1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

6 KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 128 trang )


33

các doanh nghiệp trong nước chỉ cung cấp được 3% nguyên liệu và hàng hóa trung

gian cho các doanh nghiệp trong KCX. Tỉ lệ này đã tăng lên 25% bốn năm sau đó và

dần dần là 44%. Để phát triển các mối liên kết này, Hàn Quốc đã xây dựng xung

quanh KCN các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước

nhanh chóng đáp ứng được các yêu cầu cao của doanh nghiệp nước ngoài.

Với Malaysia, sau một thời gian tập trung thu hút ĐTNN về mặt lượng,

chính phủ nước này đã có những chính sách cải cách mạnh mẽ từ giữa thập kỷ 1980

để thu hút đầu tư nước ngoài về mặt chất. Malaysia xây dựng một kế hoạch tổng thể

hướng đến việc phát triển sự liên kết giữa các công ty đa quốc gia (MNCs) và doanh

nghiệp trong nước.

Các chính sách được xây dựng đồng bộ, từ khuyến khích trao đổi nhà thầu

phụ để kết nối doanh nghiệp địa phương với MNCs, ưu đãi các công ty công nghệ

cao khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện bởi chính

người Malaysia, xây dựng Quỹ hỗ trợ kỹ thuật công nghiệp (ITAF) dành ưu đãi cho

các doanh nghiệp có sản phẩm chứa 50% hoặc hơn nguồn lực trong nước...vv, thậm

chí ban hành Luật phát triển nguồn nhân lực (năm 1992), theo đó các doanh nghiệp

nhỏ được giảm thuế đánh vào chi phí đào tạo.

1.6.2. Bài học kinh nghiệm phát triển KCN đối với Việt Nam

 Về vấn đề xây dựng và triển khai quy hoạch

- Có thể thấy rằng các bước xây dựng, triển khai quy hoạch không có sự khác

biệt nhiều giữa Trung Quốc với Việt Nam. Tuy nhiên, so với Việt Nam, Trung Quốc

đã triển khai các bước xây dựng và thực hiện quy hoạch ở một trình độ cao hơn, thể

hiện ở các mặt cụ thể sau:

+ Việc triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch ở Trung Quốc được tiến

hành một cách nghiêm ngặt hơn: lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia hàng đầu

trong lĩnh vực quy hoạch và tiếp thu được những ý kiến đó để nâng cao chất lượng

quy hoạch; quá trình triển khai có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý quy

hoạch trong từng khâu xây dựng và thực hiện quy hoạch; hệ thống thông tin quy

hoạch được cập nhật đầy đủ, các bước xây dựng, triển khai đều được ghi lại bằng hệ

thống phần mềm tự động hóa đảm bảo hạn chế tiêu cực.



34

+ Nhận thức, ý thức cao của các cấp quản lý Nhà nước, của các doanh nghiệp

và người dân về vai trò, tầm quan trọng của quy hoạch và chấp hành quy hoạch.

+ Đào tạo được một đội ngũ cán bộ quy hoạch có trình độ và trách nhiệm cao

để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch.

+ Xây dựng một quy trình điều chỉnh Quy hoạch rất chặt chẽ, để hạn chế việc

điều chỉnh quy hoạch, chỉ điều chỉnh quy hoạch khi thực sự cần thiết.

+ Chế tài xử phạt vi phạm quy hoạch nghiêm minh.

 Về lĩnh vực đất đai

- Giữa Việt Nam và Trung Quốc có những điểm khác biệt khá rõ trong vấn đề

sử dụng, cho thuê đất, cụ thể là:

+ Tại Trung Quốc, việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thậm chí

lựa chọn nhà đầu tư thuê lại đất được thực hiện qua hình thức đấu thầu công khai,

theo sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.

+ Nhà nước Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu

ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư vào đặc KKT; Nhà nước có vai trò hết sức tích cực và

chủ đạo trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Từ thực tế vấn đề đất đai ở Trung Quốc có thể rút ra một số kinh nghiệm có

khả năng áp dụng ở Việt Nam như sau:

+ Xét về mặt kinh tế, việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng có thể xem xét áp dụng ở các KCN của Việt Nam thay vì việc địa phương tự lựa

chọn và chỉ định chủ đầu tư. Trước mắt có thể thực hiện thí điểm tại các KCN thuộc

địa bàn có điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư và cơ sở hạ tầng ngoài KCN hoàn

chỉnh.

+ Vai trò chủ đạo và quyết định của Nhà nước trong công tác giải phóng mặt

bằng là hết sức đúng đắn vì sẽ giải quyết được mâu thuẫn thường xảy ra giữa doanh

nghiệp và nhân dân trong đền bù, giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, Nhà nước cần đứng

ra để giải quyết vấn đề việc làm và ổn định đời sống cho người dân bị mất đất.

+ Mô hình của Trung Quốc là chính quyền địa phương đứng ra tổ chức sản

xuất kinh doanh, cấp đất để các hộ dân bị thu hồi đất tham gia góp vốn cổ phần. Hình



35

thức này có thể áp dụng ở Việt Nam nhưng cần phải đảm bảo được các điều kiện

như: cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Việc thành lập các

doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất do người dân tham gia quản lý như ở Trung Quốc

cũng phải phù hợp về trình độ, năng lực thực tế của người dân và điều kiện thực tế

của các KCN, KKT ở Việt Nam.

+ Nhà nước có thể không trả cho người dân toàn bộ tiền đền bù, nhưng việc

giữ lại phần tiền đền bù cũng cần phải có sự thỏa thuận của người dân về thời gian,

trường hợp tiền mất giá và phương án sử dụng phần tiền đó thế nào để đảm bảo ổn

định đời sống lâu dài cho người dân.

 Về cơ chế, chính sách và mô hình quản lý đặc KKT, thành phố mở

- Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển KCN, KKT nên chưa thể áp

dụng chung chính sách thuế như ở Trung Quốc và cần thiết phải tiếp tục ưu đãi đầu

tư cho KCN, KKT.

- Việt Nam cần chú trọng tới định hướng thu hút đầu tư vào các KCN, KKT

ngay từ giai đoạn đầu và cần tuân thủ chặt chẽ hơn định hướng về cơ cấu đầu tư, lĩnh

vực đầu tư cho các KCN trên địa bàn để đảm bảo phân bố đầu tư một cách hợp lý

trên cơ sở lợi thế, tiềm năng của địa phương và tăng cường mối liên kết ngành trong

KCN, KKT ở Việt Nam, trong điều kiện nguồn vốn Nhà nước còn hạn chế thì việc

phát triển KKT cũng cần phải tập trung vào những KKT thuận lợi nhất để phát triển

hoàn thiện các KKT này, tạo động lực cho phát triển khu vực lân cận cũng như phát

triển các KKT tiếp theo trong giai đoạn sau.

- Về mô hình quản lý đặc KKT tại Trung Quốc hiện đã chuyển từ mô hình

thành lập riêng Ban quản lý đặc KKT sang giao cho chính quyền thành phố quản lý

đặc KKT. Việc chuyển cho UBND thành phố quản lý đặc KKT là phù hợp với việc

mở rộng đặc KKT với quy mô quá lớn tại Trung Quốc và thuận tiện hơn trong quản

lý đặc KKT thống nhất trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, hành chính, dân cư. Tại Việt

Nam, việc nghiên cứu phát triển KKT theo mô hình thành phố mở là cần thiết nhưng

cũng cần tính đến thời điểm phù hợp với trình độ, quy mô phát triển của các KKT

cũng như đội ngũ cán bộ địa phương.



36

Kinh nghiệm từ hai quốc gia này cho thấy mặc dù có nhiều khuyến khích tài

chính, có thể chế và cơ sở hạ tầng tốt, có thể thu hút nhiều dự án FDI, tạo việc làm và

tăng xuất khẩu, nhưng sự phát triển của các KCN không tự động đẩy mạnh các mối

liên kết hiệu quả giữa nhà cung ứng trong nước và Doanh nghiệp nước ngoài. Để làm

được điều này, cả hai quốc gia đều đã phải xây dựng thêm chính sách hỗ trợ, coi các

KCN là những hạt nhân quan trọng.

1.6. 3. Kinh nghiệm của một số KCN tại các tỉnh Việt Nam

1.6.3.1 Khu chế xuất và công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh

Một là, quy hoạch KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển khu đô thị

nhằm phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ phát triển công

nghiệp và người lao động. Trong KCN cần phân khu chức năng, ngành nghề hợp lý.

Hạ tầng bên ngoài kết nối đến KCN phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ với

việc xây dựng và phát triển KCN.

Hai là, chọn lọc dự án đầu tư cho phù hợp với thế mạnh và xu hướng phát

triển của mình, sử dụng được nguồn lao động có chất xám tại chổ, cơ sơ hạ tầng và

dịch vụ phát triển. Chú trọng thu hút những dự án có công nghệ tiên tiến, giá trị tăng

cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường, các tập đoàn lớn để phát triển

các ngành công nghệ tiên tiến và tạo ảnh hưởng rộng kéo theo các Công ty vệ tinh

vào đầu tư trong KCN.

Ba là, xây dựng đầy đủ hạ tầng xã hội phục vụ người lao động. Khi xây dựng

KCN phải quy hoạch ngay từ đầu, chuẩn bị quỹ đất và giao trách nhiệm xây dựng, tổ

chức hoạt động thật rõ ràng. Đối với các KCN mới, phải dành đầy đủ đất để xây

dựng các hạ tầng xã hội.

Bốn là, cơ chế "Một cửa, tại chổ" có vai trò to lớn, quyết định trong việc xây

dựng và phát triển KCN; có tác dụng đơn giản tối đa các thủ tục hành chính, tiết

kiệm được rất lớn về thời gian, kinh phí và giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tư; giải

quyết nhanh những vấn đề phát sinh tại KCN. Do đó cơ chế "Một cửa, tại chổ" cần

phải được duy trì và phát huy đồng bộ hơn nữa để tạo ra sức hút mạnh mẽ cho nguồn

vốn đầu tư vào KCN.

Năm là, xây dựng vững mạnh hệ thống chính trị - xã hội (Tổ chức cơ sở Đảng,

Công đoàn, Đoàng TNCS Hồ Chí Minh) tại các KCN để tăng cường sự lãnh đạo của



37

Đảng; giải quyết hài hoà các mối quan hệ, lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và công

nhân; chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân; nâng

cao bản lĩnh chính trị, trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân.

1.6.3.2 Các KCN tỉnh Bắc Ninh

- Công tác quy hoạch, xây dựng các KCN phải đảm bảo đồng bộ, hạ tầng kỹ

thuật, chuẩn bị đủ quỹ đất sạch để đón nhận đầu tư. Lựa chọn những nhà đầu tư hạ

tầng KCN có kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp cao.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận

lợi, đồng thời tiết kịêm thời gian của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

- Thường xuyên đổi mới công tác xúc tiến đầu tư (chuyển từ đơn lẻ sang hình

thức xúc tiến đầu tư theo chuỗi các dự án; xây dựng mục tiêu các ngành nghề, lĩnh

vực, dự án cần xúc tiến đầu tư; xác định lĩnh vực mũi nhọn để thực hiện xúc tiến đầu

tư...vv). Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp,

phối hợp nhịp nhàng cùng với các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng tăng cường công tác xúc

tiến đầu tư trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình dịch vụ phụ trợ

phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư như: Ngân hàng, Hải

Quan, Thông tin liên lạc...vv.

- Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đảm bảo về số lượng và chất

lượng cung cấp cho các nhà đầu tư.

- Tích cực giám sát sau đầu tư, đảm bảo hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc

kịp thời cho doanh nghiệp, thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh trật tự trong các KCN

và đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Xét trên mọi khía cạnh, các KCN đang ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng

trong quá trình tiến hành CNH - HĐH. Trước hết các KCN đã góp phần tạo ra một

lượng hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị kinh tế cao; giải quyết việc làm cho

một bộ phận không nhỏ những người lao động ở khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là

lao động phổ thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; làm tăng kim ngạch

xuất khẩu và thu nhập quốc dân, ổn định đời sống kinh tế – xã hội. Thêm nữa, các

KCN còn là nơi góp phần tạo ra động lực cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển



38

dịch cơ cấu và phân công lại lao động trên phạm vi toàn xã hội, phù hợp với xu thế

hội nhập và cạnh tranh quốc tế; tận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai,

nguyên liệu và con người, tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế .

Ngoài ra, thông qua phát triển các KCN, mà một hệ thống kết cấu hạ tầng mới

cả về mặt kinh tế và xã hội đã nhanh chóng được hình thành. Kết cấu hạ tầng về kinh

tế – kỹ thuật đã tác động đến quá trình hình thành và phát triển hạ tầng xã hội. Lợi

ích xã hội của quá trình phát triển KCN là không nhỏ, quá trình phát triển các KCN

đã làm khởi sắc bộ mặt kinh tế – xã hội của các địa phương có KCN. Vì vậy việc

hình thành các KCN là một đặc thù tất yếu của quá trình phát triển kinh tế của đất

nước.

Trong Chương 1, tác giả đã tiến hành phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về

phát triển các KCN trên Thế giới và ở Việt Nam; trình bày đường lối, mục tiêu phát

triển các KCN của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng trong thực

tiễn phát triển các KCN của Việt Nam thời gian qua. Bên cạnh đó các bài học cụ thể

được đúc kết từ các KCN điển hình ở một số nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia

và KCX, CN Thành Phố Hồ Chí Minh, KCN Bắc Ninh đã được tổng kết thành các

kinh nghiệm cần vận dụng.

Việc phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng trong thực tiễn phát triển các

KCN ở Việt Nam thời gian qua cũng như các bài học kinh nghiệm trong phát triển

KCN ở nước ngoài nhằm làm tiền đề để vận dụng, phân tích một cách có hệ thống và

chọn lọc trong việc phân tích thực trạng phát triển các KCN thuộc KKT Đông Nam

tỉnh Nghệ An thời gian qua trong bối cảnh chung về phát triển các KCN trong cả

nước, từ đó đề ra các giải pháp phát triển các KCN thuộc KKT Đông Nam tỉnh Nghệ

An có cơ sở khoa học và thực tiễn trong thời gian tới.



39



CHƯƠNG II



THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

THUỘC KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM TỈNH NGHỆ AN

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ

PHÁT TRIỂN CÁC KCN TỈNH NGHỆ AN

2.1.1 Đối với tỉnh Nghệ An

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Nghệ An thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 16.487

km2, dân số 3,03 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,64% dân số cả nước

(số liệu năm 2006). Về mặt hành chính, có 17 huyện (gồm 7 huyện đồng bằng ven

biển và 10 huyện miền núi) và 03 thành Phố, Thị Xã như Thành phố Vinh, Thị xã

Thái Hòa, Thị xã Cửa Lò. Nghệ An tiếp giáp với tỉnh Thanh Hoá ở phía Bắc, tỉnh Hà

Tỉnh ở phía Nam, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ở phái Tây với 419 km

đường biên giới trên bộ; bờ biển phía Đông dài 82 km; có tuyến đườc quốc lộ 1 A

Bắc - Nam đi qua dài 91 km, đường mòn Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1

A dài 132 km, có các tuyến đường quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây nối với

nước bạn Lào thông quan của khẩu...vv là tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam. Vị trí này tạo cho Nghệ An có

vai trò quan trọng trong mới giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát

triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Là một tỉnh kinh tế chậm phát triển so với các tỉnh trong khu vực và cả nước,

việc phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp ủy, chính quyền của tỉnh đặc biệt quan

tâm và đặt lên hàng đầu, đã có những biện pháp tích cực để khơi dậy những tiềm

năng nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh, sớm hòa nhập vào sự

phát triển chung của cả nước và thế giới.

Hiện nay, được sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, tỉnh Nghệ An đã từng

bước điều chỉnh cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang

công nghiệp, du lịch và dịch vụ; ổn định diện tích cây trồng, tăng năng xuất và đẩy

mạnh chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp để xuất khẩu những sản phẩm mà tỉnh

có thế mạnh. Được Chính phủ cho phép thành lập Ban quản lý khu kinh tế Đông



40

Nam Nghệ An trên cơ sở sát nhập Ban quản lý các KCN đã mang lại những lợi ích

kinh tế cho quốc gia nói chung và địa phương nói riêng, tạo việc làm và nâng cao

mức sống của người dân trong khu vực.

2.1.1.2 Tiềm năng phát triển của tỉnh Nghệ An dự báo đến năm 2020

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dự kiến đến năm 2020, dân

số Nghệ An là 3,5 triệu người. Dân số nông thôn năm 2010 là 2,640 triệu người,

chiếm 83 % dân số toàn tỉnh; năm 2015 là 2,469 triệu người, chiếm 74 % dân số toàn

tỉnh; năm 2020 là 2,205 triệu người, chiếm 63 % dân số toàn tỉnh.

Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, công

nghiệp của tỉnh cần có nhịp độ tăng trưởng khoảng 20,5 %/năm trong các năm 2011 2015 và 18,9%/năm trong các năm 2016 - 2020. Giá trị sản xuất công nghiệp theo

giá so sánh 1994, năm 2015 là 31.378,7 tỷ đồng và năm 2020 là 76.623 tỷ đồng,

tương ứng tính bằng giá thực tế là 140.012,2 tỷ đồng và 458.432,3 tỷ đồng.



Bản đồ 1: Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

×