Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 131 trang )
-68UDCNTT = 0,28 * Con người + 0,264 * Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật+
0,217* Công nghệ thông tin + 0,847
- Con người: con người có tác động lớn nhất trong các yếu tố và thuận chiều tới
ứng dụng CNTT vào QLĐT, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy yếu tố
con người được đánh giá rất quan trọng việc ứng dụng CNTT vào QLĐT. Yếu tố con
người ở đây được hiểu là các mặt như chất lượng, số lượng, trình độ ứng dụng…
CNTT vào QLĐT.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Yếu tố này có tác động thuận chiều tới ứng
dụng CNTT vào QLĐT. Cơ sở vật chất dược đảm bảo về trường, phòng ban nhất là
các máy móc thiết bị phục vụ cho hệ thống CNTT giúp cho công tác QLĐT được
nhanh chóng, thuận lợi.
- Công nghệ thông tin: Yếu tố này có tác động thuận chiều tới ứng dụng CNTT
vào QLĐT. Hệ thống CNTT nhất là Hệ thống server chuyên dụng và hệ thống mạng
và các thiết bị phụ trợ đồng thời hệ thống máy tính, internet được bảo trì, nâng cấp là
yếu tố để giúp cho CBQL sử dụng dễ dàng và nhanh chóng tăng tính thuận tiện ứng
dụng CNTT vào QLĐT góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy
vậy, biến số này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.
3.4. Đánh giá chung
Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT cho
thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Trong các yếu tố nghiên cứu có ba yếu tố ảnh hưởng
có ý nghĩa thống kê .
Thứ nhất, Con người có tác động lớn nhất trong các yếu tố nghiên cứu và có tác
động thuận chiều tới ứng dụng CNTT vào QLĐT trường CĐN Du lịch - Thương mại
Nghệ An trong việc ứng dụng CNTT vào QLĐT có mức ý nghĩa 5%.
Thứ hai, Cơ sở vật chất kỹ thuật với những cơ sở vật chất như phòng máy, trang
thiết bị phụ trợ, trường lớp, phòng ban...đã có tác động tích cực tới ứng dụng CNTT trong
công tác đào tạo.
Thứ ba, Công nghệ thông tin có tác động tích cực ứng dụng CNTT trong công tác
QLĐT và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Đểu đánh giá mức độ chung nhất về ứng dụng CNTT vào QLĐT chúng tôi đã
có có kết quả đánh giá như sau:
-69Bảng 3.17. Đánh giá chung về ứng dụng CNTT vào QLĐT
TT
1
Các tiêu chí
Tất cả các bộ phận của nhà trường đã ứng dụng công nghệ
ĐTB
ĐLC
TB
3.21
0.99
2
3.18
0.91
3
3.40
0.96
1
thông tin trong quản lý đào tạo
2
Các khâu trong quản lý đào tạo của nhà trường đã ứng dụng
công nghệ thông tin tốt.
3
Nhìn chung việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
đào tạo của nhà trường là tốt
Nhận xét
Qua đánh giá của cán bộ, nhân viên trong trường cho thấy đánh giá về ứng
dụng CNTT vào QLĐT thể hiện “Nhìn chung việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý đào tạo của nhà trường là tốt” có ĐTB=3.40 sau đó là “Tất cả các bộ
phận của nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo” có
ĐTB=3.21. Tuy nhiên còn hạn chế “Các khâu trong quản lý đào tạo của nhà trường đã
ứng dụng công nghệ thông tin tốt”.
3.4.1. Kết quả đạt được
Do sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm phấn đấu bền bỉ của các công tác QL đặc biệt
của cán bộ QL đào tạo, chuyên viên đào tạo, thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục.
Ứng dụng CNTT vào quản lý đòi hỏi phải tiến hành đồng thời hai nhiện vụ, đó
là trang bị đồng bộ và nâng cao năng lực sử dụng thiết bị của con người. Hai nhiệm vụ
này thống nhất với nhau, thúc đẩy lẫn nhau phát triển.
Về năng lực sử dụng CNTT của cán bộ quản lý. Cán bộ QL có những kỹ năng
nhất định trong việc ứng dụng CNTT vào QL như dúng Word, Excel, Internet.... Việc
ứng dụng CNTT vào QLĐT được thực hiện ở các khâu trong đào tạo từ việc thực hiện
QL chương trình, quy trình đào tạo, kế hoạch đến QL giảng dạy, thi cử và QL điểm thi
đặc biệt QL công tác thi TN.
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để
tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học
tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện
độc lập hoặc trong giao lưu.
-703.4.2. Những tồn tại trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo
tại trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
Nhà trường đã có những thành công bước đầu của ứng dụng CNTT vào QLĐT
bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn
còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía
trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
Ứng dụng CNNT vào QLĐT của cán bộ nhân viên còn hạn chế đặc biệt ở các
khâu QL chương trình, kế hoạch dạy học, điểm chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc
ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
- Việc đánh giá ứng dụng CNTT vào QLĐT còn lúng túng, chưa có sự kích
thích đến chuyên viên ĐT. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo
được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng
CNTT vào ĐT còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển
khai rộng khắp và hiệu quả.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu;
sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào
tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá
mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử
dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.
- Cơ sở vật chất đặc biệt các phần mềm, tính năng của CNTT còn nghèo nàn.
Ứng dụng CNTT vào QLĐT được thực hiện hạn hẹp so với tính năng của CNTT như
các phần mềm QL.
Nguyên nhân của thành công hạn chế
Nguồn lực của đơn vị bao gồm con người, cụ thể hơn là năng lực của cán bộ
giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất hiện có. Cơ sở vật chất - đặc biệt là thiết bị tin học
- phải tương xứng với năng lực sử dụng của cán bộ giáo viên. Nếu cơ sở vật chất đầy
đủ nhưng năng lực ứng dụng, sử dụng, quản lý của cán bộ giáo viên không cao, thì sẽ
lãng phí hệ thống cơ sở vật chất đó, vì không tạo ra hiệu suất cho công việc. Đặc biệt
là hệ thống công nghệ thông tin thường khá đắt, tốn kém kinh phí mua sắm. Ngược lại,
nếu hệ thống cơ sở vật chất chưa đầy đủ, cán bộ giáo viên thiếu thiết bị để ứng dụng
vào dạy học, quản lý thì dẫn đến chất lượng quản lý thấp.
Một số cán bộ quản lý hạn chế về kỹ năng sử dụng CNTT vào QL, chưa khai
thác hết ứng dụng CNTT vào QLĐT. Do vậy, một số cán bộ quản lý chỉ coi máy tính
-71như một cái máy chữ hiện đại. Trong khi CNTT là ngành khoa học phát triển nhanh,
ứng dụng vào thực tế nhiều. Vì vậy, cán bộ quản lý càng ngày càn khó khăn trong việc
tiếp cận.
- Công tác QLGD còn có những mặt hạn chế, một số CBQL chưa biết làm hoặc
chưa thực sự tâm huyết với công việc.
- Công tác ứng dụng CNTT vào QLĐT đã có chuyển biến nhưng chưa toàn
diện, đội ngũ cán bộ quản lý trước yêu cầu mới vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự
chủ động sáng tạo, còn trông chờ ỷ lại, tính hiệu quả trong công tác quản lý điều hành
chưa cao, do chưa tích cực học tập để nâng cao trình độ, năng lực, chưa quy tụ và khai
thác được thế mạnh trong đội ngũ giáo viên.
- Sự nỗ lực cố gắng ở một số CBQL, chuyên viên còn hạn chế, chưa tâm huyết,
chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện. Cơ cấu tuy được
cải thiện nhưng với quy mô trường lớp như hiện nay thì việc bố trí đồng bộ về đội ngũ
cho mỗi chuyên viên, cán bộ về kỹ năng khai thác CNTT còn khó khăn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Như vậy, với các vấn đề được đề cập ở cơ sở lý thuyết ở chương 1 và phương
pháp nghiên cứu ở chương 2, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu
để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT trường CĐNghề du
lịch – Thương mại Nghệ An thông qua bảng hỏi, phỏng vấn với mẫu nghiên cứu là
160.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào QLĐT trong đó kể đến
là 5 yếu tố chính là con người, công nghệ thông tin, chương trình-quy trình đào tạo và
cơ sở vật chất – kỹ thuật đồng thời quy mô đào tạo
Những kết quả trong chương 4 sẽ là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào QLĐT trường CĐ Nghề du lịch Nghệ An
trong thời gian tới.
-72-
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ ĐÀO
TẠO Ở TRƯỜNG CĐN DU LỊCH - THƯƠNG MẠI NGHỆ AN
4.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý đào tạo
Ứng dụng CNTT vào nền giáo dục nói chung và vào QLĐT nói riêng đã có chủ
trương khuyến khích nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cũng như thay đổi phương pháp
dạy học. Các chủ trương này thể hiện chiến lược đúng đắn trong việc đưa CNTT vào
trường TC, CĐ, ĐH Việt Nam. Chỉ thị 58-CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị
về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá; Nghị quyết 07/2000/NQ - CP của Chính phủ.
Trong giải pháp đổi mới quản lý giáo dục của “Chiến lược phát triển giáo dục
2001- 2010” đã được ghi rõ: “Sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật thích hợp để
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục
khai thác nguồn thông tin quốc tế về giáo dục hỗ trợ việc đánh giá tình hình và ra
quyết định” [25, tr.35]
Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số 29/2001/BGD&ĐT về tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giai đoạn 2001-2005. Ban chỉ đạo
CNTT của Bộ đã thành lập với chức năng giúp Bộ trưởng hoạch định chính sách và
kế hoạch phát triển CNTT trong ngành theo chỉ thị 58 – CT - TW của Bộ chính trị và
nghị quyết 07/2000/NQ - CP của Chính phủ. Đề án dạy tin học và ứng dụng CNTT
trong dạy học và QLGD trong phổ thông, TC, CĐ, ĐH đã được triển khai từ cuối năm
2004. Tất cả các cơ sở giáo dục đều có chủ trương và chính sách cụ thể nhằm khuyến
khích ứng dụng CNTT&TT trong dạy học.
Hoạt động ứng dụng nổi bật là các biện pháp khuyến khích xây dựng cơ sở vật
chất (lắp đặt máy tính, máy chiếu), khuyến khích sử dụng máy tính điện tử trong các
tiết thi giáo viên giỏi, xây dựng các bài giảng điện tử. Ban giám hiệu các trường đều
khuyến khích sử dụng CNTT&TT trong dạy học, quản lý. Việc triển khai các chính
sách, chủ trương ứng dụng CNTT&TT bị hạn chế, chưa đặt ra các thể chế phù hợp,
chưa đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cơ sở vật chất như mua sắm máy, lắp đặt
mạng LAN, kết nối Internet, hệ thống PMDH.
-73- Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã đề ra
mục tiêu hiện đại hoá nền hành chính nhà nước, theo đó, đến năm 2010, xây dựng và
vận hành mạng điện tử - tin học thống nhất của Chính phủ với hai giai đoạn 2000 2005; 2006 - 2010.
- Quyết định số 112/2001/QĐ - TTg ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 20012005 đã nêu các mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, quản lý đào
tạo phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành trong hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước. Hoàn thiện thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ
quản lý, điều hành (thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý hồ sơ công việc,
quản lý cán bộ đào tạo…)
- Tổ chức xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia ở những Bộ ngành
trọng điểm : Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng, Thương mại, Hải quan, lao động, Tư pháp,
Giáo dục, y tế … để sử dụng chung.
- Tin học hoá các dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành
chính nhà nước trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và
bảo đảm chất lượng.
- Đào tạo Tin học: Phổ cập CNTT cho cán bộ đào tạo lãnh đạo, chuyên viên và
cán bộ đào tạo nghiệp vụ của các cơ quan hành chính cấp huyện trở lên để có đủ khả
năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc
phạm vi thẩm quyền của Chính phủ trên cơ sở gắn mục tiêu tin học hoá quản lý hành
chính nhà nước với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.
- Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58/CT - TW đã chỉ rõ nhiệm vụ
trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT & TT và đẩy mạnh
ứng dụng CNTT & TT trong công tác GD - ĐT ở mọi cấp học, bậc học, ngành học.
Đến năm 2010, CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục
tiêu cơ bản sau đây:
- CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những
yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng
-74- Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc
độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới.
- Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển
hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp tăng trưởng GDP của
cả nước ngày càng tăng.
* Quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển ứng dụng CNTT, ngay từ thời kì
chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng CNTT trong một
số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể
hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ.
* Bộ GD - ĐT có Chỉ thị số 29/2001/CT - BGD&ĐT đã chỉ rõ việc xây dựng
mạng nội bộ, nối mạng Internet, xây dựng mạng giáo dục ứng dụng vào quản lý giáo
dục, QLĐT … là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
*Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII về giáo dục - đào tạo:
"Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo theo quan điểm “là quốc sách hàng
đầu” để tiếp tục thực hiện toàn diện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... đẩy mạnh giảng dạy
các môn môn tin học và ngoại ngữ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và
QLGD...”
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Sở giáo dục - đào tạo Nghệ
An: "tiếp tục thực hiện chỉ thị 29/CT - BGD&ĐT (ngày 30/7/2001) về việc tăng cường
giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2010
nhằm tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp
trong giảng dạy và quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng việc giảng dạy và học tập tin
học trong trường các cấp học. Coi việc ứng dụng công nghệ tin học trong dạy học và
QLGD là khâu đột phá của giáo dục - đào tạo Nghệ An”.
Mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo
được thể hiện
- Tin học hoá một số công việc trong quản lý giáo dục theo hướng chính phủ
điện tử với chương trình QLĐT nói chung, đưa các chương trình phần mềm vào ứng
dụng trong công tác quản lý đào tạo và đổi mới QLĐT bằng CNTT.
- Thiết lập hệ thống thông tin QLDG phục vụ trực tiếp công tác quản lý chỉ đạo
điều hành các chương trình học, đồng thời phục vụ nhu cầu về thông tin QLĐT cho
giáo viên, chuyên viên.
-75Trong giai đoạn hiện nay và nói chung của tiến trình phát triển ngành CNTT tại
Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung đều có một định hướng rõ rệt là ngày
càng hiện đại hoá và mang lại nhiều tiện ích hiện đại hơn cho người sử dụng, góp phần
vào việc phát triển xã hội và tạo ra nhiều lợi ích kinh tế. Việt phát triển ứng dụng
CNTT trong QLĐT không chỉ đơn giản là dừng lại ở việc phát triển các cơ sở hạ tầng
mạng viễn thông, việc phát triển các phần cứng … mà vấn đề quan trọng ở đây là việc
phát triển phần mềm và các ứng dụng cho người dùng trên nền tảng CNTT. Chuyển
đổi việc sử dụng các ứng dụng, các chu trình quản lý … từ hình thức nhân công từ
trước đến nay sang một hình thức sử dụng, hoạt động mới là tự động hoá bằng các
chương trình tiêu chuẩn với hình thức quản lý ứng dụng và sử dụng hoàn toàn dựa vào
các chương trình ứng dụng của CNTT. Chính điều này sẽ giúp cho người sử dụng và
các nhà quản lý sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho các hoạt động của mình
cũng như là nâng cao hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, và đây mới chính là hiệu
quả lớn nhất mà CNTT mang lại cho mọi người.
Ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay, tình hình phát triển CNTT đang đi
những bước rất tốt và khả quan, đang dần hoà nhập vào nền CNTT của khu vực. Tuy
nhiên do tình hình khách quan, cũng như đang ở chặng đường đầu tiên của việc phát
triển CNTT nên việc phát triển này vẫn chưa đồng đều để sử dụng được tất cả các lợi
ích mà CNTT có thể mang lại cho người dùng. Việc phát triển CNTT tại thời gian qua
đang tập trung chủ yếu vào việc phát triển các cơ sở hạ tầng CNTT cho người dùng –
cơ sở hạ tầng ở đây có thể nói đến là mạng thông tin, qua đó giúp cho con người có thể
trao đổi thông tin vơi nhau dễ dàng, nhanh chóng hơn và thuận tiện trong việc hoà
nhập toàn cầu. Để làm được điều này là một sự cố gắng không nhỏ của Nhà nước,
Đảng cũng như các trường học tại Việt Nam cho đến thời điểm này. Tuy nhiên để có
thể phát triển và phát huy toàn bộ các ứng dụng cũng như lợi ích mà CNTT mang lại
thì ngoài việc phát triển các hệ thống mạng CNTT, chúng ta cần tập trung vào việc
phát triển các hệ thống ứng dụng CNTT và vận hành các hệ thống này.
4.2 Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT ở trường CĐN Du lịch –
Thương mại Nghệ An.
4.2.1 Giải pháp “ Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho cán bộ đào tạo
quản lý của Trường CĐN Du lịch -Thương mai Nghệ An”
4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
-76Làm cho nhận thức của cán bộ quản lý đào tạo hiểu về vai trò ứng dụng CNTT
vào QLĐT. Ngoài việc sử dụng thiết bị CNTT một cách thông thường, cán bộ quản lý
cần phải nắm được tác dụng, xu hướng phát triển của CNTT trong tương lai. Nhận
thức đúng đắn, dẫn đến thái độ quản lý đúng, đưa đơn vị đi đúng hướng trong việc
phát triển ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy, góp phần đưa đơn vị đạt đến mục
đích đặt ra. Nhận thức đúng về tác dụng của CNTT, lãnh đạo sẽ có những tác động
thúc đẩy cán bộ đào tạo chuyên viên, giáo viên tăng cường ứng dụng CNTT vào
QLĐT, dạy học. Thông qua đó, trình độ cán bộ đào tạo về ứng dụng CNTT dần dần
được nâng cao, tạo tiền đề cho việc ứng dụng CNTT ở mức độ cao hơn.
Làm cho nhận thức của cán bộ đào tạo quản lý về CNTT nâng cao hơn. Mặc dù
năng lực của cán bộ quản lý về CNTT của nhà trường ở mức độ khá cao, nhưng với
yêu cầu của quản lý bằng CNTT thì trình độ này chưa đáp ứng được. Giải pháp này
nhằm làm cho cán bộ đào tạo nắm bắt xu hướng phát triển của CNTT, tác dụng của
việc ứng dụng CNTT, một số phần mềm thông dụng
4.2.1.2. Nội dung của giải pháp
- Cán bộ quản lý cần phải hiểu về tác dụng của CNTT. Một số cán bộ đào tạo
lãnh đạo còn chưa thấu hiều, chưa thấy hết được tác dụng của CNTT trong lưu thông
thông tin, mới thấy được tác dụng của CNTT trong quản lý. Cần nắm được rằng
CNNT có tác dụng rất to lớn, nó giúp cho việc thông tin được đa dạng, phong phú,
nhanh chóng. CNTT làm cho con người sống trong dòng thác thông tin, có thật có hư.
Con người sống trong môi trường đó cần phải có cách xử lý thông tin tương ứng, phù
hợp để tồn tại và phát triển. Khi nhận thức chưa đúng đắn, hành động sẽ không phù
hợp với xu thế. Khá nhiều cán bộ đào tạo lãnh đạo chỉ coi máy tính như máy chữ hiện
đại dùng để soạn thảo văn bản, bài trình chiếu như một giáo cụ trực quan sinh động và
coi đó là giáo án điện tử, mạng internet như một tờ báo điện tử để xem tin tức hàng
ngày. Lãnh đạo cần thấy được khả năng xử lý thông tin của máy tính, đặc biệt là các
chương trình ước lượng và kiểm định trong quá trình ra quyết định quản lý. Mạng
internet là một công cụ truyền thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm, là một kho
thông tin khổng lồ, một nguồn tri thức quý giá. Phải coi thông tin trên mạng internet là
một tài nguyên và phải khai thác tài nguyên đó một cách hợp lý, có ích cho công việc
của đơn vị. Thông qua mạng internet, lãnh đạo có thể đàm đạo, bạn bạc các định
hướng với đối tác, soạn thảo, học sinh nắm bắt thông tin trực tuyến mà không mất thời
gian trao đổi, gặp gỡ.