Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 107 trang )
NỘI DUNG
Chương 1: Thị trường đất đai - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm ở các
nước trên thế giới.
1.1 Thị trường đất đai
1.1.1 Quyền sở hữu đất đai.
Con người và xã hội muốn tồn tại thì trước hết phải chiếm hữu tự nhiên, đặc
biệt là đất đai. Có thể nói: Chiếm hữu đất đai là điều kiện khởi đầu của sở hữu
ruộng đất. Trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Sở hữu đất đai là hình
thức xã hội của sự chiếm hữu đất đai, nói cách khác: Nó là quan hệ xã hội, phát
sinh từ việc chiếm hữu đất đai trong xã hội. Về bản chất, đó là quan hệ giữa người
với người đối với việc chiếm hữu đất đai. Khi Nhà nước và pháp luật ra đời thì
quan hệ sở hữu về đất đai được điều chỉnh bằng pháp luật, nó được luật hoá và trở
thành quyền sở hữu đất đai. Theo đó, chủ sở hữu đất đai có ba quyền năng cơ bản
là: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với đất đai, Mác đã
từng khẳng định:
" Quyền sở hữu ruộng đất giả định rằng đã có một số người nào đó độc
quyền chiếm những bộ phận nhất định của trái đất mà họ có thể sử dụng hoàn toàn
theo ý muốn của riêng của họ, và gạt tất cả những người khác ra ngoài ." [14,
tr.241]
Như chúng ta đã biết, Quyền sở hữu đất đai trước hết được hiểu là một phạm
trù pháp lý, phản ánh quan hệ sở hữu đất đai về mặt kimh tế trong một chế độ xã
hội nhất định, là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu về
đất đai trong xã hội. Các qui phạm pháp luật về sở hữu đất đai xác nhận, qui định
và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt đất đai. Tuy nhiên, với tư cách là một phạm trù pháp lý, nó chưa thể mang lại
gì cho lợi ích của chủ sở hữu đất đai. Nguồn lợi mà các chủ sở hữu đất đai chỉ có
được khi sử dụng quyền năng của họ đối với đất đai để tạo ra những lợi ích cho
mình. Lợi ích mà các chủ sở hữu có được nhiều hay ít, là hoàn toàn phụ thuộc vào
những điều kiện kinh tế, hay trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội,
trong việc chinh phục tự nhiên nói chung, sử dụng đất đai nói riêng. Các Mác đã
khẳng định:
" Quyền lực về mặt pháp lý của những người đó cho phép họ được sử dụng
và lạm dụng những phần trên trái đất còn chưa giải quyết được vấn đề gì hết. Việc
sử dụng quyền lực đó hoàn toàn phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế độc lập với
ý chí của họ.." [14, tr. 243]
Với tư cách là một phạm trù kinh tế, quyền sở hữu đất đai được hiểu là quan
hệ giữa con người với con người trong việc xác định chủ thể sở hữu đối với đất
đai. Về phương diện pháp lý thì nó được xã hội thừa nhận và có cơ chế bảo hộ,
được thể chế hoá trong Hiến pháp và Pháp luật. Về phương diện kinh tế, nó đảm
bảo cho chủ sở hữu đất đai được hưởng những nguồn lợi nhất định. Thông qua
quyền sở hữu mà xác định các quan hệ tổ chức, quản lý trong việc sử dụng đất đai
vào sản xuất kinh doanh và quan hệ phân phối tương ứng với nó. Từ đó đảm bảo
những nguồn thu nhập cho chủ sở hữu.
Trên giác độ kinh tế, ba quyền cơ bản của quyền sở hữu ruộng đất (chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt) là những cấu thành căn bản đảm bảo cho chủ sở hữu
thực hiện được quyền sở hữu đất đai về mặt kinh tế, mỗi quyền có một vị trí và ý
nghĩa khác nhau đối với chủ sở hữu. Chủ sở hữu đất đai cần phải chiếm hữu, nắm
giữ và chi phối được đất đai, đồng thời phải có đầy đủ khả năng định đoạt các vấn
đề có liên quan đến đất đai đó nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Việc khai thác, sử
dụng những công năng của đất là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, với năng lực
hiện có các chủ thể sở hữu đưa đất đai vào sử dụng tạo ra của cải, thu nhập cho
mình. Thông qua quyền sử dụng đất đai, chủ sở hữu khai thác lợi ích kinh tế của
đất đai để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh của mình.
Nói tới quyền sử dụng đất đai, nghĩa là nói tới quyền khai thác công dụng và
hưởng hoa lợi từ đất. Như chúng ta đã biết, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, một
tư liệu sản xuất đặc thù, cố định trong không gian với diện tích giới hạn, nhưng vô
hạn về thời gian và khả năng sinh lợi. Nếu được quản lý và khai thác tốt, đất đai sẽ
là nguồn tài nguyên vô tận. Ngược lại, nếu bị đối xử với thái độ vô chủ, theo kiểu "
vắt kiệt " sức sản xuất, độ màu mỡ của đất thì tài nguyên đất đai sẽ ngày càng cạn
kiệt. Điều đó lý giải tại sao ở các nước trên thế giới, dù duy trì hình thức sở hữu đất
đai nào, vẫn luôn có những quy định, chế định pháp luật nghiêm khắc, nhằm khai
thác có hiệu quả nguồn tài nguyên vô giá này, tránh tình trạng sử dụng đi đến huỷ
hoại đất đai.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, truyền thống,
pháp luật ở mỗi quốc gia quy định khác nhau về QSD đất. Chẳng hạn , ở Anh, đất
đai thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng, song Nữ hoàng lại cho nhân dân sử dụng và
có các quyền đối với đất đai, trong đó có quyền được mua, bán đất đai.
Trung Quốc, quốc gia có nhiều điểm tương đồng với nước ta về chế độ kinh
tế, chính trị, xã hội, cũng quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song QSD đất
thuộc cá nhân hoặc tổ chức, gọi chung là quyền tư hữu. Theo đó, có sự tách biệt
QSH đất đai với QSD đất trong thời hạn quy định. Để có QSD đất thì các cá nhân,
tổ chức phải mua và khi đã có QSD đất trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thì
người sử dụng đất có thể mua bán, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, cho tặng... [ 29,
tr.158]
Đối với Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật đất đai hiện hành quy định: Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu..., Nhà nước trao QSD
đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền, nghĩa
vụ của người sử dụng đất. Bên cạnh việc sử dụng đất, người sử dụng đất còn có thể
thực hiện các quyền khác như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thế chấp, bảo lãnh, thừa kế cho tặng, góp vốn bằng QSD đất.
Ở nước ta, việc thực hiện chế độ hữu toàn dân về đất đai (hay sở hữu Nhà
nước về đất đai), trước hết về mặt pháp lý, được thể hiện trong hiến pháp và pháp
luật. Nhưng xét về mặt kinh tế, nó được thực hiện qua một cấu trúc phức tạp hơn,
bởi Nhà nước không thể đứng thực hiện các quyền năng đối với đất đai một cách
trực tiếp, mà phải thông qua các chủ thể kinh tế tương đối độc lập trong xã hội (các
hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp). Qua đó mỗi chủ thể đều có
quyền được hưởng lợi với tư cách là một chủ thể sở hữu đất đai về kinh tế (chủ thể
bộ phận).
Một vấn đề mà chúng ta cũng cần làm sáng tỏ ở đây là: Đối với nước ta cũng
như một số nước trên thế giới duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà
nước là người đại diện, đất đai sẽ tham gia thị trường như thế nào? Đất đai hay
QSD đất đai tham gia thị trường?
Trước hết, phải khẳng định rằng cho dù đất đai thuộc sở hữu Nhà nước,
Nhà nước vẫn không thể trực tiếp chiếm hữu và sử dụng đất đai. Quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng đất đai trực tiếp luôn thuộc về những cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Nhà nước chỉ giữ lại một số quyền đối với tài sản đất đai như: Quyền quy hoạch
mục đích sử dụng đất, quyền đánh thuế, quyền thu hồi đất đai phục vụ lợi ích công
cộng. Chính vì vậy khi Nhà nước cho phép lưu hành QSD đất đai trên thị trường
cùng với hàng loạt các quyền khác như: Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn..., thì người có QSD đất cũng có hầu như đầy đủ các quyền năng của
người chủ sở hữu đất đai, giống như nhận xét của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa
chính - Bùi Xuân Sơn " Luật đất đai năm 1998 chúng ta giao ổn định lâu dài, sau
đến Luật đất đai năm 1993 chúng ta đưa ra 5 quyền của người sử dụng đất. Nói tới
5 quyền này thì có khác gì anh em với quyền sở hữu đâu" [41, tr.230]. Do đó, nếu
ta cho rằng hàng hoá đất đai hay QSD đất đai là hàng hoá thì trên thị trường cũng
như nhau mà thôi
Thứ hai: Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đất đai luôn được coi là một tài
sản quốc gia, và chịu sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Cho nên, các chủ sở
hữu tư nhân về đất đai cũng luôn bị giới hạn ở những quyền năng nhất định, gắn
với thời điểm, không gian và phạm vi sử dụng nhất định. Quyền sở hữu tư nhân về
đất đai không có nghĩa là một quyền năng vô hạn đối với đất đai được, các quyền
năng của chủ sở hữu đất đai luôn bị giơí hạn bởi lợi ích của cộng đồng. Ví dụ như,
Luật Australia thừa nhận QSH tư nhân về đất đai nhưng quy định rõ Nhà nước có
quyền trưng thu đất tư nhân cho mục đích công cộng. Ở Pháp, chế độ quản lý việc
sử dụng đất để canh tác nông nghiệp rất chặt chẽ. Nhà nước nghiêm cấm xây dựng
nhà để bán trên đất canh tác. Mọi hành vi chuyển đất canh tác dù là đất tư nhân hay
đất thuộc sở hữu nhà nước đều phải được xem xét và quyết định của nhà nước. Tại
Cộng hoà Liên bang Đức, Hiến Pháp năm 1949 quy định: Quyền sở hữu phải
được sử dụng phù hợp với lợi ích chung. Điều đó chứng tỏ rằng không phải cứ " sở
hữu toàn dân " về đất đai mới thực thi được lợi ích chung của cộng đồng trong việc
sử dụng đất, cũng như việc tôn trọng quyền chiếm hữu tư nhân, ( quyền tư hữu ) về
đất đai - như nó vốn có trong thực tiễn xã hội, là chúng ta không có khả năng buộc
các chủ sử dụng đất đai phải đảm bảo lợi ích của cộng đồng, không thể hiện được
vai trò của người chủ sở hữu đại diện tối cao là Nhà nước đối với đất đai.
Thứ ba: Về phương diện kinh tế đối với những chủ thể, cá nhân, hộ gia đình,
trước một khoảnh đất được Nhà nước giao, gắn với những quyền năng nhất định,
mục đích sử dụng và thời gian sử dụng nhất định thì: QSD đất đai - quyền pháp lý
ấy, như Mác đã nhấn mạnh rằng chưa đem lại gì cho con người khi họ đứng trước
thế giới tự nhiên. Cái mà mỗi người quan tâm là: Với trình độ lực lượng sản xuất
xã hội đã đạt được về kỹ thuật công nghệ, về trình độ phát triển của nền kinh tế thị
trường và năng lực của chính họ có thể sử dụng đất đai để phục vụ nhu cầu, mục
đích của họ như thế nào mà thôi.
Thứ tư: Dưới góc độ pháp luật, việc coi QSD đất là hàng hoá, tất yếu đòi hỏi
pháp luật lại phải đưa ra thêm những chế định phức tạp, cồng kềnh khiến người
dân vốn đã ít am hiểu về pháp luật thì lại càng khó hiểu thêm về pháp luật. Pháp
luật sẽ có xu hướng xa rời thực tiễn của đời sống xã hội. Các quy phạm của pháp
luật phải bám sát với các hành vi cụ thể của con người với động cơ, mục đích cũng
như lợi ích mà họ đang theo đuổi, thì mới gần gũi, dễ hiểu và có tác dụng điều
chỉnh cao được. Có như vậy, pháp luật mới đi vào đời sống và phát huy tác
dụng.Trái lại, nó sẽ gây nên những xu hướng thiếu minh bạch, thiếu an tâm của
người dân về phía Nhà nước. Không loại trừ trường hợp các phần tử thoái hoá,
biến chất trong hệ thống công quyền dựa vào đó mà cửa quyền, sách nhiễu với dân,
tham nhũng, vơ vét cho lợi ích vị kỷ, cá nhân...
Chính vì vậy, xét theo góc độ thị trường nên thống nhất quan điểm cho rằng
đất đai là hàng hoá. Điều căn bản cần phải lưu ý là ở chỗ: Đây luôn là một loại
hàng hoá đặc biệt, có đặc trưng riêng, và chỉ trở thành hàng hoá trong những
điều kiện nhất định. Một khi đất đai là hàng hoá, thì nó cũng tuân theo các quy
luật của thị trường. Giá trị của đất đai, phụ thuộc vào công năng của đất. Nó không
chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lời từ việc sử dụng trực tiếp đất đai vào sản xuất
kinh doanh đem lại, mà còn phụ thuộc vào những " tiềm năng" ẩn chứa trong tài
sản đất đai có thể được khơi dậy. Trên thị trường, giá cả đất đai chịu ảnh hưởng
của tình hình cung cầu về đất mà đằng sau đó là các vấn đề về chính sách, pháp
luật, sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng dân số; các yếu tố tập quán, tâm lý, thị hiếu
... Để hiểu rõ về loại hàng hoá này chúng ta xem xét đặc điểm của nó.
* Đặc điểm của hàng hoá đất đai
Đất đai là một khái niệm mang tính kinh tế, chính trị và xã hội bởi vì
trước hết: Đất đai là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất sản
và là yếu tố quyết định để tạo lập BĐS; Thứ hai, đất đai thuộc chủ quyền của mỗi
quốc gia, là nơi ở, nơi chôn rau, cắt rốn, là phương tiện sinh sống chủ yếu của con
người và là tiền đề của tự do cá nhân; thứ ba, đất đai là đối tượng đánh thuế của
chính phủ hoặc các nhóm cầm quyền, là công cụ quyền lực và là nguyên nhân của
nhiều cuộc đụng độ và chiến tranh. Ở nước ta, đất đai được tạo lập và bảo vệ bằng
xương máu, bằng công sức của nhiều thế hệ. Chính vì vậy sự tồn tại, vận động của
hàng hoá đất đai sẽ có nhiều điểm rất khác biệt với các loại hàng hoá khác. Nó
luôn chịu sự giới hạn, điều chỉnh không chỉ từ phía pháp luật mà các vấn đề về
phong tục tập quán, truyền thống xã hội, lịch sử phát triển của nền kinh tế... cũng
có tác động rất lớn.
Nếu xét về mặt tự nhiên và trong mối quan hệ với thị trường BĐS thì đất
đai có 4 đặc trưng sau đây:
Một là, đất đai là tài sản không thể di dời được. Đây cũng là tiêu chí để phân
biệt tài sản BĐS và các tài sản động sản khác.
Hai là, mỗi lô đất, thửa đất có một vị trí riêng và là độc nhất vô nhị.
Ba là, mỗi lô đất, thửa đất đều có thể sử dụng vào đa mục đích và thời gian
sử dụng đất là vô hạn.
Cuối cùng là tính có hạn của đất đai, trên một vùng lãnh thổ xác định, nếu
không có sự thay đổi về đường ranh giới thì tổng diện tích đất tự nhiên của vùng
lãnh thổ đó là cố định.
Nếu xét về mặt kinh tế trong mối quan hệ với lợi nhuận kinh doanh thì đất
đai có 2 đặc điểm:
Trước hết: Tự đất không có giá trị nhưng khi con người tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp vào đất đai, đưa đất đai vào sử dụng theo một mục đích nhất định
nào đó thì nó trở lên có giá trị. Trong quá trình sử dụng đất, giá trị của đất không
những có thể được bảo tồn mà còn có khả năng tăng lên nếu biết sử dụng và bảo vệ
nó.
Thứ hai là: Khi sử dụng đất đai vào kinh doanh, đất đai hoặc trực tiếp hoặc
gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập. Thu nhập từ đất đai phản ánh khả
năng sinh lời của đất, khả năng này nhiều ít phụ thuộc vào vị trí và đặc tính của
từng thửa đất, lô đất.
Nếu xét về mặt pháp lý, trong mối quan hệ giao dịch trên thị trường BĐS,
đất đai là loại hàng hoá có điều kiện. Không phải mọi lô đất, thửa đất đều là hàng
hoá. Nó chỉ trở thành hàng hoá khi đảm bảo được rằng: Ngoài tính hữu dụng hay
công năng mà nó có, thì nó còn phải được gắn với những quyền của những chủ thể
kinh tế nhất định trong nền kinh tế, đảm bảo có thể thực hiện được tính hữu dụng
của nó. Các quyền: Sử dụng, cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng, bảo lãnh, góp
vốn... càng được khẳng định và thể chế hoá cùng với cơ chế thực hiện chúng thiết
thực, thông thoáng và hiệu quả thì giá trị của đất càng cao.
Điều 62, luật đất đai 2003 của nước ta quy định rõ: Điều kiện để đất đai
tham gia thị trường BĐS: Đất được tham gia thị trường bất động sản nếu người sử
dụng đất có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 106 của luật này; Đối với
trường hợp đất nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án thì phải đầu tư vào
đất theo đúng dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Theo khoản 1 điều 106 thì: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho QSD đất, thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng QSD đất theo quy định… của luật này khi có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
b) Đất không có tranh chấp.
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, ở nước ta hiện nay, chỉ có những khoảnh đất gắn với những chủ
thể nhất định; gắn với những loại đất cụ thể tương ứng với kế hoạch, quy hoạch sử
dụng đất được xác định; trong những điều kiện nhất định - được pháp luật cho
phép tham gia thị trường BĐS thì mới có thể trở thành hàng hoá.
1.1.2 Thị trường đất đai và vai trò của thị trường đất đai trong nền kinh tế.
* Đặc điểm của thị trường đất đai:
Thị trường đất đai là nơi diễn ra các quan hệ giao dịch về đất đai
(Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn..). Nếu hiểu theo nghĩa
rộng, thị trường đất đai là tổng hoà các mối quan hệ giao dịch về đất đai diễn ra tại
một khu vực địa lý nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Trao đổi trên
thị trường đất đai là trao đổi hàng hoá đất đai có điều kiện. Nó có một số đặc điểm
sau:
Một là: Thị trường đất đai là một thị trường không tập trung, mang tính
khu vực địa phương, và được trải rộng ở tất cả các vùng trong nước, mỗi thị trường
nhỏ mang đậm đặc điểm của mỗi địa phương, vùng, miền, mỗi khu vực và phù hợp
với quy mô, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền đó. Chính điều
này lý giải tại sao thị trường đất đai ở đô thị, ở vùng trung tâm, ở đồng bằng bao
giờ cũng có quy mô và trình độ phát triển cao hơn rất nhiều so với thị trường đất
đai ở nông thôn, miền núi hoặc ở vùng xa trung tâm.
Hai là: Thị trường đất đai là một thị trường không hoàn hảo, dễ dẫn đến
những độc quyền trong cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực giá cả. Sự không hoàn
hảo của thị trường đất đai bị quy định bởi sự không đồng nhất về thông tin và các
yếu tố cấu thành nên thị trường đó như thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, yếu tố giá cả và tình hình cung cầu về đất đai cho các mục đích … Bên cạnh
đó, thị trường đất đai còn chịu chi phối bởi những điều kiện tự nhiên, truyền thống,
tập quán sử dụng đất và những đặc trưng riêng của mỗi vùng. Chính vì vậy, thị
trường đất đai đòi hỏi sự can thiệp nhiều hơn từ phía Nhà nước, đặc biệt là trong
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong việc xác lập và bảo vệ lợi ích của
các bên tham gia thị trường, cũng như việc tổ chức các quá trình giao dịch về đất
đai trên thị trường.
Ba là: Thị trường đất đai là một thị trường rất phức tạp, thời gian giao
dịch kéo dài và đòi hỏi những chi phí lớn. Quá trình trao đổi, mua bán đất đai phụ
thuộc vào nhiều thủ tục, quy chế pháp lý của Nhà nước. Để tham gia thị trường này
một cách hợp pháp, các chủ thể phải thông qua một trình tự với thủ tục hết sức chặt
chẽ, bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn và phải thông qua nhiều cơ quan chức
năng, nhằm xác nhận tính hợp pháp của giao dịch. Đặc điểm này cho thấy nguyên
nhân tại sao các bên tham gia thị trường sẵn sàng chấp nhận tình trạng " ngoài
vòng pháp luật " của các giao dịch mà họ tham gia, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển như Việt Nam hiện nay, khi mà hệ thống các quy phạm pháp luật còn
thiếu, còn yếu, chồng chéo và cồng kềnh, cộng thêm vào đó là tình trạng quan liêu
sách nhiễu của hệ thống điều hành pháp luật.
Bốn là: Do đất đai là nguồn tài nguyên khan hiếm nên dễ dẫn đến tình
trạng đầu cơ. Tổng cung đất đai là cố định - Ngay cả ở những quốc gia phát triển,
việc khai thác không gian ba chiều được triển khai nhưng chi phí cho khai thác
chiều sâu, chiều cao là rất tốn kém. Thành thử mức cung đất đai là không thay đổi.
Mặc dù giữa các loại đất với mục đích, kế hoạch sử dụng đất có thể đánh đổi cho
nhau. Nhưng để làm tăng cung đất sử dụng cho mục đích này thì phải cắt giảm đất
cho mục đích khác, gắn với các chi phí cơ hội cả trong ngắn hạn và dài hạn là rất
lớn. Trong khi đó cầu về đất đai là rất lớn, hết sức đa dạng, phong phú và có chiều
hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, tình trạng đầu cơ đất đai luôn tồn tại khi
có cơ hội.
Năm là: Thị trường đất đai rất nhạy cảm, dễ biến động khi có sự biến
động của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội. Thị trường này dễ bị " nóng " khi
nền kinh tế có mức tăng trưởng cao và cũng dễ bị " đóng băng " khi nền kinh tế
suy giảm. Mặt khác, các yếu tố biến động về chính trị, môi trường xã hội, phong
tục tập quán, ước lệ cộng đồng ... Đều có tác động đến hành vi mua bán trên thị
trường đất đai. Bên cạnh đó việc tổ chức thị trường không tốt, thông tin không kịp
thời, thiếu đầy đủ, thiếu chính xác sẽ có tác động và chi phối rất mạnh đến tâm lý
của người dân. Đặc biệt ở những nước mới bắt đầu hình thành thị trường như Việt
Nam, với nền kinh tế thị trường và trình độ dân trí còn quá thấp. Những đợt bùng
phát và trầm lặng trong giao dịch đất đai, trên toàn quốc trong giai đoạn vừa qua
cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Từ những đặc điểm cơ bản của thị trường đất đai cho phép chúng ta thấy rõ
được nét khác biệt của thị trường này với các loại thị trường khác. Trên cơ sở đó
giúp chúng ta thấy được những yếu tố có thể chi phối ảnh hưởng đến quá trình hình
thành và phát triển thị trường, từ đó có được những định hướng tiếp cận, khảo sát
về thị trường này và đưa ra giải pháp nhằm phát triển nó ở nước ta.
* Kết cấu của thị trường đất đai
Chúng ta có thể phân loại thị trường đất đai theo những cấu trúc gắn với
mục đích, tiêu chí khác nhau: Nếu dựa theo tính chất pháp lý của quan hệ giao dịch
về đất đai, chúng ta có thể phân thành hai thị trường: Thị trường đất đai chính quy
và thị trường đất đai phi chính quy.Thị trường đất đai chính quy bao gồm các giao
dịch về đất đai được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Thị
trường đất đai phi chính quy bao gồm các giao dịch về đất đai không tuân thủ đầy
đủ các quy định của pháp luật nhưng vẫn diễn ra. Trong thị trường này còn có thể
phân ra thành thị trường bán chính quy và thị trường bất hợp pháp.
Theo khu vực địa lý. Có thể phân thành thị trường đất đai thành phố A,
thị trường đất đai Quận K. Thị trường đất đai nội thành, ngoại thành....
Theo tính chất kinh doanh có thể chia thị trường thành thị trường chuyển
nhượng đất đai, Thị trường thế chấp đất đai....