Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 157 trang )
100
3.1.1.1 Những cơ hội
Những cơ hội chủ yếu của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế
được thể hiện ở những điểm sau:
Một là, do hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương
mại song phương và đa phương, tham gia vào các định chế khu vực và
quốc tế, Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.
Quá trình đó cũng tạo nên sức ép hữu hình thúc đẩy đổi mới lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ
tiên tiến để phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, tài nguyên
sinh học đa dạng và nguồn nhân lực dồi dào của nước ta.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam
thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn. Điều này được lý
giải bởi Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và lợi thế để phát triển nền
nông nghiệp có hiệu quả kinh kế cao; nhiều hàng nông sản xuất khẩu
của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới; nông
nghiệp và nông thôn là khu vực luôn được Đảng và Chính phủ Việt
Nam khuyến khích đầu tư, do vậy nhận được sự ưu đãi đầu tư cao; và
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính ổn định cao về môi trường
chính trị – xã hội là một trong những điểm mà người đầu tư đặc biệt
quan tâm. Có thể hy vọng rằng, với chính sách chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế, trong tương lai nông nghiệp và nông thôn Việt Nam sẽ trở
thành lĩnh vực hấp dẫn mạnh hơn các nhà đầu tư nước ngoài.
Ba là, hội nhập sâu và rộng hơn vào đời sống kinh tế quốc tế, Việt
Nam có cơ hội thuận lợi tiếp nhận, chuyển giao và phát triển năng lực
khoa học và công nghệ để khai thác tiềm năng to lớn của nền nông
nghiệp nhiệt đới thông qua việc tiếp nhận công nghệ sản xuất và kỹ
năng quản lý tiên tiến; tham gia nhiều hơn vào các chương trình hợp tác
101
khoa học và công nghệ song phương và đa phương; tăng thêm các
nguồn hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực khi tham gia các định chế
kinh kế quốc tế với tư cách nước nghèo và kém phát triển.
3.1.1.2 Những thách thức
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức không nhỏ
đối với Việt Nam như:
Một là, nền nông nghiệp Việt Nam về cơ bản chưa thoát khỏi tình
trạng qui mô nhỏ, phân tán và lạc hậu. Tình trạng này làm cản trở trực
tiếp việc thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ.
Một nền nông nghiệp lạc hậu khó có thể tạo ra được nhiều mặt hàng có
năng lực cạnh tranh cao. Vấn đề này càng trở nên trầm trọng vì nông
nghiệp Việt Nam nói chung, nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói
riêng đã, đang và sẽ còn phải cạnh tranh gay gắt hơn với các đối thủ
cạnh tranh khác - những nước có trình độ phát triển hơn Việt Nam không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa.
Hai là, nông nghiệp Việt Nam cho đến nay mới chủ yếu phát triển
theo bề rộng dựa trên khả năng tự nhiên, mức đầu tư khoa học và công
nghệ thấp, sức cạnh tranh của một số nông sản xuất khẩu còn thấp do
năng suất và chất lượng thấp, chi phí sản xuất cao, công nghệ sau thu
hoạch và công nghệ chế biến lạc hậu. Để nông sản Việt Nam có thể vào
được những thị trường rộng lớn của các nước phát triển thì những yếu
kém trên cần được khắc phục. Tuy nhiên đây là những công việc không
thể giải quyết xong trong một thời gian quá ngắn. Điều này có nghĩa là
trong tương lai gần (5 năm thậm chí 10 năm) nông sản xuất khẩu của
Việt Nam còn phải chịu nhiều sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh.
102
Ba là, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ thống pháp lý còn nhiều bất cập so
với yêu cầu hội nhập. Nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật hết sức khắt
khe và tinh vi của các nước công nghiệp phát triển nhằm bảo hộ sản
xuất trong nước của họ (ví dụ, dư lượng thuốc kháng sinh trong hàng
thuỷ sản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, điều kiện về vệ sinh và kiểm
dịch động, thực vật). Ngay việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước
ta cho phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế cũng đòi hỏi nhiều thời
gian và rất nhiều công sức, tiền của (đổi mới tư duy trong xây dựng và
hoàn thiện pháp luật là điều rất quan trọng, nhưng chúng ta đang còn
gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này, ví dụ, việc phát triển doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài, việc cho người nước ngoài mua cổ phần
tại các doanh nghiệp Việt Nam, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước trong lĩnh vực nông nghiệp v.v...)
Bốn là, tham gia vào các định chế kinh tế khu vực và quốc tế buộc
Việt Nam phải thực hiện những cam kết cụ thể đối với mỗi định chế về
nông nghiệp theo hướng: mở cửa thị trường hàng nông sản thông qua
việc thực hiện thuế hoá các biện pháp phi thuế và cam kết thuế, coi thuế
là biện pháp duy nhất để bảo hộ sản xuất trong nước, thực hiện lịch
trình cắt giảm thuế nhập khẩu; làm minh bạch các loại trợ cấp của
Chính phủ đối với sản xuất nông nghiệp. Cắt giảm các loại trợ cấp làm
bóp méo thương mại nếu vượt quá mức cho phép, đồng thời khuyến
khích áp dụng các chính sách đầu tư phát triển không làm bóp méo
thương mại như nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến
nông, phát triển cơ sở hạ tầng v.v...Những việc này đòi hỏi phải đổi mới
tư duy một cách mạnh mẽ và phải đề ra và thực hiện được các giải pháp
hữu hiệu để vừa có thể phát triển được sản xuất trong nước, vừa không
103
bị coi là vi phạm các cam kết mà Việt Nam đã ký. Đây là thách thức
không hề nhỏ nhưng Việt Nam phải tìm cách vượt qua.
Do đó, nhận thức đúng những cơ hội và thách thức của Việt Nam
khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để từ đó tìm ra các giải pháp tận
dụng cơ hội và vượt qua thách thức sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam.
3.1.2 Một số quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông
sản xuất khẩu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của nông sản
Việt Nam trong thời gian qua, phân tích những cơ hội và thách thức mà
nước ta phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng tôi
xin nêu ra một số quan điểm cần tuân thủ nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của nông sản xuất khẩu của nước ta trong những năm tới như sau:
Thứ nhất, sản xuất, xuất khẩu nông sản phải xuất phát từ nhu cầu
thị trường, thị trường là căn cứ chủ yếu để xây dựng chiến lược kinh
doanh, đối với từng ngành hàng và cho từng sản phẩm.
Quan điểm này đòi hỏi phải làm tốt công tác nghiên cứu nhu cầu thị
trường và thị hiếu khách hàng, từ đó xác định thị trường trọng điểm,
dung lượng trao đổi và tính ổn định với những mặt hàng có khả năng
cạnh tranh cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Quyết định lựa chọn và
định hướng qui hoạch sản xuất một cách đồng bộ từ khâu sản xuất, chế
biến đến khâu xuất khẩu phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, tránh qui
hoạch sản xuất một cách chủ quan, duy ý chí dựa trên những cái ta sẵn
có, ta có thể sản xuất được.
Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu trên
cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng sản phẩm, tạo lợi thế
cạnh tranh, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tăng
104
nhanh kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho
nông dân.
Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích và tìm ra những nông sản có
ưu thế trong lĩnh vực sản xuất - xuất khẩu của từng vùng, từng địa
phương, trên cơ sở vận dụng lý thuyết về lợi thế so sánh để tìm ra những
sản phẩm xuất khẩu có hiệu quả cao, có chi phí và giá thành thấp so với
thế giới, tránh tình trạng vùng nào, địa phương nào cũng có cơ cấu nông
nghiệp na ná như nhau. Trên cơ sở đó xây dựng qui hoạch kế hoạch, phát
triển sản xuất, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh cả về
chất lượng và chi phí.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu phải trên
cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm
nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm xuất khẩu kết hợp với tổ chức tốt
quá trình cung ứng dịch vụ xuất khẩu.
Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình sản xuất - chế biến - tổ chức
xuất khẩu nông sản cần chú ý ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
trong lĩnh vực tạo giống, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến đồng thời
đổi mới công nghệ và thiết bị công nghiệp chế biến, bảo quản nhằm nâng
cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng, hạn chế tổn thất sau thu
hoạch tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Quan điểm này
cũng đòi hỏi trong thời gian tới cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm
hơn số lượng sản phẩm xuất khẩu, nói cách khác là cần chú trọng hơn
đến phần giá trị gia tăng mà Việt Nam có thể tạo ra.
Thứ tư, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu trên cơ sở
phát huy tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp sản xuất, xuất
khẩu, đồng thời cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành có
105
liên quan, để tạo lập những ngành hàng có đủ năng lực cạnh tranh trên
thị trường thế giới.
Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực
cạnh tranh của nông sản xuất khẩu, phải xuất phát từ động lực trực tiếp
của người kinh doanh. Nếu người kinh doanh không có động lực, bị "trói
chân, trói tay" hay quá ỷ lại vào sự bảo hộ, che chở của Nhà nước thì
năng lực cạnh tranh của người kinh doanh cũng khó được nâng cao.
Mặt khác, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất
khẩu cũng phụ thuộc vào sự tác động từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô
thông qua hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích của Nhà nước trong
lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nông sản, nhằm nâng cao lợi thế cạnh
tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.
3.2 TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG
ĐẨYMẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010
3.2.1 Triển vọng xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2005-2010
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào năng lực
sản xuất trong nước cũng như diễn biến thị trường giá cả nông sản thế
giới. Năm 2005, sản xuất lúa gạo thế giới giảm do hạn hán kéo dài ở các
nước châu Á làm giảm sản lượng thu hoạch. Theo FAO, năm 2005 mậu
dịch gạo thế giới chỉ đạt 26,1 triệu tấn, giảm 6% so với năm 2004 do
xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm xuống còn 7-8 triệu tấn, Việt Nam
cũng giảm khối lượng xuất khẩu khoảng 0,2 triệu tấn so năm 2004.
Trung Quốc, Inđônêxia, Philipin, Băngladesh và một số nước khác có
thể phải tăng nhập khẩu gạo. Do cung khan hiếm nên giá xuất khẩu năm
2005 có thể vẫn giữ ở mức cao. Dự báo, lượng gạo xuất khẩu của thế
giới tăng bình quân 2%/năm trong giai đoạn từ 2005-2010, trong đó xuất
khẩu gạo của Việt Nam khoảng 3,5-4,2 triệu tấn/năm [49].
106
Sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2004/2005 có thể đạt 119 triệu
bao (1bao =60kg) tăng 9% so với niên vụ trước, trong đó sản lượng cà
phê của Việt Nam đạt 14,2 triệu bao, tăng 2,2 triệu bao so với niên vụ
2003/2004. Xuất khẩu cà phê thế giới niên vụ 2004/2005 dự báo đạt 86,2
triệu bao, giảm 2% so với niên vụ trước. Do xuất khẩu giảm nên giá cà
phê thế giới năm 2005 có thể vẫn ổn định ở mức 880-900 USD/tấn đối
với loại robusta và 2500-2650 USD/tấn đối với loại cà phê arbica.
Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 dao
động từ 750-800 ngàn tấn/năm. Tương tự những mặt hàng nông sản xuất
khẩu khác của Việt Nam trong giai đoạn này cũng tăng mạnh, chẳng hạn
xuất khẩu chè năm 2005 khoảng 80 ngàn tấn và đến năm 2010 sẽ đạt 120
ngàn tấn, xuất khẩu cao su đến 2010 khoảng 420 ngàn tấn, hạt điều năm
2005 xuất khẩu khoảng 100 ngàn tấn, đến năm 2010 đạt khoảng 170
ngàn tấn và xuất khẩu rau quả sẽ đạt khoảng 450 triệu USD vào năm
2010. [49,50]
Nhu cầu tiêu dùng đối với hàng nông sản giai đoạn 2005 - 2010
cũng thay đổi đáng kể theo hướng tăng sử dụng những loại nông sản có
chất lượng cao, nông sản sạch, nông sản hữu cơ. Vì thế, các nước sản
xuất và xuất khẩu nông sản coi cải thiện chất lượng nông sản là chìa
khoá để thâm nhập thị trường thế giới.
Như vậy xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhất là xuất khẩu một
số mặt hàng chủ lực (gạo, cà phê, điều, chè, cao su, rau quả...) trong
những năm tới có nhiều triển vọng. Vấn đề là để chiến thắng trong cạnh
tranh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản, chúng ta cần đề ra
phương hướng sản xuất, xuất khẩu phù hợp trên cơ sở nghiên cứu tốt
diễn biến cung cầu và giá cả nông sản thế giới và có các giải pháp khả
107
thi vừa phù hợp với điều kiện của nước ta, vừa đáp ứng được những biến
động, nhất là những biến động về giá trên thị trường thế giới.
3.2.2 Phƣơng hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và phù hợp với các quan điểm nêu
trên, trong giai đoạn 2005-2010 cần thực hiện tốt một số phương hướng
sau đây:
Một là, Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá thị
trường và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu nhằm tăng kim nghạch và
phòng ngừa rủi ro do những biến động thị trường nông sản thế giới.
Thị trường ASEAN sẽ ngày càng hạn chế đối với các nông sản xuất
khẩu của Việt Nam. Một là, do đặc trưng cơ bản về nông sản của các
nước ASEAN tương tự nhau do đó hoàn toàn có khả năng thay thế. Hai
là, hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước
này không có tác động làm tăng khối lượng xuất khẩu nông sản của Việt
Nam trong tương lai.
Thị trường các nước châu Á khác có tiềm năng mở rộng mậu dịch
hàng nông sản là các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và
Đài Loan. Tuy nhiên, một số thị trường trong số này (các thị trường
Hồng Kông, Đài Loan) là thị trường tái xuất và thường thiếu tính ổn
định. Do vậy cần tập trung khai thác thị trường Trung Quốc và thị trường
Nhật Bản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc do trong thời gian tới Trung
quốc có khả năng phải nhập khẩu nhiều gạo và các loại nông sản khác.
Thị trường SNG và Đông Âu là khu vực xuất khẩu nông sản truyền
thống của Việt Nam và được xem là thị trường "dễ tính" nhất đối với
nông sản xuất khẩu của Việt Nam do không đòi hỏi quá khắt khe về chất
lượng sản phẩm và là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển. Trong
thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản vào thị
108
trường này. Tuy vậy chi phí vận chuyển nông sản xuất khẩu sang thị
trường này là khá cao, vì vậy cần phải có biện pháp hạ giá thành sản
phẩm thì mới có thể cạnh tranh được.
Thị trường châu Phi, yêu cầu về chất lượng không cao nhưng sức
mua hạn chế do không có khả năng thanh toán, và chỉ dừng lại ở hàng
ngũ cốc. Vì vậy, Việt Nam nên tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu gạo chất
lượng vừa phải với giá không quá cao vào thị trường này dưới dạng hàng
đổi hàng.
Triển vọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt nam vào thị
trường Mỹ rất lớn, yêu cầu về chất lượng cũng đa dạng gồm cả chất
lượng cao và chất lượng trung bình phù hợp với nông sản xuất khẩu của
Việt Nam. Kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, xuất
khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường này tăng nhanh chóng. Tuy
nhiên, xuất khẩu vào thị trường này chúng ta cũng vấp phải những rào
cản lớn như vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa, tôm nhằm ngăn
cản sự thâm nhập của hàng nước ngoài và bảo hộ sản xuất nội địa của
Mỹ. Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này ngoài những yêu cầu về
chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng còn phải đặc biệt quan tâm đến
luật pháp và những qui định về thương mại của Mỹ.
Thị trường EU được coi là thị trường "khó tính" nhất về chất lượng
hàng nông sản nhập khẩu, với cơ chế bảo hộ nông nghiệp rất chặt chẽ và
mức độ bảo hộ cao, song đây vẫn là thị trường tiềm năng lớn đối với
nhóm hàng nông sản nhiệt đới của Việt Nam trong thời gian tới như cà
phê, cao su tự nhiên, hạt tiêu, hạt điều và các loại hoa quả. Tuy nhiên, để
mở rộng được thị phần xuất khẩu nông sản vào thị trường EU đòi hỏi
Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng
hoá mặt hàng trên cơ sở đẩy mạnh việc ứng dụng những tiến bộ khoa
109
học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất nông sản
sạch.
Hai là, cần xác định rõ các đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới
để tìm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu
Việt Nam trên thị trường thế giới.
Hiện nay trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ và
châu Âu, Thái Lan và Trung Quốc có rất nhiều kinh nghiệm, họ bỏ nhiều
công sức để nghiên cứu nhu cầu, sở thích và tập quán tiêu dùng của các
thị trường này để điều chỉnh việc sản xuất và xuất khẩu. Ví dụ, để mở
rộng thị phần xuất khẩu chè sang EU, Trung Quốc nghiên cứu rất kỹ nhu
cầu tiêu dùng chè sạch của thị trường này, từ đó chuyển hướng sang sản
xuất chè hữu cơ. Mặc dù giá xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với loại chè
bình thường nhưng vẫn được người tiêu dùng EU ưa chuộng. Hiện tại
hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU đang bị sức ép rất mạnh
của hàng Thái Lan và Ấn Độ về sản phẩm gạo, Indônêxia và Braxin về
sản phẩm cà phê, Trung Quốc về sản phẩm chè. Phần lớn hàng của các
đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng nông sản của Việt Nam về chất
lượng, tính đa dạng của sản phẩm, và nguồn cung cấp ổn định.
Vì vậy, việc xác định đối thủ cạnh tranh đối với từng loại mặt hàng
ở từng khu vực thị trường giúp chúng ta xây dựng chiến lược lâu dài
trong phát triển sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản nhằm nâng cao
sức cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản Việt
Nam.
Ba là, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia.
Hiện tại, sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa cao một phần
110
do chúng ta thiếu kinh nghiệm trong buôn bán và xúc tiến thương mại,
thiếu vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất
khẩu nông sản, cũng như đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến nông sản, phần khác do
chúng ta đang còn có những sự phân biệt đối xử nhất định giữa các thành
phần kinh tế, do vậy chưa thu hút hết được năng lực của các thành phần
kinh tế vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản. Vì vậy, để nông
sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng củng cố được vị thế của mình
trên thị trường quốc tế, đòi hỏi Nhà nước phải tạo hành lang pháp lý cả
về chính sách, cơ chế quản lý và thủ tục hành chính thông thoáng có sức
hấp dẫn thu hút mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia
vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản.
Huy động được các lực lượng kinh tế cùng tham gia vào việc nâng
cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu là chúng ta tạo ra
được sức mạnh tổng hợp để vượt qua những thách thức khi Việt Nam
tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Để thực hiện được những phương hướng trên cũng như chiến lược
phát triển nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là
tăng khối lượng hàng hoá và kim ngạch xuất khẩu nông sản đến năm
2010 đạt 8,5 - 9,0 tỷ USD và nâng cao vị thế của nền Nông nghiệp Việt
Nam trong khu vực và thế giới đòi hỏi phải thực thi đồng bộ các giải
pháp và chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông
sản xuất khẩu Việt Nam.
3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Hiện nay khi hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và
là xu thế tất yếu, để đẩy nhanh được quá trình hội nhập kinh tế quốc tế