1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH SẢN PHẨM THẺ TÍCH ĐIỂM (LOYALTY CARD) CỦA MK SMART TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.21 KB, 41 trang )


3.1.2 Mục tiêu của của MK Smart trong 3 năm tới (2013-2015)

Là một Công ty hàng đầu Việt Nam mang tầm vóc quốc tế về các sản phẩm và

giải pháp thẻ ngân hàng, thẻ viễn thông và các loại thẻ thông minh khác, MK Smart tự

hào luôn giữ vững vị thế và phát triển không ngừng vươn xa hơn nữa trên thị trường

thế giới. Bằng những nỗ lực cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu và làm chủ các công nghệ

hàng đầu, lại được chứng nhận bởi các tổ chức thanh toán MasterCard và Visa cho quy

trình sản xuất thẻ EMV và S.A.S cho quy trình sản xuất SIM điện thoại, MK Smart

luôn cung cấp các sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế chất lượng cao, mẫu mã đa dạng phong

phú, đáp ứng được tất cả yêu cầu của những thị trường quốc tế.

Tiếp sau những thành công vang dội trong ngành sản xuất thẻ khi đoạt giải

Phần mềm ưu việt và xếp hạng 4 sao Sao Khuê cho sản phẩm Giải pháp xác thực bằng

dấu vân tay trên thẻ thông minh – Matching on Card (MoC), việc liên tiếp lọt vào các

top 10 và top 15 trong bảng xếp hạng Nilson cho thấy MK Smart đã khẳng định được

vị thế của mình trong ngành công nghiệp thẻ thông minh thế giới.

Với cam kết mang lại “Giá trị cao nhất, Tốc độ nhanh nhất và chất lượng tốt

nhất” cho khách hàng,trong 3 năm tới(2013-2015) bên cạnh các mục tiêu về lợi nhuận,

mục tiêu chính của MK Smart là mở rộng hơn nữa không chỉ thị phần trong nước mà

còn xuất khẩu tới nhiều thị trường ngoài nước.

3.1.3 Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm thẻ

tích điểm (loyalty card) của MK Smart trên thị trường Hà Nội

Từ việc phân tích kết quả điều tra, thống kê để tìm ra các mặt tiêu cực cũng như

hạn chế, định hướng được cách khắc phục hạn chế, cho thấy loyalty card là sản phẩm

rất tiềm năng bởi sự hiện đại trong công nghệ và ứng dụng hiệu quả của nó trong

nghiệp vụ bán hàng. Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có nhiều lợi thế

để phát triển và mở rộng hơn nữa hình thức thương mại điên tử hiện đại. Do đó, Định

hướng của MK Smart trong tương lai đối với sản phẩm TTĐ là tiếp tục sản xuất và

cung cấp các giải pháp phát hành thẻ có nhiều thuận lợi mới, hướng đến nhiều đối

tượng khách hàng khác nhau. Phấn đấu đưa Hà Nội thành thị trường trọng điểm về sản

31



31



phẩm TTĐ, góp phần xây dựng TTĐ là một trong những sản phẩm mũi nhọn mang lại

hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, MK Smart nỗ lực hoàn thiện các Sản phẩm – Giải pháp cung

cấp ra thị trường, kết hợp với các công ty thành viên như EZ Solutions, Vinapay để

cung cấp các giải pháp toàn diện với sự kết hợp giữa các sản phẩm phần cứng như

máy in thẻ cùng các phần mềm quản lý toàn diện, ứng dụng cho trường học, doanh

nghiệp bán lẻ.

Ngoài ra, MK Smart cũng ký thêm hợp đồng bảo trì với nhiều đối tác ngân

hàng. Đây chính là minh chứng rõ nét nhất của văn hóa MK trong việc xây dựng mối

quan hệ bền vững với các khách hàng – đối tác.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm thẻ tích điểm

(loyalty card) của MK Smart trên thị trường Hà Nội

Dựa vào khảo sát thực trạng diễn ra, phân tích mô hình xây dựng, các kết luận

liên quan và lý thuyết đã học, một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả

kinh doanh sản phẩm thẻ tích điểm bao gồm:

Thứ nhất: nâng cao hơn nữa trình độ nguồn nhân lực: nhân lực là yếu tố quan

trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả

kinh doanh trước hết cần nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Theo đó, công ty cần xây

dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực một cách khoa học, hợp lý, đúng đối tượng

và gắn với mục tiêu.

Thứ hai: sự đột phá về giá: giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và

quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Hiệu quả kinh doanh của công

ty là yếu tố quan trọng để thắng lợi trong cạnh tranh. Do đó, công ty cần tạo ra sự đột

phá về giá cả sao cho sản phẩm bán ra vừa thu hút được khách hàng, khả năng cạnh

tranh cao mà lợi nhuận không bị giảm sút.

Thứ ba: giải bài toán chi phí: MK Smart là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất

thẻ thông minh, luôn dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ. Tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu

hóa chi phí là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Với sản lượng tiêu thụ khả

quan như vậy, các nhà quản lý của MK Smart cần nghiên cứu đưa ra phương pháp

giúp tối thiểu hóa chi phí trong sản xuất và tiêu thụ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho sản

phẩm như: xây dựng chiến lược hợp lý, tận dụng tối đa nguồn nhân lực, huy động sự sáng

32



32



tạo, tối thiểu hóa chi phí đầu vào, đánh giá lại mục tiêu, vị trí, nhu cầu, chiến lược của

doanh nghiệp để hoạch định ngân sách và lựa chọn hình thức marketing thích hợp.…

Thứ tư: tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường: hiện nay chúng ta

đang trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cho nên sự cạnh tranh không chỉ

diễn ra trong phạm vi một quốc gia, tiến tới chúng ta còn tham gia vào thương mạ hóa

khu vực. Do đó, để tồn tại và phát triển, MK Smart phải không ngừng tăng cường đẩy

mạnh công tác nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước. Trước hết phải giữ vững

thị trường ngoài nước, sau đó hướng tới thị trường nội địa, tạo ra mối quan hệ mật

thiết với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, tạo sự ổn định trong khâu sản xuất với

mỗi thị trường. Công ty cần đưa ra các chính sách giá cả, phân phối sao cho phù hợp

dể thức đẩy tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thứ năm: Hoàn thiện chính sách sản phẩm: Trong điều kiện nhu cầu thị trường

rất đa dạng và thường xuyên biến động, tiến bộ khoa học công nghệ phát triển mạnh

mẽ, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động, nghĩa là hải lien

tục hoàn thiện và đổi mới. Đây la một trong những điều kiện đảm bảo doanh ghiệp

thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển.

Thứ sáu: nâng cao chất lượng sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường, chất

lượng sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh, giá cả của sản

phẩm và tốc độ tiêu thụ của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu

định tính, nên nó phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Để duy trì và

đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, công ty phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm,

đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

3.3 Một số kiến nghị với công ty nhằm thực hiện các biện pháp nâng cao

hiệu quả kinh doanh sản phẩm TTĐ

Quan tâm và thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán

bộ, trước mắt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý điều hành công ty. Đồng thời có kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, quản lý, giỏi về nghiệp vụ kinh

doanh, thực sự năng động sáng tạo, có kỹ năng quản trị điều hành công ty hoạt động.

Đưa ra kế hoạch kinh doanh khả thi để huy động , thu hút vốn từ mọi thành

phần kinh tế nhằm đầu tư và phát triển hơn nữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật



33



33



công nghệ phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Phát huy tối đa nội lực sẵn có

gắn với mở rộng bên ngoài để tăng sức mạnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường kinh doanh, khai thác mảng thị

trường TTĐ theo nhu cầu thị trường, theo thế mạnh của công ty mình.

Phát huy tinh thần làm chủ tập thể của người lao động đối với doanh nghiệp và

tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong nội bộ công ty, tin tưởng vào

sự lãnh đạo, điều hành cuar hội đồng quản trị và của ban giám đốc.

3.4 Một số kiến nghị với nhà nước về vân đề kinh doanh sản phẩm TTĐ

Tuy giải pháp được đưa ra nhưng đặt tình hình hoạt động kinh doanh của công

ty vào bối cảnh kinh tế của nước ta hiện nay, để nâng cao được hiệu quả kinh doanh

như định hướng của công ty không phải là điều dễ dàng thực hiện. Do vậy, để thực

hiện được các giải pháp nêu trên, bên cạnh nội lực của mình, MK Smart cần sự hỗ trợ

đến từ phía nhà nước như:

Bên cạnh việc bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô, nhà nước cần có những

hành động kịp thời nhằm khắc phục biểu hiện đình trệ của sản xuất trong nước, hộ trợ

để các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn. Bộ Tài chính cần nhanh

chóng đề xuất các gói “miễn, giảm, giãn thuế”, giúp doanh nghiệp vượt qua thời kì

khó khăn của nền kinh tế hiện nay.

Bộ Công Thương cần phối hợp với các bộ ngành, tập trung tháo gỡ khó khăn

cho doanh, bảo đảm duy trì nguồn nguyên liệu, thúc đẩy các biện pháp để đầu vào của

hàng hóa không bị đẩy giá lên cao. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại các

thị trường truyền thống cũng như tăng cường tìm kiếm các thị trường mới. Trong đó,

đặc biệt tập trung vào việc tìm hiểu thông tin, tăng cường xúc tiến thương mại. Mặt

khác, xem xét xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế để hạn

chế nhập khẩu các sản phẩm thẻ kém chất lượng, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước

của các doanh nghiệp.

3.5 Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu

Việc nghiên cứu còn gặp nhiều hạn chế, do vậy vẫn còn những vấn đề chưa thu

thập, xử lý được cần tiếp tục nghiên cứu tiếp như sau:



34



34



Vấn đề 1: Tìm hiểu thêm về những đối thủ cạnh tranh của công ty trên địa bàn

Hà Nội và thị phần của các doanh nghiệp đó để làm căn cứ cho việc xây dựng chiến

lược kinh doanh của sản phẩm TTĐ trong thời gian tới.

Vấn đề 2: Khảo sát cụ thể thị trường về nhu cầu của các nhà bán lẻ vừa và nhỏ

trên địa bàn Hà Nội đối với việc sử dụng TTĐ cho nghiệp vụ bán hàng trong tương lai.

Từ đó đánh giá tổng quan tiềm năng của bộ phận thị trường này.

Vấn đề 3: Tìm hiểu sự tác động của yếu tố thuộc môi trường vĩ mô lên doanh

nghiệp như: kinh tế, chính trị, chủ trưng chính phủ trong trời giai tới... để từ đó đưa ra

các giải pháp thích hợp nhằm khắc phục hạn chế và vẫn đảm bảo được mục tiêu .



35



35



DANH MỤC BẢNG BIỂU



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



HQKD: hiệu quả kinh doanh

NSLD: Năng suất lao động

TTĐ: thẻ tích điểm

TTM: Thẻ thông minh



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Ngô Xuân Bình(2006), Đề cương bài giảng Kinh tế thương mại đại cương, Đại



học Thương Mại, Hà Nội.

2. Bộ môn Kinh tế thương mại(2005), Bài giảng Kinh tế thương mại đại cương, Đại học



Thương Mại, Hà Nội.

3.



Bộ môn Kinh tế thương mại, Bài giảng Kinh tế thương mại Việt Nam, Đại học

Thương Mại, Hà Nội.



4. Báo cáo thường niên( báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) công



ty CP Thông minh MK(MK Smart)

5. “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp và



thương mại”- Cao Thị Quế - Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương Mại.

6. “Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiêp”(2008) – Luận văn tốt nghiệp Đại học



Kinh tế quôc dân.

7. “Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty văn phòng phẩm



Hồng Hà” – Trần Quý Đạt – Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương Mại.

8. Các webside:



http://www.mksmart.com.vn/ : Webside chính thức của MK Smart

http://vnexpress.net/ : Trang thông tin nhanh Việt Nam

http://baothuongmai.com.vn/: Trang báo điện tử thương mại



MỤC LỤC

TÓM LƯỢC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



TÓM LƯỢC

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự hợp tác kinh tế diễn ra mạnh mẽ, cạnh

tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Mỗi doanh nghiệp cần

phải tự tìm hướng đi cho riêng mình để có thể tồn tại và phát triển. Kinh nghiệm và

thực tiễn cho thấy sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào

hiệu quả sử dụng nguồn lực, chính sách nâng cao HQKD của doanh nghiệp đó.

Năm 2012 là một năm khó khăn cho nền kinh tế nước ta, với khoảng 50,000

doanh nghiệp trên cả nước giải thể hoặc ngừng sản xuất, hàng tồn kho tăng cao trong

khi sức tiêu thụ giảm mạnh dẫn tới cạnh tranh về giá và chất lượng ngày càng khốc

liệt, chi phí tài chính tăng đột biến với lãi suất có thời điểm trên 20%/năm. Trước tình

hình khó khăn đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp nâng cao HQKD

nhằm nâng cao được khả năng cạnh tranh và vị thế vững chắc trên thị trường.

Công ty cổ phần Thông Minh MK( MK Smart) là một công ty chuyên về sản

xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thẻ thông minh. Trải qua hơn

10 năm tham gia thị trường, quá trình kinh doanh của công ty bên cạnh những thành

công đã đạt được, còn có không ít những hạn chế như : doanh lợi của doanh thu bán

hàng chưa cao, mức độ sinh lợi của vốn không ổn định, hiệu quả sử dụng nguồn vốn

cố định thấp,…Nguyên nhân của những vấn đề này là do sự cạnh tranh ngày càng cao

trên thị trường, sự bất cập trong công tác tìm hiểu thị trường,…

Đánh giá được điều này, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao

hiệu quả kinh doanh sản phẩm thẻ tích điểm(loyalty card) của MK Smart trên thị

trường Hà Nội”, nhằm phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoan 2009-2012

trên thị trường Hà Nội. Qua đó đưa ra được những đề xuất và kiến nghị với Nhà Nước

cũng như công ty để có thể cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian

tới. Các đề xuất cơ bản tập trung vào vấn đề xây dựng mục tiêu kinh doanh cho mặt

hàng thẻ tích điểm, vấn đề sử dụng vốn và nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh

doanh mặt hàng này.



LỜI CẢM ƠN

Trong 4 năm qua, nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo trường

Đại học Thương Mại, sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Thông Minh MK(

MK Smart), em đã hoàn thành đề tài khóa luân tốt nghiệp là “Giải pháp nâng cao hiệu

quả kinh doanh sản phẩm TTĐ(loyalty card) của MK Smart trên địa bàn Hà Nội”.

Em xin chân thành cảm ơn:

+ Tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại, đặc biệt mà các thầy cô

giáo khoa Kinh tế thương mại.

+ Giáo viên hướg dẫn Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Phượng thời gian qua đã giúp đỡ và

chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành khóa luận này.

+Tập thể các cô chú, anh chị trong công ty CP Thông Minh MK đã tạo

điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn

thành khoá luận.

Sinh viên

Vũ Thị Mai



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

×