1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

4 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.21 KB, 97 trang )


31

nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản

cho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với

ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch

sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh

tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi

tiến hành phân loại các khoản tín dụng. Để thực hiện xử lý nợ xấu, Trung Quốc đã

thành lập 04 công ty quản lý tài sản với vốn điều lệ khoảng 05 tỷ USD (tương đương

1% tổng số nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số

rất nhỏ so với khối lượng nợ xấu, do đó năm 2004, khi một khối lượng nợ bằng 370 tỷ

USD được chuyển giao cho các AMC, để đảm bảo nguồn vốn cân bằng với khối lượng

nợ chuyển sang các AMC đã phải vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (262 tỷ

USD) và phát hành trái phiếu (108 tỷ USD). Kết quả đến tháng 03/2007 các AMC xử

lý được 272,9 tỷ USD mà phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu (192,7 tỷ

USD). Như vậy là kết quả mà các AMC đạt được là rất đáng ghi nhận và là tấm gương

cho chúng ta học tập [4]

1.4.1.2 Kinh nghiệm quản trị nợ xấu được Thái Lan áp dụng

Trong khi đó, để quản trị tốt nợ xấu của quốc gia mình, Chính phủ Thái Lan đã

thực thi một số chính sách tích cực để tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu nợ xấu trong hệ

thống Ngân hàng, đặc biệt là xử lý các tài sản thế chấp.

Chính phủ cho phép các NHTM, mỗi Ngân hàng được mua tối đa 10% vốn điều

lệ. Trong từng trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể mua cổ phiếu của các Ngân

hàng gặp khó khăn và cần thiết sát nhập giải thể. Đồng thời, Nhà nước cho phép thành

lập Quỹ phát triển và phục hồi tài chính cho Bộ Tài Chính quản lý để phát hành trái

phiếu dùng để mua cổ phần của các NHTM, công ty tài chính, nếu không đáp ứng

được yêu cầu sẽ kêu gọi nước ngoài mua cổ phần.

Để cơ cấu lại nợ và dự phòng rủi ro, Chính phủ thành lập “Ủy ban cơ cấu lại

khu vực tài chính tư nhân”. Về cơ cấu lại nợ, có 3 biện pháp: (i) Điều chỉnh, sửa lại

hợp đồng vay vốn như hạ lãi suất vay, giảm gốc vốn vay, tăng thời hạn vay, hoặc yêu

cầu con nợ chuyển giao tài sản thế chấp để bán, chấp nhận lỗ để xóa nợ; (ii) Kết hợp

giữa việc điều chỉnh lại hợp đồng với việc chuyển giao tài sản thế chấp để xử lý; (iii)

Giãn nợ khi con nợ tạm thời gặp khó khăn trong thu chi tài chính, sản xuất kinh doanh.

Việc phân loại nợ quá hạn để dự phòng rủi ro được tính theo 5 loại:(i) Loại 1:

Nợ quá hạn bình thường, trong thời gian 1 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro



32

là 1%; (ii) Loại 2: Nợ quá hạn không bình thường, trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng

không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 2%; (iii) Loại 3: Nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn

bình thường, trong hạn từ 3 đến 6 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 20%;

(iv) Loại 4: Nợ khó đòi, trong thời hạn từ 6 đến 12 tháng không thu được, tỷ lệ dự

phòng rủi ro là 50%; (v) Loại 5: Nợ quá hạn mất trắng, trên 12 tháng không thu được,

tỷ lệ dự phòng rủi ro là 100%.

Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện 6 tháng 1 lần, chính vì vậy, Chính

phủ Thái Lan đã có thể quản trị tốt nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng của mình [4].

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ các kinh nghiệm quản trị nợ xấu ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể

rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu trong quản trị nợ xấu của Việt Nam như sau:

Thứ nhất, đối với mỗi một quốc gia khi xử lý nợ xấu thì sự hỗ trợ của Chính

phủ và các Ban ngành chức năng là điều kiện cần thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ

đóng vai trò chỉ đạo và định hướng thống nhất cho các NHTM trong quá trình thực

hiện xử lý nợ xấu. Chính phủ có thể ban hành các văn bản, quy định tạo ra hành lang

pháp lý phù hợp cũng như hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nằm

ngoài tầm kiểm soát, điều tiết xử lý của NHTM.

Thứ hai, việc xử lý nợ xấu nhìn chung đều thông qua một tổ chức trung gian là

Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của chính bản thân Ngân hàng và công ty mua

bán nợ hoặc xử lý nợ trực thuộc Chính phủ. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi

nước mà tổ chức này có cách thức tổ chức này có cách thức tổ chức, cơ chế và quy mô

hoạt động khác nhau, nhưng tất cả đều có nhiệm vụ chung là mua lại nợ của các

NHTM đang bị tồn đọng để xử lý, bán ra thu hồi vốn về.

Thứ ba, việc xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề

ra. Nếu thời gian xử lý nợ xấu càng dài thì kết quả thu được càng hạn chế, nếu xử lý

nợ xấu càng nhanh thì hệ thống Ngân hàng cũng như nền kinh tế càng có lợi.

Thứ tư, khi phân loại các khoản tín dụng, có thể dựa trên cơ sở khả năng trả nợ

và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh

toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng,…giống như

các NHTM Trung Quốc đã áp dụng.

Thứ năm, trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện 6 tháng 1 lần để có thể quản

trị tốt nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng của mình giống như các NHTM Thái Lan đã

áp dụng.



33

Thứ sáu, việc xử lý nợ xấu phải đi đôi với ngăn chặn nợ xấu tái diễn trong

tương lai. Việc ngăn chặn nguy cơ nợ xấu đối với các Ngân hàng đòi hỏi có các giải

pháp tổng thể và các chính sách kinh tế vĩ mô phải lành mạnh.

Thứ bảy, một vấn đề nữa có thể thấy, đó là trong khi xử lý nợ xấu các NHTM

phải chấp nhận tổn thất khá lớn, song với mục tiêu hạn chế tối đa thiệt hại và thu hồi

vốn nhanh nhất [4]



34



KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Ở chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về xử lý nợ xấu của ngân

hàng thương mại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề cập đến khái niệm về nợ xấu cũng

như sự khác biệt trong cách phân loại nợ xấu của Việt Nam và thế giới, ảnh hưởng của

nợ xấu tới nền kinh tế, tới ngân hàng…, các dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu,

đồng thời trình bày một số kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới và

bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

Nội dung của chương này là cơ sở lý luận, là nền tảng của các chương tiếp theo.

Biết được các phân loại nợ ở Việt Nam, hiểu được sự khác biệt so với cách phân loại

của thế giới mới có thể có cái nhìn tổng quát về nợ xấu của các NHTM Việt Nam, giúp

cho các NHTM có một đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng tại ngân hàng

mình. Hiểu được tác động của nợ xấu tới nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng…điều

này giải thích được tại sao phải ngăn ngừa nợ xấu, khẳng định được vai trò của công

tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và nền

kinh tế nói chung.



35



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN

HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ

2.1 Khái quát tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong

những năm qua

2.1.1 Khái quát chung:

Cùng với hệ thống ngân hàng cả nước, những năm qua, ngành ngân hàng

Khánh Hòa đã có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp

phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Khánh

Hòa nói riêng. Từ chỗ chỉ có 4 chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước, tính đến

ngày 31/12/2012 tổng số Chi nhánh TCTD trên địa bàn tỉnh lên đến 35 Chi nhánh bao

gồm: 06 Chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, 01 Chi nhánh Ngân hàng Chính

sách Xã hội, 01 Chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 01 Chi nhánh Công ty cho thuê tài

chính, 01 Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Việt Nga, 25 Chi nhánh Ngân hàng thương

mại cổ phần và 3 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Tổng số điểm giao dịch ngân hàng là

147 điểm, được phân bố đến các huyện, thị, vùng nông thôn.

Đến cuối tháng 3-2011, dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 9

lần so với cuối năm 2000, vốn huy động đạt gần 22.000 tỷ đồng, tăng 10,7 lần… Đến

cuối tháng 12-2012, dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt hơn 22.000 tỷ đồng, tăng10% so với

cuối năm 2011, vốn huy động đạt hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 35 %… Với những thành

tích đạt được trên các mặt hoạt động, vừa qua Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khánh

Hoà đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; Giám đốc

Chi nhánh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba [7].

2.1.2 Kết quả hoạt động của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

 Công tác huy động vốn:

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn quan

trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hang và là tài nguyên

quan trọng bậc nhất của bất kể một ngân hàng nào. Sự tăng trưởng của nó có ý nghĩa

quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.



36

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn

tỉnh Khánh Hòa 2009 - 2012

Đơn vị: tỷ đồng



10/09



11/10



12/11



Tăng

trưởng bình

quân (%)



31,158



29.7



12.5



35.4



25,9



17,650



23,202



35.3



21.9



31.5



29.6



5,124



4,544



6,993



17.1



-11.3



53.9



19.9



686



839



810



963



22.3



-3.5



18.9



12.6



Bằng đồng Việt Nam



12,815



16,909



19,353



28,802



31.9



14.4



48.8



28.4



Bằng ngoại tệ và vàng



2,951



3,541



3,651



2,356



20



3.1



-35.5



-4.1



Khối TMNN



8,778



11,060



12,667



16,925



26



14.5



33.6



24.7



Khối TMCP, LD, QTD



6,988



9,390



10,337



14,233



34.3



10.1



37.7



27.4



Chỉ tiêu



Tổng vốn huy động



Năm

2009



Năm

2010



Năm

2011



Năm

2012



15,766



20,450



23,004



10,704



14,487



4,376



Tốc độ tăng trưởng (%)



Theo nguồn tiền gửi

Tiền gửi TK dân cư

Tiền gửi tổ chức kinh tế

Tiền gửi kho bạc, khác

Theo loại tiền



Theo loại hìnhTCTD



Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà

Bảng số liệu trên cho thấy tổng huy động vốn của các Chi nhánh TCTD có mức

tăng trưởng qua các năm dù thị trường tiền tệ gặp nhiều biến động. Điều này cho thấy

công tác huy động vốn ngày càng khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa các

ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể: Tốc độ tăng năm 2010 so với năm

2009 là 29.7%, tốc độ tăng năm 2011 tăng so với năm 2010 là 12.5%, như vậy tốc độ

tăng trưởng năm 2011 thấp hơn năm 2010. Lý do: Trong năm 2010, để đối phó với

tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt

chặt, kiểm soát tốc độ tăng trưởng, mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt

động huy động vốn của các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Sau chính sách tiền tệ thắt

chặt đầu năm 2009 và nới lỏng dần vào cuối năm đến năm 2010 hoạt động ngân hàng

đi vào ổn định cùng với sự ổn định của lãi suất cơ bản, lạm phát giảm, niềm tin của

khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng tăng trở lại.Các Chi nhánh TCTD đẩy mạnh

các biện pháp huy động vốn nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để

đảm bảo nguồn vốn cho vay và đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Đến



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

×