Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 132 trang )
cầu của xã hội hoá giáo dục là phải xã hội hoá trách nhiệm, nghĩa vụ đối với
giáo dục và phải xã hội hoá quyền lợi về giáo dục đối với mọi người. Hai yêu
cầu đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và thực hiện kết
hợp, đồng thời. Yêu cầu thứ hai là hệ quả của yêu cầu thứ nhất và cũng là
biện pháp thúc đẩy yêu cầu thứ nhất. Yêu cầu thứ hai chính là đỉnh cao của xã
hội hoá giáo dục. Lâu nay chúng ta vẫn lấy yêu cầu thứ nhất làm tiêu chí số
một để đánh giá thành tích về xã hội hoá giáo dục chính là vì mối quan hệ nói
trên trong khi điều kiện kinh tế – xã hội chưa cho phép thực hiện tốt ngay yêu
cầu thứ hai – cái đích của xã hội hoá giáo dục.
Chính vì lẽ đó, trong hoạt động thực tiễn cần phân biệt rõ tính chất xã
hội của giáo dục và xã hội hoá giáo dục, hai cái đó không phải là một và
không đồng nhất. Nếu không có định hướng rõ ràng thì tự thân hoạt động giáo
dục vẫn có tính chất xã hội và nhân văn của nó. Và cũng phải xác định rõ
rằng: Nội hàm xã hội hoá giáo dục nói ở đây thuộc phương thức, phương
châm, cách làm giáo dục. Nó thuộc phương thức tổ chức và quản lý giáo dục.
Xã hội hoá giáo dục là: Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên
các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản
lý của Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập.
Khi nói về những chủ trương, chính sách và những biện pháp lớn, Nghị
quyết 04- NQ-HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã ghi: “Huy động
các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả vay
vốn của nước ngoài để phát triển giáo dục.”
“Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mọi gia
đình và mọi người cùng với ngành giáo dục - đào tạo chăm lo xây dựng sự
nghiệp giáo dục theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xây
dựng môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội” [51, Tr. 65].
Cũng trong Hội nghị Trung ương lần thứ tư khoá VII, đồng chí Đỗ Mười
Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Đương nhiên Nhà
nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục. Nhưng vấn đề quan trọng là phải
19
quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt việc xã hội hoá các nguồn đầu tư, mở rộng
phong trào xây dựng và phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là
sự nghiệp của toàn xã hội” [51, Tr.11].
Trong hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành
Trung ương lần thứ tư khoá VII về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và
đào tạo”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hoá hơn: “đẩy mạnh
cuộc vận động xã hội hoá giáo dục, tiến tới hình thành một phong trào quần
chúng, với sự tham gia tích cực, chủ động của tất cả các tổ chức xã hội dưới
sự lãnh đạo của Đảng để cùng ngành ta làm giáo dục chứ không phải chỉ để
hỗ trợ cho ngành”.
Quan điểm này đã được thể chế hoá ở Điều 12 của Luật giáo dục năm
2005 về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.
“Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự
nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực
hiện đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến
khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự
nghiệp giáo dục” [19, Tr. 14].
Như vậy, Luật giáo dục năm 2005 đã xác định rõ vai trò chỉ đạo của Nhà
nước, vai trò tham gia của xã hội, vai trò chủ động của giáo dục nhà trường.
Nội dung của cơ chế thể hiện ở chỗ: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát
triển giáo dục; Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm góp
phần xây dựng giáo dục một cách đa dạng trên mọi mặt, từ việc mở các loại
hình trường công lập, bán công, dân lập, tư thục, đến việc xây dựng phong
trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, từ nhà nước ưu tiên đầu tư và
giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đến khuyến
khích mọi nguồn đầu tư kinh phí của Nhà nước và nước ngoài. Giáo dục nói
chung và nhà trường nói riêng luôn giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp
với các lực lượng xã hội, với gia đình thực hiện phát triển giáo dục về các
20
mặt: Quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục; nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài.
Sự kết hợp ba yếu tố: “nhà nước – xã hội – giáo dục” trong mọi hoạt
động của sự nghiệp giáo dục đã được thể chế hoá ở Luật giáo dục, trở thành
một qui định pháp lý mang tính động lực, chỉ đạo hành động “Liên kết đồng
bộ” ba yếu tố đó, tạo nên tác động tổng hợp cho sự phát triển giáo dục và cho
việc giải quyết các mâu thuẫn của giáo dục.
Xã hội hoá giáo dục là một quan điểm cơ bản, có tính chiến lược trong
việc xây dựng và phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đó là
sự thể hiện đường lối vận động quần chúng, huy động sức mạnh của toàn xã
hội vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng ta luôn coi trọng trong
suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng. Tuỳ từng thời kỳ cách mạng và
tùy từng lĩnh vực công tác, tư tưởng đó được thể hiện trong những nội dung
khác nhau. Khi bàn về công tác giáo dục, Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Phải mật
thiết liên hệ với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một
phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc
giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt
mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng
không hoàn toàn” [15, Tr.157]. Người chỉ rõ: “Giáo dục là sự nghiệp của
quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng
quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa
học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn
thành thắng lợi nhiệm vụ đó…” [15, Tr. 258].
Xã hội hoá được coi như một quan điểm chỉ đạo không những để phát
triển sự nghiệp giáo dục nói riêng mà còn để hoạch định hệ thống chính sách
xã hội nói chung: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần
xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người
dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và tổ chức nước
ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội ” [16, Tr .114].
21
Xã hội hoá giáo dục đòi hỏi phải huy động mọi nhân lực, vật lực, tài lực,
tiềm năng của xã hội tham gia giải quyết mọi nhiệm vụ, mọi vấn đề của giáo
dục. Có thể coi xã hội tham gia giải quyết giáo dục là một cách làm giáo dục
được xác định bởi những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan đến giáo dục
vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Huy động các lực lượng của cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục.
- Đa dạng hoá các hình thức giáo dục và các loại hình nhà trường.
- Huy động các nguồn đầu tư trong xã hội vào sự nghiệp hoá giáo dục.
- XHHGD là cuộc vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo chặt chẽ của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của ngành giáo dục.
Để từ đó mọi người có cơ hội được hưởng quyền lợi về giáo dục, được
học tập, học tập suốt đời, xây dựng một xã hội học tập nhằm đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.4- Quan niệm về công tác xã hội hoá giáo dục mầm non
1.4.1- Bản chất của công tác xã hội hoá giáo dục mầm non
XHHGD mầm non là một bộ phận của xã hội hoá giáo dục nói chung. Vì
vậy cần có sự nhìn nhận xem xét vấn đề xã hội hoá giáo dục mầm non trong
mối quan hệ khăng khít, gắn bó với xã hội hoá giáo dục. Xã hội hoá giáo dục
mầm non trong giai đoạn hiện nay cũng bị chi phối bởi các yếu tố như: kinh tế
– xã hội - văn hoá; nhận thức của nhân dân về giáo dục mầm non, về xã hội
hoá giáo dục; yếu tố giáo viên – học sinh; điều kiện thực hiện… Những yếu tố
này có quan hệ chi phối, tác động, chế ước lẫn nhau trong quá trình thực hiện
xã hội hoá giáo dục mầm non.
Bản chất của XHHGD mầm non là lôi cuốn mọi lực lượng xã hội phát
triển giáo dục mầm non để thực hiện giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi.
XHHGD mầm non cũng phản ánh bản chất của luận đề “Giáo dục cho tất cả
mọi người; tất cả cho sự nghiệp giáo dục” (Education for, All for Education
EFA - AEF).
22
XHHGD mầm non là: Huy động mọi lực lượng xã hội cùng làm giáo dục
mầm non, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Việc chăm sóc giáo dục
trẻ mầm non là nhiệm vụ chung của các trường, lớp mầm non, của cả gia đình
trẻ và cộng đồng. Cần huy động và tạo điều kiện để gia đình và cộng đồng
tham gia vào các hoạt động giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non phải đáp
ứng được nhu cầu của xã hội, cộng đồng, đảm bảo mọi trẻ em đều được chăm
sóc, giáo dục ở các loại hình giáo dục khác nhau, được hưởng thụ các dịch vụ
giáo dục mầm non.
Từ đặc thù của GDMN mà XHHGD mầm non có những đặc điểm sau:
- Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Niềm
tin và hy vọng của từng gia đình và cả xã hội về tương lai của trẻ và đất nước
trông chờ vào sự phát triển hàng ngày ở lứa tuổi măng non này. Vì vậy, phải
thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em trên cơ sở
một sự phát triển đa dạng và ổn định, phải đổi mới phương thức nuôi dạy
bằng những cải cách cơ bản và toàn diện. Đó là sự cố gắng đầu tư và tăng
cường sự tham gia của toàn xã hội chăm lo cho trẻ thơ. Xét về các loại hình
giáo dục thì so với các bậc học, ngành học khác giáo dục mầm non mang tính
xã hội cao nhất, rộng khắp và sâu đậm nhất vì nó đòi hỏi cả về thể chất lẫn
tinh thần, trí tuệ cho trẻ của gia đình, trường lớp mầm non, mọi ngành, mọi
cấp, tất cả cộng đồng. Nó là điều tất yếu của giáo dục- cộng đồng và xã hội, là
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của mọi người lớn dành tất cả những gì tốt
đẹp nhất cho trẻ em lứa tuổi mầm non.
- Xét về phân loại của quá trình xã hội hoá ở giai đoạn trẻ mầm non là
giai đoạn xã hội hoá sớm nhất, được bắt đầu từ khi trẻ sinh ra cho đến khi đi
học. XHHGD mầm non thực chất là một quá trình hình thành và phát triển
nhân cách trẻ em từ 0 - 6 tuổi. Nó diễn ra theo con đường xã hội hoá cá nhân,
trong đó trẻ tiếp thu các chuẩn mực, giá trị xã hội và có sự luyện tập, học hỏi
dưới hướng dẫn của giáo viên và những người lớn khác. Qua đó, trẻ tiếp nhận
kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống
23