Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 128 trang )
40
Nam Nghệ An trên cơ sở sát nhập Ban quản lý các KCN đã mang lại những lợi ích
kinh tế cho quốc gia nói chung và địa phương nói riêng, tạo việc làm và nâng cao
mức sống của người dân trong khu vực.
2.1.1.2 Tiềm năng phát triển của tỉnh Nghệ An dự báo đến năm 2020
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dự kiến đến năm 2020, dân
số Nghệ An là 3,5 triệu người. Dân số nông thôn năm 2010 là 2,640 triệu người,
chiếm 83 % dân số toàn tỉnh; năm 2015 là 2,469 triệu người, chiếm 74 % dân số toàn
tỉnh; năm 2020 là 2,205 triệu người, chiếm 63 % dân số toàn tỉnh.
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, công
nghiệp của tỉnh cần có nhịp độ tăng trưởng khoảng 20,5 %/năm trong các năm 2011 2015 và 18,9%/năm trong các năm 2016 - 2020. Giá trị sản xuất công nghiệp theo
giá so sánh 1994, năm 2015 là 31.378,7 tỷ đồng và năm 2020 là 76.623 tỷ đồng,
tương ứng tính bằng giá thực tế là 140.012,2 tỷ đồng và 458.432,3 tỷ đồng.
Bản đồ 1: Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An
41
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu cơ bản của Nghệ An đến năm 2020
2010
2015
2020
18.138
32.686
55.835
1. Dịch vụ
5.895
9.933
20.368
2. Công nghiệp - Xây dựng
7.747
16.985
28.220
Trong đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
4.175
10.606
25.209
3. Nông lâm ngư nghiệp
4.534
5.768
7.247
2010
2015
2020
62.986
151.878
347.876
Cơ cấu tổng sản phẩm
100
100
100
1. Dịch vụ
37,0
39,1
40,7
2. Công nghiệp - Xây dựng
39,0
42,9
45,2
Trong đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
23,0
32,4
45,1
24
18
14,1
Tổng sản phẩm (GDP, giá SS 94)
Cơ cấu kinh tế (%)
Tổng sản phẩm (tỷ đồng, giá thực tế)
3. Nông lâm ngư nghiệp
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
2011 - 2015
2016 - 2020
12,5
11,3
1. Dịch vụ
11,0
15,4
2. Công nghiệp - Xây dựng
17,0
10,7
Trong đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
20,5
18,9
3. Nông lâm ngư nghiệp
4,9
4,7
Tổng sản phẩm (GDP)
42
Bảng 2.3. Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng, giá SS 94)
2010
2015
2020
GDP công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (VA)
4.175
10.606
25.219
Tỷ lệ VA/GO
34,3
33,8
32,9
12.172,0
31.378,7
76.623,1
GO công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (VA)
Nguồn: Chỉnh sửa trên cơ sở số tuyệt đối của Quy hoạch Công nghiệp tỉnh Nghệ An
đến năm 2020
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thì đến năm
2020, dân số phi nông nghiệp ở nông thôn dự kiến khoảng 50 %, trong đó số hộ hoạt
động công nghiệp tăng từ 7,3 % hiện nay lên 16 % vào năm 2020. Sản xuất được
lượng giá trị gia tăng bằng 11 - 13 % giá trị gia tăng của công nghiệp toàn tỉnh. Dự
kiến năm 2015 giá trị gia tăng đạt khoảng 5.600 - 5.650 tỷ đồng và năm 2020 khoảng
19.400 - 19.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,5 % công nghiệp toàn tỉnh. Tương ứng
các năm giá trị sản xuất đạt 16.600 tỷ đồng và 59.200 - 59.300 tỷ đồng.
Những mục tiêu được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đang tạo ra những điều kiện và khuôn khổ để phát
triển các ngành công nghiệp nông thôn trên địa bàn các huyện. Đó là những mục tiêu
và định hướng phát triển chung của cả tỉnh cũng như đối với từng vùng về giải quyết
những vấn đề xã hội (việc làm, tăng thu nhập, đào tạo lao động...vv), môi trường (thu
gom chất thải, bố trí các vùng công nghiệp, du lịch, đô thị, nông nghiệp hợp lý...vv),
phát triển không gian đô thị ở các vùng, những định hướng lớn về phát triển nông
thôn và cụ thể là các nghành công nghiệp nông thôn.
Về mục tiêu xã hội:
Đảm bảo 89 - 90 % lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2020; Tỷ lệ lệ
lao động qua đào tạo đạt 65 - 70 % năm 2020; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 5 %
vào năm 2020; Thu hẹp mức độ chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong
việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản và nhiều chỉ tiêu khác như tỷ lệ sử dụng
điện, nước, hệ thống kết cấu hạ tầng...vv.
43
Về mục tiêu môi trường:
Dự kiến 95 - 100 % các rác thải được thu gom, xử lý vào năm 2020; Cùng với
việc phân chia thành các vùng đô thị, du lịch, nông nghiệp, vùng công nghiệp để
khuyến khích những tác động tích cực hạn chế tác động tiêu cực. Cụ thể: vùng công
nghiệp cần có những quy định tiêu chẩn về chất lượng môi trường, bố trí các ngành
công nghiệp ít gây ô nhiễm về khí thải, nước thải tới các đô thị, khu du lịch lân
cận...vv.
Tuy nhiên quá trình hoạt động sản xuất trong KCN tạo ra những tác động tiêu
cực tới môi trường. Để giảm thiểu các tác động đó, việc xây dựng hạ tầng KCN phải
đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và xử lý chất thải, đồng thời Ban quản lý cần
thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát môi trường trong KCN, các nhà máy xí nghiệp
phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Định hướng phát tiển không gian đô thị mới:
Cùng với quá trình CNH - HĐH, các điểm dân cư xuất hiện và tập trung ngày
càng lớn, tạo điều kiện hình thành các đô thị, các KCN, đến lượt mình tạo thành
những hạt nhân thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Tuỳ theo vị trí
và trình độ phát triển nhiều đô thị đã trở thành các Trung tâm đô thị của tỉnh, huyện
hoặc khu vực...vv.
Về định hướng phát triển nông thôn:
Một trong những mục tiêu quan trọng là đẩy mạnh liên kết công - nông
nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng nông thôn theo hướng văn minh,
xanh, sạch, đẹp; có hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại, gắn với đô thị hóa. Phát
triển đa dạng các ngành nghề, nhất là những ngành có giá trị gia tăng và giá trị xuất
khẩu cao. Do vậy, nhiệm vụ đối với khu vực nông thôn cũng được xác định là
chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ
trọng các ngành phi nông nghiệp nhằm tạo điều kiện tăng thu nhập của dân cư nông
thôn. Tương tự cơ cấu lao động nhằm đến năm 2020 đưa tỷ trọng lao động phi nông
nghiệp toàn tỉnh lên trên 50 %.
Công nghiệp - thủ công nghiệp nông thôn phát triển phát triển phù hợp với
thế mạnh của từng địa phương và điều kiện thị trường.
44
Những định hướng lớn về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như
đường, cấp thoát nước, cấp điện, hạ tầng xã hội (trường đào tạo, y tế...vv) đang góp
phần thu hút vốn, thúc đẩy các ngành nghề công nghiệp nông thôn phát triển...vv.
Về định hướng phát triển các ngành công nghiệp nông thôn:
Ngoài những mục tiêu, phương hướng chung về phát triển công nghiệp đến
năm 2020 đã xác định những phương hướng phát tiển có tác động trực tiếp tới phát
triển công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng. Cụ thể công nghiệp
tranh thủ phát triển nhanh, nhưng phải đảm bảo lợi ích của người sản xuất nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp; Đa dạng hóa về quy mô và loại hình sản xuất công
nghiệp: Công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống,
khuyến khách phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ; Phát triển các KCN tập
trung gần nguồn nguyên liệu, vừa giảm chi phí sản xuất, vừa đẩy nhanh CNH - HĐH
nông thôn.
Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp dự kiến thu hút vào các
KCN gồm công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm; Công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp khai khoáng; công nghiệp cơ khí điện tử; công
nghiệp hóa chất và sản phẩm hóa chất; công nghiệp dẹt may, da dày...vv Song song
với các ngành công nghiệp dự kiến thu hút vào các KCN cần phải đẩy mạnh phát
triển các ngành nghề khác phục vụ cho xuất khẩu, du lịch và công nghiệp phụ
trợ...vv.
2.1.1.3 Một số thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua của
tỉnh Nghệ An.
a. Công nghiệp - xây dựng.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh uỷ (khoá XV), công
nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề của tỉnh đã đạt được những kết quả
quan trọng, đạt và vượt hầu hết các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra. Giá trị sản xuất
ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm đạt 22,1%/năm, năm 2010
đạt 8.542 tỷ đồng, tăng 6,2 lần so với năm 2000. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng
trong GDP tăng từ 18,9% năm 2000 lên 29,3% năm 2005 và 33,4 % năm 2010. Tỷ
trọng công nghiệp chế biến tăng nhanh trong cơ cấu nội ngành công nghiệp. Đã xác
định và tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, như công
45
nghiệp chế biến nông - lâm sản, gắn với vùng nguyên liệu, công nghiệp đồ uống,
công nghiệp chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp điện,
các KCN, cụm công nghiệp, nhiều nhà máy lớn đã và đang được xây dựng, nâng
cấp; các cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển nhanh, nhất là loại hình doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm đạt
18,32%/năm; một số sản phẩm làng nghề có thương hiệu và tốc độ tăng trưởng khá;
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển đã góp phần quan trọng
vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống nhân dân.
Tuy nhiên, tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp chưa cao, thiếu bền
vững. Năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh còn thấp. Một số
lĩnh vực phát triển chậm, không đạt mực tiêu đề ra. Tiểu thủ công nghiệp còn manh
mún, sản phẩm thiếu đầu ra, thu nhập người lao động chưa cao. Công nghiệp hỗ trợ
chưa phát triển. Công tác bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp chưa được
quan tâm đúng mức; tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan
sinh thái chậm được khắc phục, gây bức xúc cho nhân dân.
Bảng 2.4. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp
của một số ngành ở Nghệ An thời kỳ 2006 – 2009
Tỷ trọng
Tốc độ tăng
năm 2009 (%)
2006 - 2009 (%)
Tổng số
100
12,3
1. Công nghiệp khai thác
7,76
14,2
Trong đó: Khai thác đá, mỏ khác
5,48
22,3
2. Công nghiệp chế biến
91,42
12,1
Trong đó: - Sản xuất thực phẩm và đồ uống
24,76
12,9
- Sản xuất các sản phẩm từ chất
25,00
9,3
- Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy
2,85
40,9
- Sản xuất giường, tủ,bàn, ghế
6,15
46,5
3. Sản xuất và phân phối điện, nước
0,82
33,1
Chỉ tiêu
khoáng phi kim loại khác
Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2010
46
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là:
- Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn, nguồn lực đầu tư cho công
nghiệp còn hạn chế. Thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực sản xuất
công nghiệp gặp nhiều khó khăn.
- Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý,
cán bộ ký thuật còn bất cập, trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp còn hạn chế,
chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, bồi thường giải
phóng mặt bằng, quy hoạch và quản lý quy hoạch còn hạn chế...vv.
b. Xây dựng kết cấu hạ tầng.
Giao thông: Tuyến quốc lộ số 1, các đường quốc lộ 48 và quốc lộ 7, quốc lộ
46, quốc lộ 15, cảng Cửa Lò, sân bay Vinh đều đã được nâng cấp. Các tuyến đường
như đường ven sông lam, đường phía Tây, đường quốc lộ 7 - quốc lộ 48; Châu thôn Tân xuân và 18 tuyến vào các xã chưa có đường ô tô cũng đang được triển khai. Tiếp
tục làm mới và nâng cấp các công trình như: Cảng Cửa Lò, quốc lộ 48, quốc lộ 46
tránh Vinh, quốc lộ 15, đường Trung tâm Vinh-Cửa Lò, làm mới đường 545, 558,
537, 538, đường lên cửa khẩu Thanh Thuỷ, các tuyến đường ra biên giới. Tuy nhiên
trong 5 năm trở lại đây các huyện đã ra sức huy động sức dân xây dựng được hơn
600 km đường nhựa và 1.000 km đường bê tông.
Hệ thống thuỷ lợi: Nhiều công trình lớn được nâng cấp như hệ thống đập
Sông Sào tưới cho 3.000 - 4.000 ha vùng Phủ Quỳ, hệ thống thuỷ nông Bắc và thuỷ
nông Nam Hưng Nghi: 22.000 ha. Làm thêm 30 hồ đập lớn nhỏ như hệ thống Kẻ cọc
(Quỳ Châu), Nga my, Nậm Khủn (Tương Dương), tràn Sông Rộ (Thanh Chương),
hồ Khe Thung (Nghĩa Đàn), hồ Khe Xén (Quỳ Hợp)...v kiên cố hoá kênh mương
thêm được 473 km; đưa tổng diện tích tưới lên 178.000 ha/223.000 ha diện tích gieo
trồng, đạt 78,4 %.
Các cơ sở cấp thoát nước: Nhà máy nước Vinh công suất 6 vạn m3/ngày, đêm.
Đã xây dựng và nâng cấp thêm 10 nhà máy nước ở các Thị Trấn huyện, xã trọng
điểm. Tỷ lệ số dân được dùng nước sạch là 77%/MT90% và đang tiếp tục đầu tư
thêm hệ thống thoát nước cho Thành Phố Vinh, Thị Xã Cửa Lò.
47
Về lĩnh vực năng lượng: Đã đầu tư thêm 78 công trình, với số vốn 73 tỷ đồng,
trong đó chống quá tải lưới điện 143 điểm lớn nhỏ, hoàn thiện lưới điện 51 điểm, đưa
điện về xã 16 công trình. Đầu tư xây dựng một số công trình lớn như: Trạm 110 KV
Thanh Chương, Trạm 110 khu vực Diễn Châu, cải tạo lưới điện Thành Phố Vinh,
cấp điện cho KCN Nam Cấm...vv. Đến nay 20/20 đơn vị cấp huyện đã có điện lưới
quốc gia. Công suất các trạm biến áp tăng từ 420 ngàn KVA lên 520 ngàn KVA.
Phát triển đô thị: Tiếp tục nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Thành
Phố Vinh. Nâng cấp căn bản hạ tầng kỹ thuật của Thị Xã Cửa Lò ngang tầm Thị Xã
du lịch lớn của cả nước. Ngoài Thị Xã Thái Hoà hiện tỉnh đang chuẩn bị các điều
kiện để thành lập Thị Xã Hoàng Mai. Một số thị trấn Trung tâm của các huyện đã
được nâng cấp như: Diễn Châu, Đô Lương, Quỳ Hợp.
2.1.1.4 Một số vấn đề cần quan tâm của Nghệ An hiện nay
Thứ nhất, số liệu thống kê của tỉnh cho thấy: Một mặt, tỷ trọng ngành công
nghiệp, xây dựng tuy vẫn tăng lên trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh nhưng sự
chuyển biến như vậy là tương đối chậm so với yêu cầu phát triển. Mặt khác tốc độ
tăng trưởng của kinh tế tỉnh chưa thật ổn định (xem bảng sau), tuy nhiên, động thái
này có lẽ một phần do chịu sự tác động của suy thái kinh tế toàn cầu, nhưng dù sao
đây cũng vẫn là một trong những chỉ báo về "sức chống đỡ" yếu của kinh tế Nghệ
An trước những biến động của tình hình trong nước và thế giới.
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế (2006 - 2010)
TT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
1
Tốc độ tăng GDP (5)
10,24
10,51
10,58
7,13
9,54
2
GDP bình quân (triệu VND)
6,51
4,47
9,86
12,00
13,85
3
Cơ cấu kinh tế theo ngành (%)
100
100
100
100
100
3.1 Nông lâm, ngư (%)
33,05
31,02
30,94
30,47
28,87
3.2 Công nghiệp, xây dựng (%)
30,35
32,00
32,05
32,07
33,47
3.3 Dịch vụ (%)
36,6
36,98
37,00
37,46
37,66
Nguồn: Phụ lục báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XVII
48
Thứ hai, một số tài nguyên (trong đó có đất đai) chưa được quy hoạch, khai
thác một cách khoa học nên khai thác tuỳ tiện, kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng
phí.
Thứ ba, vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của số đông dân cư (nhất là ở
khu vực nông thôn, nông nghiệp) đang rất khó khăn. Lao động ở tỉnh có trình độ học
vấn và tay nghề phù hợp với yêu cầu phát triển trong điều kiện của cơ chế thị trường
và hội nhập thiếu và yếu (đến năm 2009 chỉ có 15 % trong tổng số lao động của
Nghệ An đã được qua đào tạo)
Thứ tư, địa hình của tỉnh Nghệ An vốn dĩ đã bị chia cắt tự nhiên phức tạp, tuy
tỉnh đã rất cố gắng đầu tư nhưng một mặt do địa bàn rộng, mặt khác lại thường
xuyên bị phá hoại bởi thiên tai nên nhìn chung cơ sở hạ tầng của Nghệ An vẫn thuộc
loại khó khăn.
Bản đồ 2: Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An
đến năm 2020
49
2.1.2 Đối với KKT Đông Nam (trong đó có KCN Nam Cấm, KCN Nam Cấm mở
rộng, KCN Thọ Lộc, KCN cao)
2.1.2.1 Điều kiện tự nhiên, phạm vi và ranh giới quy hoạch
Diện tích lập quy hoạch 18.826,47 ha, bao gồm 18 xã, phường, trong đó có 10
xã thuộc huyện Nghi Lộc (Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghi Long, Nghi Thuận, Nghi Đồng,
Nghi Hưng, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên), 6 xã thuộc huyện Diễn
Châu (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Thọ, Diễn Phú) và 2
phường Nghi Tân, Nghi Thuỷ của Thị xã Cửa Lò.
2.1.2.2 Vị trí địa lý
- Phía Bắc giáp các xã Diễn Thành, Diễn Tân, Diễn Cát (huyện Diễn Châu).
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp các xã Diễn Lợi (Huyện Diễn Châu) và Nghi Văn, Nghi Lâm,
Nghi Phương, Nghi Hoa (huyện Nghi lộc).
- Phía Nam giáp các xã Nghi Trung, Nghi Thịnh, Nghi Khánh, Nghi Thu
(huyện Nghi Lộc).
2.1.2.3 Điều kiện tự nhiên
KKT Đông Nam Nghệ An có địa hình, cảnh quan đẹp và phong phú, sông,
núi và biển gắn kết hài hoà trong đặc thù của địa mạo Đông Trường Sơn. Núi tiến sát
ra biển, tạo nên những vụng, vịnh và bãi tắm đẹp nhiều tiềm năng về du lịch và kinh
tế biển.
Các dạng địa hình chính bao gồm: Địa hình núi thấp và địa hình đồng bằng
ven biển, thềm biển vùng Cửa sông. Hướng dốc chính của địa hình từ Tây sang
Đông. Hướng dốc cục bộ từ núi về các thung lũng sông.
- Địa hình núi thấp: cao độ nền từ (150250)m, độ dốc sườn núi >20%.
- Địa hình đồng bằng ven biển và cửa sông: nằm ở Phía Bắc và phía Đông của
khu vực thiết kế, thuộc huyện Diễn Châu và vùng đồng bằng ven sông Cấm. Dải bờ
biển thuộc khu kinh tế có chiều dài 21 km, cao độ địa hình biến thiên từ 0,5100m
bao gồm các cồn cát ven biển, khu vực đất canh tác, đìa tôm, rừng phòng hộ và gò
đồi thấp vươn ra biển, có độ dốc địa hình từ 0,005 (vùng đồng bằng, rừng phòng hộ
ven biển) đến >10% (vùng gò đồi).
50
Bản đồ 3: Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam Nghệ An
2.1.3 Các KCN thuộc KKT Đông Nam tỉnh Nghệ An
- KCN Bắc Vinh thuộc Thành Phố Vinh, diện tích phê duyệt của Chính Phủ
60 ha.
- KCN Hoàng Mai thuộc Huyện Quỳnh Lưu, diện tích 600 (nay là 1.436 ha)
- KCN Đông Hồi thuộc Huyện Quỳnh Lưu, diện tích 600 ha.
- KCN Tân Kỳ thuộc Huyện Tân Kỳ, diện tích 600 ha.
- KCN Phủ Quỳ thuộc Thị Xã Thái Hòa, diện tích 300 ha.
- KCN Nghĩa Đàn thuộc Huyện Nghĩa Đàn, diện tích 300 ha.
- KCN Sông Dinh thuộc Huyện Quỳ Hợp, diện tích 200 ha (nay là 301,65 ha)
- KCN Tri Lễ thuộc Huyện Anh Sơn, diện tích 200 ha.
2.2 CÁC CHÍNH SÁCH ĐƯỢC ƯU ĐÃI KHI ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN
THUỘC KKT ĐÔNG NAM NGHỆ AN
2.2.1 Ưu đãi của Trung ương
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Doanh nghiệp thành lập mới từ dự
án đầu tư được hưởng mức thuế suất thuế TNDN 10 % trong 15 năm, kể từ khi dự án