Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 131 trang )
-73- Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã đề ra
mục tiêu hiện đại hoá nền hành chính nhà nước, theo đó, đến năm 2010, xây dựng và
vận hành mạng điện tử - tin học thống nhất của Chính phủ với hai giai đoạn 2000 2005; 2006 - 2010.
- Quyết định số 112/2001/QĐ - TTg ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 20012005 đã nêu các mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, quản lý đào
tạo phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành trong hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước. Hoàn thiện thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ
quản lý, điều hành (thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý hồ sơ công việc,
quản lý cán bộ đào tạo…)
- Tổ chức xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia ở những Bộ ngành
trọng điểm : Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng, Thương mại, Hải quan, lao động, Tư pháp,
Giáo dục, y tế … để sử dụng chung.
- Tin học hoá các dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành
chính nhà nước trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và
bảo đảm chất lượng.
- Đào tạo Tin học: Phổ cập CNTT cho cán bộ đào tạo lãnh đạo, chuyên viên và
cán bộ đào tạo nghiệp vụ của các cơ quan hành chính cấp huyện trở lên để có đủ khả
năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc
phạm vi thẩm quyền của Chính phủ trên cơ sở gắn mục tiêu tin học hoá quản lý hành
chính nhà nước với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.
- Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58/CT - TW đã chỉ rõ nhiệm vụ
trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT & TT và đẩy mạnh
ứng dụng CNTT & TT trong công tác GD - ĐT ở mọi cấp học, bậc học, ngành học.
Đến năm 2010, CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục
tiêu cơ bản sau đây:
- CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những
yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng
-74- Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc
độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới.
- Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển
hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp tăng trưởng GDP của
cả nước ngày càng tăng.
* Quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển ứng dụng CNTT, ngay từ thời kì
chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng CNTT trong một
số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể
hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ.
* Bộ GD - ĐT có Chỉ thị số 29/2001/CT - BGD&ĐT đã chỉ rõ việc xây dựng
mạng nội bộ, nối mạng Internet, xây dựng mạng giáo dục ứng dụng vào quản lý giáo
dục, QLĐT … là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
*Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII về giáo dục - đào tạo:
"Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo theo quan điểm “là quốc sách hàng
đầu” để tiếp tục thực hiện toàn diện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... đẩy mạnh giảng dạy
các môn môn tin học và ngoại ngữ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và
QLGD...”
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Sở giáo dục - đào tạo Nghệ
An: "tiếp tục thực hiện chỉ thị 29/CT - BGD&ĐT (ngày 30/7/2001) về việc tăng cường
giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2010
nhằm tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp
trong giảng dạy và quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng việc giảng dạy và học tập tin
học trong trường các cấp học. Coi việc ứng dụng công nghệ tin học trong dạy học và
QLGD là khâu đột phá của giáo dục - đào tạo Nghệ An”.
Mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo
được thể hiện
- Tin học hoá một số công việc trong quản lý giáo dục theo hướng chính phủ
điện tử với chương trình QLĐT nói chung, đưa các chương trình phần mềm vào ứng
dụng trong công tác quản lý đào tạo và đổi mới QLĐT bằng CNTT.
- Thiết lập hệ thống thông tin QLDG phục vụ trực tiếp công tác quản lý chỉ đạo
điều hành các chương trình học, đồng thời phục vụ nhu cầu về thông tin QLĐT cho
giáo viên, chuyên viên.
-75Trong giai đoạn hiện nay và nói chung của tiến trình phát triển ngành CNTT tại
Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung đều có một định hướng rõ rệt là ngày
càng hiện đại hoá và mang lại nhiều tiện ích hiện đại hơn cho người sử dụng, góp phần
vào việc phát triển xã hội và tạo ra nhiều lợi ích kinh tế. Việt phát triển ứng dụng
CNTT trong QLĐT không chỉ đơn giản là dừng lại ở việc phát triển các cơ sở hạ tầng
mạng viễn thông, việc phát triển các phần cứng … mà vấn đề quan trọng ở đây là việc
phát triển phần mềm và các ứng dụng cho người dùng trên nền tảng CNTT. Chuyển
đổi việc sử dụng các ứng dụng, các chu trình quản lý … từ hình thức nhân công từ
trước đến nay sang một hình thức sử dụng, hoạt động mới là tự động hoá bằng các
chương trình tiêu chuẩn với hình thức quản lý ứng dụng và sử dụng hoàn toàn dựa vào
các chương trình ứng dụng của CNTT. Chính điều này sẽ giúp cho người sử dụng và
các nhà quản lý sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho các hoạt động của mình
cũng như là nâng cao hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, và đây mới chính là hiệu
quả lớn nhất mà CNTT mang lại cho mọi người.
Ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay, tình hình phát triển CNTT đang đi
những bước rất tốt và khả quan, đang dần hoà nhập vào nền CNTT của khu vực. Tuy
nhiên do tình hình khách quan, cũng như đang ở chặng đường đầu tiên của việc phát
triển CNTT nên việc phát triển này vẫn chưa đồng đều để sử dụng được tất cả các lợi
ích mà CNTT có thể mang lại cho người dùng. Việc phát triển CNTT tại thời gian qua
đang tập trung chủ yếu vào việc phát triển các cơ sở hạ tầng CNTT cho người dùng –
cơ sở hạ tầng ở đây có thể nói đến là mạng thông tin, qua đó giúp cho con người có thể
trao đổi thông tin vơi nhau dễ dàng, nhanh chóng hơn và thuận tiện trong việc hoà
nhập toàn cầu. Để làm được điều này là một sự cố gắng không nhỏ của Nhà nước,
Đảng cũng như các trường học tại Việt Nam cho đến thời điểm này. Tuy nhiên để có
thể phát triển và phát huy toàn bộ các ứng dụng cũng như lợi ích mà CNTT mang lại
thì ngoài việc phát triển các hệ thống mạng CNTT, chúng ta cần tập trung vào việc
phát triển các hệ thống ứng dụng CNTT và vận hành các hệ thống này.
4.2 Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT ở trường CĐN Du lịch –
Thương mại Nghệ An.
4.2.1 Giải pháp “ Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho cán bộ đào tạo
quản lý của Trường CĐN Du lịch -Thương mai Nghệ An”
4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
-76Làm cho nhận thức của cán bộ quản lý đào tạo hiểu về vai trò ứng dụng CNTT
vào QLĐT. Ngoài việc sử dụng thiết bị CNTT một cách thông thường, cán bộ quản lý
cần phải nắm được tác dụng, xu hướng phát triển của CNTT trong tương lai. Nhận
thức đúng đắn, dẫn đến thái độ quản lý đúng, đưa đơn vị đi đúng hướng trong việc
phát triển ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy, góp phần đưa đơn vị đạt đến mục
đích đặt ra. Nhận thức đúng về tác dụng của CNTT, lãnh đạo sẽ có những tác động
thúc đẩy cán bộ đào tạo chuyên viên, giáo viên tăng cường ứng dụng CNTT vào
QLĐT, dạy học. Thông qua đó, trình độ cán bộ đào tạo về ứng dụng CNTT dần dần
được nâng cao, tạo tiền đề cho việc ứng dụng CNTT ở mức độ cao hơn.
Làm cho nhận thức của cán bộ đào tạo quản lý về CNTT nâng cao hơn. Mặc dù
năng lực của cán bộ quản lý về CNTT của nhà trường ở mức độ khá cao, nhưng với
yêu cầu của quản lý bằng CNTT thì trình độ này chưa đáp ứng được. Giải pháp này
nhằm làm cho cán bộ đào tạo nắm bắt xu hướng phát triển của CNTT, tác dụng của
việc ứng dụng CNTT, một số phần mềm thông dụng
4.2.1.2. Nội dung của giải pháp
- Cán bộ quản lý cần phải hiểu về tác dụng của CNTT. Một số cán bộ đào tạo
lãnh đạo còn chưa thấu hiều, chưa thấy hết được tác dụng của CNTT trong lưu thông
thông tin, mới thấy được tác dụng của CNTT trong quản lý. Cần nắm được rằng
CNNT có tác dụng rất to lớn, nó giúp cho việc thông tin được đa dạng, phong phú,
nhanh chóng. CNTT làm cho con người sống trong dòng thác thông tin, có thật có hư.
Con người sống trong môi trường đó cần phải có cách xử lý thông tin tương ứng, phù
hợp để tồn tại và phát triển. Khi nhận thức chưa đúng đắn, hành động sẽ không phù
hợp với xu thế. Khá nhiều cán bộ đào tạo lãnh đạo chỉ coi máy tính như máy chữ hiện
đại dùng để soạn thảo văn bản, bài trình chiếu như một giáo cụ trực quan sinh động và
coi đó là giáo án điện tử, mạng internet như một tờ báo điện tử để xem tin tức hàng
ngày. Lãnh đạo cần thấy được khả năng xử lý thông tin của máy tính, đặc biệt là các
chương trình ước lượng và kiểm định trong quá trình ra quyết định quản lý. Mạng
internet là một công cụ truyền thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm, là một kho
thông tin khổng lồ, một nguồn tri thức quý giá. Phải coi thông tin trên mạng internet là
một tài nguyên và phải khai thác tài nguyên đó một cách hợp lý, có ích cho công việc
của đơn vị. Thông qua mạng internet, lãnh đạo có thể đàm đạo, bạn bạc các định
hướng với đối tác, soạn thảo, học sinh nắm bắt thông tin trực tuyến mà không mất thời
gian trao đổi, gặp gỡ.
-77- Về xu hướng phát triển của CNTT trong tương lại. Lãnh đạo cần nắm được xu
hướng phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và của CNTT nói riêng. Quy luật
phát triển của khoa học kỹ thuật là càng về sau, những phát minh, những công nghệ
mới càng nhanh chóng được áp dụng vào thực tế, vào công việc hơn. CNTT không
nằm ngoài quy luật này. Những năm trong thập kỷ 80, CNTT còn chưa phát triển,
những người nắm được chuyên môn về CNTT còn rất ít, máy tính còn rất đắt tiền, tốc
độ thấp, dung lượng bộ nhớ nhỏ, sử dụng máy tính phải là những chuyên gia có
chuyên môn, số lượng chuyên gia về CNTT còn rất hạn chế. Nhưng chỉ sau đó 10
năm, những năm thập kỷ 90, ngành công nghệ thông tin đã phát triển vượt trội. Máy
tính đã nhỏ gọn hơn, tốc độ cao hơn, dung lượng bộ nhớ lớn hơn. Những kiến thức về
CNTT đã trở nên gần gũi với con người hơn, phần mềm thân thiện hơn. Nhiều người
sử dụng được máy tính và mạng internet hơn. CNTT và mạng internet đến nay đã rất
gần gũi với xã hội.
Chúng ta có thể thấy được máy tính và mạng internet ở khắp nơi trong cuộc
sống hàng ngày, trong công việc, trong từng gia đình. Hơn nữa, trong xu hướng hội
nhập sâu rộng với thế giới, giáo dục cũng không thể nằm ngoài xu hướng này. Ứng
dụng CNTT trong quản lý và dạy học là một công cụ cần thiết, quan trọng cho sự hội
nhập. Nắm được xu hướng phát triển này, chúng ta cần có thái độ đúng với CNTT, với
việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy.
- Về thái độ đối với việc ứng dụng CNTT trong quản lý. Những kỹ thuật mới
thường được ứng dụng vào công việc một cách khó khăn, chậm chạp. Tâm lý chung
của nhiều người là ngại thay đổi, ngại tìm kiếm và ứng dụng những kỹ thuật mới,
những kỹ thuật hiện đại. Có những cách suy nghĩ đó là vì dùng kỹ thuật mới và hiện
đại phải tìm hiểu về nó trong điều kiện còn phần nào khó khăn về kinh tế, thiết bị còn
thiếu thốn, bận bịu về công việc và một tâm lý cơ bản là cách làm cũ vẫn có những
hiệu quả nhất định. Tâm lý này còn tồn tại trong một số lãnh đạo nên một số cán bộ,
chuyên viên ngại ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo. Nếu việc ứng dụng CNTT
trong quản lý có kết quả tốt thì được khen thưởng, nhưng nếu không đạt kết quả thì lại
bị cho rằng chơi trội, hiếu thắng. Mà lãnh đạo lại không thấu hiểu rẳng khi sử dụng
những kỹ thuật mới luôn luôn có sự mày mò, chập chững, chưa có ngay được kết quả
thỏa đáng. Ban đầu việc ứng dụng kỹ thuật mới trong công việc sẽ chậm hơn so với
làm việc theo cách thức truyền thống vì còn phải thử nghiệm, còn phải tập làm chủ kỹ
thuật, mà nhiều kỹ thuật mới lại không có tài liệu hướng dẫn. Thường lãnh đạo không
-78hài lòng về sự chậm trễ này. Vì thế lãnh đạo cần phải có thái độ đúng đắn với cán bộ
quản lý trong việc ứng dụng kỹ thuật mới vào quản lý.
Có sự động viên, khuyến khích cán bộ quản lý ứng dụng CNTT trong công việc
quản lý. Lãnh đạo nên hiểu rằng ứng dụng CNTT trong quản lý đang trong những
bước đi ban đầu, việc đó có những khó khăn. Nhưng với xu hướng phát triển của kỹ
thuật, những ứng dụng đó ngày càng phổ biến, nếu không bắt đầu, nhà trường sẽ tụt
hậu so với xã hội, so với những đơn vị khác. Bắt đầu càng sớm, đơn vị sẽ càng có
nhiều ứng dụng hơn, bắt đầu sớm, cán bộ đào tạo giáo viên càng có nhiều kinh nghiệm
thực tế. Đối với Trường CĐN Du lịch -Thương mai Nghệ An, điều đó cực kỳ quan
trọng vì một trong những nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo học sinh các ngành nghề,
trong đó ngoài hệ CĐ chính quy và trung cấp của nhà trường thì còn có cả hệ liên
thông ngoài trường, đào tạo ngắn hạn. Nhà trường có ứng dụng sớm thì sẽ nâng cao
hiệu quả của nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Khi kỹ năng
đó được nhân rộng, trình độ CNTT của cán bộ quản lý trong ngành được nâng cao, khả
năng ứng dụng CNTT trong quản lý lại càng được đẩy mạnh, hiệu quả quản lý càng
được nâng cao.
Có sự thông cảm nếu cán bộ quản lý không thành công trong ứng dụng CNTT
vào quản lý. Một kỹ thuật mới khi được ứng dụng vào thực tế công việc tất yếu sẽ có
những trục trặc nhất định. Điều đó không tránh khỏi. Như vậy sự không thành công
của cán bộ đào tạo là dễ hiểu.
Lãnh đạo nên có sự thông cảm với thất bại của cán bộ đào tạo chuyên viên dưới
quyền.
Nên chia sẻ chân tình, động viên cán bộ đào tạo tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để
có thể thực hiện tốt hơn vào lần sau. Nên có những định hướng cho cấp dưới để cấp
dưới xác định đúng hướng, không mất thời gian tìm hiểu, nghiên cứu.
- Cán bộ quản lý cần coi thông tin là một tài nguyên quý giá, nên khai thác
đúng cách để phục vụ tốt cho đơn vị. Thông tin trên mạng là một tài nguyên như đất
đai, khoáng sản, nước, năng lượng, nhưng nó là dạng khác.
Thông tin là tài nguyên đặc biệt có thể khai thác mà không lo tài nguyên đó bị
hao hụt đi. Thông tin là nguồn động lực giúp cho nhà trường phát triển vững chắc nếu
như sử dụng tốt nguồn tài nguyên đó. Thông tin có những đặc điểm Thông tin có thể
dùng đi dùng lại nhiều lần mà không hề thay đổi. Thông tin có thể sao chép nhiều lần,
gửi cho nhiều người mà không bị thay đổi về tín hiệu.
-79Thông tin có mức độ tăng trưởng rất nhanh, có thể nó bây giờ là giai đoạn bùng
nổ thông tin. Lượng thông tin càng về thời gian gần đây càng có tốc độ gia tăng nhanh.
Tốc độ lan truyền của thông tin rất nhanh, thậm chí có thể đạt tốc độ ánh sáng. Thông
tin có thể truyền đến nơi xa nhất trên hành tinh hầu như là ngay lập tức.
• Yêu cầu đối với cán bộ
Yêu cầu phải thành thạo một số chương trình liên quan đến công việc được
giao. Cán bộ đào tạo cần sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft Word,
Microsoft Excel, Microsoft Powerpoint. Sử dụng thành thạo internet để tìm kiếm
thông tin, trao đổi thông tin qua các diễn đàn giáo dục, nhận và gửi thư điện tử. Sử
dụng được mạng LAN để chuyển giao thông tin nội bội.
- Phần mềm Microsoft Word là phần mềm chuyên về soạn thảo trong văn
phòng, nhưng nó được tích hợp rất nhiều chức năng. Chức năng trộn thư cho phép cán
bộ đào tạo, giáo viên soạn và in các giấy mời theo một danh sách đã có sẵn mà cần rất
ít thời gian cho công việc đó. Chức năng gửi văn bản qua đường thư điện tử giúp ta
gửi thẳng văn bản đó đến người nhận mà không phải thông qua một đơn vị bưu
chính… Cán bộ quản lý nên thành thạo sử dụng để tiết kiệm thời gian cho những công
việc văn phòng, dành thời gian nhiều hơn cho việc quản lý.
- Phần mềm Microsoft Excel là phần mềm bảng tính điện tử. Phần mềm này có
thể dùng để tính toán, thống kê các số liệu, quản trị cơ sở dữ liệu. Một chức năng hữu
hiệu của bảng tính điện tử là nó tự cập nhật tính toán lại kết quả khi các dữ liệu thành
phần đã thay đổi. Cán bộ quản lý sử dụng tốt chương trình này sẽ rất có lợi trong
những phép tính của quản lý như thống kê số buổi nghỉ học của , xét điều kiện dự thi,
lọc những phải thi lại….
- Phần mềm Microsoft Powerpoint là phần mềm trình chiếu. Sử dụng phần
mềm này, giáo viên có thể tạo ra bản trình chiếu trên máy tính với hình thức sinh
động, cuốn hút sinh viên trong giờ học. Phần mềm này có thể tạo ra nhiều hiệu ứng
hình ảnh chuyển động, mô phỏng nội dung bài giảng, mô phỏng các thí nghiệm nguy
hiểm đến sức khỏe của giáo viên và sinh viên hoặc những thí nghiệm cần thiết bị, hóa
chất đắt tiền.
- Cán bộ quản lý cần thành thạo về chương trình tìm kiếm thông tin trên mạng
internet. Trên mạng toàn cầu náy có nhiều trang web về công cụ tìm kiếm thông tin.
Cán bộ đào tạo quản lý thành thạo sử dụng chương trình tìm kiếm thông tin sẽ tiết
-80kiệm thời gian tìm kiếm. Thông tin trên internet rất phong phú, có những thông tin có
tiêu đề, hình thức giống nhau nhưng nội dung lại không phù hợp với yêu cầu của bản
thân. Trong một thời gian ngắn, chương trình tìm kiếm sẽ tìm thấy hàng chục nghìn
kết quả theo yêu cầu. Yêu cầu càng chung chung thì chương trình sẽ tìm ra càng nhiều
kết quả. Cán bộ đào tạo quản lý cần nắm thêm về tìm kiếm nâng cao để lọc bớt những
thông tin không phù hợp với mình, giữ lại thông tin cần thiết cho công việc của mình,
nâng cao hiệu suất tìm kiếm của công cụ tìm kiếm trên mạng.
- Cán bộ quản lý đào tạo cần biết cách sử dụng hộp thư điện tử trên internet.
Thư điện tử là một cách chuyển giao thông tin dạng số rất nhanh chóng, tiện lợi, rẻ
tiền. Có thể chuyển giao được tất cả các thông tin đã được số hóa như văn bản trên
máy tính, tranh ảnh, phim video. Trên internet có nhiều trang web có thể sử dụng hộp
thư điện tử, nhưng nên yêu cầu cán bộ quản lý sử dụng hộp thư của trang
cddltm.edu.vn. Cán bộ quản lý cần biết soạn thư, đính kèm tài liệu vào thư, gửi thư đi,
nhận thư, nhận tài liệu được gửi đến.
Nhận thức là yếu tố quan trọng trong hoạt động. Nhận thức đúng đắn thì hành
động đúng hướng và phù hợp với thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển. Lãnh đạo
nhận thức và hành động đúng thì tất yếu cán bộ đào tạo dưới quyền sẽ có nhận thức và
hành động phù hợp. Cán bộ quản lý nhận thức đúng thì sẽ có thái độ, hành vi phù hợp
với CNTT, sẽ có những ứng dụng tốt trong việc làm của bản thân.
4.2.1.3. Điều kiện thực hiện
Cán bộ quản lý có nhận thức đúng, có thái độ đúng về CNTT, nắm được xu
hướng phát triển của CNTT trong tương lai, tích cực trong ứng dụng CNTT. Cán bộ
đào tạo quản lý có kỹ năng sử dụng CNTT trong công tác của bản thân, có thể sử dụng
được mạng nội bộ, mạng internet.
4.2.2. Giải pháp “Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhằm mục đích
tin học hoá quản lý đào tạo”
4.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
- Hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho ứng dụng CNTT vào
quản lý, bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý đào tạo. Đảm bảo 90%
cán bộ quản lý có máy tính riêng, có nối mạng LAN và mạng internet.
- Thống nhất các quy định về chuẩn thông tin theo quy định, thống nhất hướng
luân chuyển thông tin trong hệ thống. Đảm bảo thông tin trong toàn Trung tâm thống
nhất và phù hợp với nhu cầu tin học hóa trong quản lý.
-81- Hoàn thiện tổ chức bộ phận chuyên trách CNTT để thực hiện các nhiệm vụ
liên quan đến CNTT.
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT vào QLĐT.
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý đào tạo, chuyên viên đào tạo khai thác và sử
dụng CNTT vào quản lý đào tạo
- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng CNTT vào QLĐT và bảo quản cơ
sở vật chất của của nhà trường
4.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Về việc hoàn thiện cơ sở vật chất
- Xây dựng hạ tầng truyền thông
Hạ tầng truyền thông bao gồm một hệ thống các thiết bị, đường truyền dẫn kết
nối PGD với các đơn vị giáo dục. Hạ tầng truyền thông là một trong những hạng mục
quan trọng nhất cần xây dựng trong tiến trình đổi mới quản lý giáo dục bằng Công
nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2013 - 2020. Một hạ tầng truyền thông hiện
đại là cơ sở để hình thành và phát triển chính phủ điện tử, theo đó luồng thông tin trao
đổi trong nội bộ cơ quan phòng, từ các phòng tới các trường, giữa phòng với Sở, giữa
các trường với nhau, giữa các đơn vị giáo dục với nhân dân được thực hiện thông suốt,
hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho quá trình ra quyết định của các cấp lãnh đạo
Các chức năng chính của hạ tầng truyền thông :
+ Cung cấp dịch vụ truy nhập tới các hệ cơ sở dữ liệu đặt tại Trung tâm dữ liệu
của phòng, đồng thời đảm bảo việc kết nối và trao đổi thông tin với mạng của huyện,
của Sở, của Thành phố.
+ Cung cấp dịch vụ thư tín điện tử với các đơn vị giáo dục, với các đơn vị
khác trong mạng diện rộng của UBND thành phố, của Sở GD -ĐT.
Việc xác định thiết kế cho hạ tầng truyền thông phụ thuộc vào khả năng đầu tư
của ngành, của huyện và nhu cầu trao đổi thông tin thực tế giữa ngành với các đơn vị
giáo dục.
Căn cứ trên tình hình thực tiễn nước ta hiện nay, có thể lựa chọn giải pháp dùng
Internet thuê bao. Đây là giải pháp đơn giản nhất nhưng cũng rất bài bản, thực hiện
được ngay, nhưng giá thành đắt, không phù hợp với điều kiện của ngành GD - ĐT.
+ Đầu tư xây dựng phòng CNTT - Multimedia tại nhà trường đạt chuẩn quốc
gia; mỗi phòng được trang bị từ 20 - 30 máy tính. Các máy tính tại phòng máy và các
-82bộ phận khác trong một đơn vị trường học được xây dựng thành mạng cục bộ có trang
bị công nghệ Mutimedia để sử dụng các phần mềm dạy học. Mạng máy tính của
trường học được hình thành như một “thư viện điện tử”, vừa sử dụng các phần mềm
dạy - học trên máy tính của các môn văn hoá và các môn chuyên ngành và sách giáo
khoa điện tử của các môn học đó, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
+ Xây dựng các mạng cục bộ tại các đơn vị trường học được kết nối Internet và
vào mạng Intranet của phòng giáo dục.
So với giải pháp phần cứng (cơ sở hạ tầng thông tin) thì giải pháp phần mềm
mang tính ổn định về lâu dài và cần được quan tâm đầu tư một cách thoả đáng. Chính
giải pháp này mới mang lại sức sống cho mạng. Thực tiễn triển khai còn quá khiêm
tốn của công tác quản lý qua mạng như hiện nay không xuất phát từ nguyên nhân
“thấp kém về cơ sở hạ tầng thông tin”, mà xuất phát từ sự thiếu năng động trong việc
tìm kiếm và đề xuất giải pháp.
+ Thiết lập trung tâm tích hợp dữ liệu
Việc thiết lập trung tâm tích hợp dữ liệu của nhà trường là một vấn đề cần quan
tâm đúng mức để thực hiện tốt việc đổi mới quản lý giáo dục bằng Công nghệ thông
tin và truyền thông.
Trung tâm tin học tích hợp dữ liệu có trách nhiệm tập hợp các cơ sở dữ liệu
được hình thành từ việc tin học hoá các hệ thông thông tin quản lý của ngành. Các cơ sở
dữ liệu này được cài đặt trên các máy chủ có công suất cực lớn, có khả năng đáp ứng
chính xác các yêu cầu về truy nhập dữ liệu từ các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh.
Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ (LAN) trong toàn nhà trường.
Mạng LAN có tác dụng lớn trong viêc chuyển giao thông tin nội bộ. Nhiều thông tin
được chuyển giao giữa lãnh đạo và các phòng ban, giữa các phòng ban với nhau.
Mạng LAN có thể được dùng để phổ biến thông tin trong toàn thể cán bộ, giáo viên.
Mạng LAN cũng có thể dùng để thay chế độ họp giao ban thường kỳ. Một số trường
học đã sử dụng phương pháp này thay cho phương pháp tập trung toàn bộ cán bộ đào
tạoquản lý, giáo viên lại để hợp giao ban thường kỳ. Ngoài ra, mạng LAN có thể để
chuyển giao những biểu mẫu báo cáo để cán bộ đào tạo quản lý báo cáo định kỳ.
Chương trình quản lý chạy trên mạng nội bộ giúp cho cán bộ đào tạo quản lý, giáo
viên, học sinh cập nhật tình hình học tập hàng ngày, lãnh đạo có thể nắm được thông
tin nhanh chóng mà không cần phải tham khảo ý kiến nhân viên, không phải yêu cầu
nhân viên báo cáo.
-83Trang bị máy tính hợp lý tại các phòng làm việc, các máy tính phải được nối
mạng LAN và nối mạng internet. Các máy tính trang bị tại các phòng giúp cán bộ đào
tạo đào tạo, giáo viên chủ động hơn trong ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy.
Tại Trường CĐN Du lịch -Thương mai Nghệ An, công việc của cán bộ đào tạo quản
lý, giáo viên rất đa dạng.
Ngoài công việc đào tạo, cán bộ quản lý còn theo dõi lịch dạy, chương trình học
của học sinh, cán bộ quản lý còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Hệ thống máy tính
tại các phòng có nối mạng LAN làm cho cán bộ quản lý, giáo viên không mất thời gian
đi từ chỗ này sang chỗ khác để thực hiện công việc. Mạng internet làm cho cán bộ đào
tạo quản lý, giáo viên luôn luôn nắm được thông tin thời sự khắp nơi trong và ngoài
nước, có thể liên lạc với nhiều đối tác với nội dung đa dạng, có thể trao đổi về chuyên
môn với đồng nghiệp, với những người có cùng sở thích mà thậm chí không biết về
họ, có thể quan hệ với những người có cùng mối quan tâm trên toàn thế giới. Mạng
internet giúp cho cán bộ đào tạo quản lý, giáo viên nâng cao trình độ, nâng cao nhận
thức, thấy được mức độ quan trọng của thông tin.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, như: Hệ
thống máy tính có nối mạng internet, sự đồng bộ công tác ứng dụng công CNTT trong
quản lí tại các phòng ban, thường xuyên nâng cấp các phần mềm quản lí, phần mềm
QLKQHT,...Cùng với đó là chế độ báo cáo, việc xây dựng chương trình đào tạo mang
tính ổn định thường xuyên sẽ là các điều kiện thuận lợi để chuyên viên Đào tạo thực
hiện tốt các kỹ năng nghề nghiệp của mình như: kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng thu
thập và xử lí thông tin, kỹ năng lập kế hoạch,... Cũng cần lưu ý, việc trang bị các điều
kiện vật chất, trang thiết bị cần được thực hiện đồng thời với công tác sử dụng và bảo
quản nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trang bị chương trình quản lý chạy trên mạng LAN. Chương trình này cần dễ
sử dụng để cán bộ đào tạoquản lý, giáo viên không cần phải có kiến thức sâu về CNTT
cũng có thể sử dụng được. Đây là điểm quan trọng vì trình độ CNTT của cán bộ đào
tạo quản lý, giáo viên trong nhà trường không đồng đều. Nếu chương trình khó sử
dụng sẽ làm cho cán bộ, giáo viên không muốn sử dụng. Chương trình dễ sử dụng làm
cho cán bộ đào tạo, giáo viên chóng quen với cách thức sử dụng chương trình, quen
với kỹ thuật mới, quen với ứng dụng CNTT trong công việc, nâng dần trình độ CNTT
của cán bộ đào tạo, giáo viên. Mặt khác, chương trình cần theo chuẩn dữ liệu chung để