1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

3- Thực trạng quản lý công tác XHHGD mầm non ở thành phố Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 132 trang )


công tác tham mưu với lãnh đạo ở từng xã, phường, thành phố trong việc xây

dựng chiến lược và các mục tiêu cụ thể về phát triển giáo dục mầm non trên

từng địa bàn như: xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương II

khoá VIII, Chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban

chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, kế hoạch số 53/KH-UB ngày

03/10/2003 về việc “Triển khai thực hiện quyết định 161/2002/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non…”

để xin quỹ đất quy hoạch hệ thống trường lớp mầm non đáp ứng đòi hỏi của

công cuộc đổi mới toàn diện của giáo dục và đất nước. Hàng năm, ngành giáo

dục đều xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trình cấp uỷ, chính quyền địa

phương xin ý kiến chỉ đạo, phê duyệt và họp với các ngành liên quan để giải

quyết những vấn đề có liên quan đến giáo dục mầm non, Trong những

chương trình, dự án lớn tham mưu để lãnh đạo xã, phường, thành phố trực

tiếp vào cuộc là Trưởng ban chỉ đạo (Thực hiện Quyết định 161/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ, dự án giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật…) Do vậy,

GDMN đã được lãnh đạo chính quyền, các cấp ủng hộ, đánh giá đúng vị trí

trong sự nghiệp giáo dục chung, để từ đó có những văn bản, chủ trương, nghị

quyết và cân đối một phần đáng kể kinh phí tập trung xây dựng các trường

mầm non.

2.3.2-Tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia chăm lo cho

GDMN

Giáo dục mầm non ở thành phố Bắc Giang đặc biệt coi trọng công tác

tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin các xã, phường, các

trường và phương tiện đại chúng, góc tuyên truyền các bậc cha mẹ… Ngoài

việc tuyên truyền giới thiệu các điển hình trường tiên tiến, công tác tuyển

sinh, ngành đã chú trọng tuyên truyền qua chính chất lượng chăm sóc nuôi

dạy trẻ qua Hội thi. Vì vậy, đã vận động được nhiều ban ngành, đoàn thể, các

tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh, các cá nhân ủng hộ về vật chất và tinh thần

cho giáo dục mầm non. Mặt khác, do xác định rõ: Giáo dục mầm non không

chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường nên công tác hướng dẫn nuôi dạy trẻ

theo khoa học, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật đã được phối hợp chặt chẽ với

ngành y tế, phụ nữ, Uỷ ban Dân số - Gia đình & Trẻ em, Văn hoá thông tin,

các tổ chức xã hội để mở các lớp bồi dưỡng cho các bậc cha mẹ, các bà nuôi

67



dạy trẻ ở nhóm trẻ gia đình và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện

thông tin, góc tuyên truyền các bậc cha mẹ của trường. Kết quả khảo sát cho

thấy việc phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ đối với các bậc cha mẹ

(82,6%); phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội

(73,3%); vận động phụ huynh tham gia hỗ trợ giáo dục mầm non (60,5%);

vận động gia đình, xã hội cùng xây dựng môi trường giáo dục (62,2%) được

đánh giá là thực hiện tốt (xem bảng số 2.10).

2.3.3- Thực hiện dân chủ hoá hoạt động trong các nhà trường mầm non

Các trường mầm non đã triển khai học tập quy chế thực hiện dân chủ

trong hoạt động nhà trường và tìm hiểu biện pháp để thực hiện. Thành phố

Bắc Giang đã bước đầu xây dựng được cơ chế phối hợp, tham gia các chính

quyền địa phương và các lực lượng xã hội giáo dục mầm non không còn tình

trạng khép kín, các nhiệm vụ giáo dục, trọng tâm năm học của nhà trường

được bàn bạc với chính quyền địa phương, với Hội cha mẹ học sinh, với các

lực lượng xã hội khác cùng cộng đồng trách nhiệm thực hiện.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, trên thực tế còn nhiều bất

cập. Việc triển khai thực hiện dân chủ hoá hoạt động trong nhà trường mầm

non phải trở thành một cuộc vận động lớn để thực sự giáo dục mầm non được

“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

2.3.4- Các hoạt động của Hội đồng giáo dục, Hội cha mẹ học sinh

Thành phố Bắc Giang đã tiến hành Đại hội giáo dục, thành lập Hội đồng

giáo dục đầu tiên của tỉnh. Trong giai đoạn đầu đã phát huy tác dụng tốt. Song

chưa định được ra một cơ chế làm việc phù hợp, do thay đổi nhân sự trong hội

đồng nên hoạt động bị gián đoạn. Thời gian qua, thành phố và các xã, phường đã

tổ chức tổng kết đánh giá và kiện toàn lại nhân sự và hoạt động của Hội đồng giáo

dục các cấp nên kết quả công tác của hội đồng giáo dục có nhiều chuyển biến.

Do đặc thù của ngành học, giáo dục mầm non phải đẩy mạnh xã hội hoá

giáo dục hơn bất kỳ các ngành học khác. Theo đánh giá của các khách thể

được khảo sát thì Hội cha mẹ học sinh đã đóng vai trò quan trọng (21,7%), rất

quan trọng (76,6%) và mức độ tham gia tích cực (51,1%), rất tích cực

(47,2%). Vì vậy, nếu chỉ họp 1 lần/năm học chung với Hội cha mẹ học sinh

xã, phường, thành phố để tổng kết thì kết quả rất hạn chế. Hội trưởng Hội cha

mẹ học sinh các trường không ổn định, thời gian tham gia nhiệm kỳ không

68



liên tục như ở các ngành học phổ thông. Mặt khác, hơn 70% kinh phí chi cho

các hoạt động của giáo dục mầm non là từ nguồn đóng góp từ cha mẹ học

sinh. Nếu không có sự tham gia đóng góp này thì giáo dục mầm non trong

giai đoạn hiện nay không thể tồn tại và phát triển được. Do đó, Phòng Giáo

dục cùng với các xã, phường, thành phố chỉ đạo thành lập Hội cha mẹ học

sinh ở các trường, lớp để thống nhất hoạt động và đã phát huy hiệu quả rất to

lớn, góp phần định hướng Hội đi đúng hướng hoạt động chung, giảm bớt các

hoạt động tự phát gây phiền hà cho cha mẹ học sinh. Tổ chức Hội đã được

củng cố hàng năm và duy trì hoạt động có nề nếp, hiệu quả.

2.3.5- Bước đầu quy hoạch mạng lưới theo hướng đa dạng hoá các loại

hình trường lớp mầm non

Thực hiện các mục tiêu quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo, giáo dục

mầm non thành phố Bắc Giang phấn đấu đến năm 2010, tất cả các xã, phường

đều có ít nhất một trường mầm non xây dựng kiên cố trong đó có 30% số

trường đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo tối thiểu 95% số cháu trong độ tuổi đi

học mẫu giáo và 50% số cháu trong độ tuổi đi nhà trẻ. Đảm bảo 100% trẻ 5

tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn để chuẩn bị vào lớp 1. Khuyến

khích các loại hình trường dân lập, tư thục.

Để làm được điều này, trong những năm qua, thành phố đã chuyển dần

các trường công lập sang bán công. Đã cấp đất và mở 01 trường mầm non tư

thục Bắc Giang, duyệt quy hoạch mạng lưới trường học và quy hoạch phát

triển giáo dục - đào tạo thành phố Bắc Giang đến năm 2010. Vì vậy đến nay

mạng lưới trường lớp mầm non đã phát triển rộng khắp tạo điều kiện thu hút

ngày càng đông số cháu trong độ tuổi được chăm sóc giáo dục tại các cơ sở

GDMN toàn thành phố.

2.4- Đánh giá kết quả và phân tích ƣu nhƣợc điểm trong việc thực hiện

và quản lý công tác xHHGD mầm non ở thành phố Bắc Giang

2.4.1- Kết quả thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục mầm non ở thành

phố Bắc Giang và những kinh nghiệm bước đầu.

Công tác XHHGD đã giúp mọi người nhận thức đúng đắn về vị trí, vai

trò của giáo dục mầm non trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Nhờ xã

69



hội hoá giáo dục mà giáo dục mầm non đã khẳng định được vị thế của mình

trong sự nghiệp giáo dục của địa phương. Điều này đã trả lời rõ ràng cho quan

niệm sai lầm khi bắt đầu triển khai thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục

mầm non là: nếu tiến hành XHHGD sẽ làm cho giáo dục mầm non mất chỗ

dựa vững chắc vào nguồn đầu tư của ngân hàng Nhà nước, khoán trắng, phó

mặc giáo dục mầm non cho dân, cho xã hội, dẫn đến tình trạng thời kỳ đầu

thực hiện chủ trương xã hội hoá không gặp được sự đồng tình của nhân dân.

Phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng

đã được coi là trọng tâm của cấp uỷ, được xác định là nhiệm vụ chủ yếu của

chính quyền, do đó giáo dục mầm non ngày càng được đầu tư thoả đáng hơn,

cân đối hơn cùng với các bậc học khác. Kế hoạch phát triển giáo dục mầm

non đã được đưa thành một trong những nội dung chủ yếu của kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục mầm non ngày càng được tăng

lên. Đồng thời thành phố, xã, phường đã có thêm nhiều chính sách địa

phương để khuyến khích giáo viên giỏi, cô nuôi giỏi tạo cơ chế thuận lợi để

xây dựng trường lớp khang trang, có chính sách hỗ trợ lương cho GV ngoài

biên chế.

Phát huy nội lực trong các tầng lớp nhân dân đa dạng hoá các loại hình

trường lớp mầm non, nhất là trẻ em con người lao động nghèo, trẻ khuyết tật

được hưởng thụ ngày càng nhiều những thành tựu do xã hội đem lại.

Làm cho xã hội hiểu rõ thực trạng giáo dục mầm non ở địa phương, xác

định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, xây dựng được cơ chế liên kết,

cộng đồng trách nhiệm, xóa bỏ tính khép kín, đơn độc của nhà trường mầm

non, tạo môi trường giáo dục thuận lợi gia đình - nhà trường - xã hội.

Từ kết quả trên, chúng ta rút ra một số kinh nghiệm bước đầu trong việc

thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục mầm non ở thành phố Bắc Giang đó

là:

2.4.1.1- Đề cao vai trò lãnh đạo trực tiếp của Đảng, quản lý của Nhà nước

trong cơ chế điều hành công tác xã hội hoá giáo dục mầm non

Phải làm cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương từ thành phố đến

xã phường nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò của giáo dục nói

70



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

×