1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

3 Đánh giá đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Hải Dƣơng dƣới tác động của môi trƣờng đầu tƣ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 113 trang )


ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là

2490 triệu USD (ngoài khu công nghiệp là 108 dự án với số vốn 893,13 triệu

USD, trong khu công nghiệp là 95 dự án với số vốn 1596,9 USD); đứng thứ

17 trong số các địa phương trong cả nước.

Doanh thu năm 2010 của khu vực FDI tỉnh Hải Dương đạt 1764,5 triệu

USD, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 1,096 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 96% tổng

kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI

trong GDP của tỉnh chiếm 17,8%; thu hút được 85.000 lao động trực tiếp; thu

ngân sách đạt 97 triệu Đô la Mỹ, chiếm 42,4% tổng thu ngân sách nhà nước

trên địa bàn.

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 221 dự án đầu tư nước

ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là

5.162,3 triệu USD (ngoài KCN là 114 dự án với số vốn 3.396,4 triệu USD,

trong KCN là 107 dự án với số vốn 1.765,9 triệu USD). Tổng vốn đầu tư thực

hiện của các Doanh nghiệp FDI đạt 1.895,3 triệu USD, đạt 36,7% tổng vốn

đầu tư. Thu hút trên 98.000 lao động trực tiếp tại các Doanh nghiệp cùng hàng

ngàn lao động gián tiếp khác [18].

Bảng 2.10 Tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hải Dƣơng 1990 – 2009 [18]

Năm



Vốn đầu tư (triệu USD)



Dự án

Tổng vốn đầu tư



Vốn pháp định



1990



1



2



1



1992



1



2



1



1993



3



12



4



1994



3



7



3



1995



7



143



99



1996



3



284



87



1997



4



35



18



1998



5



17



5



66



Vốn thực hiện



1999



5



8



3



2000



2



3



3



2001



8



20



6



2002



9



27



10



2003



23



80



30



2004



10



69



23



2005



15



94



30



5



2006



51



621



181



62



2007



34



271



91



28



2008



46



345



111



7,5



2009



9



101



8



11



10



Đặc biệt trong 8 tháng năm 2011, cả nước có 43 tỉnh, thành phố có dự án

đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới, trong đó Hải Dương dẫn đầu về

vốn đăng ký với 2,5 tỷ USD, chiếm 32,4% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là

thành phố Hồ Chí Minh với 1, 65 tỷ USD, chiếm 20,8%; Bà Rịa – Vũng Tàu

với 780 triệu USD, chiếm 6,3%; Hà Nội với 428 triệu USD, chiếm 5,6%...

Thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2011 gia

tăng mạnh mẽ cả về số lượng dự án và quy mô vốn so với cùng kỳ năm 2010,

với số vốn thu hút 2.582,33 triệu USD tăng 18 lần so với cùng kỳ năm 2010

(141,65 triệu USD), trong đó:

+ Cấp mới cho 21 dự án, với số vốn 2.494,63 triệu USD (06 dự án trong

KCN số vốn 16,53 triệu USD; 16 dự án ngoài KCN, số vốn 2.478,1 triệu

USD).

+ Điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 09 dự án (06 trong KCN với số vốn

tăng thêm 78,9 tr.USD; 03 ngoài KCN 8,7 triệu USD) là 87,6 triệu USD.

Sự gia tăng mạnh mẽ như vậy là trong quý II năm 2011 đã thu hút được

dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương, với tổng vốn đăng ký



67



2.258.508.000 USD của Maylaysia và một số dự án khác như: Dự án dệt

Pacific (120 triệu USD) và Dự án may Tinh lợi 2 (60 triệu USD) của nhà đầu

tư Hồng Kông.

2.3.2 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.3.2.1Phân theo lĩnh vực đầu tư

Xét theo khu vực kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương

hướng vào tất cả các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp – xây

dựng và dịch vụ. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vẫn là lĩnh vực được

quan tâm thu hút đầu tư nước ngoài, chiếm 88,5% vốn đầu tư đăng ký tại Hải

Dương với 177 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,29 tỷ Đô la Mỹ. [17]

Tuy nhiên, nguồn vốn này mới chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và

xây dựng; lĩnh vực dịch vụ còn hạn chế. Cụ thể, tính từ năm 1990 đến năm

2009, có 188 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nhưng chỉ có

14 dự án trong lĩnh vực dịch vụ và 1 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều

này một mặt có ý nghĩa tích cực trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế địa phương theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng của công nghiệp – xây

dựng và dịch vụ; tuy nhiên nếu không có sự định hướng của chính quyền tinhr

trong việc hoạch định chiến lược thu hút đầu tư lâu dài sẽ dẫn đến việc không

phát huy hết tiềm năng của địa phương.

Xét theo một số ngành kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải

Dương tập trung vào các ngành: may mặc với 38 dự án; sản xuất các sản

phẩm điện tử, máy vi tính 20 dự án; sản xuất các sản phẩm từ kim loại 18 dự

án; sản xuất nhựa, cao su 17 dự án; thực phẩm, đồ uống 14 dự án; thiết bị điện

12 dự án; sản xuất máy móc 10 dự án; vận tải, kho bãi 9 dự án, dệt 8 dự án…

Hầu hết các dự án đầu tư vào các nhóm ngành này ở quy mô vừa và nhỏ. Tuy

có số dự án ít ,chỉ 3 dự án nhưng nhóm ngành sản xuất các xe có động cơ lại

có quy mô lớn (khoảng gần 60 triệu USD/dự án) [5, tr 66,67]



68



2.3.2.2 Phân theo đối tác đầu tư

Hải Dương hiện có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có dự án đầu tư.

Liên tục trong nhiều năm liền Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, là những

quốc gia có nhiều vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương nhất, lưọng vốn đầu tư vào

Hải Dương từ các nước này chiếm tỷ trọng lớn.

Nhật Bản là địa phương dẫn đầu các nhà đầu tư tại Hải Dương với 33 dự

án có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 716,9 triệu USD chiếm 27,7 % tổng vốn

đầu tư vào Hải Dương [5, tr68]; Tiếp đến là nhà đầu tư Đài Loan với 49 dự

án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 650,6 triệu USD; tiếp theo là các nhà đầu

tư Samoa, Hàn Quốc, Mỹ.

Bảng 2.11 Số dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ 1990 đến 2009

phân theo đối tác đầu tƣ chủ yếu

Đối tác

Đầu tƣ



Số dự án



Vốn đăng





Vốn pháp

định



Vốn thực

Hiện



Hà Lan



1



4,2



4,2



3,6



Đài Loan



49



650,6



181,9



433,7



Úc



1



4,7



1,5



2,6



Mỹ



5



153,2



84,5



142,4



Hồng Kông



13



108,2



33,6



71,8



Singapo



5



18,9



6,5



16,7



Nhật



33



716,9



182,1



279,9



Hàn Quốc



33



194,7



58,5



78,1



Trung Quốc



20



86,2



35,9



33,8



Anh



10



77,5



18



23



Canada



4



25,5



8,8



21,8



Đức



3



41,1



0,3



13,5



Lào



1



0,2



0,1



0,3



69



Malaysia



4



19,7



6,7



2,8



Phần Lan



1



1



0,3



0,7



Ba Lan



1



3



1



2



Pháp



1



3,6



1,1



1,5



Đan Mạch



1



10



3



13,7



Thái Lan



2



3,3



1,6



5,9



Xamoa



12



351,7



137,9



163,1



Mauritius



1



2



0,6



1,9



Nguồn : Sở Kế hoạch đầu tư Hải Dương [29]



Từ bảng số liệu cho thấy việc thu hút đầu tư từ các quốc gia Tây Âu

còn thấp. Mỹ là quốc gia có lượng vốn lớn nhưng thực tế chỉ tập trung vào 02

dự án là Ford và công ty Việt Mỹ. Do vậy cần có các giải pháp thu hút đầu tư

từ Mỹ và Tây Âu hơn bởi đây là các quốc gia phát triển, có tiềm lực kinh tế

và khoa học công nghệ. Song đây cũng là những đối tác khó tính nên cần có

sự nghiên cứu đưa ra các giải pháp phù hợp để đáp ứng yêu cầu của các nhà

đầu tư thuộc nhóm này.

Thực tế những năm gần đây khi có Nghị định Số: 108/2006/NĐ-CP,

ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định về trình tự thủ tục cấp phép cho các

doanh nghiệp FDI cho phép trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp được

cấp phép đầu tư đối với doanh nghiệp FDI đầu tư trong khu công nghiệp thì

các dự án FDI vào các khu công nghiệp nói chung có xu hướng tăng lên

nhanh chóng.

Mặt khác các khu công nghiệp tại Hải Dương được hoàn thiện, đưa vào

sử dụng, các doanh nghiệp FDI không ngừng đăng ký đầu tư vào khu công

nghiệp. Nguyên nhân là các khu công nghiệp đã có sẵn cơ sở hạ tầng, giải

quyết các thủ tục đầu tư đơn giản, nhanh gọn và đặc biệt là không mất nhiều

thời gian để triển khai xây dựng nhà xưởng, thực hiện dự án.



70



Bảng 2.12 Tình hình đầu tƣ trong các khu công nghiệp tại

Hải Dƣơng giai đoạn 1990 – 2009 (triệu USD)

Vốn đầu tƣ



m



Vốn đầu tƣ



Ngoài khu công



Trong khu công

nghiệp



nghiệp

199

7



0



3.532



0



8.522



0



5



0



158.75



0



268



0



0



0



5



0



0.818



0



3.2



0



33.303



0



54.9



0



0



67.19



42.5



199

2

199

3

199

4

199

5

199

6

199

7

199

8

199

9

200

0

200

1

200

2

200

3



71



200

25.98



72.282



16.902



76.984



40.2



4



53.3645



19,6



80



200

5

200

6

200

9



Nguồn: Tổng hợp từ Niêm giám thống kê Hải Dương



Nhìn vào bảng số liệu trên đây, có thể thấy từ năm 2002 trở về trước, khi

Hải Dương chưa đầu tư xây dựng các khu công nghiệp thì vốn đầu tư nước

ngoài chỉ hướng vào các khu vực ngoài khu công nghiệp. Tư 2002 với sự xuất

hiện của một số khu công nghiệp như Nam Sách, Đại An… thì vốn đầu tư thu

hút vào Hải Dương nhiều hơn và lại tập trung nhiều hơn vào các khu công

nghiệp. Điều này cho thấy, việc hoàn thiện các khu công nghiệp là một trong

những yếu tố tác động lớn đến việc thu hút đầu tư không chỉ ở Hải Dương mà

còn ở các tỉnh thành khác trong cả nước.



72



2.3.3 Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và

phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương và những vấn đề đặt ra

2.3.3.1 Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và

phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương

Đầu tư nước ngoài có tác động lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế

của Hải Dương, làm cho tỉnh Hải Dương ngày một tươi đẹp hơn,hiện đại hơn,

đời sống nhân dân trong tỉnh ngày một cải thiện.

* Tác động đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Thu hút và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả đã góp phần quan trọng thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế (GDP) của Tỉnh giai đoạn gần đây đạt tốc độ tăng bình

quân 10,5%/năm, vượt mục tiêu đề ra là 9- 10%/năm, cao hơn bình quân

chung của cả nước. Giai đoạn tới Hải Dương đang phấn đấu để đạt mức tăng

trưởng 12 % / năm. Cùng với sự phát triển công nghiệp là việc thúc đẩy

nhanh việc cải thiện và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, hình thành các

khu, cụm dân cư thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá thành phố. Có thể nói

FDI tại Hải Dương đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã

hội, từng bước góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt đô thị thành phố.

Năm 2001: Kinh tế quốc doanh - Ngoài quốc doanh - Đầu tư nước

ngoài là: 64% - 18,4% - 17,6% thì đến năm 2004 đóng góp trong GDP đã là:

Thành phần kinh tế Nhà nước: 59.7%, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

20.9%, thành phần kinh tế đầu tư nước ngoài: 19.4%.

* Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệ hoá,

hiện đại hoá.

Trên thực tế, tại Hải Dương, đầu tư nước ngoài là một trong những

nhân tố, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Kết quả thu hút và sử dụng các dự án đầu tư

nước ngoài tại Hải Dương cho thấy:



73



Về cơ cấu ngành, đầu tư nước ngoài đã nâng cao tỷ trọng ngành công

nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nói chung. Các dự án FDI chủ yếu đầu tư

vào ngành công nghiệp, góp phần đưa giá trị sản lượng ngành công nghiệp

trên địa bàn tỉnh tăng cao. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực, năm

2000 nếu cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng -dịch vụ là

34,8% - 37,2% - 28% thì đến năm 2005, cơ cấu này là 27,5%-43%-29,5%.

Về cơ cấu địa lý, FDI đã chuyển một số vùng sản xuất nông nghiệp

năng suất thấp sang sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều cụm,vùng công

nghiệp mới ở Hải Dương như: Khu công nghiệp Nam Sách; cụm công nghiệp

Phú Thứ, Kinh Môn; Cum công nghiệp Đồng Tâm, Ninh Giang;… Các khu

này đã có tác dụng lan toả đến các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn

tỉnh.. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm góp phần phân bố khu công nghiệp hợp

lý, nâng cao hiệu quả đầu tư.

* Tác động đến việc làm và chất lượng lao động

Việc thu hút vốn đầu tư đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao

động, góp phần ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn. 5 năm qua, đã

tạo thêm việc làm mới cho 120.000 lượt người lao động - tăng gấp 2 lần so

với giai đoạn 1996 - 2000, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn

5,5% và thời gian lao động nông thôn tăng lên 80% vào năm 2005.

Cùng với số lượng lao động tăng thêm thì chất lượng lao động ngày

càng được nâng lên đáng kể. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nứoc ngoài sẽ được đào tạo để nâng cao tay nghề để có thể làm

việc được trong môi trường công nghệ hiện đại hơn, có khả năng thích ứng

với môi trường làm việc năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nứoc ngoài đáp ứng đựoc yêu cầu của nhà đầu tư. Vì vậy nên chất

lượng lao động sẽ tất yếu được nâng lên.

* Thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và hệ thống

quản lý chất lượng tiên tiến.



74



Việc tiếp nhận thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại rất cần thiết và

quan trọng, là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh

cũng như nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế vì các nhà đầu tư nước

ngoài bao giờ cũng đặt vấn đề lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh làm mục

tiêu hàng đầu. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn kém xa các nước khá

nhiều, nhất là các nước phát triển nên những công nghệ lạc hậu ở nước họ

những khi sang nước ta thì nó vẫn là những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên nó

là những ảnh hưởng nhất định khi công nghệ đã quá lạc hậu, nhất là về môi

trường. Do đó, khi tiếp nhận công nghệ chúng ta cũng cần phải biết lựa chọn

cẩn thận.

Đánh giá một cách tổng thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài nhìn chung đều có trình độ cao hơn, xử lý môi trường tốt hơn doanh

nghiệp trong nước và đạt trình độ phổ cập ở các nước trong khu vực. Bên

cạnh đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là những đơn vị đi đầu

trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

Không chỉ dừng lại ở khâu thiết bị, công nghệ mà phần vốn thực hiện

trong các doanh nghiệp có vốn FDI còn giành 35 – 40% vốn cho việc xây

dựng, lắp đặt nhà xưởng, thiết bị. Công việc này phần nhiều do các chủ thầu

nước ngoài thực hiện những thực tế thầu phụ là các đơn vị xây dựng, lắp máy

Việt Nam thực hiện. Do đó, ngay ở khâu này, trình độ kỹ thuật công nghệ xây

dựng, lắp máy của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nâng lên, từ đó có

thể đảm nhận được các công trình xây dựng mới có quy mô lớn và hiện đại.

Đầu tư nước ngoài đã đem lại mô hình quản lý tiên tiến, phương thực kinh

doanh hiện đại trong nhiều lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong

nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm

trên thị trường trong và ngoài nước.



75



* Tạo và tăng thu ngân sách cho tỉnh

Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời

gian qua đã và đang là nguồn thu quan trọng, đóng góp vào việc gia tăng

nguồn thu Ngân sách, tạo khả năng chủ động hơn trong việc cân đối Ngân sách

của tỉnh Hải Dương.

Các dự án có vốn FDI khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra các nguồn thu

Ngân sách cho tỉnh từ các khoản thuế: thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế

lợi tức, thuế thu nhập cao, thuế chuyển lợi nhuận nước ngoài.. Tuy nhiên, để

thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng, Luật đầu tư

nước ngoài cho phép các doanh nghiệp được miễn giảm một số thuế trong

thời kỳ đầu nên khoản thu này có những năm đầu cũng hạn chế nhưng vẫn tạo

ra các khoản thu đáng kể cho ngân sách tỉnh. Trong những năm tới, khi các

doanh nghiệp đã có vốn FDI đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, khai thác hết

công suất và hết thời hạn miễn giảm thuế thì chắn chắn các khoản thu này sẽ

chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh

* Mở rộng thị trường xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu.

Trong số các doanh nghiệp có vốn FDI tại tỉnh Hải Dương, hiện có

hang chục doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.Các doanh nghiệp này góp

phần quan trọng vào việc mở rộng thị trường Quốc tế và tăng nhanh kim

ngạch xuất khẩu của Hải Dương.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một lượng hàng hoá cung

cấp cho thị trường, đặc biệt là hàng hoá thay thế nhập khẩu như: xi măng, sắt

thép, cáp điện.. sản phẩm của các đơn vị này có chất lượng tốt, giá cả phù hợp

chỉ sau vài năm đi vào sản xuất kinh doanh đã chiếm lĩnh thị trường Việt

Nam, thay thế khối lượng hàng nhập khẩu khá lớn trước đây. Đây là những

doanh nghiệp có khả năng sản xuất hàng nội, đủ sức cạnh tranh về chất lượng

cũng như giá cả với hàng hoá của các nước ASEAN khác sau khi Việt Nam

gia nhập AFTA.



76



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

×