình thực hiện

chúng phải được xác định đúng theo quy trình, quy phạm kỹ thuật, nhân lực, vật

liệu và máy móc để thực hiện các quá trình phải được bố trí, cung cấp một cách kịp

thời, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật – công nghệ thi công; thời gian tác nghiệp và

ngừng chờ tạm thời phải phù hợp với tính chất công nghệ, điều kiện kỹ thuật và yêu

cầu kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm trung gian…

- Chính xác và khả thi: các công việc phải được bóc tách một cách đầy đủ,

tính toán chính xác các đặc trưng như khối lượng và nhu cầu về các loại nguồn lực

(lao động, xe, máy…). Các loại định mức kỹ thuật phải thực tế, có tính khả thi, phù

hợp với điều kiện thi công cụ thể cho trường hợp đang xem xét, được vận dụng một

cách chính xác, đáng tin cậy.

- Hiệu quả kinh tế: kế hoạch tiến độ phải mang lại hiệu quả tài chính cụ thể

cho đơn vị xây dựng. Hiệu quả đó đạt được nhờ sử dụng hợp lý nguồn lực, phân

chia và phối hợp tốt quá trình sản xuất, cập nhật các biện pháp tiên tiến và hiệu quả.

Nội dung tính toán hiệu quả của kế hoạch tiến độ thi công phải được thực hiện

thông qua các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.

- An toàn: tiến độ lập ra phải đảm bảo an toàn cho công trình và an toàn lao

động cho quả trình thi công. Việc phân chia khu vực thi công, trình tự thực hiện các

quá trình xây lắp và giai đoạn thi công, ấn định thời gian gối tiếp… phải tính đến

yêu cầu an toàn không chỉ đối với các kết cấu, bộ phận công trình và công trình nói

chung mà cả an toàn cho lực lượng sản xuất.

- Sơ đồ phải linh động, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tác nghiệp. Kế hoạch tiến độ thi

công thường được thể hiện ở dạng sơ đồ. Tùy đối tượng thể hiện hoặc giai đoạn

thiết lập mà có thể sử dụng sơ đồ ngang, sơ đồ mạng lưới cho thích hợp. Song dù sơ

đồ nào thì cũng phải thể hiện một cách mạch lạc nội dung của tiến độ. Không những

thế hình thức và cơ cấu của sơ đồ phải đơn giản, làm sao để nhà quản trị sản xuất dễ



14

theo dõi và dễ thực hiện các tác nghiệp điều chỉnh trong quá trình sản xuất. Vì vậy,

sơ đồ kế hoạch tiến độ thi công cần có tính linh động hay tính thích ứng cao, chỉ

phải sửa chữa ít dù thực tế có bị thay đổi so với kế hoạch ban đầu.

1.3.5 Các căn cứ để lập kế hoạch tiến độ

[8]



Khi lập kế hoạch tiến độ thi công công trình, người lập cần căn cứ vào các



điều kiện và tài liệu sau:

-



Bản vẽ thiết kế kiến trúc và kết cấu, bản vẽ thiết kế thi công công



trình đã được phê duyệt.

-



Các quy định về thời hạn khởi công và hoàn thành công trình, thời



hạn đưa công trình vào sử dụng từng phần (nếu có).

-



Các số liệu về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của địa



điểm xây dựng công trình.

-



Các số liệu về khảo sát xây dựng.



-



Dự toán thi công công trình và giá thành hợp đồng.



-



Định mức lao động (định mức sản xuất hoặc định mức chung).



-



Các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm có liên quan.



-



Phương án thi công, phương án công nghệ của các công tác chủ yếu .



-



Điều kiện tài nguyên sử dụng cho thi công công trình.



-



Sự phối hợp giữa các bên liên quan.



-



Hợp đồng thi công giữa bên A và bên B.



-



Năng lực của nhà thầu và của chủ đầu tư.



-



Ngoài ra còn phải dựa vào điều kiện thời tiết khí hậu vùng miền của



các năm trước năm thi công và dự báo cho năm thi công…

1.3.6 Các bước lập kế hoạch tiến độ

Để có một bản kế hoạch tiến độ xây dựng thực sự có chất lượng, người lập phải

bám sát các nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ thi công như đã trình bày ở mục 1.3.2

và phải thực hiện theo trình tự các bước sau:

1. Phân tích công nghệ xây dựng công trình.

2. Lập biểu danh mục công việc sẽ tiến hành xây lắp công trình.



15

3. Xác định khối lượng công việc theo danh mục trong biểu.

4. Chọn biện pháp kỹ thuật thi công cho các công việc.

5. Xác định chi phí lao động (ngày công) và máy móc (ca máy) thực hiện công

việc.

6. Xác định thời gian thi công và chi phí tài nguyên.

7. Lập tiến độ ban đầu.

8. Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

9. So sánh các chỉ tiêu của tiến độ vừa lập với chỉ tiêu đề ra.

10. Tối ưu tiến độ theo các chỉ số ưu tiên.

11. Tiến độ chấp nhận.

12. Lập biểu nhu cầu tài nguyên.

Theo sơ đồ khối hình 1.4, các bước thực hiện diễn ra theo một trình tự logic.

Nội dung thực hiện trình tự các bước đã được giới thiệu rất nhiều bởi các tài liệu

của bộ môn tổ chức thi công như: Tổ chức sản xuất xây dựng (PGS TS Lê Kiều,

NXB Xây dựng), Tổ chức thi công xây dựng (TS Lê Hồng Thái, NXB Xây dựng…)



16

Hình 1.4 - Các bước thực hiện lập kế hoạch tiến độ xây dựng[8]

Bắt đầu



4



1



Phân tích công nghệ thi công



2



Lập biểu danh mục công việc



3



Xác định khối lượng công việc



4



Chọn biện pháp kỹ thuật



2



5



Xác định chi phí nhân lực máy móc



1



6



Xác định thời gian thi công tiêu thụ tài nguyên



7



Lập tiến độ ban đầu



8



Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật



9



So sánh với chỉ tiêu đề ra



3



Không đạt



Đạt



10



Tối ưu tiến độ



11



Tiến độ pháp lệnh



12



Lập biểu đồ nhu cầu tài nguyên



Kết thúc



17

1.3.7 Các loại kế hoạch tiến độ

Kế hoạch tiến độ thi công có thể được phân loại theo nhiều cách. Căn cứ vào

quy mô, nội dung công việc ở các giai đoạn thiết kế thì có những loại kế hoạch sau:

+ Kế hoạch tiến độ thi công phần việc,

+ Kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị,

+ Tổng tiến độ thi công.

Các kế hoạch tiến độ theo nội dung công việc căn cứ vào tính chất, mục đích

phục vụ:

+ Kế hoạch tiến độ khảo sát địa hình, địa chất,

+ Kế hoạch tiến độ cung cấp vật tư thiết bị,

+ Kế hoạch tiến độ cung ứng nhân lực,

+ Kế hoạch tiến độ cấp phát vốn.

1.4 Xác định thời gian hoàn thành công việc

1.4.1 Khái niệm về công việc

Công việc là danh từ chỉ đối tượng cần phải có thời gian và nguồn lực thực

hiện. Tùy theo loại kế hoạch tiến độ là phần việc hay công trình đơn vị, hoặc tổng

tiến độ thi công mà công việc được xác định. Mỗi loại kế hoạch tiến độ mà danh từ

“công việc” có giá trị khối lượng, thời gian thực hiện, mức độ chi tiết có khác nhau.

Ví dụ: trong kế hoạch tổng tiến độ thi công thì có các công việc: công việc

chuẩn bị thi công, công việc làm đường vận chuyển, công việc đắp đê quai, công

việc xây dựng công trình dẫn dòng, công việc thi công đập chính, cống lấy nước,

tràn xả lũ,…

Trong bản kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị cống lấy nước, có các

công việc sau: công việc bóc lớp phong hóa, nổ mìn đào đá, đổ móng cống, đổ bê

tông đoạn 1, đổ bê tông đoạn 2,… Đổ bê tông phần cửa vào, đổ bê tông phần tiêu

năng cửa ra, đổ bê tông tháp van và công tác lắp đặt thiết bị đóng mở.

1.4.2 Xác định thời gian hoàn thành công việc

Tùy theo bản kế hoạch tiến độ thi công và mức độ phân chia công việc mà có

các cách xác định khác nhau. Đối với lập tổng kế hoạch tiến độ thi công thì thời



18

gian hoàn thành công việc thường là thời gian hoàn thành từng công trình đơn vị.

Nó là đường găng của bảng kế hoạch tiến độ hoặc những công việc trọng điểm. Đối

với bản kế hoạch tiến độ công trình đơn vị thì thời gian hoàn thành công việc là thời

gian hoàn thành khối lượng từng công việc đã xác định.

Ví dụ: thời gian cần thiết phải đào xong móng cống hoặc móng tràn. Xác

định thời gian hoàn thành các công việc đó phải căn cứ vào:

-



Tổng tiến độ thi công chung;



-



Khả năng thi công;



-



Tiến độ phải hoàn thành công việc của công việc đó (cống) để phục vụ

cho các công việc sau ( VD: cho dẫn dòng hay cấp nước);



-



Điều kiện cung cấp nguồn lực, vốn, thiết bị thi công, …



-



Công nghệ thi công và các yêu cầu về điều kiện kỹ thuật.

Trong phần tiếp theo trình bày cách xác định thời gian thi công các công



việc có tính chất độc lập như tiến độ phần việc.

Thời gian thi công công việc phụ thuộc vào khối lượng, tuyến công tác, mức

độ sử dụng tài nguyên và thời hạn xây dựng công trình. Để đẩy nhanh tốc độ xây

dựng, nâng cao hiệu quả cơ giới hóa phải chú trọng đến chế độ làm tăng ca sẽ làm

tăng phụ phí như chiếu sáng, chi phí bảo hộ làm ca hai, ca ba, tăng lực lượng cán bộ

kỹ thuật, quản lý. Những quá trình thi công thủ công chỉ áp dụng làm tăng ca khi

khối lượng lớn nhưng tuyến công tác hẹp không triển khai thêm công nhân được.

Khi điều kiện thi công tương đối chuẩn và ổn định, thời gian thi công công

việc xác định theo biểu thức:

(1.1)

(1.2)

Trong đó:

ti : Thời gian thi công công việc i ngày (ngày);

Vi: Khối lượng lao động (ngày công) hoàn thành công việc;



19

ni: Số ca làm việc trong ngày (chế độ làm việc);

Ni, Mi: Số công nhân, máy biên chế của đội.

Cách xác định các thông số trong công thức:

Dựa trên công thức:

Vi = Ni. ti



(1.3)



Trong đó:

-



Vi được xác định dựa trên định mức.



Vì công thức 1.3 là phương trình bậc nhất hai ẩn nên ta chọn một trong hai

ẩn Ni hoặc ti. Việc lựa chọn như vậy tùy thuộc vào điều kiện thực tế của công

trường (số nhân công, máy móc) hoặc mục tiêu đặt ra (thời gian hoàn thành công

trình) rồi suy ra ẩn còn lại.

-



ni, mi : số ca làm việc trong ngày thường lấy là 8 giờ.



Trong thực tế, người ta còn chú ý đến thời gian thi công ngắn nhất và dài

nhất. Đó là giới hạn người tổ chức xây dựng biết để điều chỉnh tiến độ.

Thời gian thi công ngắn nhất Tmin có được khi sử dụng tối đa khả năng triển

khai công việc trên tuyến công tác và khả năng cung ứng tài nguyên.

Thời gian thi công dài nhất Tmax có được khi bố trí lực lượng thi công tối

thiểu với nguồn tài nguyên tương ứng mà công việc không bị đứt đoạn.

- CMij: Số ca máy để hoàn thành công việc

1.5 Áp dụng những tiến bộ khoa học trong lập tiến độ và quản lý tiến độ xây

dựng

Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ đều phân tích và tính toán được bằng

tay. Khi cần phân tích những sơ đồ mạng lớn mà làm bằng tay như vậy thi mau

nhàm chán và dễ sai sót. Ngược lại, nếu sử dụng phần mềm vi tính thì một khi các

số liệu nhập vào máy đúng cả, ta sẽ được nhưng kết quả tính toán đúng.

Lợi ích của máy vi tính còn nằm ở những điểm sau:

-



Cập nhật, lưu trữ, xử lý số liệu.



-



Đơn giản hóa việc lập kế hoạch tiến độ.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

×