Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.63 KB, 60 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
CP : Cổ phần
CN : Chi nhánh
GHTD : Giới hạn tín dụng
NH : Ngân hàng
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHNT : Ngân hàng ngoại thương
TMCP : Thương mại cổ phần
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
SGD : Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
HSC : Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietcombank (VCB) : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
DPRR : Dự phòng rủi ro
TCTD : Tổ chức tín dụng
XNK : Xuất nhập khẩu
LNTT : Lợi nhuận trước thuế
LNST : Lợi nhuận sau thuế
ROA : Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
ROE : Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
4
SV: Nguyễn Thị Chinh
Lớp:K45H2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại quản
trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà
Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003) Giải pháp xử lý nợ xấu trong quá trình tài cơ
cấu NHTM Việt Nam.
4. Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2011), Chiến lược hoạt
động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2020.
5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2010), Quyết định số 118/QĐ-
VCB.CSTD ngày 18/03/2010 ban hành Chính sách dự phòng rủi ro.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22
tháng 04 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập Dự phòng rủi ro để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng.
7. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2010, 2011,
2012 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
8. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2012), Tạp chí của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam, số 12/2012.
9. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2011), Quyết định số 30/QĐ-VCB.CSTD
ngày 20 tháng 01 năm 2011 ban hành Hướng dẫn thực hiện Chính sách bảo đảm tín
dụng.
10. http://www.vietcombank.com.vn/
11. http://www.vcbs.com.vn/
12. http://cafef.vn/
5
SV: Nguyễn Thị Chinh
Lớp:K45H2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng
KẾT LUẬN
Vấn đề quản lý nợ xấu nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các Ngân hàng
thương mại nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng
là vấn đề hết sức quan trọng.
Trong phạm vi nghiên cứu, Khóa luận đã khái quát một cách chung nhất những hoạt
động cơ bản của Ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng của NHTM và khái niệm về nợ
xấu cũng như vấn đề quản lý nợ xấu, nghiên cứu tổng thể về tình hình nợ xấu, những nguyên
nhân gây ra nợ xấu và hậu quả mà nợ xấu ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung cũng như hoạt
động của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng. Trên cơ cở thực
trạng tình hình nợ xấu của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam những
năm gần đây, xuất phát từ vấn đề cấp bách hiện nay là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn khá cao tại Sở
giao dịch, Khóa luận đã đưa ra được hệ thống giải pháp để phòng ngừa nợ xấu và cách thức
xử lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Những nội dung đề cập trong bài Khóa luận này mới chỉ giới hạn trong phạm vi quản
lý nợ xấu trong ngành Ngân hàng và được nghiên cứu trong khoảng thời gian hữu hạn. Nhưng
với những lý luận trong bài viết, em hy vọng rằng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về thực trạng
quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam và với những giải
pháp đã được đưa ra, em hy vọng sẽ giúp cho Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam có thể giải quyết tốt nhất được vấn đề quản lý nợ xấu trong thời gian tới, đưa tỷ lệ
nợ xấu của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về theo mức kỳ vọng.
Trong quá trình hoàn thiện bài Khóa luận này, em nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo
nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn là tiến sỹ Vũ Xuân Dũng cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình
của anh chị cán bộ nhân viên làm việc tại Phòng Khách hàng, Phòng Vốn & kinh doanh ngoại
tệ, Tổ xử lý nợ xấu Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Qua đây, em xin
bày tỏ sự cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn và các anh chị đã giúp em hoàn thành bài Khóa
luận này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để nghiên cứu và thu thập tài liệu những do thời gian có
hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận còn hạn chế nên bài Luận văn chắc
chắn không tránh khỏi nhiều khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo,
cô giáo, các chuyên gia và ban lãnh đạo Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương để em
có thể hoàn thành tốt bài Khóa luận của mình.
6
SV: Nguyễn Thị Chinh
Lớp:K45H2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của các Ngân hàng thương mại, phản
ánh hoạt động đặc trưng của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại
thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho Ngân hàng. Trong
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTM đã coi chính sách mở rộng tín dụng
là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng không thể đồng nghĩa
với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin
sai lệch mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu, tránh tổn thất
cho Ngân hàng. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn càng
lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có
lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là việc quản
lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại nói chung cũng như Sở giao dịch Ngân hàng
TMCP Ngoại thương nói riêng cần phải được thực hiện tốt để đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu ở
mức thấp nhất.
Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong 2 Chi nhánh
lớn trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Hoạt động của Sở giao dịch
ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam.
Được thành lập từ năm 2006, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
nhanh chóng giữ vai trò là một Chi nhánh có doanh số lớn ở nhiều mặt hoạt động. Tuy
nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm tại Sở giao dịch là tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín
dụng trong 03 năm trở lại đây rất cao. Nếu như tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây duy trì khoảng 2,5% đến 3% thì
tỷ lệ nợ xấu tại Sở giao dịch lại đều trên 6%, thậm chí năm 2011 là 9,28%. Đặc biệt, khoảng
trên 90% dư nợ xấu là nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn theo Quy
định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005). Đó chính là lý do mà em đã chọn đề tài
nghiên cứu: “Quản lý nợ xấu của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”
làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
- Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong nhưng năm gần đây; chỉ ra những mặt đã
-
đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Đề xuất hệ thống các giải pháp và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7
SV: Nguyễn Thị Chinh
Lớp:K45H2
Khóa luận tốt nghiệp
-
GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tập trung vào công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam
+ Không gian nghiên cứu: Quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
+ Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu và thu thập số liệu về công tác quản lý nợ xấu tại
Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm
2010 đến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: Phương pháp tổng
hợp, phân tích, so sánh, logic, kết hợp với phương pháp thống kê sử dụng trong quá trình
nghiên cứu để đưa ra nhận xét làm sáng tỏ các vấn đề.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, phần mục lục, phần kết luận và phần phụ lục, bài khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Sở giao
dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
8
SV: Nguyễn Thị Chinh
Lớp:K45H2