Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.16 KB, 129 trang )
29
Nội, 1 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty
con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5
công ty liên doanh liên kết. Bên cạnh đó Vietcombank còn phát triển một hệ thống
Autobank với 1.700 máy ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên
toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng
đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. [14]
Ngày 30/09/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận cổ đông chiến
lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn Tài chính
Mizuho (Nhật Bản) thông qua việc bán 15% vốn cổ phần cho Mizuho. Thoả thuận hợp
tác chiến lược này không chỉ mang lại lợi nhuận thiết thực cho 2 ngân hàng mà còn là
minh chứng cho thấy sự quan tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với
thị trường tài chính - tiền tệ cũng như tương lai phát triển của Việt Nam nói chung.
Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được
chia làm các giai đoạn chủ yếu như sau:
- Giai đoạn 1963-1975:
Trong giai đoạn này, Ngân hàng Ngoại thương đã hoàn thành nhiệm vụ đối nội
và đối ngoại được Nhà nước giao phó: thực hiện chức năng ngân hàng đối ngoại độc
quyền, tiếp nhận viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền
Bắc và phục vụ công cuộc giải phóng miền Nam.
- Giai đoạn 1975-1990:
Sau ngày giải phóng miền Nam, Ngân hàng Ngoại thương đã tham gia tiếp quản
các ngân hàng cũ, hoàn tất các thủ tục pháp lý, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao
với vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), WB (Ngân hàng thế giới),
ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á); xác định quyền sở hữu về tài sản quốc gia đối với các
tài sản là hàng hóa, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài.
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mỹ cấm vận,
viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, cán cân thương mại mất cân đối
nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, Ngân hàng Ngoại thương đã
thực hiện chủ trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà nước ban hành các
cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng
ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cho
nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu và lương thực.
30
- Giai đoạn 1990-1996:
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 403/CT
chuyển Ngân hàng Ngoại thương theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội
đồng Bộ trưởng thành NHTMQD, lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi
tắt là Ngân hàng Ngoại thương. Cùng với việc Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh
Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng,
Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính ngày 23 tháng 05 năm 1990, NHNT
được chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động
kinh tế đối ngoại sang một NHTM Quốc doanh hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh
với các loại hình ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. Năm 1995,
Ngân hàng Ngoại thương đã tham gia vào hệ thống thanh toán SWIFT và trở thành
đầu mối thanh toán quốc tế quan trọng của cả nước.
- Giai đoạn 1996-1999:
Giai đoạn này Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục đầu tư, phát triển mở rộng các
lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt
động ngân hàng như hoàn thành hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thống ngân hàng
lõi – Core Banking (Vietcombank Vision 2010),trở thành thành viên của tổ chức thanh
toán thẻ quốc tế Visa Card, Master Card... Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Ngoại
thương cũng đã tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng
yếu của đất nước như đường ống Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ,
Thuỷ điện Yaly…
- Giai đoạn 1999-2006:
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi
quá độ, Ngân hàng Ngoại thương đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với
nền kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam và là
NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh
đó, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ
góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Thương hiệu Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng
của hệ thống NHTM Việt Nam.
31
Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Ngoại thương là một trong những thành
viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội tài
chính khác như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), tổ chức thanh toán thẻ quốc tế
Amex Express năm 2002. Tính đến thời điểm này, Ngân hàng Ngoại thương đã có
quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và định chế tài chính tại 85
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách
hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn là NHTM duy
nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker” – tạp chí ngân hàng uy tín trong giới tài
chính quốc tế của Anh Quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam” liên tục
trong 5 năm 2000 – 2004.
Để có đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho quá trình triển khai
cổ phần hóa, từ cuối năm 1999, Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng
chiến lược phát triển tới năm 2010 với mục tiêu trở thành một Tập đoàn đầu tư tài chính
ngân hàng hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn với bán lẻ, đa dạng hóa dịch vụ ngân
hàng, giữ vị trí ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và phấn đấu trở thành ngân hàng quốc
tế trong khu vực. Nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển nói trên, Ngân hàng Ngoại
thương đã xây dựng Đề án Tái cơ cấu Ngân hàng Ngoại thương giai đoạn 2001 – 2005
được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 162/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm
2001. Mục tiêu cơ bản của Đề án bao gồm: (i) nâng cao năng lực tài chính; (ii) mở rộng
hoạt động kinh doanh; (iii) hiện đại hóa công nghệ và phát triển sản phẩm mới; và (iv)
xây dựng mô thức quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra,
kiểm toán nội bộ.
Sau 05 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu, đến nay, Ngân hàng Ngoại thương đã
hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra thông qua việc: (i) xử lý về cơ bản nợ xấu và
từng bước nâng cao năng lực tài chính; (ii) đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở
rộng hoạt động kinh doanh nhằm tiến tới xây dựng Tập đoàn đầu tư tài chính ngân
hàng đa năng; (iii) tạo dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản
lý toàn hệ thống, phát triển sản phẩm mới, mở rộng tiện ích cho khách hàng; và (iv)
từng bước áp dụng các mô thức quản lý theo chuẩn mực quốc tế thông qua việc cơ cấu
lại tổ chức, phát triển mạng lưới, ứng dụng các chuẩn mực quản lý tốt nhất.
-
Tháng 6/2008 đến nay:
Ngày 23/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cấp Giấy phép (số
32
138/GP-NHNN) thành lập và hoạt động cho NHTMCP Ngoại thương Việt Nam sau
khi cổ phần hoá, chuyển đổi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ NHTMNN thành
NHTMCP từ ngày 2/6/2008. NHTMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập dưới
hình thức công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo quy định của
pháp luật Việt Nam. Vốn điều lệ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam là
12.100.860.260.000 đồng. NHTMCP Ngoại thương Việt Nam có thời gian hoạt động
là 99 năm, được hoạt động trên các địa bàn trong nước và ngoài nước theo quy định
của pháp luật và sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Trong thời
gian hoạt động, Ngân hàng này phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
Việt Nam theo quy định của pháp luật và tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định
tại giấy phép thành lập và hoạt động, điều lệ tổ chức và hoạt động của NHTMCP
Ngoại thương Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y.
Theo nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam là kinh doanh ngân hàng với các nghiệp vụ được
phép tiến hành kinh doanh bao gồm: huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh
toán và ngân quỹ, các hoạt động khác theo quy định.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi
nhánh Nha Trang
Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang (VCB Nha Trang) được
thành lập vào ngày 19/12/1984 theo quyết định số 175/NH-QĐ của Tổng giám đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) và chính thức đi
vào hoạt động tháng 01 năm 1985. Đây là một trong những ngân hàng được thành lập
sớm nhất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Trong suốt hai thập kỷ qua, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, với sự cạnh
tranh gay gắt của nhiều loại hình ngân hàng, nhưng Chi nhánh Vietcombank Nha
Trang đã có nhiều cố gắng vươn lên, tập trung huy động vốn, mở rộng đầu tư và không
ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, liên tiếp giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, cung
cấp nguồn vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần
to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hoà.
Hiện nay, Vietcombank Nha Trang là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam, tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang.
33
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Joint stock commercial bank for foreign
trade of Viet Nam – Nha Trang Branch (Vietcombank Nha Trang)
Tên viết tắt: VCB Nha Trang
Trụ sở chính: 17 Quang Trung, Nha Trang, Khánh Hoà.
Chức năng - Nhiệm vụ - Quyền hạn: .
- Huy động vốn theo các quy định, hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam thông qua các hình thức sau:
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng đồng
Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.
Tiếp nhận vốn tài trợ xuất khẩu và vốn uỷ thác đầu tư của các Ngân hàng
nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế do Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam phân bổ.
- Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ
gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định và trong phạm vi quyền hạn theo
phân cấp/uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài
chính tín dụng trong và ngoài nước theo quy định và trong phạm vi quyền hạn theo
phân cấp/uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế (L/C và nhờ thu kèm chứng từ), chiết
khấu, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng đối ngoại theo quy
định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
- Cất giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá và các tài sản quý khác cho khách
hàng theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thực hiện cung ứng các phương tiện thanh toán và thực hiện các dịch vụ thanh
toán, chuyển tiền, thu chi hộ, nhờ thu, dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng theo quy định
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh về tiền gửi, tiền vay theo quy chế quản lý vốn
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thực hiện chế độ kế toán, quản lý tài chính và lập báo cáo tài chính theo quy định
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và theo chế độ hiện hành.
34
- Thực hiện công tác quản lý ngân quỹ theo quy định tại Quy định về việc giao nhận,
bảo quản, vận chuyển, quy trình thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan
trọng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thống kê báo cáo số liệu, tình hình hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thực hiện công tác tổ chức, quản lý cán bộ theo quy định tại Quy chế quản lý cán
bộ, nhân viên hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình hoạt động kinh doanh theo sự phân cấp,
uỷ quyền của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Nha Trang
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
KINH
THANH
KẾ
HÀNH
THANH
KHÁCH
QUẢN
TỔNG
DOANH
TOÁN
TOÁN
CHÍNH
TOÁN
HÀNG
LÝ NỢ
DỊCH
VỤ
THẺ
NHÂN
QUỐC
SỰ
TẾ
K.TRA
GIÁM
SÁT
TUÂN
THỦ
HỢP
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
TỔ
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
GIAO
GIAO
GIAO
VI
GIAO
GIAO
GIAO
DỊCH
DỊCH
DỊCH
DỊCH
DỊCH
SỐ 2
SỐ 3
NTT
NINH
CAM
HÒA
ĐỨC
DỊCH
SỐ 1
TÍNH
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vietcombank Nha Trang
35
Mô hình tổ chức hiện nay của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi
nhánh Nha Trang (Vietcombank Nha Trang) là mô hình tổ chức hiện đại, việc phân
chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Tính đến
thời điểm cuối năm 2011, Vietcombank Nha Trang gồm có 10 phòng nghiệp vụ, 01 tổ
tin học và 06 phòng giao dịch trực thuộc.
Theo mô hình này, tổ chức hoạt động của Vietcombank Nha Trang được điều
hành bởi Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các phòng ban khác hoạt động dưới
sự lãnh đạo của Ban giám đốc với chức năng, nhiệm vụ các phòng ban như sau:
Thành phần ban giám đốc:
Giám đốc chi nhánh: phụ trách phòng quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm
phê duyệt tín dụng đối với các hồ sơ cho vay khách hàng Doanh Nghiệp (công ty cổ
phần, doanh nghiệp Nhà Nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Phó giám đốc thứ nhất: phụ trách phòng kinh doanh dịch vụ, mảng tài trợ
thương mại, thanh toán quốc tế và kinh doanh thẻ, quản trị hành chính.
Phó giám đốc thứ hai: phụ trách phòng quản lý nợ, chịu trách nhiệm phê duyệt
tín dụng đối với các hồ sơ cho vay khách hàng cá nhân (cá nhân, hộ gia đình, doanh
nghiệp tư nhân) và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Phòng Khách hàng: Là một trong những phong ban giữ vị trí quan trọng
trong hoạt động của chi nhánh, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: quy trình thẩm
định dự án, ký kết hợp đồng, đôn đốc và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách
hàng, thu nợ. Ngoài ra, phòng khách hàng còn thực hiện một số nhiệm vụ liên quan
đến hoạt động thanh toán quốc tế như: cho vay ký quỹ mở L/C, theo dõi nợ của đơn vị
nhập khẩu.
Phòng Quản lý Nợ:
Mở tài khoản vay, kiểm tra điều kiện rút vốn.
Theo dõi và thu hồi các khoản nợ đến hạn.
Lưu trữ toàn bộ hồ sơ tín dụng.
Báo cáo thống kê.
Phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ:
Kiểm tra, giám sát hoạt động các phòng ban trong việc thực hiện các quy
định của Ngân hàng Ngoại Thương.
Đôn đốc nhắc nhở cán bộ, nhân viên làm đúng nguyên tắc.
36
Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương TW hoặc các đoàn thanh tra cùng cấp để kiểm tra chéo khi
Ngân hàng bạn có yêu cầu.
Phòng Tổng hợp:
Theo dõi, thường xuyên giám sát tình hình nguốn vốn và sử dụng vốn hằng
ngày của toàn chi nhánh.
Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng và các
chi nhánh cấp II để thực hiện điều chuyển vốn, lập điện điều chuyển.
Gửi hoặc trả nợ một cách kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán cũng như
tăng nhanh vòng quay vốn.
Thực hiện chương trình lãi suất bình quân dể biết chênh lệch giá vốn đầu ra
và đầu vào.
Tham mưu cho ban lãnh đạo về lãi suất cho vay.
Thực hiện một số chức năng khác như: kinh doanh vốn, kinh doanh tiền tệ.
Phòng Kinh doanh dịch vụ:
Mua bán ngoại tệ mặt, thu đổi séc du lịch.
Chi trả kiều hối.
Chuyển tiền nhanh Money gram.
Là đại lý nhận lệnh mua bán chứng khoán.
Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.
Mở tài khoản cho khách hàng.
Tiết kiệm.
Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài cho khách hàng cá nhân.
Phòng Thanh toán thẻ: phát hành và thanh toán thẻ, nạp tiền, chuyển tiền và
thanh toán cho khách hàng.
Phòng Kế toán:
Kế toán các khoản thu, chi nội bộ trong ngày.
Kế toán tiền vay.
Kế toán liên ngân hàng.
Phòng Hành chính – Nhân sự:
Tổ chức sắp xếp bố trí nhân sự giữa các phòng ban.
Cố vấn cho giám đốc trong công tác tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng cán bộ,
giải quyết các chế độ chính sách có liên quan đến cán bộ công nhân viên.
37
Tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí.
Tổ vi tính:
Thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của Ngân hàng đảm bảo cho hoạt
động của Ngân hàng thực hiện một cách thông suốt qua hệ thống máy tính.
Phòng thanh toán quốc tế:
Thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quá trình thanh toán xuất, nhập khẩu với
các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng, chứng từ, nhờ thu,
chuyển tiền… với các công việc chủ yếu:
Phát hành và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng.
Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C, bảo lãnh theo yêu cầu của
khách hàng, nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm phần lớn các chi phí, thanh toán tiền
hàng xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài.
Các phòng giao dịch:
Tạo điều kiện cho khách hàng trên địa bàn xã, phường,thị trấn… đặc biệt là
các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi cho việc vay vốn, tiếp cận với
các sản phẩm hiện đại và các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng.
Về nhân sự: khi mới thành lập vào năm 1985, đội ngũ cán bộ công nhân viên
của Chi nhánh chỉ gồm 25 người. Đến cuối tháng 03/2012, toàn bộ Chi nhánh đã có
135 người (bao gồm 86 nữ và 49 nam) với độ tuổi bình quân là 37 tuổi. Trong đó 95%
cán bộ công nhân viên của Chi nhánh có trình độ học vấn từ Đại học trở lên, còn lại là
Cao đẳng, Trung cấp.
Hoà cùng vào tốc độ phát triển chung của toàn hệ thống, Vietcombank Nha
Trang đã từng bước vươn lên, khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát huy các
nguồn nội lực nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà Khánh Hoà phát triển.
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi
nhánh Nha Trang những năm gần đây
Bảng 2.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Nha Trang
Đvt: triệu đồng
Các chỉ tiêu
1. TỔNG HUY ĐỘNG VỐN
1.1 Theo đối tượng khách hàng
- huy động vốn từ dân cư
- huy động vốn từ TCKT
- huy động vốn từ TCTD
Năm 2009
1,631,448
1,631,448
874,028
739,046
18,374
Năm 2010
2,153,269
2,153,269
1,480,560
652,134
20,575
Năm 2011
2,581,973
2,581,973
1,836,752
723,641
21,580
38
1.2 Theo kỳ hạn gửi
1,631,448
2,153,269
2,581,973
- không kỳ hạn
592,858
557,697
603,894
- có kỳ hạn < 12 tháng
945,310
1,446,377
1,876,266
- có kỳ hạn > 12 tháng
93,280
149,195
101,813
1.3 Theo loại tiền tệ
1,631,448
2,153,269
2,581,973
- huy động bằng VNĐ
1,223,586
1,679,550
1,936,480
- huy động bằng ngoại tệ
407,862
473,719
645,493
1.4 Thị phần huy động vốn
10.19%
10.33%
11.13%
2. TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG
1,573,596
1,702,441
2,273,424
2.1 Theo đối tượng khách hàng
1,573,596
1,702,441
2,273,424
- dư nợ bán lẻ
614,702
544,781
516,877
- dư nợ bán buôn
958,894
1,157,660
1,756,547
2.2 Theo thời hạn vay
1,573,596
1,702,441
2,273,424
- dư nợ ngắn hạn
944,157
1,089,562
1,273,117
- dư nợ trung - dài hạn
629,439
612,879
1,000,307
2.3 Theo loại tiền vay
1,573,596
1,702,441
2,273,424
- dư nợ VNĐ
1,207,670
1,326,904
1,636,865
- dư nợ USD
365,926
375,537
636,559
2.4 Thị phần tín dụng
9.95%
10.87%
11.24%
3. DOANH SỐ TTXNK (triệu USD)
187
229
294
4. KINH DOANH NGOẠI TỆ
7,400
14,600
18,200
5. TỔNG THU NHẬP
183,635
246,394
389,387
Thu lãi tiền gửi, tiền vay
149,513
165,634
272,538
Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
8,949
15,015
18,781
Thu từ dịch vụ ngân hàng
16,649
17,933
20,008
Thu khác
1,239
2,308
3,481
Thu nhập nội bộ ngân hàng
7,285
45,504
74,579
6. TỔNG CHI PHÍ
149,185
182,731
276,394
Trả lãi tiền gửi, tiền vay
79,548
130,358
203,420
Chi lỗ kinh doanh ngoại tệ
1,402
385
488
Chi về dịch vụ thanh toán
340
367
587
Chi về tài sản, quản lý, đào tạo
27,273
41,556
41,556
Chi nộp thuế
1,355
2,428
3,049
Chi khác
1,277
1,660
20,435
Chi nội bộ ngân hàng
37,990
5,977
6,859
7. LỢI NHUẬN RÒNG
34,450
63,663
112,993
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Nha Trang)
Về hoạt động huy động vốn : Từ năm 2010 đến nay, hệ thống các ngân hàng
đều gặp khó khăn trong công tác huy động vốn do thị trường tiền tệ khá bất ổn, cung
cầu về vốn khả dụng căng thẳng, nguồn ngoại tệ hạn chế do thâm hụt cán cân thanh
toán, lạm phát gia tăng…Vì vậy, Chi nhánh Nha Trang đã xác định công tác huy động
39
vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của
mình, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh cũng dựa trên cơ sở mở rộng hoạt động huy
động vốn. Nhờ đó, Vietcombank Nha Trang đã đạt được những kết quả đáng kể trong
hoạt động huy động vốn, cụ thể : tính đến 31/12/2011, nguồn vốn từ huy động vốn của
chi nhánh đạt 2.582 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng hơn 58%
so với năm 2009. Tỷ trọng huy động vốn bằng đồng Việt Nam luôn duy trì ở mức 75%
trở lên, mảng huy động vốn dân cư và nguồn huy động vốn ngắn hạn < 12 tháng chiếm
tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng huy động vốn của chi nhánh, trong khi đó tỷ
trọng huy động vốn từ tổ chức kinh tế bị sụt giảm qua các năm. Chứng tỏ chi nhánh đã
có nhiều cố gắng tích cực thu hút nguồn vốn từ dân cư thông qua các hoạt động chăm
sóc khách hàng và nâng cao chất lượng cũng như thái độ phục vụ của toàn thể cán bộ
nhân viên ; tuy vậy nguồn vốn từ tổ chức kinh tế đang dần bị chia sẻ cho các
NHTMCP khác trên địa bàn khi mật độ các ngân hàng gia nhập ngày càng tăng.
Biểu đồ 2.1: Thị phần huy động vốn của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
100%
11.13
10.26
8.47
6.71
6.44
7.56
18.69
18.87
10.63
11.12
10.97
11.83
34.2
33.05
2009
60%
10.33
29.3
80%
10.19
2010
2011
7.9
20.14
10.96
40%
11.25
20%
VCB
Sacombank
ACB
Agribank
BIDV
Vietinbank
Ngân hàng còn lại
0%
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Khánh Hoà)
Mặc dù tính đến thời điểm cuối năm 2011 cả tỉnh có 33 chi nhánh ngân hàng
hoạt động nhưng thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà phần lớn nằm ở
6 ngân hàng lớn (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Sacombank và ACB),