1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

THUỘC KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 128 trang )


77

- Phát triển KCN đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế hài hoà với các yếu tố

xã hội, môi trường hướng tới phát triển bền vững, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng

KCN và vận hành KCN gắn chặt với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN;

chăm lo điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; giám

sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN.

3.1.2 Định hướng phát triển KCN trong giai đoạn tới

Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn

vướng mắc, cản trở đối với sự phát triển của các KCN, trong thời gian tới, các KCN

cần xây dựng và phát triển theo một số định hướng cơ bản sau:

a. Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN

- Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp,

quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành.

- Quy hoạch tổng thể KCN cần tính toán tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh

giá đúng tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng ngành để tạo ra một sự liên kết

chặt chẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền

vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của KCN trên cấp độ địa phương và quốc gia.

- Phát triển về số lượng và quy mô KCN cần phù hợp và hài hòa với điều kiện

phát triển thực tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN kiên quyết

không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định.

b. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN

- Năng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây dựng

một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với hệ thống tiện nghi, tiện ích công

cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào KCN,

hướng tới hình thành nhiều KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nâng cao khả

năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

- Huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động và

các công trình tiện nghi, tiện ích cho KCN; điều chỉnh, bổ sung cơ chế khuyến khích,

hỗ trợ và phát huy tính chủ động của địa phương trong việc huy động vốn đầu tư

toàn xã hội phục vụ cho phát triển kết cấu hạ tầng KCN.



78

c. Cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN

- Tập trung ưu tiên thu hút ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên

tiến, thâm dụng vốn, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn

phát triển và có lợi thế của Việt Nam. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát

triển KCN để hình thành các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của

KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công

nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng

nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của

địa phương.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư thống nhất trên phạm vi cả

nước, tập trung xúc tiến đầu tư theo vùng để tăng cường hiệu quả, tránh chồng chéo.

Thực hiện xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên một số đối tác

lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực lợi thế của Việt Nam.

d. Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường

- Tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi

trường trong các KCN gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm;

đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi

phạm pháp luật về môi trường.

- Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trường cho các cơ quan liên

quan đến KCN (Ban quản lý các KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát Môi

trường) để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có đầy đủ nguồn lực thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN.

e. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao

động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN phù hợp với

điều kiện thục tế của đất nước.

- Chú trọng, đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng

nông thôn bị thu hồi đất làm KCN; xây dựng tổng thể chiến lược quốc gia về phát



79

triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong

công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động ngày càng được nâng cao.

f. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN

Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN theo

hướng tăng cường phân cấp, uỷ quyền từ Trung ương tới địa phương, gắn chặt với cơ

chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan TW và

địa phương; có cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên với các chế tài xử

phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước ở cấp TW và địa phương đảm bảo đủ

thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN theo hướng một cửa, một đầu mối và

tương xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN trong quá trình

CNH - HĐH.

Để thực hiện được thành công các định hướng phát triển nêu trên, điều kiện

quan trọng và cần thiết là nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước các cấp về

vai trò, vị trí của các KCN trong quá trình CNH - HĐH đất nước; thống nhất chủ

trương tăng cường phân cấp, uỷ quyền quản lý nhà nước KCN trên các lĩnh vực

nhằm xây dựng Ban quản lý KKT (Ban quản lý KCN) trở thành một cơ quan "Đầu

mối, tại chỗ" ở địa phương quản lý nhà nước KCN theo hướng đơn giản hoá thủ tục

hành chính.

Ngoài ra, các Bộ, ngành khi tổ chức xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các văn

bản pháp luật chuyên ngành cần dựa trên cơ sở thống nhất với pháp luật về KCN

tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật; xây dựng chính sách phát

triển KCN phải đặt lợi ích của quốc gia, vì lợi ích chung phát triển KCN phục vụ cho

phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lên trên lợi ích cụa bộ của địa phương, của các

Bộ, ngành.



80



Bản đồ 4: Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Nghệ An đến năm 2015

3.2 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC KCN TỈNH NGHỆ AN

ĐẾN NĂM 2020

3.2.1 Phát triển các KCN là công cụ thực hiện quá trình CNH, HĐH của tỉnh

Nghệ An

Quá trình CNH - HĐH là tiến trình biến đổi một cách sâu sắc và toàn diện lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất theo định hướng Xã hội chủ nghĩa nhằm xây

dựng một quốc gia mạnh về kinh tế, công bằng, dân chủ và văn minh trong xã hội.

Quan điểm phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều thập niên qua

đã xác định rõ trong nhiều văn kiện về đường lối phát triển kinh tế – xã hội của đất

nước, gần đây nhất tại Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XI (năm 2011) và Chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng phát triển KCN bền vững và

theo chiều sâu: "Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu,

cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm,

nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao". Chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 "... tất cả



81

các cụm, KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung"; Nghị quyết số 06NQ/TU ngày 04/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đưa ra một số định

hướng về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề giai

đoạn 2011 - 2020. Quán triệt đường lối chung về phát triển KCN của Đảng và Nhà

nước, trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Nghệ An đã được thông

qua tại cuộc họp của HĐND Tỉnh khoá XVI cũng đã xác định “Việc phát triển các

KCN là phương tiện, công cụ cần thiết để thực hiện quá trình CNH - HĐH tỉnh nhà.”

Việc hình thành và phát triển các KCN thuộc KKT Đông Nam tỉnh Nghệ An

ra đời chậm hơn so với nhiều địa phương khác, song qua thực tiễn hoạt động thì thời

gian qua đã cho chúng ta thấy rất rõ về hiệu quả của nó và là động lực phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh nhà; làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội; đóng góp đáng kể cho

Ngân sách và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong tỉnh; tạo ra nhiều việc làm và thu

nhập cho lao động địa phương; du nhập được công nghệ sản xuất hiện đại và phương

pháp quản lý tiên tiến; đẩy mạnh việc thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước...vv.

3.2.2 Phát triển các KCN là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý

của tỉnh Nghệ An

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại KCN hiện hữu theo hướng đổi

mới công nghệ, phát triển các ngành công nghệ tiên tiến, chuyển từ công nghiệp gia

công sang chế biến và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tạo khả

năng cạnh tranh; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ phục vụ công

nghiệp; nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc

sống người lao động. Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả;

tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Ưu tiên phát triển các ngành

công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, chế biến sâu, giá trị gia tăng lớn, tiết kiệm

tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường.

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp. Chú

trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp có tác động thúc đẩy quá

trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và những ngành công nghiệp truyền thống

để giải quyết nhiều việc làm, tăng khối lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu. Chuyển

dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm và thu nhập cho lao động ở



82

nông thôn. Đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất công nông nghiệp nhằm

tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Từng bước xây dựng và hoàn thiện các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế

biến và xuất khẩu. Phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhưng đảm bảo tính bền

vững môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

- Xây dựng một nền nông nghiệp mạnh, phát triển bền vững, từng bước áp

dụng công nghệ cao, công nghệ mới, cơ giới hóa, hiện đại hóa, vươn lên trở thành

một nền sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình hội

nhập quốc tế, có năng suất và thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, tăng nhanh kim

ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao đời sống nhân

dân, ổn định kinh tế và xã hội ở địa phương.

3.2.3 Phát triển các KCN là giải pháp hữu hiệu để phát triển không gian phân

bố công nghiệp và phát triển đô thị

- Phát triển các KCN đã được Chính Phủ phê duyệt nhằm phát triển đồng bộ,

hiệu quả và bền vững giữa đầu tư, xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh và các quy

hoạch chuyên ngành khác, tham gia vào việc phân bố, điều chỉnh lại không gian kinh

tế - xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển hài hoà giữa các khu vực trong tỉnh, là cơ sở để

Nghệ An hội nhập và phát triển bền vững.

- Xây dựng KCN mới theo hướng hiện đại, kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp

- đô thị - dịch vụ với hạ tầng hoàn chỉnh, đầy đủ phục vụ sản xuất và người lao động,

thu hút các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp

hỗ trợ, sử dụng công nghệ sạch.

3.2.4 Phát triển các KCN là giải pháp quan trọng để bảo vệ môi trường sinh

thái bền vững

- KCN là nơi có điều kiện thực hiện việc quản lý môi trường một cách tốt nhất

trong điều kiện hiện nay cũng như về mặt quản lý lâu dài, ví dụ tất cả lượng nước

thải từ các doanh nghiệp đều qua khu xử lý chung và Công ty phát triển KCN là một

nhân tố tích cực, quan trọng trong việc giám sát quá trình thực hiện xử lý nước thải

tại các doanh nghiệp và cũng là Công ty thực hiện việc xử lý nước thải sau cùng

trước khi cho chảy vào hệ thống thoát nước của sông, rạch. Chính điều này cũng tạo



83

điều kiện cho việc quản lý ô nhiễm của cơ quan quản lý về môi trường dễ dàng theo

dõi và quản lý tốt hơn.

- Phát triển KCN kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để

vấn đề thu gom và xử lý nước thải từ các KCN. Tăng cương công tác hướng dẫn, đôn

đốc, kiểm tra, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ

môi trường.

3.2.5 Phát triển các KCN nhằm tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước

- Tích cực quảng bá thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng các KCN đã được phê

duyệt đến năm 2015 - 2020 theo hướng quy hoạch với quy mô hợp lý cho từng KCN,

gắn quy hoạch KCN với khu đô thị dịch vụ liền kề, tạo quỹ đất sạch xây dựng các

công trình dịch vụ, công cộng, xã hội; hình thành quỹ đất đấu giá tạo kinh phí hỗ trợ

đầu tư cơ sở hạ tầng KCN; đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất công nghiệp;

Ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư vào KCN khả thi, phù hợp với điều kiện

thực tế và khả năng ngân sách tỉnh. Huy động tối đa các nguồn lực, vận động khuyến

khích các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia

xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài

nước để thu hút đầu tư vào các KCN đã được đầu tư xây dựng. Phát huy hiệu quả sử

dụng đất, đẩy mạnh công tác sản xuất kinh doanh.

- Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư thực hiện tập trung vào các thị trường lớn,

tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc...vv, tập trung thu hút các dự án có vốn đầu tư

lớn, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao...vv.

Thúc đẩy việc phát triển các KCN chuyên nghành, tạo lập ngành công nghiệp mũi

nhọn (điện tử, viễn thông) và công nghgiệp hỗ trợ khác (Tài chính, Ngân hàng..vv).

Từ nay đến năm 2015 cần tập trung thu hút các dự án vệ tinh của Nhât Bản, Hàn

Quốc về lĩnh vực điện tử và dự án dòng sản phẩm mới. Đặc biệt quan tâm khả năng

giải ngân tốt triển khai dự án của các nhà đầu tư sau cấp phép.

3.2.6 Mục tiêu tổng quát

- Hoàn thành lập quy hoạch chi tiết các KCN thuộc KKT Đông Nam Nghệ An

theo quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam và quy hoạch phát triển các KCN

tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu

điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT Đông Nam, các KCN



84

phù hợp với định hướng phát triển KKT, các KCN gắn với 03 vùng kinh tế trọng

điểm của tỉnh mà Nghị quyết XVII Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã đề ra.

- Tập trung làm tốt công tác bồi thường, GPMB; đầu tư xây dựng một số công

trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội thiết yếu; Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt

là các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự án động lực đối với sự phát triển các KCN

thuộc KKT Đông Nam; tạo nhiều việc làm, góp phần tăng thu ngân sách và đẩy

nhanh quá trình công nghiệp hóa tỉnh nhà.

Việc lập quy hoạch các KCN trong thời gian tới cần chú trọng quy mô, địa

điểm đặc biệt là các KCN nằm trong vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ để đón đầu việc

thành lập Thị Xã Hoàng Mai; Chú trọng quy hoạch các khu tái định cư gắn với xây

dựng khu nhà ở công nhân các KCN, hệ thống cấp điện, cấp nước cho các KCN và

cả vùng dân cư...vv.

Hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết để tiến tới thành lập các

KCN: Hoàng Mai II, Tri Lễ, Tân Kỳ. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ đưa KCN Phủ

Quỳ ra khỏi danh mục các KCN ưu tiên phát triển đến năm 2015; điều chỉnh mở rộng

KCN Nghĩa đàn từ 200 ha lên 675ha; Từng bước điều chỉnh quy hoạch các KCN cho

phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của tỉnh.

3.3 NHU CẦU ĐẦU TƯ CHO CÁC KCN THUỘC KKT ĐÔNG NAM TỈNH

NGHỆ AN ĐẾN 2020

3.3.1 Công tác đầu tư hạ tầng các KCN thuộc KKT Đông Nam Nghệ An

Tập trung đầu tư cho các KCN trọng điểm, các công trình trọng điểm. Trong

đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải; hệ thống cấp điện,

cấp nước; hạ tầng giao thông, cảng nước sâu Cửa Lò, cảng chuyên dụng Đông Hồi

(gắn với KCN Đông Hồi, huyện Quỳnh Lưu), tạo điều kiện thu hút đầu tư.

Trên cơ sở vốn đầu tư cho giai đoạn 2006-2010, kết hợp với ý kiến chuyên

gia, tác giả đã dự báo nhu cầu vốn đầu tư như sau :

Dự kiến tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2020 cần khoảng: 40.676.896 triệu đồng.

Trong đó:

- Dự kiến vốn giai đoạn 2011 - 2015: 26.707.993 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn NSNN: 8.017.793 triệu đồng

+ Vốn huy động Doanh nghiệp: 18.690.200 triệu đồng

(Xem chi tiết tại Phụ lục 5)



85

- Vốn dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 là: 13.968.903 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn Ngân sách Nhà nước: 4.519.503 triệu đồng;

+ Vốn huy động Doanh nghiệp: 9.449.400 triệu đồng.

(Xem chi tiết tại Phụ lục 9)

 Hạ tầng các KCN (nằm trong) KKT Đông Nam Nghệ An

a. Các công trình dự án ưu tiên đầu tư xây dựng giai đoạn 2011 - 2015

Tập trung triển khai đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật, xã

hội thiết yếu trong KKT Đông Nam để thuận lợi cho các nhà đầu tư khi được cấp

giấy chứng nhận đầu tư dự án trong các KCN thuộc KKT Đông Nam như: Các

đường giao thông N2, N4, N5, D4; Các khu tái định cư; Đầu tư xây dựng một bước

cơ sở hạ tầng các KCN Thọ Lộc, Nam Cấm mở rộng, Hệ thống cấp điện và cấp

nước; đẩy nhanh xây dựng giai đoạn đầu cảng nước sâu Cửa Lò. Đến năm 2015,

phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình sau:

- Các đường giao thông: N2, N5, N4, D4;

- Các khu tái định cư cho các hộ dân phải di dời để xây dựng các đường giao

thông và các KCN trong KKT Đông Nam.

- Hệ thống cấp điện, cấp nước cho các KCN Thọ Lộc, Nam Cấm và các khu

tái định cư.

- Giai đoạn 1 cảng nước sâu Cửa Lò gồm 02 bến có chiều dài 537 m với năng

lực bốc dỡ từ 3,5 đến 4,5 triệu tấn/năm và khu hậu cần cảng rộng 35 ha.

- Khu xử lý nước thải tại KCN Nam Cấm.

b. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 được tính toán trên cơ sở các dự

án, công trình hạ tầng thiết yếu được xác định là cần phải đầu tư xây dựng được nêu

ở mục a.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng các KCN nằm trong KKT Đông Nam Nghệ

An giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến: 11.273.993 triệu đồng.

Trong đó cơ cấu nguồn vốn đầu tư như sau (Xem chi tiết tại Phụ lục 5,6):

- Vốn NSNN: 5.003.993 triệu đồng;

- Vốn DN:



6.270.000 triệu đồng.



86



Bảng 3.1 Nhu cầu vốn theo năm như sau:

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Trong đó

Năm



Tổng nhu cầu vốn



Vốn NSNN



Vốn DN



2011



413.693,44



272.999,00



140.694,44



2012



2.692.449,89



983.873,50



1.708.576,39



2013



2.692.449,89



983.873,50



1.708.576,39



2014



2.737.699,89



1.381.623,50



1.356.076,390



2015



2.737.699,89



1.381.623,50



1.356.076,390



11.273,993



5.003.993,00



Ghi chú



6.270.000,00



Cộng:



 Hạ tầng Cảng nước sâu Cửa Lò

Cảng nước sâu Cửa Lò là dự án trọng điểm của tỉnh Nghệ An, được đầu tư

bằng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp. Phân kỳ đầu tư các giai đoạn như sau:

Bảng 3.2 Phân kỳ đầu tư Cảng nước sâu Cửa Lò

Năng lực

Các giai Loại tầu



Số



bốc xếp



thiết kế



bến



Tổng chiều Diện tích



(triệu tấn/năm)



đoạn



dài bến



hậu cảng Tổng chi phí



(m)



(ha)



(USD)



T.kế

Giai



30.000

50.000



1



(2015)



100.000

30.000

50.000



2



(2020)



100.000

30.000

50.000



3



(2030)



100.000



148.753.000



8.5



10



1510



77



171.905.426



15.3



20



3020



110



170.047.358



8



đoạn 3



35



0



Giai



515



4



đoạn 2



4.0



0



Giai



3.7



1



đoạn 1



Tối đa



1



Tổng cộng



490.705.784



87

 Hạ tầng các KCN (nằm ngoài) thuộc KKT Đông Nam Nghệ An

a. Các dự án hạ tầng KCN

Đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành lập các KCN còn lại như: Tân Kỳ, Sông Dinh

(Quỳ Hợp), Nghĩa Đàn, Hoàng Mai II (Tân Thắng)..vv. Đầu tư xây dựng cơ bản hạ

tầng các KCN Hoàng Mai (Giai đoạn I), KCN Đông Hồi, Nghĩa Đàn, Nhà máy nước

và hệ thống cấp nước khu vực Hoàng Mai - Đông Hồi; Đầu tư xây dựng giai đoạn

đầu cảng Đông Hồi để phục vụ các dự án lớn trong KCN như Nhiệt điện, sắt xốp

Kobe, Vật liệu không nung, sản xuất phân bón Borha (Ấn Độ).

b. Dự kiến nguồn vốn đầu tư xây dựng các KCN giai đoạn 2011 - 2015

Trên cơ sở các dự án, công trình hạ tầng thiết yếu được xác định là cần phải

đầu tư xây dựng được nêu ở Mục a. Tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng các KCN giai

đoạn 2011 - 2015 dự kiến là 15,434,000 triệu đồng. Cơ cấu vốn đầu tư như sau:

(Xem chi tiết tại Phụ lục 5, 6):

- Vốn NSNN: 3.013.800 triệu đồng;

- Vốn DN:



12.420.200 triệu đồng.

Bảng 3.3 Nhu cầu vốn đầu tư theo năm như sau:



Năm



Tổng nhu cầu vốn



Trong đó

Vốn NSNN



Đơn vị tính: triệu đồng

Ghi chú



Vốn DN



2011



76.200.000



1.600,000



74.600,000



2012



519.350.000



114.750,000



404.600,000



2013



4.946.150.000



965.816.667



3.980.333.333



2014



4.946.150.000



965.816.667



3.980.333.333



2015



4.946.150.000



965.816.667



3.980.333.333



Cộng:



15.434.000.000



3.013.800.000 12.420.200.000



Ngoài ra, qua ý kiến của các nhà đầu tư thu thập từ điêu tra khảo sát, có thể

tổng hợp một số các nhu cầu như sau :



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

×