1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

- Thực hiện thật tốt và quyết liệt để xử lý tối đa các khoản nợ xấu đã phát sinh:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.63 KB, 60 trang )


Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



thành tựu, nỗ lực cụ thể trong việc xử lý nợ xấu khi những nỗ lực đó đưa lại kết quả trong

thực tế.

-



Thực hiện hiệu quả hơn việc xử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu và công

tác xoá nợ tại Sở giao dịch:

Hiện tại, công tác sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu và công tác

xoá nợ đối với những khoản nợ đủ điều kiện xoá nợ theo quy định còn rất chậm trễ. Nguyên

nhân bắt nguồn từ nhiều lý do trong đó lý do là sự phê duyệt chậm trễ của Hội sở chính

Ngân hàng Vietcombank và của NHNN. Có những khoản nợ nội bảng đủ điều kiện dùng

quỹ dự phòng rủi ro để xử lý hoặc có những khoản nợ ngoại bảng đủ điều kiện xoá nợ

nhưng khi Sở giao dịch Vietcombank Nam trình lên Hội sở chính và Ngân hàng Nhà nước

để trình xin xoá nợ hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu thì công tác phê duyệt

lại quá chậm trễ. Việc này ảnh hưởng lớn đến tiến động xử lý nợ xấu của Sở giao dịch. Sở

giao dịch Vietcombank nên có kiến nghị với các cấp để đẩy mạnh công tác nêu trên.



-



Đẩy mạnh công tác bán nợ đối với những khoản nợ đã được xử lý DPRR tín dụng.

Bằng việc tham gia thị trường mua bán nợ, Sở giao dịch có thể mua bán nợ kể cả

các khoản nợ còn trong nội bảng với mục đích muốn thay đổi có cấu danh mục đầu tư

cho phù hợp với tình hình thị trường. Ngoài ra, việc bán những khoản nợ đã được xử lý

dự phòng rủi ro là một biện pháp hữu hiệu để Sở giao dịch có thể thực hiện thu hồi được

một phần của các khoản nợ vốn đã được xử lý bằng quỹ dự phòng.

Tuy nhiên, giải pháp bán những khoản nợ nêu trên của Sở giao dịch hiện nay gặp

phải khá nhiều khó khăn. Thứ nhất là do thị trường mua bán nợ ở Việt Nam còn chưa phát

triển, gần như mới ở giai đoạn sơ khai. Đối tượng mua nợ còn rất ít. Chỉ có một công ty mua

bán nợ của Bộ tài chính là Công ty DATC hiện nay thực hiện việc mua nợ còn các đối tượng

khác thì rất ít trên thị trường. Chính vì sự độc quyền này nên khiến cho các Tổ chức tín dụng

thường chịu nhiều thiệt thòi trong việc bán nợ cho Công ty DATC. Thứ hai, bản chất các

khoản nợ đang hạch toán ngoại bảng của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là

những khoản nợ đã được xử lý hết tài sản bảo đảm, những đối tượng thu nợ còn giữ liên lạc

với Ngân hàng còn rất ít, hầu hết là các khoản nợ đã đủ tiêu chuẩn trình xoá nợ hoặc các

khoản nợ chưa đủ tiêu chuẩn xoá nợ do không có tuyên bố phá sản, giải thể của các cấp có

thẩm quyền nên khi đặt vấn đề bán nợ là khá khó khăn. Mặc dù việc bán nợ có nhiều khó

khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Vì vậy, bán nợ cũng là một trong những

giải pháp tốt giúp SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giải quyết các khoản nợ.

3.4. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

3.4.1. Kiến nghị với Chính Phủ

Để hoạt động của Ngân hàng thương mại được hiệu quả hơn và các giải pháp nêu

trên phát huy tác dụng, cần có sự hỗ trợ từ rất lớn từ Chính Phủ Việt Nam:

Thứ nhất, Chỉnh phủ cần tạo lập được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo điều



55

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và Ngân hàng. Ngoài việc tạo hành lang

pháp lý có tính thống nhất cao, Chính phủ cần có chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và

các Chính sách khác phù hợp cho hoạt động của doanh nghiệp và hệ thống Ngân hàng.

Chính Phủ cần cho các NHTM tăng vốn điều lệ cho phù hợp với quy mô hoạt động kinh

doanh.

Thứ hai, cần có biện pháp hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, tháo gỡ

vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước: Hiện nay, vấn đề thiếu vốn của các doanh nghiệp Nhà

nước là vấn đề đang tồn tại. Mặt khác, Chính Phủ nên rà soát các doanh nghiệp để tìm ra các

doanh nghiệp Nhà nước đang khó khăn trong hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp giải

quyết kịp thời, các biện pháp đưa ra như sát nhập, cơ chế mua bán doanh nghiệp...

Thứ ba, Chính Phủ nên rà soát để thay đổi chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn

về vấn đề quy định tài sản thế chấp là bất động sản. Cụ thể là, theo quy định hiện tại thì đối

với đất mà doanh nghiệp thuê của Nhà nước nhiều năm nhưng phương thức trả tiền hàng

năm thì sẽ không được mang đất đó để thế chấp Ngân hàng vì không thể đăng ký giao dịch

bảo đảm được. Tuy nhiên, trên thực tế thì đất thuê trả tiền một lần chỉ có ở cơ chế những

năm trước đây. Những năm gần đây, các doanh nghiệp hầu hết chỉ được Nhà nước cho thuê

đất trả tiền hàng năm nên dẫn đến một thực tế là hầu hết các lô đất mà doanh nghiệp được

thuê trong những năm gần đây để xây dựng nhà máy sản xuất không được thế chấp để vay

vốn. Đây là một khó khăn đối với Ngân hàng trong việc yêu cầu tài sản bảo đảm từ doanh

nghiệp.

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần có sự điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ để tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động của các NHTM cũng như các doanh nghiệp từ đó thúc đẩy kinh tế

phát triển.

Để các NHTM có cơ sở áp dụng việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín

dụng theo hướng kết hợp thực tế tình trạng khoản nợ với việc đánh giá tình hình khách hàng,

NHNN nên sớm ban hành quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với

những khoản nợ của Tổ chức tín dụng. Nghiên cứu để ban hành quy định lới lỏng hơn trong

vấn đề xoá nợ, miễn giảm lãi đối với các khoản nợ đã được xử lý dự phòng rủi ro tín dụng

và đang được hạch toán ngoại bảng tại các NHTM. Hiện tại, quy định về điều kiện các Công

ty được miễn giảm lãi và điều kiện xoá nợ quá chặt chẽ trong đó có điều kiện là khoản nợ đã

được hạch toán ngoại bảng đủ 5 năm và đã có tuyên bố giải thể, phá sản của cơ quan có

thẩm quyền. Trên thực tế, có những khoản nợ đã được hạch toán ngoại bảng trên 5 năm,

NHTM đã nhiều lần có công văn hỏi các cơ quan chức năng để xác định Công ty còn tồn tại

hay không nhưng không một cơ quan nào thấy có sự tồn tại của doanh nghiệp nên không trả

lời nhưng theo quy định hiện hành thì không thể trình xoá nợ nên NHTM cứ phải “đắp

chiếu” để đấy, không có hướng giải quyết. Ngoài ra, có những khoản nợ đủ điều kiện xoá



56

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



nợ, các NHTM đã trình lên Ngân hàng Nhà nước quá lâu để xin xoá nợ nhưng kết quả là cứ

phải chờ đợi mà chưa có phản hồi. Vì vậy, NHNN nên ban hành thời gian và quy trình cụ

thể trong việc giải quyết hồ sơ xoá nợ, tạo điều kiện cho hoạt động của NHTM.

NHNN nên tăng tính chủ động trong hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

thuộc Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC với mục đích

để hỗ trợ các NHTM trong việc đánh giá khách hàng và nắm bắt thông tin về tình trạng

khoản nợ của khách hàng ở các NHTM khác. Hiện nay, các NHTM khi đánh giá khách hàng

có dựa vào một nguồn tin được hỏi từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Tuy nhiên, có một

tồn tại là phương thức mà CIC lấy nguồn báo cáo tài chính để phân tích lại lấy từ chính

NHTM trên cơ sở yêu cầu NHTM cung cấp miễn phí rồi phân tích bản báo cáo tài chính đó

để lấy tin trả lời lại cho Ngân hàng. Như vậy, sẽ làm giảm tính khách quan trong vấn đề tìm

hiểu về doanh nghiệp của NHTM. Trên thực tế, có nhiều nguồn mà CIC có thể khai thác

thông tin về báo cáo tài chính của khách hàng như là cơ quan thuế. Bởi vì có như vậy, trên

cơ cở các nguồn thông tin khác nhau sẽ đưa lại cái nhìn chính xác hơn về tình hình hoạt

động thực tế của doanh nghiệp.

3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Để Sở giao dịch có thể hoàn thiện được các giải pháp trong công tác quản lý nợ xấu đã nêu ở

phần trên, cần sự hỗ trợ rất lớn của Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Vì vậy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam cần hoàn thiện những chính sách sau:

-



Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng



-



rủi ro tín dụng.

Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại



-



thương Việt Nam.

Chú trọng hơn trong công tác xử lý hồ sơ thẩm định tín dụng cũng như các hồ sơ xin xoá nợ

và xin xử dụng quỹ DPRR tín dụng để xử lý nợ xấu từ các Chi nhánh trình lên.



57

SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng

`PHỤ LỤC



Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA SỞ GIAO

DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012

Nhằm mục đích thu thập thông tin, ý kiến đóng góp khách quan từ phía khách hàng

và nhân viên Ngân hàng, trên cơ sở đó có thể có được những kết quả nghiên cứu hữu ích

phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nợ xấu của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam.

Thông tin mà Ông/Bà cũng cấp sẽ giúp cho đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn

thiện hơn. Vì vậy rất mong nhận được sự giúp đỡ của Ông/Bà thông qua việc trả lời các câu

hỏi trong phiếu điều tra.

Cảm ơn vì sự hợp tác.

Họ và tên:

Chức vụ:

(Khoanh tròn vào đáp án lựa chọn)

STT

Câu 1



Nội dung câu hỏi điều tra

Công tác quản lý nợ xấu của Sở giao dịch Vietcombank những năm gần đây có đạt

mục tiêu đề ra không?

A - Đạt mục tiêu

B - Không đạt mục tiêu

C - Vượt mục tiêu



Câu 2



Dư nợ cho vay của Sở giao dịch Vietcombank những năm gần đây ở mức độ nào?

A - Cao

B - Bình thường

C - Thấp



Câu 3



Tỷ lệ nợ xấu của Sở giao dịch Vietcombank những năm gần đây ở mức độ nào?

A - Cao

B - Bình thường

C - Thấp



Câu 4



Nguyên nhân chính dẫn tới xuất hiện những khoản nợ xấu tại Sở giao dịch?

A - Quy trình nghiệp vụ và năng lực của các cán bộ ngân hàng còn hạn chế

B - Khâu quản lý, thanh tra giám sát còn chưa tốt

C - Do năng lực kinh doanh của các chủ thể vay vốn yếu kém



Câu 5



Những khoản nợ xấu tập trung chủ yếu ở nhóm Khách hàng nào?



SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



A - Doanh nghiệp lớn

B - Doanh nghiệp vừa và nhỏ



Câu 6



C - Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh

Khi các khoản vay của khách hàng đang có nguy cơ lên nhóm, cán bộ Ngân hàng có

thường xuyên nhắc nhở, theo dõi, kiểm tra giám sát khoản vay này hay không?

A - Thường xuyên

B - Bình thường

C - Không thường xuyên



Câu 7



Công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng đối với các khoản vay là tốt hay chưa?

A - Tốt

B - Bình thường

C - Chưa tốt



Câu 8



Quy trình tín dụng tại Sở giao dịch đã hợp lý hay chưa?

A - Hợp lý



Câu 9



B - Chưa hợp lý

Có nên thành lập riêng một bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo độc lập tại SGD hay

không?

A - Có

B - Không



Câu 10



Biện pháp nào để giải quyết và phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh tại SGD?

A - Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy trình nghiệp vụ tín dụng

B - Đấy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các khoản nợ sắp lên nhóm đồng thời sớm

thu hồi và xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh.

C - Cả A & B



SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS.Vũ Xuân Dũng



Phụ lục 2

CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA



Câu 1: Ông/Bà có những đánh giá, nhận xét như thế nào về tình trạng nợ xấu cũng như công

tác quản lý nợ xấu của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong ba

năm 2010-2011 ?

Câu 2: Theo Ông/Bà thì nguyên nhân chính nào khiến cho tỷ lệ nợ xấu của Sở giao dịch

Vietcombank tăng cao trong những năm gần đây?

Câu 3: Sở giao dịch Vietcombank đã có những biện pháp như thế nào để kiểm soát và hạn

chế những khoản nợ xấu gia tăng? Những mặt tích cực và điểm hạn chế của những biện

pháp đó?

Câu 4: Theo Ông/Bà thì trong thời gian tới Sở giao dịch Vietcombank cần có những giải

pháp, hướng đi nào để thực hiện tốt công tác quản lý nợ xấu?



SV: Nguyễn Thị Chinh



Lớp:K45H2



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

×