1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 113 trang )


Thứ hai, cạnh tranh giữa các địa phương nhất là giữa Hải Dương với các

tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc trong việc thu hút FDI

ngày càng tăng. Tỉnh Hưng Yên đã và đang có chiến lược xây dựng các khu,

cụm công nghiệp mới bám trục Quốc lộ 5, xây dựng các khu công nghiệp phụ

trợ và một số khu đô thị mới nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp. Hiện nay

Bắc Ninh đã có các khu công nghiệp ở huyện Quế Võ, Từ Sơn bám theo trục

Quốc lộ 18, và 1B rất thuận lợi cho các nhà đầu tư. Chính quyền tỉnh còn quy

hoạch, xây dựng các khu đô thị mới tại Từ Sơn nhằm tạo ra việc cung cấp các

dịch vụ cho các KCN. Như vậy với vị trí thuận lợi cùng với các chính sách hợp

lý của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với

Hải Dương hiện nay và trong thời gian tới. Điều này đòi hỏi phải có những định

hướng đúng, có những giải pháp tích cực trên cơ sở khai thác các lợi thế của tỉnh

để thu hút các nhà đầu tư.

Thứ ba, Cạnh tranh giữa các địa phương trong việc thu hút lao động bao

gồm cả lao động phổ thông và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Là tỉnh

nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, cung lao động tại chỗ

cũng đần dần không đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt người có trình độ chuyên

môn cao thường bị các trung tâm kinh tế lớn thu hút, nguồn lao động nhập cư

cũng trở lên ít đi do các địa phương cũng đang thực hiện công nghiệp hoá.

Thứ tư, do những ảnh hưởng ngày càng lớn hơn của trung tâm kinh tế lớn

như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (theo lý thuyết phát triển vùng) nên Hải

Dương chỉ có lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển nhà máy sản xuất công

nghiệp mà không có lợi thế phát triển thương mại và dịch vụ.

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011

– 2020

Bước vào giai đoạn mới 2011 - 2015, Đại hội Đảng bộ lần thứ XV của tỉnh

đã đề ra mục tiêu tổng quát: “...huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực;

đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước,

phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân

81



dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng để đến năm

2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”.

Mục tiêu cụ thể:

* Về kinh tế

1- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11%/năm, trong đó:

+ Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 1,8%/năm.

+ Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 12,6%/năm trở lên.

+ Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 12,2%/năm.

2. Cơ cấu kinh tế Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng dịch vụ năm 2015 là: 19,0% - 48,0% - 33,0%.

3. Cơ cấu lao động năm 2015: nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng

- dịch vụ là 43% - 30% - 27%.

4. Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm trở lên.

5. Thu ngân sách nội địa tăng 15%/năm.

6. GDP bình quân đầu người vào năm 2015 đạt khoảng 1.800 USD.

7. Tổng vốn đầu tư xã hội trong 5 năm đạt 145 -150 ngàn tỷ đồng.

* Về xã hội

8. Huy động 45% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ trong độ tuổi mẫu

giáo ra lớp; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình

tiểu học vào THCS; 98% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên.

9. Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 3,2 vạn lao động. Tỷ lệ lao động

qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55% trở lên.

10. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5%/năm.

11. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đến năm 2015

xuống dưới 16%.

12. Đến năm 2015 có 7,5 bác sỹ/1 vạn dân; 30 giường bệnh/1 vạn dân (kể

cả giường bệnh ở cấp xã).

13. Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,18%0.



82



14. Đến năm 2015 có 65% làng, khu dân cư được công nhận làng, khu dân

cư văn hoá, 85% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ quan đơn vị văn hoá.

15. Hàng năm có trên 75% số cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu tập thể lao

động tiên tiến và xuất sắc trở lên.

16. Đến năm 2015 hoàn thành xây dựng nông thôn mới cho 25% số xã theo

tiêu chí của Chính phủ.

* Về môi trường

17. Đến năm 2015, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%.

18. Đến năm 2015, 100% khu, cụm công nghiệp hoạt động có lắp đặt và sử

dụng hệ thống xử lý nước thải tập trung. [30]

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, một trong những giải pháp quan

trọng trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của

tỉnh Hải Dương, đó là: Tiếp tục tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà

đầu tư nước ngoài, tìm cơ hội đầu tư vào tất cả các ngành nghề mà luật pháp

không cấm, trong đó đặc biệt ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị

gia tăng lớn, chiếm ít diện tích, thân thiện với môi trường; ưu tiên các lĩnh vực

như: công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; điện tử, công nghệ thông tin và

truyền thông, sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học;

hàng thủ công mỹ nghệ; công nghiệp phụ trợ; xây dựng cơ sở hạ tầng; các loại

hình dịch vụ, thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng, giáo dục và đào tạo nguồn nhân

lực, y tế, tài chính, bưu chính viễn thông; phát triển nền nông nghiệp công nghệ

cao; phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và sản

phẩm xuất khẩu. Hạn chế đến mức thấp nhất các dự án có công nghệ, thiết bị lạc

hậu, ô nhiễm môi trường, đóng góp ngân sách ít và sử dụng đất lớn.

Mục tiêu phấn đấu chủ yếu năm 2011

- Vốn đầu tư: 2.643,5 triệu USD (trong đó cấp mới 2.543,5 triệu USD, điều

chỉnh tăng vốn 100 triệu USD).

- Vốn đầu tư thực hiện : 330 triệu USD

- Doanh thu: 2.000 triệu USD

83



- Nộp ngân sách: 100 triệu USD

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu hút và duy trì sự phát triển FDI của

Hải Dương trong giai đoạn vừa qua; phân tích các cơ hội và thách thức; xu

hướng chung của dòng FDI quốc tế và cạnh tranh trong nước, các quan điểm để

định hướng việc thu hút và duy trì sự phát triển FDI giai đoạn 2007-2020 như

sau:

- Tăng cường thu hút FDI nhằm góp phần quan trọng trong việc phát triển

kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Thu hút FDI góp phần phát triển kinh tế cao đồng thời phải đảm bảo bền

vững. Thu hút vào lĩnh vực sản xuất nhưng không được huỷ hoại môi trường.

- Phát huy các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, kết hợp phát triển kinh tế công

nghiệp truyền thống với phát triển công nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật, ưu

tiên các dự án áp dụng công nghệ mới, tiên tiến.

- Duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI để tiếp tục thu hút đầu

tư bằng cách đầu tư thêm của các doanh nghiệp hiện tại và các doanh nghiệp

mới.

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội nói trên, tỉnh Hải

Dương sẽ tiếp tục coi trọng vai trò của đầu tư nước ngoài và sẽ tiếp tục tạo môi

trường đầu tư ngày càng thuận lợi, để thu hút nhiều hơn, hiệu quả hơn nguồn

vốn đầu tư nước ngoài kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp nhằm góp phần thúc

đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Để thu hút mạnh nguồn lực đầu tư nước ngoài, tỉnh Hải Dương luôn coi

doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, được

bình đẳng như doanh nghiệp trong nước trong kinh doanh và sẽ tạo điều kiện để

đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng phù

hợp với các cam kết quốc tế.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ đa dạng hoá hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút

mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền

kinh tế nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu

84



hạ tầng kinh tế – xã hội cũng như có những chính sách ưu đãi phù hợp để

khuyến khích đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và các

khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Tập trung thu

hút và phát triển các ngành công nghiệp có thị trường, có lợi thế cạnh tranh (lắp

ráp điện tử) nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ, từng bước vươn lên sản

xuất linh kiện phụ tùng để tiến tới sản xuất hoàn chỉnh một số thiết bị, sản phẩm

công nghiệp với công nghệ cao tại địa phương. Tăng cường thu hút đầu tư vào

lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị.

Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã

hội, tỉnh Hải Dương đã xác định ba khâu đột phá, đó là:

Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

Hai là, cải cách hành chính, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành

chính nhằm đơn giản hoá thủ tục, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động

quản lý nhà nước;

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, huy

động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hạ tầng về giao thông vận tải, đô thị,

hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh đang và sẽ được đầu tư lớn hơn nhiều so

với các năm trước.

3.2 Các giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để tăng cƣờng thu hút

FDI ở Hải Dƣơng

Từ những phân tích môi trường bên ngoài cũng như môi trường nội tại cho

thấy tỉnh Hải Dương có những điểm mạnh, điểm yếu và đứng trước nhiều cơ

hội, thách thức.

Tổng hợp cơ hội, thách thức, điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT) của

môi trường đầu tư tỉnh Hải Dương:

Mô hình SWOT



Cơ hội

- Dòng FDI nhiều.

- Xu hướng đầu tư vào Việt

Nam tăng lên.

- Nằm trong khu vực tam giác

kinh tế phát triển.

Điểm mạnh

- Lãnh đạo chính quyền năng

động



85



Thách thức

- Cạnh tranh thu hút lao động.

- Cạnh tranh trong thu hút FDI.

- Tác động của cực trung

tâm trong thu hút FDI

Thực hiện nắm cơ hội:

- Xây dựng các KCN để đón

các nhà đầu tư.



- Hệ thống giao thông thuận

lợi ,

- Ổn định về sử dụng đất.

- Thiết chế pháp lý tốt.

Điểm yếu

- Số lượng trường dạy nghề

còn thiếu

- Lao động có tay nghề và có

chuyên môn kỹ thuật cao còn

thiếu.

- Thời gian giải quyết các thủ

tục hành chính còn chậm.

- Một số cán bộ chưa đáp ứng

được yêu cầu công việc quản

lý Nhà nước.



- Chính sách rõ ràng minh

bạch. Tăng cường quảng bá

hình ảnh Hải Dương.

Khắc phục yếu điểm:

- Tăng cường cơ sở vật chất

và con người cho các

trường dạy nghề, kết hợp

doanh nghiệp cùng nhà

trường đào tạo công nhân.

- Cải cách các thủ tục hành

chính, công khai quy trình

giải quyết.



Để khắc phục điểm yếu, khai thác lợi thế nắm bắt cơ hội và hạn chế những

tác động tiêu cực do môi trường đem lại cần có chiến lược dài hạn và các giải

pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai

đoạn 2011-2020.

3.2.1 Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch

* Các giải pháp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc

thu hút đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Các cấp lãnh

đạo tỉnh cần đưa ra quy hoạch phát triển kinh kế - xã hội dài hạn và công khai

các quy hoạch này.

Hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định sô 4940/2005/QĐ-UBND

về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương

giai đoạn 2006 – 2020. Quy hoạch này đã chỉ rõ các giai đoạn cụ thể phát triển

kinh tế - xã hội từ 2006 – 2020 qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ năm 2006 đến

năm 2010; Giai đoạn 2: Từ năm 2011 đến năm 2015; Giai đoạn 3: Từ năm 2016

đến năm 2020 [30]. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội đất nước và thế giới

trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến; tỉnh cần có sự rà soát, cụ thể

hóa những tiêu chí trong quy hoạch này để đảm bảo tranh thủ được thời cơ, vượt

qua những thách thức hiện tại.

* Hoạch định cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực cụ thể

phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

86



Xây dựng các tiêu chí cụ thể thu hút, lựa chọn, xét duyệt các dự án đầu tư

nước ngoài theo hướng tăng hàm lượng công nghệ và giảm lao động phổ thông.

Thông qua công tác quy hoạch đầu tư, xác định các dự án, lĩnh vực, địa phương

cần kêu gọi vốn đầu tư.

Trong thời gian vừa qua tỉnh Hải Dương đã quan tâm tới lựa chọn dự án

trong thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư. Các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao

động đã bị hạn chế và được chuyển tới những vùng xa hơn. Các dự án vốn lớn,

hàm lượng công nghệ cao được khuyến khích đầu tư vào các khu vực trung tâm.

Mặc dù vậy, việc thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư cũng gặp không ít khó

khăn, do có sự khác biệt về lợi ích, về quan điểm trong thu hút các dự án đầu tư

nước ngoài giữa chính quyền và các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng. Theo

kinh nghiệm của một số địa phương và vùng lãnh thổ, chính quyền địa phương

thường xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để làm cơ sở cho việc thu hút, lựa chọn và

xét duyệt các dự án đầu tư. Các chỉ tiêu này được xây dựng cho từng khu vực,

vùng, thậm chí từng KCN khác nhau.

Việc xây dựng các tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho thu hút, lựa chọn và xét

duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là biện pháp mạnh

buộc các nhà đầu tư, các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng phải tuân thủ đáp ứng

mục tiêu phát triển chung của tỉnh. Việc xây dựng các tiêu chí xét duyệt các dự

án đầu tư nước ngoài có thể không được sự ủng hộ của một số công ty kinh

doanh cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đây là biện pháp cần thiết để định hướng thu

hút, lựa chọn, xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời cũng là

biện pháp cần thiết để điều chỉnh cơ cấu các doanh nghiệp FDI đảm bảo sự phát

triển bền vững.

Một số tiêu chí xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể cân

nhắc đó là: vốn đầu tư/ chỗ làm việc (hoặc lao động), vốn đầu tư/ ha, tỷ lệ vốn

đầu tư công nghệ/ tổng vốn đầu tư.

* Các giải pháp quy hoạch xây dựng



87



Quy hoạch và phát triển các KCN chuyên môn hoá do UBND tỉnh trực tiếp

làm chủ đầu tư.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tác động tích cực tới chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn với công nghệ cao, phát

triển công nghiệp phụ trợ... việc quy hoạch và phát triển các KCN chuyên môn

hoá là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng các KCN chuyên môn hoá sẽ

không được sự hưởng ứng tích cực của các nhà đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng.

Việc phát triển các khu công nghiệp theo hướng tổng hợp hay chuyên môn

hoá là vấn đề liên quan đến lợi ích chung của tỉnh cũng như lợi ích của các công

ty kinh doanh cơ sở hạ tầng (nhà đầu tư sơ cấp) trước mắt cũng như lâu dài.

Trước mắt có thể có những mâu thuẫn về lợi ích trong phát triển các khu công

nghiệp. Phát triển các khu công nghiệp tổng hợp có thể đảm bảo lợi ích cho các

công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng trước mắt, nhưng việc phát triển các khu công

nghiệp chuyên môn hoá sẽ đảm bảo lợi ích ổn định và bền vững lâu dài cho các

bên liên quan.

Phát triển các khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá theo ngành

nghề, lĩnh vực hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn đầu tư và chuẩn bị các nguồn

lực cho khu công nghiệp đồng thời thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư lớn

với công nghệ cao. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp theo

hướng chuyên môn hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư

phát triển công nghiệp phụ trợ tạo thêm giá trị gia tăng.

3.2.2 Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách và cơ chế đầu tư

Cải cách, đơn giản và hiện đại hóa thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục

hành chính liên quan đến đầu tư nước ngoài là giải pháp quan trọng nhất để cải

thiện những hạn chế về luật pháp, chính sách và cơ chế đầu tư. Để làm được

điều này tỉnh cần:

- Thực hiện cải Cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" trên một

số lĩnh vực, Sở Kế hoạch đầu tư công khai hoá thủ tục và rút ngắn thời gian tiếp

nhận và hoàn trả hồ sơ các dự án đầu tư. Thông qua tổ tiếp nhận và trả hồ sơ tại

88



văn phòng Sở Kế hoạch đầu tư, các nhà đầu tư được hướng dẫn đầy đủ và cụ thể

các thủ tục hành chính có liên quan. Các phòng chuyên môn phối hợp thực hiện

chặt chẽ, trả hồ sơ tương đối đúng hẹn. Trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư

thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản, sở đã niêm yết công khai các quy trình, thủ

tục tại phòng tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thường trực tất cả các

ngày làm việc trong tuần; đồng thời thẩm định, theo dõi, hướng dẫn thực hiện

các dự án đầu tư có nhu cầu thuê đất.

- Rút ngắn thời gian thẩm định dự án: Thời gian thẩm định và trình

UBND tỉnh sớm hơn so với quy định khoảng 3 ngày. Trong lĩnh vực cấp phép

các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, việc tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ các dự án

được thực hiện tốt, rút ngắn thời gian so với quy định.

- Trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thủ tục

hành chính, chi phí, thời gian giải quyết công việc cần được công khai hóa; Mẫu

hóa cụ thể các loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký. Nhà đầu tư có nhu cầu đăng ký

kinh doanh không mất nhiều thời gian đi lại. Thời gian làm thủ tục đăng ký thành

lập mới doanh nghiệp được thực hiện trong vòng từ 3 đến 5 ngày.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đăng ký kinh

doanh. Để tiếp tục giảm thiểu các phiền hà trong cấp giấy phép đăng ký kinh

doanh, UBND tỉnh đã thành lập bộ phận đăng ký kinh doanh, cấp dấu và mã số

thuế liên thông ''một cửa" tại Sở Kế hoạch đầu tư. Thay vì trước đây, doanh

nghiệp phải đến cả 3 cơ quan là Sở Kế hoạch đầu tư, Công an và Cục Thuế tỉnh,

thì nay chỉ cần đến một nơi duy nhất là bộ phận "một cửa liên thông" tại Sở Kế

hoạch đầu tư.

- Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, thực hiện cơ chế "một cửa"

hiện nay tại Sở Kế hoạch đầu tư mới thực hiện đến khâu trình dự án, các khâu

sau đó sở không đủ chức năng để quản lý. Lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư, hồ

sơ của một số dự án chỉ đưa ra được một phương án, chưa có các phương án so

sánh để tìm ra phương án tối ưu. Thuyết minh về khảo sát địa chất chưa thực

hiện được do phải chờ sau khi có kết luận của hội nghị thẩm định. Nội dung

89



thuyết minh về cơ sở đầu tư còn sơ sài, chưa đủ tính thuyết phục trước hội nghị

thẩm định...

Để từng bước khắc phục hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính, Sở KHĐT dự kiến sớm bố trí lại cán bộ có đủ trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức để

thực hiện tại tiếp nhận hồ sơ. Hoàn thiện nguồn lực, cơ sở vật chất để thực hiện cải

cách thủ tục hành chính. Công khai hoá thủ tục hành chính bằng nhiều hình thức

phù hợp. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các sở, ngành liên quan và nhà đầu tư

nhằm rút ngắn thời gian thực hiện công việc, giảm phiền hà cho tổ chức và cá nhân.

Cấp có thẩm quyền cẩn quy định rõ giới hạn thới gian thực hiện "một cửa" cho việc

thẩm định và tổ chức thực hiện dự án có nhu cầu thuê đất, bởi hiện nay, Sở Kế

hoạch đầu tư chỉ thực hiện đến khâu lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh chấp thuận dư

án đầu tư. Các khâu sau là văn bản chấp thuận dự án do Văn phòng UBND tỉnh

trình duyệt; thu hồi thu hồi đất do Sở Tài nguyên và Môi trường; tính toán đền bù

giải phóng mặt bằng do Sở Tài chính, quy hoạch do Sở Xây dựng... xây dựng và

trình duyệt.

- Để tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư, UBND và các cơ quan chính

quyền tỉnh cần thực hiện việc hiện đại hóa bộ máy hành chính và các thủ tục hành

chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình làm việc để

nhà đầu tư có thể thực hiện được các thủ tục cần thiết thông qua mạng Internet,

nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhà đầu tư.

3.2.3 Nhóm giải pháp về cải thiện kết cấu hạ tầng và nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực.

3.2.3.1 Các giải pháp cải thiện kết cấu hạ tầng

Để khai thác các lợi thế về vị trí, giao thông trong tương lai khi việc xây

dựng mới Quốc lộ 5b Hải Dương cần có các giải pháp cụ thể liên quan đến quy

hoạch xây dựng các KCN và thu hút, thẩm định các dự án FDI bao gồm:

- Kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng các KCN theo quy

hoạch của tỉnh và xúc tiến đầu tư.



90



Hiện nay Hải Dương cũng như các địa phương khác đang gặp khó khăn về

vốn khi thực hiện các chương trình phát triển kinh tế nói chung của tỉnh vì vậy

việc kêu gọi các nhà đầu tư là tư nhân hay tổ chức trong nước, ngoài nước góp

vốn tự xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và xúc tiến đầu tư gảim bớt khó khăn

cho tỉnh. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư tương đối lớn, có

khả năng quảng bá chuyên nghiệp, có văn phòng đại diện ở nhiều nước trên thế

giới do vậy họ có khả năng tổ chức xúc tiến đầu tư tốt, hiệu quả.

Để thực hiện việc này tỉnh cần có chính sách rõ ràng hơn nữa về tài chính,

hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tự xây dựng KCN và xúc tiến đầu tư.

Chính quyền tỉnh phải cam kết thực hiện các chính sách do mình đặt ra bởi vì

việc thu hồi vốn của các doanh nghiệp này qua thời gian dài. Chính quyền tỉnh

chỉ quản lý về trình tự, thủ tục và một số chỉ tiêu để cấp giấy phép đầu tư, không

can thiệp quá sâu vào hoạt động của các nhà đầu tư xây dựng KCN.

- Thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn trong khi ngân sách còn hạn

chế nên từ khá sớm, Hải Dương cần tiếp tục đề ra nhiều chính sách thông thoáng

nhằm thu hút nhiều nguồn lực xã hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cần tiếp

tục tạo điều kiện thuật lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này dưới các

hình thức BT, BOT với các chính sách ưu đãi về thuế, giải phóng mặt bằng, thời

gian chuyển giao, …

3.2.3.2 Các giải pháp nhằm thu hút lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho

các doanh nghiệp FDI.

Việc thu hút lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI

là một trong những giải pháp quan trọng của thu hút và nuôi dưỡng sự tăng

trưởng của các doanh nghiệp FDI tại Tỉnh Hải Dương. Nhằm thu hút lao động từ

các địa phương khác, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI, tác

giả đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

Nguồn nhân lực của Hải Dương dồi dào nhưng số lao động có trình độ

cao còn rất thấp.

91



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

×