Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 128 trang )
14
nghiệp có sẵn, do đó đòi hỏi các Công ty phát triển hạ tầng phải nhanh chóng nâng
cấp cơ sở hạ tầng và phải xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp, trồng
cây xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Các KCN hình thành do yêu cầu di dời các nhà máy, các xí nghiệp đang hoạt
động trong nội thành, nội thị, vùng đông dân cư sinh sống gây ảnh hưởng đến hoạt
động của đời sống xã hội, làm mất vẻ mỹ quan, ô nhiễm môi trường. Mặt khác, một
số Công ty, xí nghiệp do yêu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ phải
chọn giải pháp di dời.
- KCN hiện đại có quy mô lớn được xây dựng mới, loại hình này có đặc điểm
được tập trung vốn ban đầu tương đối lớn nên tốc độ xây dựng nhanh, chất lượng các
công trình hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có các hệ thống hạ tầng đồng bộ, hệ thống
xử lý các chất thải tiên tiến, có một số khu có nhà máy điện riêng bảo đảm tốt cho
quá trình sản xuất của các doanh nghiệp KCN.
1.4.2 Những nguyên tắc của việc thành lập KCN
1.4.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KCN
- Việc thành lập KCN phải phù hợp với Quy hoạch, kế hoạch và tình hình
phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương
đã được Chính phủ phê duyệt.
- Bố trí các KCN ở gần nguồn nguyên nhiên liệu và năng lượng, phát triển các
KCN theo hướng bền vững về tài nguyên, môi trường; gần khu dân cư và khu vực
tiêu dùng sản phẩm để khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên và giảm chi phí vận
tải.
- Phát triển các KCN phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội cụ thể
của từng vùng lãnh thổ theo hướng chuyên môn hóa; đồng thời kết hợp chặt chẽ với
sự phát triển tổng thể kinh tế xã hội vùng lãnh thổ.
- Hình thành các KCN hợp lý giữa các vùng lãnh thổ ở trong nước; bảo đảm
sự phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị
và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi; nhằm thực hiện tiến trình công nghiệp
hóa- hiện đại hóa hài hoà giữa các vùng lãnh thổ.
15
- Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy
hoạch phát triển Khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư,
nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong khu công nghiệp.
- Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các Khu
công nghiệp...vv nhằm sử dụng đất có hiệu quả.
- Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài.
- Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động
- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
1.4.2.2 Cơ chế chính sách và phương thức huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng đối với KCN
KCN là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với
địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Hoặc đối với
những KCN được thành lập tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện đặc biệt
khó khăn thì được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc danh mục
địa bàn có điều kiện khinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi cao nhất khi đầu tư vào KCN như sau:
- Dự án đầu tư vào những nghành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc
biệt ưu đãi đầu tư.
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại KCN.
- Dự án đầu tư có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển
nghành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tại KCN khi được Cính
phủ chấp thuận.
- Giảm 50 % thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu
nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại KKT (hoặc làm việc
tại KCN nằm trong KKT).
- Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình
kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại KCN là chi phí hợp lý
được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong
KCN.
16
1.4.2.3 Phương thức huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng
- Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của KCN
được bố trí vốn từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương và nguồn
vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương theo quy định của Chính phủ.
- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự
phát triển KCN được phát hành trái phiếu công trình.
- Công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ,
tiện ích công cộng cần thiết của khu kinh tế được sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi và các trợ giúp kỹ thuật khác.
- Thu hút vốn đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO và các hình thức khác
theo quy định của pháp luật.
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng
trong KCN được huy động vốn thông qua việc cho nhà đầu tư có khả năng về tài
chính và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích đất
chưa cho thuê để đầu tư và cho thuê lại đất.
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ
chung trong KCN được huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất
đai.
1.4.2.4 Các điều kiện xuất, nhập cảnh, đi lại và tạm trú ở KCN
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt
động đầu tư, kinh doanh tại KKT (bao gồm cả KCN) và các thành viên gia đình của
họ được cấp thị thực xuất, nhập cảnh có giá trị nhiều lần và có thời hạn phù hợp với
thời hạn làm việc tại tại KKT; được cư trú, tạm trú có thời hạn trong KKT và ở Việt
Nam.
- Trong KCN không có dân cư sinh sống.
1.5 CHỦ TRƯƠNG, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC
KCN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
1.5.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển các KCN tại Việt Nam
KCN, KCX hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa
nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VI (năm 1986)
17
Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ 20, trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống xã
hội nước ta bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới, sự sụp đổ
của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Đại hội VII đã kịp thời và sáng
suốt đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế,
tiến hành CNH-HĐH đất nước, được cụ thể hoá bằng Chiến ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội 1991 - 2000. Hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
được triển khai được triểnkhai để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có
chính sách phát triển KCN, KCX với sự ra đời của KCX Tân Thuận tại Thành Phố
Hồ Chí Minh (1991) và việc ban hành Quy chế KCX (Nghị định 322/HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991) và Quy chế KCN (Nghị định 192/CP của Chính
Phủ ngày 28/12/1994).
Tiếp đó, định hướng chiến lược về quy hoạch phát triển và phân bố KCN,
KCX được xác định cụ thể tại Nghị quyết Đại hội VIII (1996): "Hình thành các KCN
tập trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc
xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven
đô thị. Ở các thành phố, Thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có,
đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài Thành Phố, hạn chế việc
xây dựng các KCN mới xen lẫn với dân cư"
Báo cáo Chính trị Đại hội IX (năm 2001) về chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2001 - 2010 tiếp tục khẳng định: "Quy hoạch phân bố hợp lý trên cả nước. Phát
triển cơ hiệu quả các KCN, KCX, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành
các cụm công nghiệp lớn và các khu kinh tế mở". Báo cáo chính trị tại Đại hội X
(năm 2006) một lần nữa khẳng định chủ trương "Phát triển một số khu kinh tế mở và
đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các KCN, KCX", đồng thời nhấn mạnh chủ
trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền
vững KCN, KCX.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XI (năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và theo chiều
sâu: "Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công
nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản
phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao". Chiến lược phát