1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 131 trang )


vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Số

TT





hiệu



1



ĐTNN



Đầu tư nước ngoài



2



GDP



Tổng sản phẩm quốc nội



3



FDI



Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investerment)



4



KKT



Khu Kinh tế



5



KCN



Khu Công nghiệp



6



CCN



Cụm công nghiệp



7



KCX



Khu Chế xuất



8



NICs



Các nước công nghiệp mới



9



NGOs



Các Tổ chức Phi Chính phủ (Non-Governmental Organizations)



Chữ viết đầy đủ



10 SXKD



Sản xuất kinh doanh



11 WTO



Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)



12 TNDN



Thu nhập doanh nghiệp



13 UBND



Uỷ ban nhân dân



14 VAT



Thuế giá trị gia tăng



15 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

16 APEC



Diễn dàn Hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương



17 FTA



Khu vực thương mại tự do



18 GTGT



Giá trị gia tăng



19 CNH



Công nghiệp hoá



20 HĐH



Hiện đại hoá



21 ODA



Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)



22 TCQT



Tổ chức quốc tế



23 UNDP



Chương trình phát triển của Liên hợp quốc



24 GPMB



Giải phóng mặt bằng



25 TNCs



Các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations)



vii



DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Thống kê dân số của Nghệ An tính đến 30/6/2013



34



Bảng 2.2: Chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2012



35



Bảng 2.3: Đầu tư nước ngoài tỉnh Nghệ An giai đoạn 1991 - 2012



36



Bảng 2.4: Dự án FDI Nghệ An giai đoạn 1991 - 1999



38



Bảng 2.5: Dự án FDI Nghệ An giai đoạn 2000 - 2005



39



Bảng 2.6: Danh mục dự án FDI của Nghệ An giai đoạn 2006 - 2013



40



Bảng 2.7: Danh mục dự án vận động, xúc tiến đầu tư giai đoạn

69



2013-2020



BIỂU



Trang

Biểu đồ 2.1: Đồ thị thu hút vốn FDI vào Nghệ An qua các năm



41



Biểu đồ 2.2: Biểu đồ FDI của tỉnh Nghệ An theo lĩnh vực đầu tư



42



Biểu đồ 2.3: Biểu đồ FDI của tỉnh Nghệ An theo hình thức đầu tư



43



Biểu đồ 2.4: Biểu đồ các quốc gia đầu tư FDI vào Nghệ An



44



1

PHẦN MỞ ĐẦU



1. Tính cấp thiết của đề tài

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã được Đảng và Nhà

nước coi là một chủ trương quan trọng nhằm góp phần khai thác các nguồn lực trong

nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Ngoài tác động phục vụ cho sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước, qua các hoạt động FDI còn tạo cơ hội tiếp nhận kỹ thuật

sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh, các sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ, năng

lực quản lý, điều hành, giúp các chủ thể trong nước và nền kinh tế nói chung đẩy

nhanh quá trình phát triển những ngành nghề có kỹ thuật, công nghệ mới, góp phần

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng nhanh. Để tăng cường hoạt động thu hút

FDI vào nước ta, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 chỉ rõ

nhiệm vụ của nhà nước ta trong thời gian tới là: “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh

tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi

trường kinh tế pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài”.

Riêng hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong những năm

qua nhờ có tài nguyên khá đa dạng đã thu được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên, số

dự án cùng với số vốn FDI vào tỉnh vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng, lợi thế sẵn

có. Nguyên nhân là do lĩnh vực này tương đối mới mẻ đòi hỏi phải có một bề dày kinh

nghiệm, một kiến thức sâu rộng nên việc thu hút, định hướng, quản lý và sử dụng FDI

vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Hơn nữa, trước xu thế hội nhập diễn ra

gay gắt, trước sự phát triển không ngừng của các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh

thì vấn đề đặt ra là làm sao tạo hình ảnh Nghệ An có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà

đầu tư nước ngoài, để không ngoài mục đích thúc đẩy việc gia tăng nguồn vốn đầu tư

nước ngoài vào Nghệ An ngày một nhiều hơn. Do đó, tác giả xác định tên đề tài làm

luận văn thạc sĩ cho mình là: “THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI

TỈNH NGHỆ AN”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về FDI nói chung cũng như những giải pháp thu hút FDI nói riêng đã

có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, sau đây là những công trình tiêu biểu:



2

- “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

thành phố Đà Nẵng”, Ngô Quang Vinh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng,

Đà Nẵng, 2003. Đề tài đã phân tích đặc điểm, vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng,

những lợi thế so sánh mà Đà Nẵng sẵn có; đánh giá thực trạng dựa trên các yếu tố tác

động của FDI, phân tích các nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp về quản lý

nhà nước nhằm tăng cường thu hút FDI ở Đà Nẵng.

- “Vận dụng kinh nghiệm trong hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt

Nam”, Nguyễn Thị Thu Hảo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2003. Tác

giả đã phân tích, đánh giá những yếu tố tạo nên tính hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Trung Quốc từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại Trung Quốc; so sánh mối tương quan giữa hai môi trường đầu tư và

vận dụng những kinh nghiệm của Trung Quốc trong thu hút FDI vào Việt Nam.

- “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự pát triển kinh tế xã hội

tỉnh Bình Dương”, Ngô Hoàng Khanh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006. Tác giả phân tích vai trò của FDI đối

với phát triển kinh tế xã hội, đánh giá thực trạng của tác động đầu tư trực tiếp nước

ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Bình Dương từ đó đề xuất một số

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

để pháp triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

- "Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư’ trực

tiếp nước ngoài tại Việt Nam" Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Bùi Huy Nhượng,

2006, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Ngoài lý thuyết và thực trạng về thu

hút FDI, luận án đã tập trung trình bày về tình hình triển khai thực hiện các dự án FDI

và đưa ra giải pháp nhàm thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án FDI. Lý thuyết và

thực trạng về môi trường đầu tư cũng như ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu

hút FDI không thuộc phạm vi luận án nên tác giả không tập trung trình bày.

- “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ái Liên, Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh, 2012, đề cập đến các yếu tố của môi trường đầu tư, phân tích

các đặc điểm của môi trường đầu tư; tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ các yếu tố, các

tiêu chí phân loại và các chỉ số phản ánh hiện trạng môi trường đầu tư, từ đó đề xuất

một số giải pháp ưu tiên khắc phục những tồn tại chính của môi trường đầu tư để thu

hút hiệu quả nguồn vốn FDI.



3

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề vốn FDI với

những cách tiếp cận và giải quyết ở những khía cạnh khác nhau của vấn đề thu hút vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến rất nhiều khía

cạnh của đầu tư FDI như tác động của FDI; vị trí, vai trò của FDI; quản lý Nhà nước

đối với khu vực này; các biện pháp thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế... Tuy nhiên,

mỗi đề tài nghiên cứu về thu hút vốn FDI ở một khía cạnh khác nhau; ở đây tác giả xin

đề cập đến vấn đề đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong điều kiện cụ thể của tỉnh Nghệ An.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An

giai đoạn 2006 – 2013.

Tìm kiếm và đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút FDI nhằm tạo ra sức

bật mới với một tỉnh đầy tiềm năng và cơ hội đầu tư như Nghệ An có thể cùng cả

nước góp phần đưa đất nước phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, đạt

được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực FDI về các phương diện: Hình thức đầu tư, số

lượng, quy mô, cơ cấu, thực trạng, tác động, xu hướng vận động,... Với tư cách là các

nhân tố quan trọng miêu tả bức tranh về hoạt động FDI, một đòn bẩy then chốt trong

công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn trình bày nội dung là hoạt động FDI tại

tỉnh Nghệ An từ năm 1991 đến năm 2013.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của một số

chuyên gia về lĩnh vực thu hút FDI; phân tích các ý kiến đánh giá của các chuyên gia

về FDI nhằm đưa ra một số giải pháp thúc đẩy việc thu hút FDI cho tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích định lượng và định tính, tổng hợp,

phân tích hệ thống, phương pháp mô hình hóa, phương pháp so sánh, đối chiếu, suy

luận logic, lý thuyết hệ thống, phương pháp điều tra,… để làm sáng tỏ và cụ thể hóa

nội dung nghiên cứu, đồng thời tiếp thu có phê phán, chọn lọc những kết quả nghiên

cứu có liên quan đến đề tài.



4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến việc

thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đưa ra các nội dung đánh giá tình hình hoạt

động thu hút vốn FDI; phân tích, đánh giá thực trạng, các biện pháp, chính sách đã

được thực hiện nhằm thu hút vốn FDI ở Nghệ An giai đoạn 2001 - 2013, từ đó tìm ra

những bài học thành công và nguyên nhân không thành công trong thực hiện chính

sách thu hút vốn FDI ở Nghệ An.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI ở Nghệ An trong

thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục sơ đồ bảng biểu và các tài liệu tham

khảo. Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

- Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An.

- Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An.



5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của FDI

1.1.1. Khái niệm FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày nay đã trở thành hình thức đầu tư phổ

biến và đã được định nghĩa bởi các tổ chức kinh tế quốc tế cũng như luật pháp của các

quốc gia.

Định nghĩa qũi tiền tệ quốc tế đưa ra năm 1972: “FDI ám chỉ số đầu tư được

thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một hãng hoạt động ở một nền kinh tế khác với

nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là dành được tiếng nói có hiệu

quả trong công việc quản lý hãng đó”.

Một định nghĩa khác do một chuyên gia Mỹ về các công ty xuyên quốc gia

Cynthia Day wallace đưa ra như sau: “FDI có thể được định nghĩa theo nghĩa rộng là

việc thiết lập hay dành được quyền sở hữu đáng kể trong một hãng ở nước ngoài hay sự

gia tăng khối lượng của một khoản đầu tư hiện có ở nước ngoài nhằm đạt được quyền

sở hữu đáng kể ...” và “FDI có thể được tiến hành bởi các cá nhân hay công ty ...”.

FDI là một loại hình đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư của một nền kinh tế

đóng góp một số vốn hoặc tài sản đủ lớn vào một nền kinh tế khác để sở hữu hoặc

điều hành, kiểm soát đối tượng họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận hoặc các

lợi ích kinh tế khác [8, tr.14].

FDI là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi

đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm

mục đích kinh doanh có lãi [1, tr. 30-31].

Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam cũng có định nghĩa về FDI như sau:

Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng

tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư [18, tr.8].

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia

quản lý hoạt động đầu tư [18, tr.8].

Như vậy, FDI xét theo định nghĩa pháp lý của Việt Nam, là hoạt động bỏ vốn



6

đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với điều kiện họ phải tham

gia quản lý hoạt động đầu tư đó.

Xét về bản chất FDI khác (đối lập) với đầu tư gián tiếp nước ngoài; đồng thời

FDI là đầu tư thuộc kênh tư nhân, khác hẳn với đầu tư tài trợ (ODA) của Chính phủ

hoặc các tổ chức quốc tế.

1.1.2. Đặc điểm của FDI

Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của FDI qua các thời kỳ, có thể

nhận thấy bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích hay tìm kiếm lợi

nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn từ nước đi đầu tư đến nước

tiếp nhận đầu tư. Hoạt động FDI có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: FDI thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại

toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính

hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp

một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo luật đầu tư của mỗi nước, từ đó chủ

đầu tư nước ngoài có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành dự án vốn đầu tư.

Quyền quản lý dự án đầu tư phụ thuộc vào mức độ góp vốn của mỗi bên, nếu bên nước

ngoài góp 100% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành

và quản lý.

Thứ hai: Lợi ích của chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả

hoạt động kinh doanh và được chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.

Thứ ba: Vì hoạt động ở trên các nước sở tại nên toàn bộ quá trình triển khai cho

đến khi kết thúc dự án, đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân theo sự điều chỉnh của

một bộ luật tương ứng, thường là Luật đầu tư nước ngoài.

Thứ tư: FDI là một khoản đầu tư mang tính lâu dài, đây là đặc điểm phân biệt

giữa FDI và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt

động ngắn và chủ đầu tư có thu nhập thông qua việc mua, bán chứng khoán (cổ phiếu

hoặc trái phiếu).

Thứ năm: Các nhà ĐTNN trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu

tư. Về bản chất, FDI là đầu tư của tư nhân nước ngoài với mục tiêu căn bản là lợi

nhuận. Nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn, điều hành hoạt động kinh doanh và tự chịu trách

nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì thế chủ đầu tư

phải làm cho sản phẩm của mình có sức mạnh trên thị trường, hình thức này mang tính



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

×