Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.21 KB, 41 trang )
cần đạt tới của hoạt động kinh doanh. HQKD được thể hiện ở mối quan hệ giữa mục
tiêu và phương tiện tổ chức quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
Hiệu quả kinh doanh theo khái niệm rộng là một phạm trù kinh tế phản ánh
những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Như vậy
cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa "kết quả" và "hiệu quả".
•
Khái niệm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu,
hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định
với chi phí tối thiểu. Tức là tăng hệ số tỉ lệ giữa kết quả đạt được từ kinh doanh và chi
phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.
Hay nói cách khác, nâng cao HQKD được hiểu là làm cho các chỉ tiêu đo lường
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên thường xuyên và mức độ đạt được các
mục tiêu định tính theo hướng tích cực.
1.2 Một số vấn đề lý thuyết về thẻ tích điểm và nâng cao hiệu quả kinh
doanh thẻ tích điểm
1.2.1 Một số nét khái quát về thẻ tích điểm loyalty card
•
Đặc điểm của thẻ tích điểm loyalty card:
Cũng giống như các loại thẻ nhựa thông thường khác, thẻ tích điểm có những
đặc điểm cấu tạo như sau:
+Đặc điểm chung:
Chất liệu: Plastic
Kích cỡ tiêu chuẩn: 5.5cm*8.5cm
Các thông tin cần có trên thẻ: Nhãn hiệu thương mại của thẻ, số hiệu của thẻ,
số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực.
+Các thông tin chi tiết ở mặt trước và sau của thẻ:
Mặt trước của thẻ
6
6
-Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế
-Loại thẻ
-Tên tổ chức ngân hàng phát hành thẻ
-Biểu tượng của thẻ
-Số thẻ
-Ngày hiệu lực của thẻ
- Họ và tên chủ thẻ
- Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành
Mặt sau của thẻ
- Giải từ tính
- Băng chữ ký
• Phân loại:
Hiện nay trên thị trường thẻ xuất hiện thêm một số loại thẻ mới kết hợp nhiều
tính năng trong 1chiếc thẻ, trong đó tích hợp đầy đủ những đặc điểm của thẻ loyalty
card như: Thẻ thành viên (MemberShip Card), thẻ tích hợp Prepaid & Loyalty Card,…
gọi chung là các loại thẻ khách hàng thân thiết.
-Thẻ thành viên(MemberShip Card): Là loại thẻ do doanh nghiệp phát hành cho
phép khách hàng nạp trước môt khoản tiền và dùng để thanh toán khi sử dụng sản
phẩm/dịch vụ.
Để khuyến khích khách hàng, Doanh nghiệp thường thưởng thêm khi khách
hàng nạp tiền vào thẻ (top-up). Ví dụ: khách hàng được tặng thưởng 10% tổng số tiền
mỗi lần top-up.
Khách hàng có thể nạp thêm tiền vào thẻ nhiều lần.
-Thẻ tích hợp Prepaid & Loyalty Card: Là loại thẻ tích hợp đầy đủ những đặc
điểm của thẻ Loyalty tích lũy điểm và thẻ trả trước.
Thẻ có thể được sử dùng nhiều lần. Khách hàng nạp tiền trước vào thẻ. Sau đó,
dùng thẻ để thanh toán khi mua hàng. Sau mỗi lần nạp thêm (top-up), khách hàng được
tặng x% tổng số tiền nạp, tích luỹ điểm thưởng sau mỗi lần giao dịch mua hàng và có thể
thanh toán bằng điểm tích luỹ hoặc dùng điểm để đổi lấy sản phẩm, quà tặng...
•
Chức năng và lợi ích
7
7
-Giúp tăng sức mua của khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
-Gia tăng bán hàng cho khách hàng mới và khách hàng hiện tại nhờ khách hàng
mua hàng nhiều lần.
-Củng cố, giữ vững vị trí dẫn đầu hay xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị
trường bán lẻ.
-Tăng cường lợi thế cạnh tranh trong tương lai so với các đối thủ cạnh tranh.
-Cải thiện lợi nhuận của Doanh nghiệp thông qua giải pháp phân tích CRM
(Customer Relationship Management).
-Luôn thấu hiểu và có thể tác động đến thói quen mua sắm của khách hàng.
-Tiếp xúc và tiếp cận các khách hàng đã được phân khúc phù hợp với các chiến
dịch tiếp thị khác nhau.
1.2.2 Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh
1.2.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Bản chất của hiệu quả kinh doanh là phản ánh tình hình sử dụng các nguồn lực
của doanh nghiệp để đạt mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu thể hiện ở những kỳ vọng cần phải đạt được hay kết quả trên thực tế đã đạt
tới của quá trình kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Phương tiện là các nguồn
lực và cách thức sử dụng các nguồn lực đó được thể hiện dưới hình thái giá trị hay chính là
các chi phí cho quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ nhằm đạt mục tiêu.
Mục tiêu trong kinh doanh có nhiều loại như mục tiêu kinh tế và xã hội, mục
tiêu trong ngắn hạn và dài hạn, mục tiêu số lượng và chất lượng, mục tiêu về quy mô
và cơ cấu, mục tiêu duy trì và đổi mới phát triển, các mục tiêu tăng trưởng,...Mục tiêu
phản ánh các lợi ích đạt được từ hoạt động kinh doanh, trong kinh tế nó bao hàm cả lợi
ích trực tiếp và gián tiếp, lợi ích thực và ẩn.
Công thức chung biểu hiện hiệu quả kinh doanh:
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh doanh
K: Kết quả đạt được
C: Chi phí sử dụng nguồn lực
1.2.2.2 Các trường hợp hiệu quả kinh doanh
8
8
Trong thực tế, hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các
trường hợp sau:
-
Kết quả tăng, chi phí giảm
-
Kết quả không đổi, chi phí giảm
-
Kết quả tăng, chi phí tăng
-
Kết quả tăng, chi phí không đổi
1.2.2.3 Phân loại của hiệu quả kinh doanh.
a, Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, là một bộ phận quan trọng, cơ bản nhất của hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả
kinh tế được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Hiệu quả kinh tế được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với thu
nhập mang lại trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ đối với một dịch vụ
kinh doanh hoặc tổng thể các dịch vụ kinh doanh trong một thời gian nhất định. Hiệu
quả kinh tế có tính chất trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng.
Theo các nhà kinh tế học hiện đại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh
trình độ và chất lượng sản xuất kinh doanh được xác định bằng tương quan giữa kết
quả thu được và chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cần phải được xem xét một cách
toàn diện về cả mặt định tính và định lượng.
Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh ở trình độ và năng lực quản lý sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp với toàn xã hội.
Về định lượng: Hiệu quả kinh tế của một tổ chức kinh doanh được đo bằng hiệu
số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí càng lớn
thì HQKD càng cao và ngược lại.
Hiệu quả xã hội phản ánh kết quả đạt được theo mục tiêu hay chính sách xã hội
so với các chi phí nguồn lực bỏ ra nhằm đạt mục tiêu đó.theo đó, hiệu quả xã hội là lợi
ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh tế mang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho đời
sống xã hội được thể hiện ở mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế
9
9