Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 157 trang )
50
Vùng cà phê Tây nguyên: cà phê Robusta của Việt Nam trên nền
đất đỏ Bazan vùng Tây nguyên, với độ cao từ 400 - 700 mét, cho năng
xuất bình quân đạt 1,3 tấn/ha, gấp 2,3 lần năng xuất bình quân thế giới
(bảng 2.8), có hương vị đậm đà nổi tiếng.
Vùng ĐBSCL và ĐBSH được đánh giá vào loại phì nhiêu trên thế
giới. Độ màu mỡ và những đặc điểm thời tiết khí hậu - mùa vụ cho phép
ĐBSCL và ĐBSH sản xuất lúa quanh năm và thích nghi với nhiều giống
lúa cao sản, lúa đặc chủng cho năng suất cao cũng như thuận lợi cho
trồng các loại rau quả xuất khẩu.
Vùng Đông Nam Bộ hiện nay được đánh giá là vùng có kinh tế
nông nghiệp giàu có của cả nước, nằm trong khu vực kinh tế công
nghiệp - dịch vụ và đô thị lớn nhất của cả nước, với điều kiện tự nhiên
phong phú, đa dạng cho phép bố trí sản xuất nhiều cây trồng vật nuôi có
hiệu quả, nhất là một số cây như: cao su, cà phê, điều, lúa, ngô, sắn, đậu
đỗ các loại.
Vùng trung du miền núi phía Bắc là vùng có điều kiện tự nhiên,
sinh thái khá đặc thù, địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều. Đây là một
vùng có tiềm năng kinh tế đa dạng cho phép bố trí sản xuất nhiều cây
trồng vật nuôi có hiệu quả, nhất là một số cây như: chè, cà phê arabica,
ngô, sắn, đậu đỗ các loại.
Với những đặc điểm trên, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có lợi
thế và tiềm năng để phát triển. Đó là những lợi thế về năng suất, chất
lượng và chi phí sản xuất thấp do điều kiện tự nhiên đem lại. Nhờ những
lợi thế đó mà trong nhiều năm qua tuy Việt Nam mới chủ yếu xuất khẩu
nông sản dạng nguyên liệu thô hoặc qua sơ chế nhưng vẫn thu được lợi
nhuận. Song những lợi thế này cũng chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn, vấn
đề là phải biết phát huy tốt các lợi thế đó để không ngừng nâng cao hiệu
51
quả và năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu trong thời gian tới
thông qua việc áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến
tạo sự biến đổi thực sự trong chất lượng và năng suất lao động xã hội.
Trong thời đại ngày nay cần thiết phải thay đổi mục tiêu chiến lược
chuyển từ cạnh tranh dựa vào lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn tài
nguyên thiên nhiên dồi dào và giá nhân công rẻ sang lợi thế cạnh tranh
dựa trên tiềm lực khoa học, năng suất lao động cao, chi phí thấp, tính
đang dạng của sản phẩm cung ứng.
2.1.3 Nguồn lao động
Về nguồn nhân lực, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, với quy
mô dân số trên 82 triệu người trong đó 73,7% dân số sống ở vùng nông
thôn, lực lượng lao động trong nông thôn chiếm tới trên 35 triệu người.
Khoảng 71% số lao động nông thôn được thu hút vào sản xuất nông
nghiệp [26-29]. Chất lượng lao động trong nông thôn của Việt Nam đang
ngày càng được nâng lên với tỷ lệ người biết chữ rất cao (96%) [29].
Bên cạnh đó lao động Việt Nam có đức tính cần cù, chịu khó, ham học
hỏi, dễ tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đang làm quen
dần với tư duy sản xuất hàng hoá. Đây là những điểm mạnh có thể tận
dụng để phát triển nông nghiệp và thực hiện chiến lược CNH và HĐH
nông nghiệp và nông thôn. Giá công lao động của Việt Nam rẻ, thấp hơn
nhiều lần so với các nước trong khu vực, chỉ bằng khoảng 1/3 của Thái
Lan, 1/30 của Đài Loan, 1/26 của Singapore [42, tr. 58]. Mặt khác, sản
xuất nông nghiệp chủ yếu là do lực lượng nông dân đảm nhiệm, do vậy
chi phí đầu vào về lao động lại càng thấp. Đây cũng là lợi thế để thu hút
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, lao động Việt nam còn một số hạn chế như năng suất
lao động và trình độ kỹ thuật còn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật còn yếu,
52
thiếu tính phối hợp trong công việc, đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục
mới đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn.
2.1.4 Chính sách đổi mới và sự ổn định kinh tế vĩ mô
Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986, Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế nói chung và đổi mới
quản lý kinh tế nông nghiệp nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn lực trong nước về đất đai, lao động, đầu tư v.v. Thành tựu của
đổi mới cơ chế kinh tế đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng
hoá, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, khu vực góp phần nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống và tạo thêm việc làm cho người lao động
ở nông thôn. Trong nông nghiệp, việc giao đất cho hộ gia đình nông dân
sử dụng ổn định lâu dài đã làm cho người nông dân yên tâm đầu tư thâm
canh và gắn bó với đồng ruộng hơn so với trước đây.
Kinh tế đối ngoại được tăng cường và phát triển trên tất cả các lĩnh
vực: hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, hợp tác và tham gia vào các tổ
chức quốc tế. Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện nhiều Hiệp định
thương mại song phương và đa phương như tham gia AFTA, Hiệp định
thương mại Việt - Mỹ, đang tích cực đàm phán để gia nhập WTO v.v.
Nói cách khác, Việt Nam đang mở cửa ngày một sâu rộng hơn với thị
trường khu vực và quốc tế, hàng hoá của Việt Nam nói chung và hàng
nông sản nói riêng sẽ có được thị trường rộng lớn hơn, điều kiện buôn
bán bình đẳng hơn.
Mặc dù còn thiếu kinh nghiệm và bề dày trong công tác xuất khẩu,
nhưng những năm gần đây sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản
53
ngày càng tăng, uy tín của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế
giới cũng không ngừng được nâng lên.
Chính sự ổn định về chính trị và đổi mới các chính sách đã có tác
dụng nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và nông
thôn.
Mặc dù, Việt Nam có các lợi thế về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã
hội như trên nhưng để nâng cao năng lực cạnh tranh một cách bền vững
vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Đó là nước ta mới chỉ có những lợi thế so
sánh tĩnh (tài nguyên nhiên nhiên ở dạng thô, lao động thiếu kỹ năng,...).
Để khai thác tốt lợi thế so sánh tĩnh cần phải phát huy lợi thế so sánh
động như lao động có kỹ năng, phát triển khoa học công nghệ...Những
lợi thế so sánh động này ở nước ta còn rất thiếu. Chính điều đó làm cho
việc sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, lãng phí không hiệu quả.
2.2 TỔNG QUAN NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG SẢN
XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI M ỚI
2.2.1 Những thành tựu
Trong quá trình đổi mới về kinh tế, nông nghiệp là lĩnh vực đạt
được những thành tựu hết sức to lớn. Kể từ năm 1989 đến nay, sản xuất
nông nghiệp tăng nhanh và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với tốc
độ tăng trưởng bình quân 4 - 4,5 %/ năm.
Thứ nhất, giá trị sản lượng tăng nhanh và tương đối ổn định (bảng
2.1 và 2.2).
Bảng 2.1: Giá trị sản lƣợng nông nghiệp
(Giá cố định 1994 ; Năm trước = 100%)
Chỉ tiêu
GTSLNN (tỷ đồng)
Chỉ số PT NN (%)
1995 1997 1998
1999
2000
2001
2000
2003
2004
92530
102932
108356
111858
123383
132193
136819
106,80 106,90 106,90
107,10
104,05
102,06
104,13
102,82
103,50
82307
92530
54
% trong GDP
26,20
24,20
24,20
23,80
24,53
23,24
23,03
21,83
21,76
Nguồn: [27-29]
Qua bảng 2.1 ta thấy giá trị sản lượng ngành nông nghiệp năm 2004
so năm 2003 tăng 3,5% và so năm 1995 tăng 66%.
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp
(Giá cố định 1994; Năm trước = 100%). Đơn vị tính: Tỷ đồng
Trong đó
Năm
Tổng số
Giá trị
Trồng trọt
(% )
Giá trị
Chăn nuôi
(% )
Giá trị
Dịch vụ
(% )
Giá trị
(% )
1990
61817
100,0
49604
80,2
10238
16,6
1930
3,2
1991
63512
100,0
51247
80,7
10294
16,2
1970
3,1
1992
58820
100,0
55132
81,7
11651
16,9
2036
3,0
1993
73380
100,0
58906
80,2
12309
16,8
2165
3,0
1994
76998
100,0
61660
80,1
12999
16,9
2339
3,0
1995
82307
100,0
66183
80,4
13629
16,6
2494
3,0
1996
86489
100,0
69620
80,5
14347
16,6
2521
2,9
1997
92530
100,0
74492
80,5
15465
16,7
2572
2,8
1998
96102
100,0
77298
80,4
16204
16,9
2600
2,7
1999
106967
100,0
6782
79.2
17337
18,5
2650
2,7
2000
112112
100,0
90858
78,2
18505
19,3
2748
2,5
2001
114989
100,0
92707
77,9
19282
19,6
2800
2,5
2002
122150
100,0
98060
76,7
21200
21,1
2890
2,2
2003
127111
100,0
101210
75,4
22944
22,4
2956
2,2
2004
136819
100,0
103298
75,5
29006
21,2
4926
3,6
69472
4,8
57122
4,9
11853
4,8
2155
4,3
97034
4,4
78117
4,3
16294
4,7
2621
1,8
82000
5,0
66665
5,0
13872
5,3
2367
3,3
122636
4,4
97227
3,0
22187
5,1
16320
1,9
BQ.(901995)
BQ. (952000)
BQ. (902000)
BQ. (20002004*ước