Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.63 KB, 60 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng
Bảng 2.9: Con số nợ xấu thu hồi được
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng số nợ thu được
Trong đó
Số tiền thu hồi được từ nợ nội bảng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
222
305
572
176
223
426
Số tiền thu hồi được từ nợ ngoại bảng
46
82
146
(Nguồn: Báo cáo kết quả thu hồi nợ tại SGD Vietcombank 2010-2012)
Nhìn vào bảng kết quả trên cho thấy, SGD Vietcombank đã đạt được kết quả khá tốt
trong công tác thu hồi nợ xấu nội bảng. Trong năm 2011, Sở giao dịch đã tiến hành thu hồi
nợ xấu nội bảng với các con số thu hồi nợ nội bảng là 305 tỷ VND trong đó thu được từ
Công ty CP Container quốc tế là 105,8 tỷ VND. Đặc biệt, trong năm 2010 và 2011, Sở giao
dịch đã quyết liệt xử lý dứt điểm con số nợ xấu phát sinh từ năm 2010 do Công ty Cung ứng
dịch vụ hàng không là 24 tỷ VND, Công ty Chăn nuôi chế biến là 26,38 tỷ VND và Công ty
Hong Trang 30 tỷ VND... Trong vòng 03 năm từ năm 2010 đến hết năm 2012, Sở giao dịch
đã thu hồi được tổng số 1099 tỷ đồng nợ xấu nội bảng.
Với nỗ lực thu hồi nợ xấu như trên cùng với việc tăng trưởng dư nợ tốt đã giúp cho
Sở giao dịch giảm được tỷ lệ nợ xấu từ mức 8,7% năm 2010 xuống 2,86% năm 2012. Đây
thực sự là kết quả rất đáng khích lệ.
Kết quả thu hồi nợ xấu Ngoại bảng:
Mặc dù, công tác thu hồi nợ xấu ngoại bảng là công tác khó khăn. Tuy nhiên, nhìn
vào kết quả nợ xấu ngoại bảng mà Sở giao dịch đã thu hồi được có thể thấy SGD đã rất nỗ
lực trong công tác thu hồi nợ đã xử lý dự phòng rủi ro.
Trong năm 2010, SGD đã thu được 46 tỷ đồng nợ đã xử lý dự phòng rủi ro; năm
2011, SGD đã thu được 82 tỷ đồng; năm 2012, SGD đã thu được với số tiền khá lớn là 146
tỷ đồng. Tổng số trong 03 năm, Sở giao dịch thu hồi được 274 tỷ đồng nợ ngoại bảng.Với sự
nỗ lực không ngừng của tổ xử lý nợ xấu tại SGD và dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Giám
đốc, SGD đã đạt được kết quả tốt trong công tác thu hồi nợ xấu năm 2012. Với thành tích
này, Sở giao dịch đã được Hội sở chính tuyên dương về công tác xử lý nợ xấu cho năm
2012.
c, Thực trạng công tác xử lý rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro tại Sở giao dịch:
Kết quả trích lập dự phòng rủi ro tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
41
SV: Nguyễn Thị Chinh
Lớp:K45H2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng
Bảng 2.10: Tình hình trích lập Dự phòng rủi ro tại SGD
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1. Tổng dư nợ
6.732
9.751
11.598
2. Tổng số tiền trích lập DPRR
1.011
1.126,9
312,4
- Dự phòng chung
118
134,6
134,3
- Dư phòng cụ thể
893
992,3
178,1
(Nguồn: Báo cáo tình hình trích lập dự phòng tại Sở giao dịch năm 2010 - 2012)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, tổng số tiền SGD trích lập dự phòng rủi ro từ 2010
đến năm 2012 giảm mạnh. Nguyên nhân là do bắt đầu từ Quý II năm 2010, SGD thực hiện
việc phân loại nợ dựa vào xếp hạng tín dụng của khách hàng nên đã có một số khách hàng
không có nợ quá hạn nhưng mức xếp hạng lại được phân loại vào hạng nhóm 2 dẫn đến con
số trích lập dự phòng rủi ro cụ thể tăng lên. Tuy nhiên, do khoản vay đối với Công ty CP
container quốc tế và một số công ty thuộc nhóm đen khác đã được thu hồi nên đã góp phần
làm giảm mức DPRR.
Thực trạng công tác xử lý nợ xấu bằng quỹ Dự phòng rủi ro:
Có thể thấy những năm trước đây, số tiền từ quỹ dự phòng rủi ro được Sở giao dịch
sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng rất ít, cụ thể là: Trong năm 2010 và 2011 Sở giao dịch
không sử dụng dự phòng để xử lý khoản nợ xấu nào. Thực trạng của vấn đề này là do năm
2011 có một số khoản nợ xấu đủ điều kiện sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nhưng
SGD đã trình HSC quá lâu mà chưa được phê duyệt. Tuy nhiên đến năm 2012 thì ngoài các
biện pháp xử lý những khoản nợ xấu của SGD, Hội sở chính cũng đã phê duyệt cho SGD
được sử dụng quỹ DPRR để xử lý những khoản nợ xấu rất lớn của những đơn vị thuộc nhóm
đen như Công ty CP container quốc tế, Công ty CP An Phu, Công ty TNHH Hong Trang…
khiến tỷ lệ nợ xấu tại SGD giảm mạnh vì vậy mà số tiền mà SGD phải trích lập DPRR năm
2012 giảm đi đáng kể.
Nhận xét chung: Thông qua những số liệu và sự phân tích thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở
giao dịch Vietcombank những năm gần đây ta nhận thấy rằng công tác quản lý nợ xấu tại Sở
giao dịch đã bước đầu mang lại hiệu quả rất tích cực.
42
SV: Nguyễn Thị Chinh
Lớp:K45H2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng
CHƯƠNG 3. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN
LÝ NỢ XẤU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. ......Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
3.1.1. Những thành công mà Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
đã đạt được trong công tác quản lý nợ xấu
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động với những cơ hội và thách
thức nhưng với lợi thế là một Chi nhánh lớn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,
Sở giao dịch Vietcombank vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, có khối
lượng vốn huy động lớn, giữ vai trò cung ứng vốn cho toàn hệ thống Ngân hàng
Vietcombank để qua đó ngày càng khẳng định được vị thế “anh cả” trong đại gia đình
Vietcombank.
Công tác quản lý nợ xấu của Sở giao dịch cũng đã đạt được những kết quả khá tốt, cụ thể
như sau: SGD đã thành lập được Tổ xử lý nợ xấu, hoạt động tách biệt khỏi các Phòng tín
dụng. Tổ xử lý nợ xấu chỉ tập chung vào công tác thu hồi nợ, không thực hiện cấp tín dụng
nên đảm bảo được hiệu quả tốt hơn trước. Đồng thời SGD cũng thường xuyên tổ chức kiểm
tra, đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng để qua đó thực hiện cho vay theo đúng định
hướng của HSC là theo xếp hạng tín dụng của đơn vị nhằm hạn chế những khoản nợ xấu
mới phát sinh.
Nếu như tổng nợ xấu vào năm 2010 là 585 tỷ đồng năm 2011 là 905 tỷ đồng thì đến
hết năm 2012 tổng nợ xấu đã giảm chỉ còn 332 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm khá mạnh qua
các năm: Từ con số tỷ lệ nợ cao là 8,7% năm 2010, 9,28% năm 2011 đã giảm xuống con số
2,86% vào năm 2012.
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
3.1.2.1. Những mặt còn tồn tại
-
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng chưa hoàn thiện:
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng còn thể hiện nhiều điểm chưa phù hợp, cụ thể là đối
với những khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của Chi nhánh, không phải trình lên Hội sở
chính, bộ phận tiếp xúc khách hàng tại Chi nhánh đảm nhiệm từ việc tiếp nhận hồ sơ cấp tín
dụng và tự thẩm định cấp tín dụng nên sẽ không tránh khỏi sự thiếu khách quan trong quá
trình quyết định cấp tín dụng, tiềm ẩn những rủi ro xảy ra đối với các khoản cấp tín dụng.
Việc thẩm định rủi ro tại Phòng quản lý rủi ro tại Hội sở chính được thực hiện theo hình
thức tái thẩm định. Hầu hết việc thẩm định được thực hiện trên cơ sở những hồ sơ đề xuất
của Chi nhánh đưa lên, những cán bộ của Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại HSC thiếu sự tiếp
xúc trực tiếp với hoạt động kinh doanh của khách hàng nên việc thẩm định rủi ro thực sự
chưa mang lại hiệu quả cao.
43
SV: Nguyễn Thị Chinh
Lớp:K45H2
Khóa luận tốt nghiệp
-
GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng
Thiếu công tác thẩm định rủi ro trong quá trình cấp tín dụng:
Từ mô hình quản lý rủi ro tín dụng được đưa ra chưa hoàn thiện dẫn đến quy trình
cấp tín dụng đối với doanh nghiệp đang thiếu khâu thẩm định rủi ro tín dụng độc lập đối với
các khoản vay tại Chi nhánh, chỉ có một số các Công ty mà mức giới hạn tín dụng thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Hội sở chính thì Chi nhánh mới trình lên HSC, còn đối với các
khách hàng còn lại chi nhánh tự quyết định việc cấp tín dụng mà không có bộ phận thẩm
định rủi ro độc lập. Đây là một kẽ hở lớn dễ dẫn đến rủi ro tín dụng phát sinh, sẽ làm phát
sinh nợ xấu.
-
Công tác theo dõi, giám sát khoản vay, kiểm tra sử dụng vốn vay chưa đạt hiệu quả cao:
Công ty tác theo dõi, giám sát khoản vay còn mang nặng tính hình thức, đối phó. Cán
bộ tín dụng thực hiện việc theo dõi, giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay chưa bám sát tình
hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mà chỉ tiến hành kiểm tra mang tính
hời hợt, chưa có sự đối chiếu sổ sách kế toán của khách hàng …Vì vậy, dẫn đến nội dung
trên biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay hoặc các báo cáo trình lên cấp trên không phản ánh
được những điểm đáng lưu ý về tình hình kinh doanh của khách hàng mà đó có thể là
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
-
Chất lượng công tác thẩm định tài sản thế chấp chưa cao:
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và SGD nói riêng đã
có quy định về nhận tài sản thế chấp nhưng quy định này chủ yếu đề cập đến nội dung về tỷ
lệ tài sản bảo đảm, chưa có quy trình nghiệp vụ cụ thể cũng như các tiêu chí trong việc định
giá sản thế chấp. Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cho công tác định giá tài sản thế
chấp, nguồn thông tin để khai thác, phục vụ cho công tác thẩm định tài sản còn hạn chế. Vì
vậy, đưa đến một thực trạng là, công tác thẩm định tài sản để nhận làm tài sản thế chấp tại sở
giao dịch chưa có quy chuẩn, chất lượng thẩm định chưa cao.
-
Quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR đang được áp dụng chưa phù hợp.
Theo quy trình phân loại nợ hiện hành thì phân loại nhóm nợ dựa hoàn toàn vào mức
xếp hạng của khách hàng, không dựa vào thời gian thực tế của khoản nợ. Đây thực sự còn là
một bất cập đối với việc phân loại nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói
chung và của Sở giao dịch nói riêng. Như chúng ta đã biết mỗi mỗi nhóm nợ có tỷ lệ trích
lập dự phòng cụ thể khác nhau dẫn đến số tiền trích lập dự phòng rủi ro khác nhau. Với quy
trình phân loại nợ hiện nay thì sẽ xảy ra trường hợp có những khoản nợ đã quá hạn trên 10
ngày (nghĩa là được phân vào nhóm 2 theo quy định trước đây) thì hiện nay nếu như nếu
mức xếp hạng được phân vào nhóm 1 thì đương nhiên khoản nợ vẫn ở nhóm 1 và tỷ lệ trích
lập dự phòng rủi ro cụ thể là 0%. Việc quá hạn này chỉ được đánh giá vào phần lịch sử nợ
quá hạn khi đến kỳ chấm điểm xếp hạng tín dụng tiếp theo. Đây là một vấn đề còn chưa phù
hợp khi đánh giá các khoản nợ, ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
44
SV: Nguyễn Thị Chinh
Lớp:K45H2