Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 157 trang )
20
1.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính
Nhóm chỉ tiêu này bao gồm qui mô cung ứng và khả năng cung ứng
sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kiểu dáng mẫu mã, thương hiệu, xúc
tiến thương mại và môi trường kinh doanh.
1.2.1.1 Qui mô, khối lượng và khả năng cung ứng sản phẩm
Qui mô cung ứng của sản phẩm là khả năng cung ứng sản phẩm về
khối lượng, tính ổn định trong cung ứng, thời gian cung ứng. Hiện nay,
năng lực về qui mô cung ứng cũng được các đối thủ cạnh tranh rất coi
trọng. Với khối lượng cung ứng lớn, khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách hàng trong mọi thời gian, mọi địa điểm là một ưu thế lớn để
mặc cả trong giao dịch thương mại. Một nước thậm chí hàng hoá nông
sản có chất lượng cao, giá rẻ hơn nhiều so với các nước khác nhưng khối
lượng cung cấp quá nhỏ thì quốc gia này cũng không thể có năng lực
cạnh tranh về mặt hàng đó.
Khả năng đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường về số lượng,
chất lượng và thời gian cung ứng cũng là yếu tố quan trọng nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đối với nông sản, để đảm bảo khả
năng này cần phải có cơ sở hạ tầng tốt để bảo quản, chế biến và vận
chuyển kịp thời nhằm giữ được chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và giảm
tỷ lệ hao hụt trong các công đoạn trên và phải có hệ thống phân phối hợp
lý đáp ứng được yêu cầu của người mua cả về thời gian và địa điểm.
1.2.1.2 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thoả
mãn nhu cầu đối với người tiêu dùng. Những yếu tố cấu thành chất
lượng hàng hoá ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của người mua là sự
tiện lợi trong tiêu dùng và an toàn cho người sử dụng, vẻ đẹp của hàng
hoá, phù hợp thị hiếu và văn hoá của mỗi dân tộc, thậm chí mỗi tôn giáo.
21
Do đó, chất lượng hàng hoá được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu biểu
hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Ngày nay, người mua có xu
hướng lựa chọn hàng hoá có chất lượng cao hơn là hàng hoá có giá rẻ. Vì
vậy, chất lượng hàng hoá được các doanh nghiệp sử dụng như là công cụ
đầu tiên và quan trọng nhất để thắng các đối thủ cạnh tranh.
1.2.1.3 Kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm
Kiểu cách, mẫu mã của hàng hoá đóng vai trò rất quan trọng trong
việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường. Kiểu
cách, mẫu mã của hàng hoá phải phù hợp với từng thị trường tức là phù
hợp với tâm lý, tập quán tiêu dùng của mỗi khu vực, mỗi quốc gia, vùng
lãnh thổ, mỗi dân tộc, mỗi bộ phận khách hàng khác nhau. Ngoài ra mẫu
mã, kiểu cách của hàng hoá còn phải phù hợp với sở thích mỗi lứa tuổi
khác nhau của khách hàng.
Việc nghiên cứu kỹ lưỡng để có mẫu mã hàng hoá phù hợp với tâm
lý, sở thích, thị hiếu của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
1.2.1.4 Thương hiệu của sản phẩm và xúc tiến thương mại
Thương hiệu, theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ là
"một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết
kế,...hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá
hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và
dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh"[9, tr17].
Thương hiệu của sản phẩm được coi là tài sản vô hình có giá trị của
doanh nghiệp hay một quốc gia trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và
hội nhập. Thương hiệu thể hiện uy tín, đặc trưng hàng hoá, biểu tượng
hay hình ảnh của doanh nghiệp. Do vậy, sản phẩm hàng hoá khi đã có
thương hiệu và được người tiêu dùng tín nhiệm thì doanh nghiệp kinh
22
doanh những sản phẩm đó sẽ có cơ hội mở rộng thị phần và có lợi thế tốt
hơn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để mở rộng qui mô
sản xuất.
Xúc tiến thương mại là hoạt động của doanh nghiệp tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến tốc độ lưu thông hàng hoá, thu hút sự quan tâm
của người tiêu dùng, tăng thị phần cho hàng hoá nhằm hỗ trợ cho việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Các hoạt động xúc tiến
thương mại bao gồm:
- Các hoạt động thu thập và phân tích thông tin của các cơ quan đại
diện chính phủ ở nước ngoài, các cơ quan nghiên cứu tầm cỡ quốc gia.
- Xây dựng chiến lược phối hợp quốc gia, chính sách thương mại
trong việc tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ như
chính sách thuế, chương trình tín dụng, hỗ trợ thông tin cho doanh
nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng, khuyến khích và ưu đãi đầu tư ra
nước ngoài...
- Các hoạt động thu thập và phân tích thông tin của các doanh
nghiệp.
- Lựa chọn chiến lược, kỹ thuật phù hợp với từng loại hàng hoá để
áp dụng vào công tác tiếp thị như quảng cáo, phân phối tài liệu, hội chợ,
khuyến mãi...nhằm tăng thị phần của hàng hoá.
1.2.1.5 Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nói đến
môi trường kinh doanh của một nước là phải nói đến hệ thống pháp luật
và chính sách của nước đó. Sự gia nhập và rút lui dễ dàng khỏi thị
trường của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá
sự thông thoáng của môi trường kinh doanh. Các yếu tố xã hội như: an
23
ninh trật tự cũng có ảnh hưởng mạnh đến môi trường kinh doanh. Ngoài
ra các yếu tố về văn hoá, phong tục tập quán...cũng là những yếu tố
không thể thiếu được khi xem xét môi trường kinh doanh của một nước.
Thực tế cho thấy, năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu
ra thị trường thế giới không chỉ đơn thuần do doanh nghiệp tạo ra. Để
chiếm lĩnh được thị trường thế giới cần có môi trường kinh doanh thông
thoáng do Nhà nước tạo ra, hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh của hàng hoá. Để tạo ra môi trường kinh doanh, Nhà nước
thường sử dụng các luật và chính sách về thương mại, thuế, lãi suất, tỷ
giá nhằm mục tiêu giảm chi phí sản xuất, sử dụng việc chi ngân sách cho
đầu tư nghiên cứu khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây
dựng kết cấu hạ tầng, bằng sử dụng hệ thống luật pháp, chính sách, cơ
chế điều chỉnh quan hệ kinh doanh và điều chỉnh việc gia nhập cũng như
rút lui khỏi thị trưòng.
Trong quá trình tự do hoá thương mại, các quốc gia thường sử dụng
các công cụ bảo hộ khác nhau để đảm bảo cho hàng hoá của mình có đủ
năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, trong đó
chính sách tài chính, tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng. Các công cụ
thường được các nước sử dụng là thuế xuất- nhập khẩu hàng hoá, chính
sách tỷ giá hối đoái.
Việc sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để điều chỉnh hoạt động xuất
nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Duy trì tỷ giá theo hướng đề cao giá trị
đồng nội tệ sẽ có tác dụng khuyến khích nhập khẩu. Ngược lại, thực hiện
tỷ giá theo hướng hạ thấp giá trị đồng nội tệ sẽ khuyến khích việc xuất
khẩu, tăng năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường thế
giới.
24
Đối với hàng hoá nông sản ngoài những yếu tố kể trên còn có tác
động của yếu tố tự nhiên khiến cho chính bản thân hàng hoá tạo nên sức
cạnh tranh của nó, đó là những sản phẩm được nuôi trồng trong điều kiện
tự nhiên, thích hợp với đất đai thổ nhưỡng. Bởi vì, sản xuất nông nghiệp
chịu ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, nhiệt
độ, ánh sáng v.v...Chính những điều kiện tự nhiên này là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng cũng như
tính đặc trưng của sản phẩm.
Đối với nông sản xuất khẩu, ngoài yêu cầu chất lượng, hình thức,
bao bì....có tính vượt trội so với hàng hoá khác cùng loại trên thị trường,
và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, còn có thêm yếu tố sạch do
người tiêu dùng yêu cầu.
1.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lƣợng
Nhóm chỉ tiêu này gồm hệ số chi phí nguồn tài nguyên nội địa
(DRC), hệ số đo sức cạnh tranh về giá (C i) và so sánh chi phí sản xuất và
giá thành. Hệ số DRC do tác giả Golexbi thuộc Viện Chính sách lương
thực thế giới đưa ra để tính toán chi phí tài nguyên nội địa và lượng hoá
năng lực cạnh tranh của hàng hoá. Hệ số Ci được tác giả J. Quiroz và A.
Valdes - Viện Chính sách lương thực thế giới đưa ra năm 1993 để đo
lường năng lực cạnh tranh về giá của các sản phẩm nông nghiệp. Các hệ
số này cũng được các nhà nghiên cứu kinh tế của Viện kinh tế nông
nghiệp và Viện Kinh tế, Trung tâm khoa học và nhân văn quốc gia Việt
Nam sử dụng để tính năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.2.2.1 Hệ số chi phí tài nguyên nội địa (DRC)
Hệ số này được tính theo công thức sau:
n
j=k+1
aij pj
25
DRC =
p bi -
k
j=1
aij pbj
Trong đó:
- j = 1,2..., k là đầu vào khả thương
- j = k+1, ..., n là nguồn lực nội địa và các đầu vào trung gian
- aij là hệ số chi phí đầu vào j đối với sản phẩm thứ i
- pj là giá kinh tế của nguồn lực nội địa và đầu vào trung gian
- pbi là giá biên giới của sản phẩm khả thương tính theo tỷ giá hối
đoái kinh tế
- pbj là giá biên giới của của các đầu vào khả thương tính theo tỷ
giá hối đoái kinh tế
Tử số
[
n
j=k+1
aij pj] chỉ ra tổng các nguồn lực nội địa (kể cả khả
thương và bất khả thương) được huy động để sản xuất ra và xuất khẩu 1
đơn vị hàng hoá của một nước.
Mẫu số [pbi -
k
j=1
aij pbj] là giá trị ròng thu được qua xuất khẩu
(nguồn lợi ròng mang lại khi xuất khẩu) 1 đơn vị hàng hoá (qui ra nội
tệ).
Hệ số DRC cho biết hiệu quả sử dụng các nguồn lực nội địa để tạo
ra giá trị xuất khẩu ròng. Nói cách khác, DRC cho phép xác định hiệu
quả sử dụng nguồn tài nguyên nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu. Dựa
vào hệ số này người ta sẽ lựa chọn và quyết định sản xuất loại hàng hoá
nào để xuất khẩu sẽ có lợi hơn, qua việc tính toán chi phí sản xuất ra
hàng hoá đó thấp hơn chi phí sản xuất loại hàng hoá khác (để xuất khẩu)
nhưng thu về cùng một lượng ngoại tệ qui đổi.
Nếu DRC = 1 có nghĩa là chi phí trong nước quy đổi ra ngoại tệ và
giá trị sản phẩm tính bằng ngoại tệ bằng 0, có nghĩa sản xuất đó không
26
đem về ngoại tệ, không có hiệu quả thương mại (chi phí nguồn lực trong
nước quá lớn).
Nếu DRC < 1 thì sản xuất đó có hiệu quả, thu được ngoại tệ, sản
xuất với mức chi phí tài nguyên nội địa nhỏ hơn. DRC càng tiến về 0 thì
sản xuất và xuất khẩu loại hàng hoá đó càng có hiệu quả.
Trong sản xuất nông nghiệp, hệ số DRC cho phép so sánh hiệu quả
sản xuất nông sản xuất khẩu trên cùng một đơn vị diện tích.
1.2.2.2 Hệ số đo sức cạnh tranh về giá Ci:
Hệ số đo sức cạnh tranh về giá Ci là chỉ số biểu hiện năng lực cạnh
tranh về giá của sản phẩm được biểu thị qua công thức sau:
Ci = Pi/(Pf)w hay Ci = (EP*iTiMi)/ (EP*fTfMf)w
Trong đó:
- P i và P f là giá cánh kéo của sản phẩm đầu ra i và của đầu vào
trung gian f (đối với ngành trồng trọt lấy phân bón làm đại diện) của một
quốc gia,
- w là tỉ lệ chi phí của đầu vào trung gian trong tổng giá trị sản
phẩm đầu ra,
- P*i và P* f là giá cánh kéo quốc tế của sản phẩm đầu ra i và của
đầu vào trung gian f,
- E là tỉ giá hối đoái thực,
- T và M là hệ số bảo hộ danh nghĩa và hệ số chi phí thương mại.
Hệ số đo sức cạnh tranh về giá thường được biểu hiện dưới dạng
chỉ số như sau:
Ci,t = Ci,t-1(1 + Pi,t - w Pf,t)
Trong đó:
là tỉ lệ tăng/giảm từ năm t-1 đến năm t
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh về giá của một mặt hàng
(như tỉ giá hối đoái, giá cả quốc tế và các chính sách thương mại) có thể
được xác định dựa trên công thức sau:
27
Ci = (1-w) E + ( Pi*- w Pf*) + [( Ti - w Tf) + ( Mi w Mf)]
1.2.2.3 So sánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cùng
loại giữa các nhà sản xuất
Giá thành sản phẩm biểu hiện những chi phí của các yếu tố đầu vào,
trong điều kiện cụ thể của một nước so với thế giới, để xác định các lợi
thế so sánh trong sản xuất.
Giá cả thường được thể hiện trong hoạt động lưu thông và trao đổi,
nhằm so sánh giá trị quốc tế về hàng hoá của quốc gia so với thế giới,
tuy nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ tỷ giá hối đoái, quan hệ
giữa hàng ngoại thương, phi ngoại thương và hệ thống chính sách thuế,
đầu tư của từng quốc gia. Giá cả nông sản của một quốc gia càng rẻ (các
điều kiện khác tương tự), quốc gia đó càng có năng lực cạnh tranh.
Do những điều kiện khác nhau về điều kiện tự nhiên mà sản xuất
nông nghiệp ở các nước trên thế giới có các mức chi phí rất khác nhau.
Ngoài ra, giá cả các vật tư, dịch vụ đầu vào cũng rất khác nhau do khả
năng tự sản xuất hay phải nhập khẩu. Tất cả những yếu tố này đã tạo ra
mức giá sản xuất cá biệt của các sản phẩm trồng trọt hay chăn nuôi của
một quốc gia so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác trên
thế giới.
Như vậy, việc so sánh giá thành sản xuất (chi phí) để làm ra sản
phẩm giữa các nước cùng sản xuất trong điều kiện tự do hoá thương mại,
loại trừ các rào cản xuất nhập khẩu sẽ giúp xác định năng lực cạnh tranh
của sản phẩm nước này với nước khác. Quy luật chung là giá thành sản
xuất càng thấp (các điều kiện khác tương tự) thì năng lực cạnh tranh của
sản phẩm càng cao và ngược lại, nếu chi phí sản xuất cao sẽ làm giảm
28
năng lực cạnh tranh của sản phẩm do nhu cầu có khả năng thanh toán đối
với hàng hoá đó giảm.
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
VÀ CÁC NƢỚC NGHÈO
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế tất yếu
đối với mọi quốc gia. Cơ sở hình thành xu thế này không chỉ dựa trên ý
muốn chủ quan của chính phủ mỗi nước mà đó còn là hệ quả của quá
trình phát triển khoa học, công nghệ, sự bành trướng của các công ty, sự
liên kết và hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở lợi thế so sánh của họ.
Cạnh tranh cũng vì thế mà diễn ra gay gắt hơn giữa các nước trong việc
bảo hộ thị trường trong nước và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Do đó,
các quốc gia muốn chiến thắng trong cạnh tranh, mở rộng được thị phần
cho hàng hoá của mình trên thị trường quốc tế buộc phải chú trọng tới
việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá do họ sản xuất và xuất
khẩu.
Trong xu thế này các nước đang phát triển và các nước nghèo càng
cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu
bởi lẽ:
Một là, sản lượng nông sản hiện nay trên thế giới chủ yếu được
cung cấp bởi những nước đang phát triển và những nước kém phát triển.
Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng
đang chiếm vị trí quan trọng trong thu nhập quốc dân, là nguồn thu ngoại
tệ quan trọng của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Nông nghiệp, nông thôn là nơi thu hút được lực lượng lao động đông đảo
của các nước đang phát triển, nhưng chủ yếu là lao động giản đơn ít qua
29
đào tạo. Năng suất lao động trong nông nghiệp của các nước này thua
kém xa so với các nước phát triển.
Hai là, xuất khẩu nông sản trước đây của các nước đang phát triển
chủ yếu chỉ mới dựa trên lợi thế so sánh về nguồn lao động rẻ và điều
kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu mà thiên nhiên ban tặng (lợi thế có được
mà không cần phải có những đầu tư lớn về vốn và tri thức) nhưng hiện
nay nhờ tiến bộ vượt bậc về công nghệ sinh học, khoa học kỹ thuật
những lợi thế đó đang dần bị thu hẹp lại.
Ba là, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự
nhiên, chính điều kiện tự nhiên tác động rất lớn đến sản lượng, chủng
loại và chất lượng hàng nông sản. Nhưng các nước nghèo bị hạn chế rất
nhiều trong phòng chống rủi ro do thiên tai gây ra do thiếu vốn, công
nghệ và kinh nghiệm. Hơn nữa, sản xuất nông sản mang tính thời vụ
nhưng tiêu dùng lại diễn ra quanh năm, do vậy nếu thiếu năng lực trong
bảo quản, chế biến và xuất khẩu nông sản thì khó có thể thắng trong
cạnh tranh xuất khẩu. Những phương tiện này ở những nước nghèo rất
lạc hậu và thiếu thốn.
Bốn là, dân số thế giới tăng nhanh nên nhu cầu về hàng nông sản
càng lớn, trong khi đó, tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá ở các nước
trên thế giới diễn ra nhanh chóng càng làm cho diện tích đất nông nghiệp
bị thu hẹp. Đời sống của người dân càng được cải thiện thì yêu cầu về
chất lượng cao, tính an toàn cho sức khoẻ lại được đặt lên hàng đầu đối
với hàng nông sản. Để đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm với
chất lượng cao cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu buộc các
nước phải áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm tăng năng
suất, tăng sản lượng nông sản làm cho cạnh tranh có xu hướng chuyển
sang cạnh tranh thông qua kỹ thuật và công nghệ. Hơn nữa, để bảo vệ