1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >

- Giám sát thi công xây dựng công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.94 KB, 95 trang )


38

2.2.7 Hợp đồng xây dựng

Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực

hiện toàn bộ hay một số công việc trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng là

văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, nội

dung hợp đồng phải nêu rõ trách nhiệm thực hiện của các bên liên quan và những

điều khoản đã ký kết là căn cứ để thanh toán và phân xử những tranh chấp (nếu có)

trong quan hệ hợp đồng.

Có rất nhiều loại hợp đồng nhưng ở mục này chỉ xét đến hợp đồng thi công

xây dựng công trình. Hợp đồng thi công xây dựng công trình có các hình thức sau:

-



Giá hợp đồng trọn gói



-



Giá hợp đồng cố định



-



Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh



-



Giá hợp đồng kết hợp các loại trên



Dù ở dạng nào thì các điều khoản đều phải trong hợp đồng đều phải rõ ràng

từ ngữ phải dễ hiểu để tránh những hiểu nhầm hoặc tranh chấp không đáng có giữa

các bên. Tất cả những tranh chấp hay hiểu nhầm không đáng có này đều có ảnh

hưởng đến quá trình thực hiện kế hoạch tiến độ thi công công trình (KHTĐTCCT).

2.2.8 Giá cả và tình hình biến động giá cả trên thị trường

Thực tế đã chứng minh yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện bản

KHTĐTCCT, một khi thị trường giá cả biến động thường là tăng lên sẽ làm thiếu

hụt tài chính của dự án, gây khó khăn cho nhà thầu thi công, nếu không lựa chọn

nhà thầu có đủ điều kiện về năng lực tài chính có thể dẫn đến việc kéo dài thời gian

thi công do phải chờ huy động vốn từ các nguồn khác hoặc thậm chí chấm dứt hợp

đồng vì không có vốn để thi công.

2.2.9 Cung cấp vật tư và thiết bị xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu là một trong các yếu tố quyết định chất

lượng, giá thành và thời gian thi công công trình. Thông thường thì chi phí về vật

liệu xây dựng chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong giá thành xây dựng, 75 – 80% đối

với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, 50 – 55% đối với các công trình



39

thủy lợi. Như vậy muốn thực hiện được tiến độ thi công thì phải đảm bảo việc cung

cấp vật liệu xây dựng, thiết bị đúng chất lượng, đủ số lượng và kịp thời hạn. Một

trong những công việc quan trọng trong công tác lập kế hoạch tiến độ là ngoài việc

lập kế hoạch công việc, vẽ biểu đồ nhân lực còn phải vẽ biểu đồ về việc sử dụng vật

liệu và máy móc thiết bị xây dựng làm cơ sở cho việc điều hành sản xuất sau này.

Không để xảy ra tình trạng thừa thiếu, ứ đọng vật tư hay máy móc thi công.

Chính vì vậy để vận hành tốt bản KHTĐTCCT, trong giai đoạn chuẩn bị phải

tổ chức hệ thống cung ứng cho công trường bao gồm những công việc chính sau:

- Sản xuất ra vật liệu cấu kiện hoặc đặt hàng ở nơi khác.

- Chuyên chở về các kho bãi hoặc địa điểm cung ứng

- Cung cấp các dụng cụ lao động, thiết bị và máy móc thi công.

- Cung cấp điện nước, khí nén, nhiên liệu.

Ba nhiệm vụ chính của bộ phận cung ứng là:

- Đặt và nhận hàng

- Vận chuyển hàng

- Cất chứa, bảo quản và cấp phát cho các đơn vị thi công.

Để làm tốt nhiệm vụ, bộ phận cung ứng cần phải:

- Lên kế hoạch về nhu cầu vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện, máy móc, thiết

bị…

- Dự trù ngân sách

- Ký hợp đồng với các cơ sở sản xuất

- Kiểm tra theo dõi hợp đồng

- Tổ chức và theo dõi sự vận chuyển trên các ngả đường, tiếp nhận hàng và

chở đến các nơi tiêu thụ hoặc các kho bãi.

- Cất chứa, bảo vệ, ghi chép sổ sách.

- Cấp phát đầy đủ cho các đơn vị thi công.

Chỉ khi nào công trường thi công có đầy đủ vật liệu, máy móc thiết bị thi

công thì mới có thể đạt chỉ tiêu hoàn thành tiến độ thi công công trình.



40

2.3 Các phương pháp đánh giá sự hợp lý của bản kế hoạch tiến độ xây dựng

Khi đã có các căn cứ và lựa chọn được phương pháp lập, dựa vào các nguyên

tắc chung lúc này tiến độ sơ bộ được thiết lập. Từ đây người lập tiến độ xem xét,

nghiên cứu đánh giá sự hợp lý của kế hoạch vừa lập trước khi trình ký duyệt và bắt

tay vào điều hành sản xuất. Có nhiều phương pháp hay yếu tố làm căn cứ đánh giá.

Phần này chỉ giới thiệu một số phương pháp cụ thể như sau:

2.3.1 Đánh giá về quy trình kỹ thuật

Nội dung của bản KHTĐTC gồm: các công việc được thể hiện theo thời

gian, các loại nguồn lực đi theo nó, các công việc này có quan hệ bắt buộc với nhau

bằng những mối quan hệ hay ràng buộc về mặt kỹ thuật đã được quy định tại các

quy trình kỹ thuật hay quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Như vậy, việc đánh giá sự hợp lý của bản KHTĐTC thực chất là xem xét

đánh giá các công việc theo quy trình kỹ thuật mà hồ sơ thiết kế kỹ thuật yêu cầu

hay tiêu chuẩn xây dựng đã ban hành, nhằm cụ thể hóa chất lượng công trình khi

hoàn thành đưa vào sử dụng.

Việc đánh giá về quy trình kỹ thuật là phải xác định trình tự trước sau các

công việc và mối quan hệ của chúng để đảm bảo chất lượng công trình ổn định và

bất biến công trình vừa thi công xong, an toàn cho công tác kết hợp, sao cho việc thi

công công tác sau không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc hư hại đến công việc đã

hoàn thành trước.

Từ đó ta đưa ra năm nguyên tố về trình tự thi công như sau:

-



Ngoài công trường trước, trong công trường sau. Trước khi xây dựng công



trình phải làm đường, điện nước từ ngoài vào đến công trường.

-



Ngoài nhà trước, trong nhà sau. Trước khi bắt tay vào thi công ta phải tiến



hành san nền, làm rãnh tiêu thoát nước, làm đường nội thủy, kho bãi…

-



Dưới mặt đất trước, trên mặt đất sau, chỗ nông trước chỗ sâu sau. Đặt hệ



thống cống ngầm trước khi làm mặt đường.

-



Cuối nguồn làm trước, đầu nguồn làm sau. Đặt đường cống phải đặt từ hạ



lưu đến thượng lưu, phần cuối làm trước để tận dụng tiêu thoát nước ngầm, thuận



41

tiện thi công phần đất thấp. Kết cấu trước, trang trí sau, kết cấu từ dưới lên, trang trí

từ trên xuống. Thi công kết cấu phải từ móng đến mái. Hoàn thiện từ mái xuống nếu

nhà một tầng, nếu nhà nhiều tầng thì có thể trang trí phần dưới khi phần thi công kết

cấu đã hoàn thành từ ba sàn. Trát trần trước, trát tường sau và láng nền sau khi sơn

tường…

Như vậy một kế hoạch được đánh giá là đúng quy trình kỹ thuật khi trình bày

hay biểu diễn trên kế hoạch tiến độ phải thể hiện được những nguyên tắc như đã

trình bày ở trên. Ngoài ra đối với công trình dân dụng còn phải thỏa mãn, tại mỗi

phân đoạn công tác phải thi công phần móng và cống ngầm trước, lấp đất và san

bằng mặt bằng công trình mới bắt đầu xây lắp tầng nhà.

Đối với nhà gạch thì xây xong tường tầng thứ nhất, lắp các tấm sàn tầng, xây

cầu thang cho tầng đó rồi mới được xây tường tầng trên rồi cứ thế tiếp tục với các

tầng tiếp theo. Đối với nhà ở lắp ghép thì chỉ được lắp ghép các kết cấu tầng trên

sau khi đã liên kết vững chắc toàn bộ các kết cấu trong phạm vi phân đoạn nhà.

Những công tác xây dựng bên trong nhà và các công tác đường ống cấp thoát

nước, điện (từ công tác thiết bị vệ sinh, thiết bị điện) có thể tiến hành cùng lúc với

công tác xây lắp phần nhà chịu lực nhưng phải tiến hành chậm hơn ít nhất hai tầng

và với điều kiện là ở phía trên nơi đang tiến hành công tác đó không được làm công

tác lắp ghép kết cấu hoặc xây tường bên trong các tầng nhà. Trước khi tiến hành

trát, láng phải tiến hành các công tác sau: xây dựng các vách ngăn lắp các ô cửa sổ,

đặt các đường ống thoát nước và vệ sinh, các đường điện ngầm.

Thi công rải lớp lót sàn sau khi đã lợp mái hoặc đã thi công lớp chống thấm

cho các sàn tầng trên. Trát tường xong mới lát sàn, đặt các ống ngỏ (không chôn

ngầm) và mắc các thiết bị vệ sinh trên tường sàn khi trát xong tường. Chỉ được sơn

bả sau khi lớp vữa trát thật khô.

Tóm lại quy trình kỹ thuật là sự trước sau của các công tác, thời gian, giai

đoạn kỹ thuật là bao nhiêu, không thể vì mục tiêu rút ngắn thời gian hoàn thành

công trình mà rút ngắn thời gian giai đoạn kỹ thuật. Mặt khác quy trình kỹ thuật

đảm bảo giúp cho việc bố trí tổ chức sản xuất trên công trường được thực hiện một



42

cách nhịp nhàng, không chồng chéo, tranh chấp mặt bằng. Là cơ sở khoa học cần

thiết cho tiến độ dự án đi đến một cách chuẩn xác nhất. Vì vậy người lập kế hoạch

tiến độ nhất quyết phải quan tâm tới điều này.

2.3.2 Đánh giá về việc sử dụng vốn đầu tư

Mục đích đưa tiền vốn vào công trình hợp lý[8]

Vốn đầu tư là lượng tiền bỏ vào công trình. Tiền vốn là loại tài nguyên sử

dụng một lần, nó chỉ sinh lợi khi công trình hoạt động. Vì vậy việc đưa tiền vào một

công trình là một chỉ tiêu quan trọng của một tiến độ.

Khi thiết kế tổ chức xây dựng người ta thường xem xét biểu đồ cung cấp vốn

xây dựng cơ bản. Đối với người xây dựng vốn thường vay ngân hàng phải chịu một

lãi suất. Người xây dựng chỉ trả được khi bên A tạm ứng hoặc thanh toán hợp đồng.

Trường hợp bên A không tạm ứng kịp thời thì bên chủ thầu phải chịu lãi suất ngân

hàng. Vì vậy tiền đưa vào công trình càng sớm càng dễ bị ứ đọng gây nên thua thiệt

cho người xây dựng. Người ta phải tìm cách đưa tiền vốn vào công trình sao cho ứ

đọng thấp nhất.

Hình thức đưa tiền vốn vào công trình có ba dạng cơ bản (được thể hiện trên

hình 2.1). Đường vi phân đưa tiền vào công trình thể hiện lượng tiền chi phí cho các

công tác xây lắp tại các khoảng thời gian theo tiến độ (tuần, quý, tháng, năm).

Hình 2.1a - đưa tiền vào công trình đều đặn, từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc

lượng vốn đầu tư trong khoảng thời gian như nhau.

Hình 2.1b - đưa tiền vào công trình tăng dần, lúc đầu chi phí ít sau tăng dần

lên, lúc kết thúc đưa tiền vào công trình cao nhất.

Hình 2.1c - đưa tiền vào công trình giảm dần, lúc đầu lớn nhất sau giảm dần,

lúc kết thúc lượng tiền đưa vào ít nhất.

Để đánh giá ba hình thức đầu tư trên vào công trình người ta vẽ biểu đồ tích

phân vốn đầu tư (đường tổng chi phí). Trên hình 2.2 ta có ba đường tích phân tương

ứng với ba cách đầu tư ở trên.



43

Tong R



Tong R



t) =



C



a

o+



Tong R



t



a



R(



R (t) =



Co - a



R (t) = C



a



Co



0



t



0



t



t



t



0



Hình 2.1 Hình thức đầu tư vào công trình

a- Đầu tư đều; b- Đầu tư tăng dần; c- Đầu tư giảm dần

Tong R (t)



Tong R (t)



F1

0



Tong R (t)



F2



T



t



0



F3

T t



0



T



t



Hình 2.2 Đường tích phân vốn đầu tư vào công trình

a- Đầu tư đều; b- Đầu tư tăng dần; c- Đầu tư giảm dần

Đường tích phân thể hiện tổng vốn đưa vào công trình đến các thời điểm

trong tiến độ trên. Nó thể hiện tổng số tiền đưa vào công tác xây dựng đến thời điển

ta xét (t). Hiển nhiên dạng đường tích phân phụ thuộc vào đường vi phân. Đường

tích phân 2.2a là dạng đường thẳng, đường tích phân 2.2b là dạng đường parabol

lõm còn 2.2c là đường parabol lồi. Vì ba hình thức đầu tư cho cùng một công trình

nên giá trị cuối cùng đều bằng nhau (C). Diện tích phần gạch giữa đường tích phân

và trục (T) thể hiện ứ đọng tiền vốn vào công trình. Mục đích của người làm kinh tế

là sao cho ứ đọng vốn thấp nhất – rõ ràng khi đường tích phân có diện tích phần

gạch chéo bé nhất.

Đối với một công trình dù đầu tư tiền theo cách nào cũng phải bảo đảm thời

hạn thi công và giá thành không đổi. Nghĩa là có chung (T) và (C). Vậy với phép

tính tích phân đơn giản ta tính được:

Fa = 0.5 CT ; Fb = 0.33 CT ; Fc = 0.66 CT



44

Như vậy khi lập tiến độ thi công công trình ta tổ chức các công việc sao cho

đường vi phân đầu tư vốn dạng tăng dần để đường tích phân có diện tích nhỏ nhất.

Tuy nhiên khi tiến độ lập theo đường tích phân có diện tích nhỏ nhất nghĩa là

các công việc lùi lại phía sau đặc biệt những công việc có chi phí lớn sẽ tăng sự

nguy hiểm khi tiến độ bị sai lệch.

Để chứng minh cho khái niệm ta xét hình 2.3 thể hiện kế hoạch xây dựng

một công trình tiến độ lập theo sơ đồ mạng. Hai đường cong Ca, Cb là đường giới

hạn tích phân trên và dưới của phương thức đầu tư tiền vốn vào công trình.

?R



C



Ca



Ci

Cb



0

T



t



Hình 2.3 Đường tích phân đầu tư hợp lý vốn vào công trình

Đường Ca tương ứng trường hợp tất cả các công việc bắt đầu và kết thúc với

thời điểm sớm. Đường Cb tương ứng trường hợp tất cả các công việc bắt đầu và kết

thúc với thời điểm muộn nhất. Như vậy vốn ứ đọng trong trường hợp (b) là nhỏ nhất

nhưng tất cả các công việc không còn dự trữ. Nếu có sự trục trặc sẽ làm kéo dài thời

hạn thi công hoặc khắc phục cũng sẽ làm tăng giá xây dựng. Thực tế phải tìm Ci sao

cho vẫn có dự trữ thời gian để đảm bảo thi công không có nguy cơ chậm tiến độ.

2.3.3 Đánh giá về việc sử dụng vật tư, trang thiết bị, con người

-



[8]



Sử dụng nhân lực điều hòa trong sản xuất (tính điều hòa đánh giá qua biểu



đồ nhân lực)



45

Biểu đồ nhân lực điều hòa khi số công nhân tăng từ từ trong thời gian dài và

giảm dần khi công trường không có tăng giảm đột biến. Nếu số công nhân sử dụng

không điều hòa sẽ có lúc quân số tập trong quá cao, có lúc xuống thấp làm cho các

phụ phí tăng theo và lãng phí tài nguyên. Các phụ phí đó chi vào việc tuyển dụng,

xây dựng nhà cửa lán trại và việc dịch vụ đời sống hàng ngày. Tập trung nhiều

người trong thời gian ngắn gây lãng phí những cơ sở phục vụ cũng như máy móc vì

sử dụng ít không kịp khấu hao. Vậy một biểu đồ nhân lực hợp lý (tăng từ từ ở đoạn

đầu và giảm dần ở cuối, số người ổn định càng gần mức trung bình càng tốt) là một

tiêu chuẩn đánh giá tiến độ thi công.

Trên biểu đồ nhân lực tính điều hòa thể hiện bằng đường cong nuột tăng

giảm từ từ không có biến động.

So nhan cong N



a



c



b

Nbmax

Namax

Ntb



0



Tvd



Tv



Tv



Thoi gian t



T



Hình 2.4 Đặc tính biểu đồ nhân lực

Đánh giá biểu đồ nhân lực người ta sử dụng các hệ số điều hòa K1 và hệ số

ổn định K2

K1 =



( 2.10)



46

(2.11)



K2 =



Trong đó: Ntb - số công nhân trung bình tính theo ( 2 .12)

( 2.12 )



Ntb =

Với: Nmax – số công nhân tập trung cao nhất;

T – thời gian thi công;



Tv – thời gian số công nhân tập trung vượt quá số công nhân trung bình;

Ld – nhân công cần thiết cho thi công công trình, là diện tích giữa trục T

và biểu đồ.

Hiển nhiên K1 và K2 càng tiến tới 1 càng tốt. Qua hệ số ổn định K2 ta thấy khi

biểu đồ nhân lực có những biến động thất thường phải tuân theo quy tắc: không

được nhô cao ngắn hạn và trũng sâu dài hạn (hình 2.4) vì cả hai trường hợp này đều

làm giảm giá trị K2 vì To nhỏ.

Diện tích giới hạn trong biểu đồ nhân lực thể hiện công lao động. Như vậy

diện tích càng nhỏ thể hiện công trình sử dụng lao động sống ít hiển nhiên năng suất

lao động sẽ cao. Đây cũng là mục tiêu của người lập kế hoạch thi công.

N



Ntb



N



Tv

T'v2



T'v1

t



0

T



t



0

T



Hình 2.5 Biểu đồ nhân lực không ổn định

a- Nhô cao ngắn hạn; b- Trũng sâu dài hạn



47

2.4 Điều khiển và quản lý tiến độ xây dựng công trình

Khi tiến độ xây dựng công trình đã hoàn thành được đánh giá sự hợp lý như

đã trình bày ở mục trước, lúc này công việc còn lại của nhóm thực hiện dự án là

phải điều khiển và quản lý tiến độ xây dựng. Nhiệm vụ này được thể hiện qua

những công việc dưới đây:

2.4.1 Lựa chọn công việc quản lý

- Trên biểu đồ tiến độ thi công một công trình cụ thể tùy vào quy mô công

trình lớn nhỏ phức tạp hay đơn giản, dân dụng hay công nghiệp mà ở đó được thể

hiện rất nhiều các công việc phải làm nhằm mục đích đưa dự án đến kết thúc. Tuy

nhiên người ta chia nhưng công việc này thành hai loại là công việc găng và công

việc không găng. Công việc găng là những công việc không có thời gian dự trữ tập

hợp những công việc găng theo trình tự trước sau đảm bảo yêu cầu kỹ thuật công

trình thì chúng ta có đường găng.

Khi chọn lựa công việc để quản lý chúng ta cần phải xem xét tính toán đường

găng. Việc tính toán đường găng được thể hiện trên sơ đồ mạng, như vậy trên sơ đồ

mạng đường găng là đường dài nhất đi từ sự kiện khởi công đầu đến sự kiện hoàn

thành công trình. Do đó chiều dài đường găng là thời hạn thi công công trình. Các

công việc thuộc đường găng không có dự trữ thời gian. Khi một công việc thuộc

đường găng vì một lý do nào đó bị chậm trễ thì thời hạn hoàn thành công trình bị

chậm theo. Muốn hoàn thành công trình đúng thời hạn phải tập trung ưu tiên cho

các công việc thuộc đường găng.

Khi muốn rút ngắn thời gian thi công công trình ta phải rút ngắn độ dài

đường găng.

2.4.2 Phương pháp điều khiển

Để nghiên cứu vấn đề này chúng ta nên xem xét bảng kế hoạch tiến độ dưới

dạng sơ đồ mạng CPM (phương pháp đường găng). Sau khi lập xong tiến độ thi

công công trình bằng sơ đồ mạng CPM, tức là qua tất cả 5 bước, ta có một sơ đồ

mạng đã được tính toán hoàn chỉnh. Tính các thông số thời gian, chuyển sơ đồ

mạng lên trục thời gian, vẽ biểu đồ nhân lực. Mục tiêu duy nhất trong giai đoạn điều



48

khiển tiến độ này là tìm cách thực hiện các công việc đã được tính toán trên mạng,

để hoàn thành kế hoạch theo đúng thời hạn đã định. Muốn vậy phải tập trung chỉ

đạo các công việc găng, coi đó là các công việc then chốt cần được ưu tiên về vật

tư, nhân lực và sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật và tổ chức.

Trên thực tế xây dựng, việc hoàn thành các công việc như đã tính toán trên

sơ đồ mạng là điều hết sức lý tưởng. Nhiều lý do sẽ làm cho các công việc bị chậm

lại và cũng có một số công việc được hoàn thành sớm hơn. Lúc này sơ đồ mạng sẽ

bị thay đổi. Vì vậy, sau một tuần hoặc 10 ngày hoặc một tháng, cần thiết phải lập lại

mạng, tính toán lại các thông số, cần thành lập một bộ máy lãnh đạo riêng cho việc

điều khiển tiến độ bằng sơ đồ mạng.

2.4.2.1. Tổ chức bộ máy điều khiển

Ban chỉ huy công trường là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức

và trực tiếp điều khiển thi công theo phương pháp sơ đồ mạng.

Công việc của ban chỉ huy bao gồm:

-



Trao nhiệm vụ cho phòng kỹ thuật hay kế hoạch làm công việc này.



-



Thành lập nhóm chuyên môn mang tên “Nhóm sơ đồ mạng". Trách nhiệm,



quyền hạn và nội dung công việc của nhóm này phải quy định rõ ràng và chịu sự

lãnh đạo trực tiếp của ban chỉ huy. Muốn chỉ huy được tốt, ban chỉ huy công trường

phải quản lý chặt chẽ nội dung chủ yếu của sơ đồ mạng theo định kỳ (5 ngày, một

tuần, 10 ngày hay 15 ngày). Ban chỉ huy phải cùng “Nhóm sơ đồ mạng” nghiên cứu

những diễn biến về tình hình thi công, biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn nảy

sinh trong quá trình thi công, kịp thời giải quyết những vấn đề thuộc quyền hạn

công trường và đề đạt ngay lên cấp trên những gì không thể giải quyết càng nhanh

càng tốt. Cùng với “Nhóm sơ đồ mạng”, ban chỉ huy phải kiểm tra đôn đốc việc

thực hiện các biện pháp đã đề ra.

[10]



Tổ chức “Nhóm sơ đồ mạng”.



Thành phần:

- Chỉ huy trưởng hoặc một chỉ huy phó phụ trách kỹ thuật là trưởng nhóm

- Một phụ trách phòng kỹ thuật



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

×