1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp giả thiết nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo ở trường CĐN Du lịch – Thương mại Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 131 trang )


-40-



CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày cụ thể về qui trình nghiên cứu, nghiên

cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, phiếu điều tra, mẫu nghiên cứu đồng thời phương

pháp phân tích và xử lý dữ liệu.

2.1. Qui trình nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu qua các sơ đồ sau:



Nguồn: Xây dựng của tác giả

2.2. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm.

Nhóm thảo luận gồm 10 cán bộ phòng đào tạo của trường, thuộc đối tượng

nghiên cứu. Nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo dự thảo đã được

xây dựng trong mô hình nghiên cứu cũng như thống nhất định nghĩa các khái niệm liên

quan đến các nhân tố, biến quan sát, chuẩn bị cho bước xây dựng bảng hỏi khảo sát.

2.2.1. Xác định vấn đề, đối tượng và mục đích nghiên cứu thăm dò

Vấn đề được đề cập đến: Điều tra thăm dò ý kiến phản hồi của CBĐT trong

Trường CĐN Thương mại –Du lịch Nghệ An về các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng

CNTT vào quản lý đào tạo

Đối tượng nghiên cứu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT

vào quản lý đào tạo tại Trường CĐN Thương mại –Du lịch Nghệ An



-41Mục đích nghiên cứu thăm dò:

Xác định được các yếu tố nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào quản lý

đào tạo tại Trường CĐN Thương mại –Du lịch Nghệ An

Xác định thái độ, ý kiến đóng góp của CBĐT trong nhà trường và các chuyên

gia để có thể điều chỉnh, hoàn thiện bảng hỏi trước khi triển khai chính thức.

Trên cơ sở thang đo hiệu chỉnh, bảng hỏi khảo sát được xây dựng và sau đó

được lấy ý kiến góp ý của 05 giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu.

Trong giai đoạn này, một số khái niệm, cấu trúc câu hỏi được điều chỉnh nhằm

đáp ứng tính nhất quán về ý nghĩa, nội dung của bảng hỏi. Bảng hỏi khảo sát các yếu

tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo gồm 04 phần

Các câu hỏi được đánh giá theo thang đo Likert, 05 mức độ:

1. Hoàn toàn không đồng ý;

2. Không đồng ý;

3. Bình thường;

4. Đồng ý;

5. Hoàn toàn đồng ý

2.3. Nghiên cứu chính thức

2.3.1. Phiếu điều tra

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên được sắp xếp theo

một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế phù hợp với mục

đích của công trình nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế càng sát với mục đích nghiên

cứu thì kết quả sẽ đem lại hiệu quả cao. Bảng hỏi bao gồm các phần sau:

- Phần thứ nhất: Phần giới thiệu, phần này được thiết kế để thuyết phục mọi

người đồng ý tham gia trả lời bảng câu hỏi và hướng dẫn cách thức trả lời bảng câu hỏi

mà người hỏi đưa ra.

- Phần thứ hai: Các câu hỏi để nhận diện những yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng

CNTT vào quản lý đào tạo trường CĐN Du lịch Thương Mại Nghệ An, v.v.... Các đối

tượng được hỏi để xác nhận mức độ đồng ý hay không đồng ý trên thang đo Likert 5

điểm trải dài từ hoàn toàn đồng không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý cho các phát biểu

Cụ thể thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý bao gồm các bước sau:



-42- Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm.

Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng phỏng vấn từ đó xác định

được các dữ liệu cần tìm tác động đến nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào

quản lý đào tạo tại Trường CĐN Thương mại –Du lịch Nghệ An

- Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn.

Có rất nhiều cách phỏng vấn, tuy nhiên với mỗi mục đích nghiên cứu và đối

tượng CBĐT mà chúng ta phải chọn cách phỏng vấn nào phù hợp, đem lại hiệu quả

nhất. Có rất nhiều cách phỏng vấn (gọi điện thoại, gửi mail, phỏng vấn trực tiếp,…)

mà sẽ thiết kế bảng hỏi khác nhau.

- Bước 3: Phác thảo nội dung bảng hỏi

Phác thảo câu hỏi có nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu. Sắp xếp các

câu theo trình tự hợp lý.

- Bước 4: Chọn dạng câu hỏi

Trong quá trình điều tra, có rất nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào

mục đích nghiên cứu và phương pháp thống kê để có thể lựa chọn dạng câu hỏi logic

nhất. Các dạng câu hỏi thường hay gặp (câu hỏi mở, câu hỏi đóng…).

-



Bước 5: Xác định từ ngữ cho thích hợp với nội dung bảng hỏi.



- Bước 6: Xác định cấu trúc bảng hỏi

Tác giả sẽ sắp xếp trình tự câu hỏi phù hợp nhất. Các câu hỏi là chuỗi móc xích có

liên quan với nhau. Một bảng hỏi bao gồm các phần sau:

 Phần mở đầu: Nêu lên nội dung của cuộc điều tra.

 Câu hỏi định tính: Là câu hỏi xác định đối tượng được phỏng vấn

 Câu hỏi hâm nóng: Là câu hỏi có tác dụng để người được phỏng vấn hiểu

được chủ đề của cuộc điều tra mà bảng hỏi hướng đến

 Câu hỏi đặc thù: Là câu hỏi có tác dụng nêu rõ nội dung cần nghiên cứu.

 Câu hỏi phụ: Là câu hỏi có tác dụng thu thập thông tin về đặc điểm của

người được phỏng vấn (tuổi tác, nghề nghiệp, công việc…..).

- Bước 7: Thiết kế trình bày bảng hỏi

- Bước 8: Điều tra thử mẫu trắc nghiệm bảng hỏi.

Thu thập dữ liệu

Trên cơ sở mẫu điều tra 170 GV, CBĐT tác giả tổng hợp số liệu cụ thể như sau:

-



Bước 1: Xây dựng bảng hỏi hoàn chỉnh.



-43-



Bước 2: Gửi bảng hỏi cho từng CBĐT có tên trong danh sách mẫu đã chọn



-



Bước 3: Nhận lại bảng hỏi đã được trả lời (hợp lệ) từ các đáp viên



2.3.2. Mẫu nghiên cứu.

Mẫu nghiên cứu có nghĩa là khi tiến hành nghiên cứu thống kê, chúng ta sẽ

chọn một số đơn vị cụ thể trong tổng số các đơn vị trong tổ chức để nhằm tiết kiệm

thời gian và chị phí. Từ những đặc điểm và tính chất của số lượng mẫu, ta sẽ đưa ra

được đặc điểm và tính chất của toàn tổ chức. Do đó, việc chọn mẫu là rất quan trọng,

sao cho số lượng mẫu lấy nghiên cứu có thể phản ánh chính xác nhất. Quá trình chọn

mẫu gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định số lượng tổng thể của tổ chức.

Bước 2: Xác định danh sách chọn mẫu: Danh sách chọn mẫu được lấy từ các

phòng ban

Bước 3: Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: Dựa vào mục đích nghiên cứu, tầm

quan trọng của công trình nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, số lượng mẫu nghiên cứu,

kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề chọn mẫu.

Bước 4: Xác định quy mô mẫu: Dựa trên yêu cầu về độ chính xác, danh sách

chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu.

Bước 5: Xác định đơn vị mẫu thực tế: Từ danh sách chọn mẫu và xác định được

quy mô mẫu, thì chúng ta sẽ tiến hành xác định đơn vị mẫu thực tế sao cho phù hợp

nhất nhằm đem lại kết quả cao nhất cho quá trình nghiên cứu.

Bước 6: Kiểm tra quá trình chọn mẫu: Sau khi xác định được đơn vị mẫu thực

tế, ta phải kiểm tra xem mẫu lấy nghiên cứu có đúng đối tượng nghiên cứu không?

* Mẫu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào quản lý

đào tạo

Tổng thể quá trình nghiên cứu: Toàn bộ CBĐT Trường CĐN Thương mại –Du

lịch Nghệ An và một số chuyên gia lĩnh vực giáo dục.

Danh sách nghiên cứu mẫu: Là danh sách toàn bộ CBĐT Trường CĐN Du lịch

- Thương mại Nghệ An và chuyên gia lĩnh vực đào tạo làm việc tại Nghệ An.

Phương pháp chọn mẫu: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất

Kích thước mẫu: Do điều kiện hạn chế về thời gian và nguồn lực tài chính, do

vậy nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nói chung cỡ mẫu càng

lớn thì càng tốt nhưng bao nhiêu cho đủ là câu hỏi không có lời giải đáp rõ ràng. Theo



-44Nguyễn Đình Thọ và Ctv (2007) và Hair & ctv (1998) thì số mẫu tối thiểu cho 1 tham

số cần ước lượng trong phân tích khám phá (EFA) là 5 mẫu. Trong đề tài có 25 tham

số cần ước lượng, do vậy số mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 125 mẫu. Tuy

nhiên, để đảm bảo tính đại diện của tổng thể và nâng cao độ tin cậy trong kết quả phân

tích, nghiên cứu thực hiện khảo sát 170 cán bộ và giáo viên đang công tác tại Trường

CĐN Thương mại –Du lịch Nghệ An.

2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Các thông tin thu thập được kiểm tra và chỉnh lý nhờ quá trình đọc soát lại để

tránh sai sót, mâu thuẫn. Sau đó tất cả các thông tin thu thập được mã hóa các câu trả

lời và tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính. Các phần mềm thống kê được sử dụng để

mô tả hoặc phân tích, kiểm định giả thuyết đối với các biến số cần nghiên cứu.

Hai công cụ chính để tóm tắt và trình bày các kết quả nghiên cứu là việc xây

dựng các bảng biểu thống kê và sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để sàng lọc các thang

đo từ những khái niệm nghiên cứu. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

để tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo tại Trường CĐN

Du lịch – Thương mại Nghệ An. Phương pháp phân tích hồi qui để xác định mức độ

ảnh hưởng của những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo tại

trường CĐ Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An. Tất cả các thủ tục trên đều được

thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS 11.5 và Excel để hỗ trợ cho việc giải quyết

vấn đề nghiên cứu.

 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một trong những hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên

cứu kinh tế xã hội là thang đo do Rennis Likert giới thiệu.

Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà

các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Công thức của hệ số Cronbach α là:

α = Np/ [ 1+ p(N-1)]

Trong đó:

- p: là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi

Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt

nhất phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0,8. Hệ số α của Cronbach cho ta biết các đo

lường có liên kết với nhau hay không.



-45 Phân tích nhân tố khám phá

Để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT vào quản lý

đào tạo tại trường CĐ Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An, nghiên cứu đã sử dụng

phương pháp thang đo để đo lường các nhân tố cấu thành nên chất lượng đào tạo của

Trường CĐN Du lịch – Thương mại Nghệ An. Phương pháp phân tích nhân tố khám

phá được sử dụng để nhận diện các yếu tố nghiên cứu và cuối cùng phương pháp phân

tích hồi qui để phân tích mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến chất lượng đào

tạo Trường CĐN Du lịch – Thương mại Nghệ An.

Một số biến số thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này:

- Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố

-Correlation Matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong

phân tích

- Factor loadings (hệ số tải nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các

biến và các nhân tố

- Kaiser – Meyer – Olin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của

phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố

là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng

không thích hợp với các dữ liệu.

 Phân tích hồi quy

Một công việc quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mô hình từ dữ

liệu nào cũng đều là chứng minh sự phù hợp của mô hình. Để biết mô hình hồi quy

tuyến tính đã xây dựng trên dữ liệu mẫu phù hợp đến mức độ nào với dữ liệu thì chúng

ta cần dùng một thước đo về sự phù hợp của nó. Giá trị của R2 càng gần 1 thì mô hình

đã xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 thì mô hình càng kém phù hợp với tập dữ

liệu. Hệ số xác định R2 được xác định theo công thức sau:

N



2



R = 1



^



 (Yi  Yi )

i 1







 (Yi  Yi )



2



0 ≤ R2 ≤ 1

 Kiểm định các giả thuyết

Xây dựng xong một mô hình hồi quy tuyến tính, vấn đề quan tâm đầu tiên là

xem xét sự phù hợp của mô hình đối với tập dữ liệu thông qua giá trị R2. Sự phù hợp



-46đó mới chỉ thể hiện giữa mô hình xây dựng và thu thập dữ liệu. Để kiểm định độ phù

hợp của mô hình hồi quy tổng thể chúng ta đặt giả thuyết R2 = 0. Nếu sau khi tiến hành

bài toán kiểm định, chúng ta có đủ bằng chứng bác bỏ giả thuyết R2 = 0 thì đây là

thành công bước đầu của mô hình hồi quy tuyến tính. Đại lượng F được sử dụng cho

kiểm định này. Nếu xác suất F nhỏ thì giả thuyết R2 = 0 bị bác bỏ. Giá trị của F được

lấy từ bảng phân tích phương sai ANOVA và được tính theo công thức sau:

N



^



 (Yi  Yi )

i 1



1



p





 (Yi  Yi )

N  p 1



2



-47-



CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG CĐN DU LỊCH - THƯƠNG MẠI NGHỆ AN

3.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của trường CĐN Du lịch – Thương

mại Nghệ An.

Trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An được thành lập năm

1996 và được nâng cấp ngày theo Quyết định số 771/QĐ - BLĐTBXH ngày 05 tháng

06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở Trường

Trung cấp nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An.

Trường hiện đóng tại Thị xã Cửa lò - Tỉnh Nghệ An. Qua 16 năm xây dựng và

phát triển Trường đã đào tạo cho xã hội với nhiều thế hệ học sinh sinh viên trình độ sơ

cấp, Trung cấp và Cao đẳng khối các nghề du lịch, thương mại. Trường Cao đẳng nghề

Du lịch - Thương mại Nghệ An đào tạo đa bậc học và đa ngành nghề phục vụ cho nền

kinh tế của đất nước nói chung, tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng. Quy mô

Nhà trường ngày càng mở rộng. Trường thực hiện đào tạo các cấp học gồm: sơ cấp, trung

cấp, cao đẳng nghề và liên kết với các trường Đại học để mở các lớp liên thông trình độ

Đại học.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, với bề dày thành tích trong đào tạo,

Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:

- 1 Huân chương Lao động Hạng nhì

- 1 Huân chương Lao động Hạng ba

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Nhiều năm Trường được UBND tỉnh Nghệ An và Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội công nhận Trường tiên tiến xuất sắc.

- 01 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc năm 2010.

Ngoài ra Nhà trường còn được tặng thưởng nhiều bằng khen và các cờ thi đua

của các ban nghành cấp tỉnh và Bộ. Đảng bộ Nhà trường liên tục được công nhận

"Đảng bộ trong sạch vững mạnh"

Trường 02 lần đạt giải nhất toàn đoàn tại Hội giảng giáo viên dạy nghề cấp

Tỉnh; 02 giáo viên đạt giải nhất và nhì Quốc gia.

Dù ở từng giai đoạn lịch sử và tên gọi khác nhau, nhà trường luôn hoàn thành

xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao trên tất cả các lĩnh vực: Đào tạo, Dạy nghề,

Tư vấn giới thiệu việc làm, Xây dựng cơ sở vật chất; Công tác thực hiện Quy chế



-48DCCS; Nâng cao đời sống và công tác xã hội... 15 năm qua, trường đã đào tạo dạy

nghề cho hơn 25 nghìn lao động có trình độ kỹ thuật từ bậc 2/7 đến đại học, hơn 30

nghìn học viên sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; Tư vấn giới thiệu việc làm cho

gần 15 nghìn người.

Chức năng, nhiệm vụ của Trường.

* Chức năng

Trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An là cơ sở đào tạo công

lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam. Trường có chức năng đào tạo các nghề hệ Cao đẳng: Kế toán doanh nghiệp,

hướng dẫn du lịch, quản trị lữ hành, quản trị doanh nghiệp, quản trị khách sạn, quản trị

nhà hành, kỹ thuật chế biến món ăn. Đối với trung cấp nghề: Kế toán danh nghiệp,

hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ lễ tân,

quản trị doanh nghiệp. Đồng thời là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học phục vụ cho

sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội trong Tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.

Trường chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Nghệ An, sự quản

lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hoạt động theo điều lệ Trường

Cao đẳng công lập.

* Nhiệm vụ

- Đào tạo học sinh sinh viên hệ Cao đẳng, Trung cấo và sơ cấp nghề có phẩm

chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp, có sức

khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội.

- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học kết hợp đào tạo với nghiên cứu

khoa học và lao động sản xuất, dịch vụ.

- Liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và các đơn vị sản xuất

kinh doanh trong và ngoài nước.

- Quản lý sử dụng và khai thác có hiệu quả đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh,

sinh viên, cơ sở vật chất tài sản các nguồn vốn Nhà nước giao, đảm bảo đời sống, giữ

gìn trật tự an ninh an toàn xã hội trong nhà trường và địa phương.

3.1.1. Cơ cấu, quy mô đào tạo của Trường CĐN Du lịch -Thương mai Nghệ An

- Ban giám hiệu,

Gồm Hiệu trưởng và 03 phó hiệu trưởng.



-49 07 phòng chức năng:

Bao gồm phòng Tổ chức - Hành chính:

- Phòng Tổ chức - Hành chính : ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của

trường trường CĐN Du lịch – Thương mại Nghệ An. Ban đầu Phòng chỉ có một số ít

thành viên thực hiện công tác tổ chức, cán bộ. Sau đó, Phòng đã mở rộng sang thực

hiện các công tác hành chính, pháp chế của nhà trường. Một trong những thành tựu

nổi bật của Phòng Tổ chức - Hành chính là đã đóng góp tích cực vào công tác phát

triển lớn mạnh về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trong trường.

Thời gian đầu Nhà trường chỉ có vài chục cán bộ, giảng viên vào những ngày đầu

thành lập, đến nay đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường hiện nay là số lượng

đáng kể người với số lượng người có học hàm, học vị ngày càng tăng.

- Phòng Đào tạo: có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo nhà trường

về công tác xây dựng, phát triển và quản lý các chương trình đào tạo và các hoạt động

đào tạo ở bậc TC,CĐN, CĐ chính quy của Trường. Đồng thời tham mưu, nghiên cứu,

xây dựng chiến lược đào tạo. Phối hợp với các khoa đào tạo nghiên cứu xây dựng

chương trình và mục tiêu của ngành học, đề xuất mở các ngành học mới và bãi bỏ các

ngành học không còn phù hợp. Nhiệm vụ sau đó là xây dựng kế hoạch dài hạn, kế

hoạch giảng dạy hàng năm đối với bậc đào tạo TC, CĐN, CĐ chính quy và theo dõi

thực hiện kế hoạch đã được Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức quản lý, kiểm tra theo

dõi đánh giá chất lượng đào tạo qua việc thực hiện các nội quy, quy chế, lịch trình

giảng dạy, thời khoá biểu của các đơn vị và cá nhân theo nội dung chương trình đào

tạo đã được duyệt.

- Phòng Công tác học sinh sinh viên : Có nhiệm vụ công tác quản lý, điều

hành các hoạt động của SV trong nhà trường như các hoạt động đoàn đôi, các hoạt

động QL phong trào của SV.

- Phòng Kế toán tài vụ. Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác giám sát, điều

hành kinh phí ngân sách nhà nước, kinh phí thu hợp pháp khác và công tác nghiệp vụ

kế toán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm

vụ công tác kế toán theo các quy định của Nhà nước đối với đơn vị sư nghiệp công lập

có thu

- Phòng Thanh tra khảo thí và Kiểm định chất lượng : Phòng tuy mới được

thành lập nhưng vai trò trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường vô



-50cùng quan trọng. . Tham mưu cho HĐNT và BGH về việc xây dựng kế hoạch và triển

khai kế hoạch công tác thanh tra trong nhà trường. Tham mưu cho HĐNT và BGH

việc thực hiện chức năng quản lý về công tác khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo

trong nhà trường. Đồng thời tham mưu cho HĐNT và BGH về công tác kiểm định chất

lượng đào tạo đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đánh giá chất lượng đào tạo

Phòng công tác đối ngoại : Tham mưu cho Hiệu trưởng về lĩnh vực Khoa học

công nghệ trong toàn trường. Tham mưu và giúp Hiệu trưởng về công tác đối ngoại và

hợp tác quốc tế.

Ngoài ra còn phòng quản lý ký túc xá có nhiệm vụ trong việc QL SV trong giờ

giấc học tập và sinh hoạt.

Trong nhà trường có 07 khoa trực thuộc. Bao gồm các khoa

Sơ đồ 3.1. Các khoa cơ bản của nhà trường



CÁC KHOA CƠ BẢN



Khoa

cơ bản



Khoa

KTCB món



Khoa

DLKS



Khoa

KT - TM



Khoa

Sư phạm



Ngoài ra nhà trường còn 2 khoa là khoa Ngoại ngữ và tin học và 02 Trung tâm:

Trung tâm tư vấn việc làm và hỗ trợ HSSV; Trung tâm thực hành.

Quy mô đào tạo

Đào tạo hệ cao đẳng nghề, CĐ chính quy các ngành như: Kế Toán Doanh

Nghiệp, Quản Trị Doanh Nghiệp, Hướng Dẫn Du Lịch, Quản trị Khách sạn, Quản trị

Nhà hàng, Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị lữ hành, Quản trị lễ tân

Đào tạo hệ trung cấp nghề có các ngành như: Hướng dẫn Du lịch, Kỹ thuật chế

biến món ăn, Kế toán doanh nghiệp, Dịch vụ nhà hàng, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ

bán hàng

3.1.2. Cơ sở vật chất của Trường CĐN Du lịch -Thương mai Nghệ An.

Cơ sở hạ tầng và nhân lực công nghệ thông tin

Mỗi năm, Trường CĐ nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An đào tạo hơn 1000

sinh viên, các hệ cao đẳng, trung cấp nghề và đại học liên kết. Trường hiện nay có 2 cơ



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

×