1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Đơn vị: Tỷ đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.63 KB, 60 trang )


Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



Biểu 2.1: Dư nợ theo nhóm khách hàng doanh nghiệp (tỷ VND)



(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010-2012)

Vấn đề đáng chú ý là trong tổng số nợ xấu của SGD thì có đến hơn 90% giá trị nợ

xấu là do Công ty CP Container quốc tế CAS. Tính đến hết 2011, số nợ của Công ty này đã

lên tới gần 750 tỷ đồng. Đặc biệt hơn là toàn bộ nợ của Công ty này đã bị phân vào nhóm 5.

Nguyên nhân phát sinh khoản nợ xấu với CAS là năm 2008, SGD quyết định cấp tín dụng

đầu tư dự án để xây dựng Nhà máy sản xuất container của Công ty này. Tại thời điểm xây

dựng Nhà máy, phương án kinh doanh được đánh giá là khả thi vì Công ty đã ký được một

số đơn hành tiêu thụ container với các đối tác nước ngoài. Nhưng khi dự án đang triển khai

thì nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khó khăn, đối tác nước ngoài đã huỷ các hợp đồng

mua container với Công ty nên vốn của SGD Vietcombank đã đổ vào xây dựng nhà máy

đứng trước tình trạng khó thu hồi. Tuy nhiên đến năm 2012 SGD đã đẩy mạnh việc thu hồi,

xử lý nợ đối khoản nợ của Công ty này và một số công ty thuộc nhóm đen khác như: công ty

CP An Phu Hung, Công ty TNHH Hong Trang (Các công ty có khoản nợ thuộc nhóm 5)

khiến cho tỷ lệ nợ xấu của SGD giảm đáng kể.

Tỷ lệ nợ xấu qua các năm:

Được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm

Chỉ tiêu



Năm 2010



Năm 2011



Năm 2012



Tỷ lệ nợ xấu (%)

8,7

9,28

2,86

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010-2012)

Biểu 2.2: Tỷ lệ nợ xấu (%)



34

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010-2012)

Ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của SGD trong những năm gần đây đã giảm khá mạnh.

Sở dĩ tỷ lệ nợ xấu giảm khá mạnh là do trong hơn 2 năm qua, Sở giao dịch đã tăng cường

mở rộng và chọn lọc hệ thống khách hàng, đồng thời SGD cũng đã thiết lập được các khách

hàng khá tốt để tăng trưởng dư nợ tốt nên đã giảm được đáng kể tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu

giảm là một dấu hiệu khá thuận lợi cho Sở giao dịch trong hoạt động kinh doanh, làm cho

SGD giảm được bớt áp lực về tỷ lệ nợ xấu cao.

Cơ cấu nợ xấu: được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu qua các năm

Chỉ tiêu



Năm 2010



Năm 2011



Năm 2012



Tổng nợ xấu (tỷ đồng)



585

905

332

Trong đó

Nợ nhóm 3 (Tỷ trọng (%))

6,84

13,81

75,9

Nợ nhóm 4 (Tỷ trọng (%))

0

1

19,6

Nợ nhóm 5 (Tỷ trọng (%))

93,16

85,19

4,5

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010-2012)

Thông qua bảng cơ cấu nợ xấu của Sở giao dịch, ta có thể thấy rõ một điểm nổi bật là

trong 03 nhóm nợ thì nợ nhóm 5 của Sở giao dịch luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong 2 năm

2010 và 2011 khoản nợ nhóm 5 luôn chiếm tỷ trọng trên 85%. Đến năm 2012, nợ nhóm 5 chỉ

còn chiếm 4,5% trong tổng nợ xấu của Sở giao dịch. Mà nguyên nhân khiến tỷ trọng nợ nhóm

5 giảm mạnh như vậy là do khoản nợ của các đơn vị thuộc nhóm đen đã được SGD giải quyết

triệt để.

Từ thực tế trên ta thấy rõ tỷ lệ nợ xấu của sở giao dịch đã giảm đáng kể trong những

năm gần đây đặc biệt là năm 2012 qua đó ta thấy được công tác quản lý nợ xấu tại SGD đã

mang lại hiệu quả rất tích cực.

b, Tình hình nợ xấu ngoại bảng tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:



35

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



Bảng 2.7: Số dư nợ ngoại bảng đã xử lý DPRR

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Số dư nợ ngoại bảng đã xử lý DPRR

466

401

389

Nguồn: Báo cáo nợ ngoại bảng của Sở giao dịch giai đoạn 2010-2012

Nhìn vào bảng trên có thể thấy số dư nợ xấu ngoại bảng của Sở giao dịch trong 03

năm trở lại đây có giảm đi, trong đó SGD Vietcombank dùng thêm quỹ Dự phòng rủi ro để

xử lý nợ xấu, theo dõi ra ngoại bảng với con số rất nhỏ. Điều này thể hiện, công tác thu hồi

nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro của Sở giao dịch mang lại kết quả khá tích cực.

c, So sánh tỷ lệ nợ xấu của SGD VCB với một số Chi nhánh trong cùng hệ thống:

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của một số Chi nhánh VCB trong cùng hệ thống

Đơn vị: %

Tên Chi nhánh/Năm



2010



2011



2012



Sở giao dịch VCB



8,7



9,28



2,86



VCB – Chi nhánh Hà Nội



5,23



8,05



3,50



VCB – Chi nhánh Thành Công



1,75



5,76



2,25



VCB – Chi nhánh Chương Dương



2,52



6,01



1,77



Nguồn: Các báo cáo hoạt động tín dụng của một số Chi nhánh VCB

Nhìn vào bảng tỷ lệ nợ xấu của các Chi nhánh có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ nợ xấu của

Sở giao dịch vẫn còn cao hơn tỷ lệ nợ xấu của các Chi nhánh trong 03 năm trở lại đây. Qua

đó có thể thấy rằng vấn đề nợ xấu của SGD vẫn rất cần được quan tâm.

2.4.2. ....Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.4.2.1. Công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh

a, Chính sách quản lý rủi ro tín dụng và thẩm quyền cấp tín dụng đang được áp dụng:

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng luôn được Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Sở giao dịch nói riêng rất quan tâm.

Chính sách và mô hình quản lý rủi ro tín dụng luôn được Ban lãnh đạo chú trọng và thay đổi

cho phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.

Sự thay đổi trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng áp dụng tại Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam:

Nếu như trước tháng 07/2008, mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng

Vietcombank được tổ chức theo phương thức: Tại từng Chi nhánh có chia bộ phận tín dụng

làm 3 Phòng. Phòng Quan hệ Khách hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ các nhu cầu

của khách hàng, nêu các thông tin về khách hàng vào Báo cáo đề xuất cấp tín dụng, Phòng

Quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm về thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín



36

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



dụng, Phòng quản lý nợ chịu trách nhiệm giải ngân hồ sơ do Phòng Quản lý rủi ro tín dụng

chuyển sang sau khi tiến hành thẩm định xong thì bắt đầu từ ngày 01/09/2008, mô hình quản

lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Vietcombank được áp dụng theo mô hình mới, theo đó tại

từng Chi nhánh chỉ còn 02 bộ phận tham gia vào quá trình cấp tín dụng, cụ thể: Phòng

Khách hàng/Đầu tư dự án/ SMEs chịu trách nhiệm tiếp cận khách hàng, nắm bắt toàn bộ các

nhu cầu của khách hàng, thực hiện thẩm định rủi ro để quyết định cấp tín dụng trình cấp có

thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ sau khi đã được duyệt sẽ được chuyển cho Phòng Quản lý nợ

để giải ngân.

Việc quản trị rủi ro được thay đổi từ việc xóa bỏ mô hình có Phòng quản lý rủi ro tín

dụng tại Chi nhánh trong hệ thống. Việc quản lý rủi ro hiện nay được tập trung về Phòng

quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở chính, Phòng này thực hiện chức năng quản lý rủi ro của

toàn hệ thống.

Thẩm quyền cấp tín dụng: Thẩm quyền xem xét, cấp tín dụng được Hội sở chính quy

định giao cho từng Chi nhánh. Trong giới hạn thẩm quyền này, Chi nhánh được tự quyết định

cấp tín dụng. Đối với những mức cấp tín dụng cao hơn mức đã được giao theo thẩm quyền,

Chi nhánh phải trình lên Hội sở chính xin phê duyệt. Với mô hình quản lý rủi ro tín dụng như

hiện nay đã khắc phục được tồn tại trước đây là đã khắc phục được việc làm chậm trễ quá

trình cấp tín dụng cho khách hàng do mô hình trước đây làm cho việc cấp tín dụng đối với

khách hàng phải thông qua Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

b, Quy trình cấp tín dụng đang áp dụng tại Sở giao dịch:

Đối với khách hàng doanh nghiệp

Việc cấp tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp được thống nhất thực hiện theo

nguyên tắc chuẩn là cán bộ tín dụng phải tiến hành xác định một mức giới hạn tín dụng nhất

định cho từng khách hàng. Trong giới hạn tín dụng này bao gồm tất cả cảc loại hạn mức

như: Hạn mức cho vay, hạn mức tài trợ thương mại…

Việc cấp tín dụng được thực hiện trên cơ sở các hạn mức tín dụng đã được cấp. Tất

cả các những công việc liên quan đến quá trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, lập

các báo cáo cấp tín dụng đều do cán bộ bộ phận tiếp xúc khách hàng là cán bộ các Phòng

Khách hàng/ Đầu tư dự án/ SMEs đảm nhận. Chỉ có đến khâu giải ngân hồ sơ sẽ được đưa

cho Phòng Quản lý nợ để tác nghiệp giải ngân trên hệ thống.

Đối với khách hàng thể nhân:

Đối với khách hàng thể nhân, Sở giao dịch cấp tín dụng trên cơ sở cấp tín dụng có tỷ

lệ tài sản bảo đảm nhất định. Đối với các món vay có tài sản bảo đảm là bất động sản thì tỷ

lệ tài sản bảo đảm tính trên giá trị mỗi món vay là 70%, đối với tài sản bảo đảm là Nhà ở thì

tỷ lệ này là 60%. Về mức phán quyết cấp tín dụng đối với những khoản vay có giá trị trên 10

tỷ đồng phải trình qua Hội đồng tín dụng SGD, đối với những khoản vay có giá trị nhỏ hơn

10 tỷ đồng chỉ cần trình qua Ban Giám đốc Sở giao dịch phê duyệt. Ngoài ra, SGD còn có



37

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



sản phẩm cho vay tín chấp đối với một số cán bộ làm việc tại các cơ quan Nhà nước dựa vào

bảng xác nhận chức vụ và xác nhận lương của cơ quan mà người xin vay đang công tác.

Đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng rất phức tạp nên rất dễ xảy ra rủi ro

khi cho vay. Thực tế cho thấy, với các khách hàng vay tín dụng theo phương thức xác nhận

lương dễ xảy ra khả năng người vay chuyển nơi làm việc nhưng cơ quan không thông báo

cho Ngân hàng nên nhiều trường hợp khách hàng không tiếp tục trả nợ vay.

c,



Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng:

Sự thay đổi trong quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng



Vietcombank nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng Vietcombank nói riêng:

Nếu như trước đây, việc chấm điểm xếp hạng khách hàng được thực hiện 01

năm/01lần. Thời gian thực hiện khi cán bộ rà soát giới hạn tín dụng đối với khách hàng.

Phương thức thực hiện là thực hiện theo file excel do cán bộ tín dụng tự nhập thông tin báo

cáo tài chính và tình hình phi tài chính của Khách hàng để đưa ra được mức xếp hạng thì kể

từ ngày 17/03/2010, theo Quyết định số 117/QĐ-VCB.CSTD, việc chấm điểm, xếp hạng tín

dụng đối với khách hàng được thực hiện định kỳ 03 tháng/01 lần. Phương thức tiến hành là

dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được lập thành phần mềm do Hội sở chính quản

lý, cán bộ tại các Chi nhánh thực hiện nhập thông tin tài chính và phi tài chính của khách

hàng trên hệ thống và hệ thống tự cho điểm, xếp hạng khách hàng. Đối với những khách hàng

thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của HSC thì Chi nhánh phải thông qua Phòng Quản lý

rủi ro tín dụng HSC để chấm điểm xếp hạng tín dụng. Việc xếp hạng tín dụng được tiến hành

theo định kỳ 03 tháng/01 lần giúp cho việc đánh giá hạng của khách hàng được chính xác hơn

và mang tính cập nhật hơn.

d,



Quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:

Quy trình phân loại nợ của mỗi Ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến công



tác quản lý nợ xấu của NHTM đó, cụ thể hơn là có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nợ xấu của

NHTM. Việc thực hiện phân loại nợ dựa theo yếu tố nào quyết định đến con số nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN để quy

định về vấn đề này. Từ trước đến nay, các NHTM chủ yếu thực hiện việc phân loại nợ dựa

theo nội dung của điều 6, quyết định này, tức là phân loại nhóm nợ dựa vào thời gian của

khoản nợ. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, việc phân loại nợ bắt đầu được thực

hiện theo hướng không chỉ dựa vào thời gian của khoản nợ mà việc phân loại nợ dựa vào sự

đánh giá cả vấn đề tài chính và phi tài chính trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong số ít các NHTM bắt đầu thực hiện

áp dụng việc phân loại nợ theo hướng dựa vào sự đánh giá tình hình tài chính và phi tài

chính của khách hàng kể từ đầu năm 2010.

Sự thay đổi trong quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam nói chung và Sở giao dịch nói riêng:



38

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



Nếu như thời điểm trước Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện việc

thực hiện phân loại theo điều 6 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì từ thời điểm

Quý II/2010, việc phân loại nợ được thực hiện theo hướng áp dụng điều 7 của Quyết định số

493/2005/QĐ-NHNN, tức là việc phân loại nợ không dựa vào thời gian của khoản nợ như

trước đây mà việc phân loại nhóm nợ hiện nay được căn cứ hoàn toàn vào mức xếp hạng của

khách hàng. Mức xếp hạng khách hàng được thực hiện định kỳ 03 tháng/01 lần và dựa vào

việc đánh giá tình hình tài chính, phi tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách

hàng.

e, Vấn đề nguồn lực con người trong công tác phòng ngừa nợ xấu:

Nhân tố nguồn lực con người luôn là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động của bất

kỳ một tổ chức nào đặc biệt trong Ngân hàng là một tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp đòi hỏi

con người phải có trình độ cao. Tại SGD Vietcombank không có bộ phận lập chính sách về

quản lý tín dụng. Việc ban hành chính sách về quản lý tín dụng được thực hiện do Phòng

Chính sách tín dụng thuộc Hội sở chính và các Chi nhánh trong đó có SGD thực hiện theo

các chính sách được HSC ban hành. Nguồn lực con người trong quy trình quản lý tín dụng

bao gồm con người công tác ở bộ phận lãnh đạo Ngân hàng, Phòng Chính sách tín dụng,

Phòng quản lý rủi ro tín dụng thuộc HSC, các cán bộ thuộc có vai trò tiếp xúc, thẩm định

khách hàng, bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ của SGD. Tuy nhiên việc tổ chức nhân sự ở

bộ máy quản lý rủi ro tín dụng còn có một số điểm tồn tại là: Cán bộ ban hành chính sách

thuộc Phòng Chính sách tín dụng và cán bộ thuộc bộ phận thẩm định của Phòng Quản lý rủi

ro tín dụng của Hội sở chính phần lớn còn là các cán bộ trẻ, kinh nghiệm về cấp tín dụng

chưa có nhiều nên chắc chắn việc ban hành chính sách tín dụng để áp dụng trong hệ thống

còn nhiều bất cập; Cán bộ thuộc các bộ phận tiếp xúc và thẩm định khách hàng tại SGD còn

chưa có trình độ đồng đều, thiếu kinh nghiệm về các nghiệp vụ bổ trợ như nghiệp vụ về

thanh toán quốc tế, nghiệp vụ về bảo lãnh...có một số cán bộ không được đào tạo đúng

chuyên ngành nên khá khó khăn trong việc thực hiện công việc.

f, Về công tác tổ chức quản lý tín dụng:

Công tác tổ chức quản lý tín dụng còn nhiều có bất cập: Như việc thẩm định cho vay

còn thiếu thông tin về thị trường, ngành hàng, việc kiểm tra trước và sau cho vay còn hạn

chế, đặc biệt công tác kiểm tra trước cho vay còn mang nặng tính hình thức chưa được tiến

hành độc lập.

g, Về công nghệ thông tin đang áp dụng:

Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng đối

với các NHTM nói chung và SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam nói riêng. Hệ

thống công nghệ thông tin càng hiện đại càng giúp cho Ngân hàng tra cứu thông tin tốt, quản

lý tốt phân loại nợ theo các ngành...từ có kịp thời có dự báo dư nợ theo các ngành...giúp cho

công tác quản trị rủi ro và quản lý nợ xấu được tốt. Tuy nhiên, phần mềm lõi của Ngân hàng



39

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



TMCP Ngoại thương là phần mềm đã được mua từ những năm 2000, đã khá cũ nên việc

thực hiện quản lý trên hệ thống còn khá nhiều khó khăn.

2.4.2.2. Công tác xử lý nợ xấu tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Công tác xử lý nợ xấu có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động quản lý nợ

xấu. Việc xử lý nợ xấu tốt có thể làm giảm con số nợ xấu đã phát sinh tại Sở giao dịch, góp

phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu.

a,



Những Chính sách đã thực hiện để xử lý nợ xấu:



Quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD được ban hành để điều chỉnh việc xử lý nợ xấu:

Trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, vào tháng 04/2009, Tổng giám

đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 106/QĐNHNT.CSTD quy định về quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Trong quyết định này có quy định

cụ thể: Khách hàng có nợ có vấn đề ngoài việc là khách hàng có nợ xấu theo quy định về

phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phòng rủi ro, khách hàng có nợ đã xử lý dự phòng rủi ro

chưa thu đang hạch toán ngoại bảng còn là những khách hàng chưa bị phân loại thành nợ

xấu nhưng có một hoặc các dấu hiệu rủi ro sau:

-



Hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ, dừng triển khai.

Gặp khó khăn trong đầu tư...

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối tài chính

Khách hàng không có thiện chí hợp tác.

Khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật bị khởi tố......

Tổ xử lý nợ xấu được thành lập để thực hiện công tác xử lý nợ xấu:

Theo quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD, những Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn

3% trong 2 quý liên tiếp hoặc nếu xét thấy cần thiết Chi nhánh phải thành lập Tổ xử lý nợ

xấu. Tổ xử lý nợ xấu tại Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh quyết định thành lập. Nhiệm vụ

của Tổ xử lý nợ xấu là chuyên trách quản lý và tham mưu cho lãnh đạo trong việc xử lý và

thu hồi nợ có vấn đề. Trên cơ sở đó, Tổ xử lý nợ xấu của Sở giao dịch Vietcombank được

thành lập trực thuộc sự quản lý của Giám đốc SGD. Tổ này chuyên trách trong việc xử lý nợ

xấu. Nhờ có sự hoạt động tích cực của Tổ xử lý nợ xấu mà công tác xử lý nợ xấu đối với cả

nợ xấu nội bảng và nợ đã được xử lý dự phòng rủi ro đã được thu hồi khá tốt.

b,



Thực trạng công tác thu hồi nợ xấu:

Kết quả thu hồi nợ xấu nội bảng:



Con số thu hồi nợ xấu nội bảng và ngoại bảng được thể hiện qua bảng dưới đây



40

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng

Bảng 2.9: Con số nợ xấu thu hồi được

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Tổng số nợ thu được

Trong đó

Số tiền thu hồi được từ nợ nội bảng



Năm 2010



Năm 2011



Năm 2012



222



305



572



176



223



426



Số tiền thu hồi được từ nợ ngoại bảng

46

82

146

(Nguồn: Báo cáo kết quả thu hồi nợ tại SGD Vietcombank 2010-2012)

Nhìn vào bảng kết quả trên cho thấy, SGD Vietcombank đã đạt được kết quả khá tốt

trong công tác thu hồi nợ xấu nội bảng. Trong năm 2011, Sở giao dịch đã tiến hành thu hồi

nợ xấu nội bảng với các con số thu hồi nợ nội bảng là 305 tỷ VND trong đó thu được từ

Công ty CP Container quốc tế là 105,8 tỷ VND. Đặc biệt, trong năm 2010 và 2011, Sở giao

dịch đã quyết liệt xử lý dứt điểm con số nợ xấu phát sinh từ năm 2010 do Công ty Cung ứng

dịch vụ hàng không là 24 tỷ VND, Công ty Chăn nuôi chế biến là 26,38 tỷ VND và Công ty

Hong Trang 30 tỷ VND... Trong vòng 03 năm từ năm 2010 đến hết năm 2012, Sở giao dịch

đã thu hồi được tổng số 1099 tỷ đồng nợ xấu nội bảng.

Với nỗ lực thu hồi nợ xấu như trên cùng với việc tăng trưởng dư nợ tốt đã giúp cho

Sở giao dịch giảm được tỷ lệ nợ xấu từ mức 8,7% năm 2010 xuống 2,86% năm 2012. Đây

thực sự là kết quả rất đáng khích lệ.

Kết quả thu hồi nợ xấu Ngoại bảng:

Mặc dù, công tác thu hồi nợ xấu ngoại bảng là công tác khó khăn. Tuy nhiên, nhìn

vào kết quả nợ xấu ngoại bảng mà Sở giao dịch đã thu hồi được có thể thấy SGD đã rất nỗ

lực trong công tác thu hồi nợ đã xử lý dự phòng rủi ro.

Trong năm 2010, SGD đã thu được 46 tỷ đồng nợ đã xử lý dự phòng rủi ro; năm

2011, SGD đã thu được 82 tỷ đồng; năm 2012, SGD đã thu được với số tiền khá lớn là 146

tỷ đồng. Tổng số trong 03 năm, Sở giao dịch thu hồi được 274 tỷ đồng nợ ngoại bảng.Với sự

nỗ lực không ngừng của tổ xử lý nợ xấu tại SGD và dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Giám

đốc, SGD đã đạt được kết quả tốt trong công tác thu hồi nợ xấu năm 2012. Với thành tích

này, Sở giao dịch đã được Hội sở chính tuyên dương về công tác xử lý nợ xấu cho năm

2012.

c, Thực trạng công tác xử lý rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro tại Sở giao dịch:

Kết quả trích lập dự phòng rủi ro tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:



41

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

×