Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.68 KB, 61 trang )
Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp đối với thủ
cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được tận dụng và khai thác trong quá trình hoạt
động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Bởi vì:
Trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hệ thống trang thiết bị máy móc,
công nghệ hiện đại thì các sản phẩm của doanh nghiệp nhất định sẽ được bảo toàn về
chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Có hệ thống máy móc hiện đại sẽ thúc đẩy
nhanh qua trình tiêu thụ hàng hoá, tăng nhanh vòng quay về vốn, giảm bớt được khâu
kiểm tra về chất lượng hàng hoá có được bảo đảm hay không. Nếu xét về công nghệ
máy móc có ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá
bán của doanh nghiệp thương mại.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
Là hệ thống toàn bộ các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, có liên quan và ảnh
hưởng đến quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố
khách quan bao gồm:
1.3.2.1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định
trước. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: loại cung
cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp nhân công, loại cung cấp tiền và các dịch
vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với
nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên.
1.3.2.2. Khách hàng
Khách hàng là những người đang mua và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với
doanh nghiệp khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất đối với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Tính chất quyết của khách hàng thể hiện ở các mặt sau:
Khách hàng quyết định hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào? Trên
thực tế doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận Khách hàng
quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào? Phương thức bán hàng và
phương thức phục vụ khách hàng do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị
trường người mua có quyền lưạ chọn theo ý thích của mình và đồng quyết định
15
phương thức phục của người bán. Điều này cho thấy tính chất quyết định của khách
hàng làm cho thị trường chuyển từ thị trường người bán sang thị trường người mua,
khách hàng trở thành thượng đế. Do vậy doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi
yếu tố khách hàng, khách hàng có thể ganh đua với doanh nghiệp bằng cách yêu cầu
chất lượng sản phẩm cao hơn, hoặc ép giảm giá xuống, mặt khác khách hàng còn làm
cho các đối thủ cạnh tranh chống chọi lại nhau và dẫn đến làm tổn hao đến làm tổn hao
đến lợi nhuận của doanh nghiệp .
1.3.2.3 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh. Vấn đề
quan trọng ở đây là không được coi thường bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng không nên coi
đối thủ là kẻ địch. Cách xử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũi nhọn vào đối thủ
của mình mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hướng suy
nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng có nghĩa là mình đã thành công một phần
trong cạnh tranh. Mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán trong tương lai và định
hướng tới khách hàng. Trên thực tế cho thấy cạnh tranh có thể diễn ra trên nhiều mặt khác
nhau nhưng có thể nói cạnh tranh với nhau chủ yếu là khách hàng.
1.3.2.4 Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế.
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức ép cạnh
tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng nghành. Sự ra đời của sản phẩm mới là một
tất yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa
dang, phong phú. Chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay
thế. Các sản phẩm thay thế nó sẽ có ưu thế hơn và sẽ dần thu hẹp thị trường của sản
phẩm thay thế.
16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH FOREMART VIỆT NAM.
2.1 Khái quát về công ty TNHH Foremart Việt Nam.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Foremart Việt Nam
Tên giao dịch: Foremart Viet nam Trading Company Limited
Tên viết tắt: Foremart Viet nam CO.LTD
Địa chỉ:
Cơ sở 1: Số 9, phố Bùi Thị Cúc, Thị trấn Ân Thi, Huyện Ân Thi, Tỉnh
Hưng Yên.
Điện thoại: 03213.831888
- Fax: 03213.831999
Cơ sở 2: Số 34 , Lô 4, Khu công nghiệp Phố Nối A, Thị trấn Bần Yên
Nhân, Tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 03213375888
- Fax: 03213375999
Webside: http//: foremart.com.vn
Loại hình công ty: Công ty TNHH
Cơ sở pháp lý: Công ty TNHH Foremart thành lập theo quyết định số
0102007862 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp ngày 03 tháng 03 năm 2005.
Số tài khoản: 54611199 – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Mã số thuế: 090025271
Công ty TNHH Foremart Việt Nam được cấp phép đầu tư vào ngày 3 tháng 3
năm 2005.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Foremart Việt Nam
2.1.2.1. Chức năng
- Sản phẩm của Công ty sản xuất ra chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài theo những
đơn đặt hàng hoặc nhận may gia công, mẫu mã và nguyên phụ liệu. Công ty nhận của
khách hàng mang về chỉ việc hoàn thành khâu cuối cùng tạo ra thành phẩm giao lại
17
cho khách hàng riêng hàng nội địa của Công ty cũng có nhiều loại với mẫu mã, màu
sắc, kích cỡ như hàng xuất khẩu.
- Đảm bảo nghĩa vụ với nhà nước, các trách nhiệm xã hội.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Với chức năng cơ bản trên, nhiệm vụ của công ty trong quá trình kinh doanh là:
Triển khai các đơn đặt hàng để giao cho khách hàng
Thực hiện các pháp lệnh về kế toán thống kê, quản lý tài sản, tài chính, ...
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ thiết kế, sản xuất…
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ2.1: Bộ máy quản lý của công ty:
Giám đốc
PGĐ kỹ thuật
sản xuất
Phòng Kỹ
thuật KCS
Phân xưởng dệt
PGĐ đời sống
hành chính
Phòng Kế
hoạch vật
tư
Phòng Tài
chính kế
toán
Phân xưởng tẩy,
nhuộm
Phòng Tổ
chức hành
chính
Phòng Bảo
vệ Dịch vụ
Phân xưởng cắt,
may
(Nguồn: Phòng tổ chức - Hành chính)
* Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm Giám đốc và hai phó giám đốc: PGĐ kỹ thuật sản xuất và
PGĐ đời sống hành chính.
Giám đốc có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động
sản xuất, kỹ thuật, kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp. Ngoài ra Giám đốc trực
tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch - Vật tư và phòng Tài chính - Kế toán.
18