Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 132 trang )
Tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng
nhanh, từ 25% năm 2000 lên 38,1% năm 2004. Ngành thương mại – du lịch ,
dịch vụ 59,9 %, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 12% năm 2000 còn 2% năm
2004.Năm 2005 ước đạt: tỷ trọng ngành công nghiệp: 39%, thương mại dịch
vụ 59,2%, nông nghiệp 1,8%.
Văn hoá, xã hội: chú trọng phát huy tiềm năng văn hoá truyền thống.
Việc triển khai các chương trình quốc gia như xoá đói giảm nghèo, kế hoạch
hoá gia đình, giải quyết việc làm, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và
phổ cập Trung học cơ sở, phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành
phố được quan tâm.
Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá được duy trì,
phát triển. đến nay thành phố Bắc Giang có 84,3 % số gia đình đạt tiêu chuẩn
gia đình văn hoá; 81/97 thôn, cụm có nhà sinh hoạt văn hoá( 83%); 5/11
phường, xã và 69 thôn cụm dân cư có điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi,
100% thôn, cụm dân cư có hương ước, quy ước.
Về y tế: Mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư, củng cố, kiện toàn. Cùng
với các bệnh viện của tỉnh, thành phố đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị , nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế từ thành phố tới cơ sở đáp
ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Cùng với các hoạt động về kinh tế - văn hoá - xã hội, công tác an ninh
quốc phòng và thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa, công tác xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân được các
cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể nhân dân chăm lo và ủng hộ. Những thành tựu
của những năm đổi mới đã tạo ra thế và lực để thành phố Bắc Giang anh hùng
bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Trật tự đô thị, vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực. Song việc
quy hoạch và cải tạo tổng thể các phố cổ chưa được tiến hành đồng bộ và
thiếu khoa học nên ảnh hưởng đến mĩ quan của thành phố. Mặt khác, do ảnh
hưởng của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội nảy sinh, tội phạm kinh tế,
hình sự vẫn còn nhiều, đáng chú ý là số đối tượng phạm pháp là thanh, thiếu
niên chiếm tỉ lệ tương đối cao.
41
Tất cả những mặt mạnh, những nét đổi mới và những mặt yếu kém ảnh
hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã và đang tác động trực tiếp đến sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, cũng như công tác xã hội hoá giáo dục của thành
phố Bắc Giang.
2.1.2- Giáo dục thành phố Bắc Giang
Thành phố Bắc Giang mang đậm dấu ấn văn hiến của người xứ Kinh
Bắc Trong suốt gần 60 năm xây dựng và phát triển, sự nghiệp giáo dục đào
tạo đã luôn gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Bắc Giang và góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nhìn lại chặng đường đầu tiên của giáo
dục thành phố Bắc Giang sau ngày thành lập nước năm 1945, lúc đó cả thành
phố Bắc Giang chỉ có 2 trường Tiểu học, 1 trường THCS và 1 trường phổ
thông trung học (trường dành cho cả tỉnh). Số trường này chỉ đáp ứng được
5% số trẻ em đến trường. Vì thế, hầu hết con em của nhân dân lao động bị
thất học, khoảng 80%% dân ở thành phố Bắc Giang mù chữ. Ngành giáo dục
mầm non chưa có. Trải qua những thăng trầm của lịch sử trong suốt 60 năm
qua, các thế hệ thầy trò thành phố Bắc Giang đã phấn đấu không mệt mỏi để
đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra những người chủ thật sự
cho đất nước. Kiên cường bám trường, bám lớp trong những năm chiến tranh
ác liệt, vượt qua những khó khăn nhiều bề của thời bao cấp, vững vàng trước
những tác động của cơ chế thị trường, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố
Bắc Giang đã phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tích cao (bảng
thống kê số 2.1)
Bảng số 2.1
THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN SỐ LƢỢNG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ BẮC GIANG NĂM HỌC 2005 – 2006
TT
Ngành học
1
Năm học 2005 – 2006
Số lớp
Số HS
Mầm non
13
194
4.418
Trong đó:
- Bán công
- Công lập
2
Số trƣờng
11
2
160
34
3.520
898
Phổ thông
Trong đó
42
Ghi chú
- Tiểu học
- Trung học cơ sở
- THPT:
Hệ quốc lập
Dân lập
3
Trung tâm GDTX
- Bổ tỳc văn hoỏ
- Trung tâm HTCĐ
10
10
212
164
7.119
6.933
3
2
1
84
28
4.645
1.564
5
21
250
1.052
11
Bảng 2.1 cho thấy: Từ một “cơ ngơi” gần như không có gì, tới nay thành
phố Bắc Giang đã phát triển mạnh mẽ các loại hình giáo dục, hàng năm thu
hút khoảng 1.216 học sinh tiểu học; 1.543 học sinh trung học cơ sở; 322 học
sinh trung học bổ túc, 975 cháu vào trường mầm non. Như vậy, từ chỗ 95% dân
thành phố Bắc Giang mù chữ, tới nay thành phố Bắc Giang đã hoàn thành công
tác xoá mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở.
Giáo dục mầm non đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, thực hiện nâng cao
chất lượng cả về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng giảm rõ rệt, trẻ khoẻ mạnh và đạt yêu cầu của từng độ tuổi ngày
càng cao. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể trẻ suy dinh dưỡng ở cộng
đồng, nhất là số trẻ em chưa được đến trường và ở khu vực ngoại thành, một
số bệnh thông thường ở trẻ chưa được loại trừ (sâu răng, đau mắt hột, hô
hấp…), do thiếu các điều kiện như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…. nên
việc thực hiện có chất lượng các chương trình giáo dục mầm non còn hạn chế
(trừ các trường điểm và một số trường ở nội thành).
Giáo dục phổ thông: Cùng với việc duy trì, củng cố và nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trung học cơ sở, ở bậc Tiểu học
đã thực hiện chủ trương dạy đủ 9 môn. Chất lượng văn hoá, đạo đức có bước
phát triển tốt. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt cao. Thành phố Bắc Giang đã có 2
trường Trung học cơ sở chất lượng cao, nội dung chương trình học tập đảm
bảo chất lượng toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao động. Học sinh thành phố
Bắc Giang tham gia các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, luôn đứng ở vị trí dẫn đầu,
các hoạt động giáo dục đạo đức, hoạt động ngoài giờ thực hiện có hiệu quả,
tập trung phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của thành phố. Đến nay đã
có 10 trường Tiểu học, 3 trường Trung học cơ sở, 3 trường mầm non được
43
cấp bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia và 6 trường cận chuẩn, đặc biệt
UBND thành phố đã có nghị quyết về mở rộng khuôn viên trường học đảm
bảo các trường đủ diện tích đất qui định của trường chuẩn quốc gia theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục toàn diện
chưa đồng đều giữa các trường, việc đổi mới phương pháp chưa mạnh mẽ,
hiện tượng dạy thêm, thu góp ngoài qui định đã được chấn chỉnh nhưng vẫn
chưa được giải quyết dứt điểm làm ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo.
Giáo dục thường xuyên đã đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người, cùng
với việc dạy văn hoá, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Tin học –
Ngoại ngữ, Trung tâm giáo dục - hướng nghiệp dạy nghề thành phố đã tích
cực giảng dạy ở các Trung tâm học tập cộng đồng góp phần xây dựng xã hội
học tập. Song để đáp ứng yêu cầu mới Trung tâm giáo dục thường xuyên
thành phố cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lý để
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có sự phát triển mạnh mẽ về số
lượng và chất lượng. Hiện nay toàn ngành có 871 người, trong đó nhiều giáo
viên có trình độ chuyên môn giỏi. Cơ cấu và loại hình giáo viên đang từng
bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Tỷ lệ
giáo viên đạt chuẩn khá cao so với mặt bằng chung của toàn tỉnh (mầm non
97,2%, tiểu học 100%, THCS 98,2%, TTGDTX 100%), trình độ trên chuẩn
(mầm non 34,9%, tiểu học 43%, THCS 25%, TTGDTX 3,5%), .
Chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng cao ở các ngành học. Thành
phố Bắc Giang tự hào đi lên bằng chính chất lượng giáo dục toàn tiện, được
Sở đánh giá là đơn vị luôn đứng thứ nhất, thứ nhì của tỉnh. Sự nghiệp giáo
dục của thành phố liên tục giữ vững ở thế ổn định và phát triển không ngừng.
Từ năm 2000 đến nay, ngành giáo dục của thành phố đã được Thủ tướng
Chính phủ tặng Bằng khen, 12 lượt trường công nhận là trường tiên tiến xuất
sắc, 24 lượt đơn vị được công nhận là trường tiên tiến. Số cán bộ quản lý và
giáo viên dạy giỏi luôn là đơn vị dẫn đầu của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác giáo dục ở thành phố Bắc Giang còn một số hạn chế
nhất định. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn thiếu thốn và nghèo
44
nàn, chưa đáp ứng yêu cầu tách lớp mẫu giáo và phát triển lớp bán trú, lớp
2buổi/ngày, lớp 5 buổi/tuần ở Tiểu học. Nhiều trường khuôn viên quá chật
hẹp, không có sân chơi cho học sinh và không có điều kiện để xây dựng
phòng học kiên cố và xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục văn hoá không đồng đều giữa các
trường nội thành và ngoại thành, một số trường ngoại thành chất lượng văn
hoá còn thấp.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tốc độ còn chậm. Cơ cấu đội
ngũ giáo viên chưa đồng bộ, chưa đủ về loại hình. Vì vậy chưa tạo điều kiện
để ổn định đội ngũ để các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ nhất là yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông.
Như vậy, từ sự phân tích hiện trạng giáo dục ở trên, chúng ta thấy rõ hiện
nay giáo dục - đào tạo thành phố Bắc Giang đang đứng trước mâu thuẫn cơ
bản, giữa một bên là yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo với quy mô, hiệu
quả và chất lượng toàn diện đòi hỏi ngày càng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với
một bên là mạng lưới giáo dục - đào tạo chưa phát triển mạnh và chưa có quy
hoạch hợp lý, cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn, nguồn lực đầu tư chưa được khai
thác triệt để, cơ chế quản lý còn kém hiệu lực, đội ngũ giáo viên chưa được
chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu mới, cao hơn.
Nguyên nhân của những thành tựu kể trên là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo sát sao và tạo điều kiện thuận lợi của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân,
UBND, các ban ngành thành phố đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo; là
truyền thống hiếu học, luôn chăm lo đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ của nhân
dân thành phố Bắc Giang, là ý thức trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề của đại
bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên ngành giáo dục thành
phố Bắc Giang, trong đó có yếu tố chủ động, sáng tạo kịp thời trong chỉ đạo
của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập của giáo dục - đào tạo thành
phố Bắc Giang, về mặt chủ quan là do trình độ khả năng của đội ngũ cán bộ
45
quản lý giáo viên chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền
kinh tế chuyển sang giai đoạn mới; chưa phối hợp, sử dụng có hiệu quả nguồn
lực của Nhà nước và xã hội, chậm đổi mới tư duy và phương thức quản lý,
chậm đề ra chủ trương trong hoạch định quy hoạch phát triển và xử lý mối
tương quan giữa quy mô, điều kiện, chất lượng, hiệu quả của giáo dục - đào
tạo thành phố Bắc Giang.
Về khách quan, những năm qua giáo dục - đào tạo thành phố Bắc Giang
chịu sức ép lớn về nhu cầu học tập của xã hội, động cơ người học chạy theo
bằng cấp, thi cử, những mặt trái của nền kinh tế thị trường làm ảnh hưởng đến
sự phát triển giáo dục - đào tạo.
Với những đặc điểm khái quát trên, thành phố Bắc Giang có nhiều điểm
thuận lợi trong việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục như trình độ dân
trí cao, nhu cầu học tập lớn, nhanh chóng tiếp cận với những chủ trương của
Đảng và Nhà nước, mức thu nhập của người dân cao, có điều kiện tham gia
đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Tuy vậy, công tác xã hội hoá giáo dục cũng
gặp những trở ngại nhất định. Nền kinh tế thị trường tác động mạnh vào giáo
dục, đôi khi xã hội hoá giáo dục dễ bị hiểu và dễ trở thành thương mại hoá
giáo dục.
2.1.3- Công tác xã hội hoá giáo dục ở thành phố Bắc Giang
Những thành tựu và hạn chế trên là sự thể hiện kết quả của công tác xã
hội hoá giáo dục ở thành phố Bắc Giang. Sự nghiệp giáo dục đã được coi là
công tác trọng tâm của các cấp uỷ Đảng, được xác định là nhiệm vụ chủ yếu
của chính quyền, do đó sự nghiệp này đã được ưu tiên ngày càng thoả đáng.
Kế hoạch phát triển giáo dục đã được đưa thành một trong những nội dung
chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ngân sách Nhà nước đầu tư
cho giáo dục luôn ở mức cao, đồng thời các địa phương của thành phố có
nhiều chính sách khuyến khích giáo viên giỏi, học sinh giỏi, tạo cơ chế thuận
lợi xây dựng trường lớp khang trang. 11/11 xã, phường đã tổ chức Đại hội
giáo dục lần thứ 3, thành phố tổ chức Đại hội giáo dục lần thứ hai và đã xây
dựng quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục, qui định rõ
46
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giáo dục. Hội đồng giáo dục
được xác định là đại diện cho nhân dân địa phương tham mưu với các cấp uỷ
Đảng, Hội đồng nhân dân, UBND về công tác giáo dục, tổ chức động viên các
tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân cùng ngành giáo dục và đào tạo xây
dựng nền giáo dục toàn dân, tiếp tục đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục
và đào tạo trên địa bàn thành phố. Nhiệm vụ của Hội đồng giáo dục là tham
mưu với các cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND thành phố xây dựng và thực hiện
mục tiêu kế hoạch, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và đất nước, tổ
chức động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, duy trì cơ chế liên kết các lực lượng xã hội nhằm thực hiện có hiệu quả
mục tiêu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, huy động mọi nguồn lực xã hội, nhân
dân đóng góp cùng với Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây
dựng và duy trì kỷ cương, nề nếp nhà trường, chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần của cán bộ, giáo viên và học sinh. Động viên các cá nhân tập thể, các lực
lượng xã hội xây dựng Quỹ hỗ trợ, Quỹ khuyến học và các hình thức khuyến
khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật vượt khó
chăm học.
Công tác XHHGD dục đã góp phần duy trì và nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện. Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập
giáo dục THCS được duy trì với tỷ lệ phổ cập đạt cao. Thành phố Bắc Giang
được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ
cập THCS sớm nhất tỉnh. (phổ cập giáo dục Tiểu học năm 1990 và phổ cập
THCS năm 2001).
Công tác tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 40 – CT/TW về nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của ngành Giáo dục
thành phố đạt kết quả cao. Ngành học mầm non có 125 cán bộ, giáo viên; bậc
Tiểu học có 315 cán bộ, giáo viên; bậc THCS có 423 cán bộ, giáo viên; ngành
học giáo dục thường xuyên có 16 cán bộ, giáo viên, tỉ lệ đạt chuẩn 100%, cơ
quan phòng Giáo dục có 8 cán bộ, chuyên viên trình độ đạt chuẩn 100%.
47
Ngay từ đầu năm học, ngành Giáo dục thành phố đã tham mưu cho Thành uỷ,
UBND thành phố sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, giáo viên, để đáp ứng yêu cầu
quản lý, giảng dạy ở các nhà trường và yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục
của địa phương. Tuy nhiên, do cơ cấu đội ngũ chưa đồng bộ ở một số bộ môn
nên các nhà trường phải bố trí giáo viên cùng ban dạy kiêm nhiệm.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất thiết bị dạy học được các cấp uỷ Đảng
và chính quyền, các tổ chức xã hội trên địa bàn thành phố tìm nhiều biện pháp
tháo gỡ, trong năm học 2005 – 2006, thành phố đã xây dựng mới 2 trường
THCS, 1 trường mầm non và nâng cấp 72 phòng học, 15 phòng chức năng, 6
phòng làm việc với tổng kinh phí đầu tư trên 10 tỷ đồng triệu đồng, nâng tỉ lệ
phòng kiên cố là 85%, mua sắm nhiều thiết bị dạy học với số tiền hàng tỷ
đồng. Nhìn chung công tác xã hội hoá Giáo dục đã được các cấp uỷ Đảng,
chính quyền quan tâm chỉ đạo cả chiều sâu và bề rộng. Hội đồng giáo dục
thành phố và hội đồng giáo dục các xã, phường hoạt động có hiệu quả, đã huy
động được toàn xã hội làm giáo dục, động viên được các tầng lớp nhân dân
góp sức xây dựng nền giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước. Quy mô phát
triển giáo dục ngày càng mở rộng các loại hình trường lớp ngày càng phát
triển đa dạng đặc biệt là các trường mầm non tư thục, các nhóm trẻ gia đình.
Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên. Môi trường giáo dục ngày
càng phát triển lành mạnh.
2.2. Thực trạng công tác XHHGD mầm non ở thành phố Bắc Giang
2.2.1- Giáo dục mầm non ở thành phố Bắc Giang
2.2.1.1- Những kết quả đạt được
Cùng với quá trình phát triển giáo dục của thành phố Bắc Giang, giáo
dục mầm non thành phố đã và đang có những bước phát triển về mọi mặt.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn lực, cơ sở vật chất, tác động tiêu cực
của cơ chế thị trường trong những năm qua giáo dục mầm non ở thành phố
Bắc Giang đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình giáo dục, đáp ứng yêu cầu
của xã hội. Số lượng trẻ được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở mầm non ngày
48
càng ổn định và có chiều hướng tăng, đạt tỷ lệ cao so với mặt bằng chung của
giáo dục mầm non trong cả nước được thể hiện ở bảng số 2.2.
Bảng 2.2
THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC 2005 – 2006
Nội dung
TT
Tổng số
1 Tổng số trẻ điều tra
7.431
4.418
58,2%
1.393
1.393
100%
194 lớp
2 Số trẻ huy động ra lớp
- Tỷ lệ huy động so với độ tuổi
Trong đó số trẻ 5 tuổi
Huy động
Đạt tỷ lệ
3 Số nhóm, lớp trƣờng mầm non
Trong đó
Nhà trẻ Mẫu giáo
3.345
1.093
31,2%
101
Ghi
chú
4.086
3.325
81,4%
1.393
1.393
100%
93
Trong đó thực hiện chương
trình đúng độ tuổi
Ghép 2 – 3 độ tuổi
124
28
52
17
72
9
Thực hiện chương trình đổi mới
105
26
91
12
10
2
75
75
0
215
215
0
Thực hiện chương trình cải cách
Nhóm trẻ gia đình và lớp mầm
4 non tƣ thục
Số trẻ ở nhúm trẻ gia đỡnh và
cơ sở mầm non tư thục
Trẻ được chăm sóc, giáo dục đầy đủ theo chương trình qui định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Phần lớn số trẻ được tổ chức ăn tại trường, nhằm đảm
bảo chế độ dinh dưỡng theo yêu cầu của từng độ tuổi. Năm học 2003 – 2004,
số trẻ được tổ chức ăn tại trường là 91.7%, đến năm học 2004 – 2005, tổng số
trẻ được ăn tại trường là 3.963, đạt tỷ lệ 96,7%; so với năm học trước tăng
0,5%. Hầu hết trẻ đến trường đều được theo dõi thường xuyên về sức khoẻ.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đáng kể khi vào nhà trẻ, mẫu giáo. Không có
trẻ em kênh C và D ở các trường mầm non. Số trẻ suy dinh dưỡng giảm
xuống còn 5,457%. Theo bảng số 2.3.
49
Bảng 2.3
KẾT QUẢ THEO DÕI BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN VÀ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ
NĂM HỌC 2004 – 2005
Nội dung
S
Tổng
TT
số
Trong đó
NHÀ TRẺ
MẪU GIÁO
Số
cháu
TỔNG SỐ TRẺ THEO DÕI
BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN
4.418
1.093
Kênh A
1
4.177
1.015
241
78
KÊNH B
Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng
5,45%
2 Số trẻ đƣợc khám sức khoẻ định kỳ
4.418
ĐẠT TỶ LỆ
100%
Tỷ lệ
100%
Số
cháu
3.325
Tỷ lệ
100%
92,86% 3.162 95,1%
7,14%
163
4,9%
7,14%
1.093
100%
100%
4,9%
3.325
100%
100%
100% các trường thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Các chuyên đề như giáo dục âm nhạc, làm quen với Toán, tạo
hình, lễ giáo, làm quen văn học, làm quen chữ viết, giáo dục dinh dưỡng sức
khoẻ được triển khai thực hiện và nâng dần chất lượng nhất là ở các trường
trọng điểm như các trường mầm non Bắc Giang, mầm non Bình Minh, mầm
non Sao Mai…..
Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho gia đình và
xã hội, được quan tâm phát triển nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm
sóc giáo dục trẻ, đặc biệt đối với trẻ chưa vào nhà trẻ (61%). Đội ngũ quản lý,
đội ngũ giáo viên mầm non nhiệt tình, ham học hỏi để nâng cao trình độ. Năm
học 2005 - 2006 (tháng 6/2006), ngành GDMN có 256 giáo viên; đạt chuẩn
và trên chuẩn đào tạo 248, tỷ lệ 97,2% ( trên chuẩn 34,9%). Vì vậy, đội ngũ
nhìn chung đã đảm bảo trình độ, năng lực để thực hiện công tác nuôi dạy trẻ.
Cơ sở vật chất của các trường mầm non được cải thiện. Hiện nay có 3
trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia, 2 trường công lập. Giáo
50
viên không trong biên chế được hưởng phụ cấp vào lương hàng tháng từ
50.000đ - 70.000đ/tháng từ nguồn ngân sách tỉnh, thành phố và có 212 giáo
viên được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
2.2.1.2- Những khó khăn bất cập cần tập trung giải quyết.
- Về quy mô phát triển và mạng lưới trường mầm non.
Mạng lưới trường mầm non phân bố không đều, quy mô nhỏ, phân tán,
diện tích mặt bằng chật hẹp nằm đan xen giữa các khu dân cư nhất là ở một số
phường nội thành. Số lượng học sinh đến các trường mầm non cũng phân bố
không đồng đều, có trường tập trung quá đông (45 – 50 học sinh/lớp), còn
những cơ sở không đủ điều kiện, nằm xen lẫn với nhà dân thì ít học sinh. Ở
nông thôn, phòng học chưa đáp ứng yêu cầu gửi trẻ.
- Về cơ sở vật chất.
Phòng học kiên cố cao tầng hiện nay có 57/102 chiếm tỷ lệ 51,4%. Hiện
có 145/194 nhóm, lớp có công trình vệ sinh đạt yêu cầu, tỷ lệ 74,7%, 90% các
nhóm, lớp có bàn ghế đúng quy cách. Trong 03 năm 2004, 2005,2006, tổng
kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non là: 3,7 tỷ
đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước cấp 1,2 tỷ đồng, nhân dân, cha mẹ học
sinh đóng góp 2 tỷ đồng; các nguồn thu khác 0,5 tỷ đồng.
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non đã được
ưu tiên hơn. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm
non hiện nay. Số phòng học đúng quy cách còn ít, đồ dùng, đồ chơi, phương
tiện dạy học còn nghèo nàn, công trình vệ sinh nước sạch còn thiếu, khuôn
viên diện tích đất quá chật hẹp ảnh hưởng lớn đến tốc độ xây dựng trường
chuẩn quốc gia chưa khai thác được nhiều các tổ chức xã hội tham gia đóng
góp cho giáo dục mầm non.
- Đội ngũ cán bộ và giáo viên mầm non.
Hiện nay toàn ngành có 315 cán bộ giáo viên công nhân viên, trong đó
có 289/315 cán bộ quản lý và giáo viên đứng lớp có trình độ đạt chuẩn và trên
chuẩn, chiếm tỷ lệ 97,2%. Như vậy còn 26 giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo,
51