1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 157 trang )


65



Nguyên chiếm tới 76% diện tích của cả nước); vùng trồng cà phê Tây

Nguyên (chiếm tới 80 -90% diện tích và từ 85 - 98 % sản lượng cà phê

của cả nước); vùng trồng chè miền núi phía Bắc và Bảo Lộc, Lâm Đồng

(chiếm tới 75% diện tích chè cả nước); vùng sản xuất điều Đông Nam

Bộ, Duyên Hải miền Trung và Tây Nguyên (diện tích 237 ngàn ha chiếm

95% sản lượng điều cả nước) v.v...Sản lượng nông sản ở những vùng qui

hoạch tập trung này cũng ngày càng tăng đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong

nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, việc qui hoạch các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh

sản xuất nông sản hàng hoá nhưng còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ với việc

cung ứng các dịch vụ đầu vào cho sản xuất dẫn tới nhiều vùng sản xuất

nông sản vượt quá khả năng cung cấp các dịch vụ như: tưới tiêu nước,

thu mua, chế biến, vốn tín dụng, thị trường. Ví dụ, vùng Tây Nguyên

việc mở rộng diện tích cà phê có nguy cơ vượt quá khả năng cung cấp

nước tưới làm ảnh hưởng xấu tới sản lượng và chất lượng cà phê. Chẳng

hạn, niên vụ cà phê năm 1997-1998, niên vụ 2004/2005, nắng hạn gay

gắt và thời gian khô hạn khéo dài trên diện rộng, dẫn tới thiếu nước tưới

nghiêm trọng làm hàng ngàn ha cà phê vùng Tây Nguyên bị chết.

Chính sự thiếu đồng bộ giữa qui hoạch sản xuất và khả năng cung

cấp dịch vụ đã dẫn đến hạn chế khả năng khai thác và phát huy các tiềm

năng và lợi thế so sánh, đặc biệt là chưa khai thác được lợi thế về qui

mô.

2.3.1.2 Khối lượng cung ứng sản phẩm

Sau hơn 15 năm đổi mới cơ chế kinh tế, khối lượng xuất khẩu của

hầu hết các loại nông sản của Việt Nam đều tăng nhanh ví dụ như xuất

khẩu hạt tiêu tăng 5,8 lần, xuất khẩu điều tăng 5,0 lần, chè tăng 4,8 lần,

cà phê tăng 3,4 lần và gạo tăng gần 2 lần so 1995 (bảng 2.6).



66



Khối lượng lúa gạo của Việt Nam so với tổng sản lượng gạo toàn

cầu tuy chỉ chiếm trên 7% nhưng thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam

trên thị trường thế giới chiếm tới 14,9%. Do vậy, sản lượng gạo xuất

khẩu của Việt Nam có ảnh hưởng đến lượng cung và giá gạo trên thế

giới.

Bảng 2.6: Sản lƣợng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Đơn vị tính



1995



1999



2000



2001



2002



2003



2004



Gạo



1000 tấn



1.998



4.508



3.476



3.729



3.241



3.812



3900



Cà phê



1000 tấn



248



482



733



931



711



749



850



Cao su



1000 tấn



138,1



263,0



273,4



308,1



444,0



433,3



385,0



Hạt điều



1000 tấn



19,8



18,4



34,3



43,7



62,8



84,0



100,0



Hạt tiêu



1000 tấn



17,9



34,8



37,0



57,0



77,0



74,1



104,0



Chè



1000 tấn



18,8



36,0



55,6



68,2



75,0



59,8



90,0



Lạc



1000 tấn



11,5



56,0



76,1



78,2



107,0



Rau quả



Triệu USD



56,1



106,5



213,5



344,3



221,2



151,5



Nguồn: [26-29]



So với Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và cũng là

đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu gạo trước mắt cũng như lâu dài của

Việt Nam, diện tích canh tác lúa của Việt Nam chỉ bằng 45,65% nhưng

do hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần Thái Lan nên thực tế diện tích gieo

trồng lúa đạt gần 67% Thái Lan. Năng suất lúa bình quân của Việt Nam

cao hơn Thái Lan 1,62 lần. Đây cũng là một thế mạnh của nước ta trong

việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho gạo xuất khẩu (bảng 2.7)

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu so sánh về sản xuất lúa

% So sánh

Chỉ tiêu



Thái Lan



Việt Nam



(Vn/Thái )



I. Một số chỉ tiêu về sản xuất

- diện tích canh tác lúa (Tr. ha)



9,2



4,2



45,65



67



- diện tích gieo trồng lúa



9,9



7,0



66,93



- hệ số qua vòng đất ( lần)



1,1



1,6



133,33



15,0



30,3



202,00



3,50



2,09



59,85



4. Phân bón (kg /1 ha )



250



310



120,33



5. Năng suất BQ lúa (tạ/ha)



25,0



40,0



162,06



2. Tỷ lệ (%) diện tích được tưới

3.



Lượng



phân



hoá



học



(tr.tấn/năm)



Nguồn [ 40, tr. 62]



Hiện nay, Việt Nam là một trong 3 nước sản xuất cà phê lớn nhất

thế giới. Sản lượng cà phê của Việt Nam chiếm tới 8% tổng khối lượng

cà phê toàn cầu. Sản xuất cà phê đã vượt Colombia, đứng vị trí thứ nhì

trên thế giới sau Braxin. Hiện nay, Việt Nam trở thành nước sản xuất và

xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất trên thế giới.

Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh là do những

năm qua diện tích và năng suất cà phê tăng mạnh. Tốc độ tăng năng suất

cao hơn tốc độ tăng diện tích. Năng suất cà phê Robusta của Việt Nam

cao vào loại nhất nhì thế giới, có hàng ngàn ha năng suất đạt tới 30 tạ/ha.

Năng xuất cao hơn Indonexia khoảng 1,5 -1,7 lần (bảng 2.8).

Do vậy, những biến động về sản lượng cà phê của Việt Nam có ảnh

hưởng lớn đến cung cầu và giá cả đặc biệt là giá cà phê robusta của thế

giới.

Bảng 2.8: Năng suất cà phê của Việt Nam và thế giới

Đơn vị tính:kg/ha

Năm



Việt Nam



Indonexia Châu Á



Thế giới



VN/TG (lần)



1991



800



561



421



469



1,70



1996



1300



559



770



552



2,35



1997



1710



847



775



600



2,85



1998



1830



927



767



650



2,80



1999



1900



930



780



680



2,9



68



Nguồn [ 40,Tr. 65]



Sản lượng cao su Việt Nam chỉ chiếm gần 3% tổng sản lượng cao

su thế giới do diện tích và năng suất cao su của của Việt Nam thấp hơn

rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh (bảng2.9).

Trong khu vực châu Á, 3 nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất là

Malaysia, Indonexia, Thái Lan, sản lượng của 3 nước này khoảng 3,7-3,8

tr. tấn gấp 25 lần sản lượng cao su Việt Nam. Năm 2004, Việt Nam xuất

khẩu 385 nghìn tấn mủ chiếm khoảng 5,6% tổng khối lượng xuất khẩu

toàn thế giới [8,tr.8]. Do đó qui mô cung ứng cao su của Việt Nam ảnh

hưởng rất nhỏ đến cung cầu và giá cao su tự nhiên trên thị trường thế

giới. Năng suất và sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam thấp nên Việt

Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường thế

giới.

Bảng 2.9: Năng xuất cao su tự nhiên ở một số nƣớc

Đơn vị tính kg/ha

Tên nƣớc



Năm 1999



Năm 2000



Năm 2000 so

năm 1999 (%)



Inđônêxia



683,6



743,5



108,7



Malaixia



800,2



569,6



71,18



Philippines



708,9



686,7



96,9



Thái Lan



1012,9



1470,8



145,2



Việt Nam



261,3



344,8



131,9



Toàn thế giới



784,3



910,3



116,1



Nguồn: [51, tr.30]



Tốc độ tăng sản lượng cao su của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây

đạt bình quân khoảng 15-17%/năm lớn hơn tốc độ tăng bình quân của

toàn thế giới (khoảng 4,5-5%/năm), do đó tỷ trọng về khối lượng sản



69



phẩm cao su của Việt Nam so với sản lượng toàn cầu sẽ tăng lên trong

những năm tới.

Theo tài liệu của tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) đánh giá

đến năm 2004, Việt nam là nước đứng thứ 10 trên thế giới về sản xuất và

xuất khẩu chè. Việt nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và

xuất khẩu chè nên trong những năm qua sản xuất chè Việt Nam cũng

phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, so với tổng sản

lượng chè thế giới, sản lượng chè của Việt Nam còn rất khiêm tốn chỉ

chiếm khoảng 2%, trong khi đó Ấn Độ chiếm 27,3%, Trung Quốc 24,6%

và Xrilanca 9,75% [35].

Năm 2004, Việt nam xuất khẩu được 97 ngàn tấn với kim nghạch

đạt 93 triệu USD, tăng 60,8% về lượng và 55% về giá trị so với năm

2003 [41, 49]. Nếu so với khối lượng chè buôn bán trên thế giới (khoảng

1,2-1,5tr. tấn/năm) thì khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam còn quá

nhỏ bé chỉ chiếm dưới 3% thị phần. Đây cũng là hạn chế cho ngành chè

Việt Nam tiếp cận buôn bán mậu dịch với các bạn hàng lớn và ổn định.

Ngược lại với tình hình sản xuất cao su và chè, những năm gần đây

cây điều đang nổi lên thành cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, nhiều nơi

còn gọi là "cây xoá nghèo". Bởi vì, điều là cây trồng thuộc vùng đất cát

ven biển, có thể chịu hạn rất cao, trồng trên các vùng đất khó khăn như

vùng Duyên Hải miền Trung Nam Bộ, Đông Nam Bộ. Trong vòng 20

năm diện tích điều tăng gấp 8,3 lần; sản lượng tăng gấp 9 lần. Đến nay

sản lượng điều Việt Nam đã vượt qua Indonesia, dẫn đầu châu Á và

đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Brazin, do vậy sản xuất điều của

Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến diễn biến thị trường điều thế giới.

Xuất khẩu điều những năm gần đây đạt được những bước tiến vượt

bậc, từ chỗ Việt Nam chỉ xuất khẩu hạt điều thô là chủ yếu nay đã tăng



70



cường được các cơ sở chế biến nên hoàn toàn chuyển sang xuất điều

nhân. Ngoài ra hàng năm nước ta còn nhập một khối lượng lớn điều thô

về chế biến và tái xuất, đưa sản lượng điều nhân xuất khẩu năm 2004 lên

100 ngàn tấn, tăng gấp 12 lần so với năm 1990. Kim ngạch xuất khẩu

tăng lên một cách đáng kể từ 14 triệu USD năm 1990 lên 400 triêu USD

vào năm 2004, tăng 28,57 lần [29,41,49]. Điều nhanh chóng trở thành

một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu

đứng vào hàng thứ 4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt

Nam.

Ngoài lương thực và cây công nghiệp dài ngày, ngành trồng rau,

hoa quả của Việt Nam trong 2 thập kỷ vừa qua cũng đạt được mức tăng

trưởng cao. Diện tích rau quả năm 2003 đạt 1,3 triệu ha, tăng 40% so với

năm 1996, sản lượng đạt 13,8 triệu tấn. Trong đó, diện tích rau quả ôn

đới phục vụ cho nhu cầu cao cấp và xuất khẩu được trồng ở Tây Nguyên

và Đà Lạt với diện tích 41,8 ha và sản lượng 816 ngàn tấn [8, tr.8,29].

Xuất khẩu rau qua năm 2003 tăng so với năm 1995 khoảng 2,7 lần

(bảng 2.6). Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn

quá nhỏ so với nhu cầu của thị trường thế giới và không tương xứng với

tiềm năng và lợi thế về điều kiên thiên nhiên của Việt Nam.

2.3.1.3 Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam ngày càng được mở

rộng nhưng vẫn thiếu tính bền vững.

Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 59 nước trên thế giới, trong đó

châu Á và châu Phi là những thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng

70%-85% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm.

Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã mở rộng ra trên 50

nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 2 thị trường lớn là



71



Singapore và Hồng Kông. Cà phê Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh

một số thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản với số lượng ngày

càng tăng.

Thị trường xuất khẩu của cao su Việt Nam cũng biến đổi cơ bản

trong thập kỷ vừa qua. Trước năm 1990, các nước XHCN Đông Âu cũ

và Singapore là thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam. Sau khi các

nước XHCN Đông Âu tan rã, Việt Nam chuyển hướng xuất khẩu sang

các nước như Trung Quốc và Mỹ, ngoài ra vẫn giữ khách hàng truyền

thống Singapore. Trong khoảng 5-7 năm trở lại đây cao su của Việt Nam

được xuất khẩu đi tới khoảng 40 nước trên thế giới bao gồm thêm các

nước Đông Bắc Á và châu Âu. Trung Quốc hiện là thị trường có sức tiêu

thụ cao su mạnh nhất của Việt Nam. Thị trường châu Âu từ chỗ chỉ

chiếm trên dưới 7% tổng thị phần vào năm 1995-1996 đã lên tới 27-29%

trong những năm 2000-2001. Thị trường Bắc Mỹ là một thị trường khá

quan trọng của các nước xuất khẩu cao su. Tỷ trọng của thị trường này

đối với Việt Nam có tăng lên song về mặt qui mô còn hạn chế.

Đối với mặt hàng chè xuất khẩu, cho đến nay Việt Nam chưa có

bạn hàng nào nhập khẩu chính. Chè của Việt Nam được tiêu thụ rải rác

từ Irắc, Libi, Angiêri đến Anh, Pháp, Ba Lan, Nga, Nhật Bản, Hồng

Kông, Đài Loan, Mỹ. Với thị phần xuất khẩu quá nhỏ bé, Việt Nam

không có khả năng chi phối được giá chè trên thị trường thế giới.

Riêng đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu, trong 2 năm gần đây kim

nghạch giảm đáng kể. Nguyên nhân do thiếu thị trường tiêu thụ, thị

trường tiêu thụ rau quả của Việt Nam còn lệ thuộc rất lớn vào nhu cầu

nhập khẩu của Trung Quốc (vải, chuối, dưa hấu), các đơn vị kinh doanh

xuất khẩu thiếu tính nhạy bén và năng động trong việc chủ động tìm

kiếm thị trường tiêu thụ.



72



2.3.1.4 Khả năng sẵn sàng cung ứng sản phẩm

Khả năng sẵn sàng cung ứng sản phẩm cho xuất khẩu của Việt Nam

kém do qui mô sản xuất của các hộ gia đình nhỏ lẻ, khâu thu mua, bảo

quản và chế biến,vận chuyển còn nhiều bất cập.

Do hạn chế về mức hạn điền nên khó mở rộng qui mô sản xuất của

hộ gia đình và trang trại. Qui mô ruộng đất của hộ nông dân quá nhỏ,

bình quân đất canh tác cho 1 hộ nông nghiệp là 7.800m2. Một số vùng

như ĐBSH, Bắc Trung Bộ diện tích còn ít hơn. Việt Nam là nước có

diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất trong các nước

ASEAN. Do đó, rất khó khăn trong việc cơ giới hoá nông nghiệp để tăng

năng suất lao động cũng như tổ chức thu mua, chế biến nông sản. Ví dụ,

qui mô sản xuất cây ăn quả của nước ta còn quá nhỏ chỉ từ 0,5- 2

ha/trang trại. Những năm gần đây, nhờ chính sách khuyến khích phát

triển trang trại, đã hình thành nhiều vườn cây có diện tích lớn hơn ở các

tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và vùng ĐBSCL. Chính

qui mô sản xuất nhỏ này là một nguyên nhân cản trở viêc áp dụng công

nghệ chế biến, bảo quản và xuất khẩu rau quả làm giảm sức cạnh tranh

của mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam.

Có thể nói, yếu điểm nhất trong khâu sản xuất nông sản là chúng ta

thiếu qui hoạch và kế hoạch, qui mô sản xuất nhỏ lẻ. Nhiều loại nông sản

còn sản xuất theo kiểu phong trào thiếu sự định hướng của Nhà nước nên

sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Tình trạng tự phát, manh mún không gắn

với thị trường diễn ra phổ biến. Trong nhiều thời điểm sản xuất vượt quá

nhu cầu tiêu dùng trong nước và năng lực xuất khẩu dẫn tới giá nông sản

giảm mạnh làm giảm thu nhập của người sản xuất. Tình trạng sản xuất

nông sản theo hướng quảng canh, đốt nương làm rãy còn diễn ra tràn lan



73



làm tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, giảm nguồn

nước (ví dụ, đối với cây cà phê, cao su và cây chè).

Hàng nông sản xuất khẩu phần lớn được sản xuất từ các vùng qui

hoạch tập trung, nhưng trình độ sản xuất ở các vùng rất khác nhau, trình

độ canh tác, thâm canh của các hộ cũng không đồng đều, các cơ sở chế

biến, kinh doanh xuất khẩu thiếu phương tiện bảo quản nên khi ký được

hợp đồng xuất khẩu mới mua gom từ các hộ sản xuất làm chất lượng

hàng xuất khẩu thấp, tính ổn định kém, thời gian giao hàng không đảm

bảo dúng tiến độ hợp đồng.

Cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là giao thông vận tải, bến cảng, kho

bãi còn nhiều bất cập so với yêu cầu CNH &HĐH nông nghiệp và nông

thôn, làm chi phí sản xuất, xuất khẩu tăng do thời gian bốc dỡ tại cảng

kéo dài, chi phí vận tải chênh lệch với các đối thủ cạnh tranh quá lớn dẫn

tới giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu.

Khả năng cung ứng sản phẩm cho xuất khẩu kém không đáp ứng

được yêu cầu của khách hàng về thời gian, số lượng, độ đồng đều về chất

lượng...làm giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam.

2.3.2 Chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu

Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong những

năm gần đây đã có một số chuyển biến như tăng tỷ lệ xuất khẩu nông sản

đã qua chế biến sâu, bước đầu đã tạo được năng lực cạnh tranh của hàng

nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới do các nhà sản xuất trong

nước đã chú trọng hơn tới việc đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, nâng

cao chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, mặt hàng gạo, thuỷ hải sản, cà phê, nhân điều, hạt tiêu

của Việt Nam đã được nhiều nước ưa chuộng và đánh giá tốt về chất



74



lượng. Chẳng hạn mặt hàng cà phê Việt Nam đã sớm có tiếng nói trên thị

trường EU bởi chất lượng thơm ngon, có hương vị riêng. Vì thế, xuất

khẩu sang thị trường EU chiếm tới 50% tổng lượng cà phê xuất khẩu của

Việt Nam. Theo đánh giá của Hiệp hội cà phê ca cao thế giới, cà phê

Việt Nam có chất lượng cao hơn cà phê của Ấn Độ và Inđônêxia, tương

đương với cà phê của Braxin và Achentina.

Cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đã có một số chuyển biến

tích cực, giảm tỷ trọng gạo 25-35% tấm, tăng tỷ lệ gạo có chất lượng cao

loại 5-10% tấm. Nếu so với chất lượng và uy tín gạo Thái Lan thì chất

lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn thua kém rất nhiều.

Gạo Thái Lan phù hợp với thị trường có thu nhập cao như Nhật, EU,

Trung Đông...Trong cùng thời gian Thái Lan xuất khẩu gạo có phẩm cấp

cao thường chiếm tới 60-62%, trong khi đó Việt Nam mới đạt 35-40% so

với tổng lượng gạo xuất khẩu.

Có thể nói, chất lượng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu vẫn thua

kém các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, độ đồng đều về kích cơ và trọng

lượng, tính ổn định về chất lượng của các lô hàng xuất khẩu trái cây của

Việt Nam kém so với Thái Lan.

Nguyên nhân dẫn tới chất lượng hàng nông sản xuất khẩu chưa cao

là do chúng ta chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu

lai tạo giống, phương pháp canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến và

vận chuyển nông sản.

Công nghệ sinh học chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, đặc biệt

trong khâu nghiên cứu lai tạo giống để tạo ra những loại nông sản có

chất lượng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.



75



Công tác kiểm định giống cây trồng vật nuôi nhập ngoại thực hiện

không tốt làm cho người sản xuất bị thua thiệt rất nhiều (ví dụ, giống ngô

nhập của Trung Quốc về trồng ở Việt Nam không cho hạt, lúa lai nhập

khẩu về trồng cho hạt lép...).

Mặc dù, công nghệ chế biến nông sản trong 15 năm qua (1990 2005) đã được cải thiện, giá trị sản lượng công nghiệp chế biến so với

giá trị sản lượng nông nghiệp tăng từ 33,8% vào năm 1990 lên 42% năm

1998 và đến năm 2003 lên 45% [26-29] nhưng vẫn chưa đáp ứng được

yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp hướng vào xuất khẩu.

Đầu tư cho công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tốc độ phát

triển của sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá chung “hệ số đổi mới”

thiết bị chỉ đạt 7% năm (bằng 1/2 -1/3 mức tối thiểu của các nước khác).

Tuy đã có nhiều doanh nghiệp tích cực đổi mới công nghệ, song nguồn

vốn hạn hẹp nên đã sử dụng công nghệ chắp vá, thiếu đồng bộ. Kèm theo

đó là tổ chức sản xuất và bộ máy quản lí cồng kềnh. Hai vấn đề này tạo

nên sự lệch pha và bấp cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập.

Nhìn tổng thể, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam phần lớn vẫn

ở dạng thô và sơ chế là chính, tỷ trọng chế biến sâu mới đạt 25%. Mặt

khác do nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thu gom là chính, qui mô

sản xuất nhỏ nên chất lượng nguyên liệu thấp và không đồng đều làm

ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Các cơ sở, kho tàng, bến bãi không

đảm bảo chất lượng, máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, công

suất sử dụng các nhà máy chế biến thấp, bình quân đạt 50 -60%, lãng

phí và hao tốn nguyên nhiên vật liệu lớn cũng là những nguyên nhân lớn

dẫn tới chất lượng sản phẩm chế biến thấp, giá cả nông sản chế biến cao

làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

×