1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

3 Những kết luận rút ra từ việc đánh giá thực trạng của công ty.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.68 KB, 61 trang )


động công ty đã chiếm lĩnh được rất nhiều phân đoạn thị trường, thị phần của công ty

chiếm 3% thị phẩn của toàn ngành.

Xuất khẩu sang các nước như EU, Mỹ với kim ngạch khoảng 30 triệu

USD/năm.

Trình độ công nghệ và hiệu suất quá trình cốt lõi: Công ty trực thuộc tập đoàn

lớn và có hơn 30 năm kinh nghiệm trên thị trường thế giới nên trình độ công nghệ

trong ngành thì công ty thuộc tốp đầu, với việc nhập khẩu máy móc trực tiếp từ công

ty mẹ, các ký năng quản trị theo phong cách Hàn Quốc đã cho thấy trình độ công nghệ

và hiệu suất quá trình cốt lõi công ty đang thực hiện rất tốt.

Công ty đã biết kết hợp giữa nhu cầu thị trường và các thế mạnh của mình để đạt

được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình, góp phần

nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình.

* Nguyên nhân đạt được những kết quả trên.

Ban lãnh đạo công ty đã đề ra đường lối chiến lược đúng đắn ngay từ khi công ty

xâm nhập vào thị trường với mục tiêu chiến lược đề ra đã được toàn thể các cấp lãnh

đạo nỗ lực thực hiện.

Do có được lợi thế kinh nghiệm trên 30 năm trong ngành may mặc của tập đoàn

Foremart Hàn Quốc và lợi thế công nghệ tiên tiến cộng với khả năng nghiên cứu thị

trường Việt Nam của đội ngũ cán bộ công ty, công ty đã tạo ra được những sản phẩm

phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật ngày càng minh bạch, thị trường

ngày càng mở rộng do nước ta thực hiện cam kết lộ trình mở cửa thị trường ra nhập

WTO, tuy ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu song bằng những giải pháp vĩ mô,

nhà nước đã đẩy lùi lạm phát, tạo đà tăng trưởng kinh tế, đây cũng là một trong số

những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của công ty.

2.3.2 Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh doanh của công ty còn

bộc lộ một số hạn chế, có thể là do khách quan đưa lại nhưng cũng có thể là do chủ

quan của bản thân Công ty. Những hạn chế này chính là nguyên nhân làm giảm tính

hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh mặt

hàng may mặc của Công ty.



38



- Trong sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ

sản xuất hoặc việc theo dõi giám sát của các phòng ban chuyên ngành, của cán bộ

quản lý không thường xuyên, không chặt chẽ đã dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt

yêu cầu. Nhiều khi phải làm lại, ghi nhầm cỡ số, giao hàng cho khách hàng thiếu đã

gây nên hiệu quả thấp, thiệt hại cho Công ty về cả thời gian, chi phí lẫn uy tín. Do

chưa có kỹ năng chủ động tìm kiếm bạn hàng nên Công ty gặp phải nhiều khó khăn

trong quá trình tìm kiếm nguyên vật liệu để sản xuất.

- Hoạt động sản xuất và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng hàng tồn

kho còn quá lớn do Công ty chưa xây dựng được các kế hoạch tiêu thụ cụ thể. Chính

sách phân phối chưa được chú trọng.

Sản phẩm mua đứt bán đoạn đòi hỏi chất lượng rất khắt khe. Các khách hàng

mua thẳng của Công ty chưa thực sự hài lòng về một số mặt hàng của Công ty đặc biệt

là các khách hàng Mỹ, Nhật Bản. Phía đối tác chưa thực sự tin tưởng vào các nguồn

nguyên vật liệu Công ty mua về để sản xuất các sản phẩm may mặc cho họ. Hơn thế

nữa phía đối tác thường thích quan hệ theo hình thức gia công. Vì như vậy có thể cung

cấp các nguyên vật liệu rẻ và đồng bộ hơn và hàng được theo thiết kế của họ. Khả

năng và thiết bị công nghệ chưa huy động hết công suất, nhiều thiết bị công nghệ còn

kém đồng bộ giữa các khâu.

Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh đã phản ánh khái quát

tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Foremart Việt Nam trong thời

gian gần đây. Đánh giá được những thành tựu và những khó nhăn tồn tại của hoạt

động này. Để từ đó có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể

phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Trên cơ sở đó đẩy

mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.



39



CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH

FOREMART

VIỆT NAM.

3.1 Phương hướng phát triển của công ty TNHH Foremart Việt Nam trong thời

gian tới.

* Mở rộng hoạt động của Công ty tới thị trường nhiều tiềm năng

Trong những năm tới đây Công ty TNHH Foremart Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên

cứu các phương án phát triển mở rộng thị trường của Công ty tới các thị trường có sức

tiêu thụ lớn như Pháp ,Đức, Thuỵ Điển, Nhật, Mỹ- đây là thị trường của các nước phát

triển. Bên cạnh đó Công ty chú ý đến thị trường Châu á như Hồng Kông, Đài Loan.

Các khách hàng ở các nước đang phát triển Châu á đã có quan hệ bề dày làm ăn với

Công ty nhưng sau khi họ đặt gia công ở Công ty TNHH Foremart Việt Nam họ tự

tiến hành để tái sản xuất sang các thị trường các nước đang phát triển để kiếm lời.

Từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn( xuất khẩu

trực tiếp). Theo phương thức mua đứt bán đoạn Công ty sẽ chủ động được trong sản

xuất kinh doanh và lợi nhuận thu hồi về sẽ lớn hơn so với hoạt động gia công cho

khách hàng. Tuy nhiên Công ty vẫn duy trì phương thức gia công vì những ưu điểm

của nó. Mặt khác hiện nay Công ty chưa đủ vốn để mua nguyên vật liệu sản xuất cho

tất cả các đơn hàng. Thực hiện phương thức mua đứt bán đoạn đòi hỏi Công ty phải có

vốn lưu động lớn, luôn luôn có nguồn nguyên liệu dự trữ. Nhưng hiện nay nguồn

nguyên liệu Công ty tìm được vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ về cả số lượng và chất

lượng cho nhiều đơn hàng. Vì thế phương thức gia công vẫn được duy trì trong thời

gian này.

* Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

Trong những năm tới Công ty đề ra những phương hướng phấn đấu tăng trưởng

hàng năm từ 8%- 12%. Công ty đã nghiên cứu tìm những biện pháp tổ chức sản xuất,

quản lý, khai thác nhiều đơn hàng trực tiếp để nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư

cho phát triển doanh nghiệp. Tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho các cán bộ công nhân

viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước và tăng thu nhập bình quân cho người lao



40



động. Mặt khác Công ty không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu với giá rẻ phục

vụ cho sản xuất được chủ động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành cho sản phẩm. Đồng

thời liên kết với các đơn vị khác trong ngành đặc biệt là các công nghiệp dệt cung cấp

nguyên vật liệu có chất lượng tốt để chủ động xuất khẩu sàng thị trường Mỹ và các thị

trường khác. Công ty đang triển khai xây dựng cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu cho

ngành may như khoá, kéo, cúc nhựa, mex nhãn dệt và băng rôn các loại đã được Tổng

Công ty dệt may phê duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, tăng sức

cạnh tranh trên thị trường quốc tế và phát triển thị trường nội địa.

Tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức, sắp xếp lao động phù hợp với cơ cấu xây

dựng các xí nghiệp thành viên, hoạch toán độc lập nhằm đạt được hiệu quả cao hơn

trong hoạt động sản xuất kinh doanh .

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH

Foremart Việt Nam

Trải qua một chặng đường tồn tại và phát triển Công ty TNHH Foremart Việt

Nam đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, đáp

ứng được yêu cầu của thị trường, có được tập khách hàng truyền thống trung thành,

tin cậy đối với Công ty, sản phẩm của Công ty đã có một vị thế nhất định trên thị

trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do đặc trưng của nền kinh tế thị trường cạnh

trạnh ngày càng găy gắt và khốc liệt. Công ty muốn tồn tại và phát triển hơn nữa thì

luôn phải chú trọng việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Nếu không Công ty sẽ mắc

phải nguy cơ tụt hậu là điều không tránh khỏi. Thông qua thông tin về khả năng cạnh

tranh hiện tại của Công ty, đồng thời thông qua lợi thế cạnh tranh mà Công ty có được

và những tồn tại còn vướng mắc. Thông qua phương hướng phát triển của ngành nhất

là phương hướng phát triển của Công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp

nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty:

Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng sản phẩm

Khi mua một sản phẩm ngoài việc mong muốn sản phẩm, dịch vụ phải có khả

năng thoả mãn một nhu cầu xác định, người tiêu dùng còn mong muốn sản phẩm đó có

độ tin cậy, độ an toàn và chi phí để thoả mãn nhu cầu phải thấp hơn các sản phẩm

cùng loại. Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng tính cạnh ttranh của sản

phẩm trên thị trường.Trong mấy năm vừa qua chất lượng sản phẩm của Công ty đã



41



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

×