Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.21 KB, 48 trang )
Trang 33
• Sau đó nhấn “Ghi”→ “Oke”→ “In 117”. Sẽ hiện ra file excel “ BẢNG THÔNG
BÁO ĐỊNH MỨC TỪNG MÃ HÀNG”. Sau đó in ra 02 bản, 01 bản lưu tại Hải
quan, 01 bản lưu lại doanh nghiệp.
• Nhấn “Qúa trình khai báo” để truyền dữ liệu lên Hải quan. Khi được yêu cầu
nhập tên và mật khẩu thì nhập chính xác và nhấn “ Chấp nhận”
• Hải quan sẽ phản hồi và cho số tiếp nhận, in phiếu tiếp nhận định mức” và
chuẩn bị hồ sơ để chuyển lên Hải quan. Bộ hồ sơ gồm có:
- Phiếu tiếp nhận định mức
- Bảng thông báo định mức từng mã hàng
Chuyển bộ hồ sơ lên chi cục Hải quan quản lý hàng gia công TP.Hồ Chí Minh. Hải
quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ, đối chiếu với những thông tin đã khai báo. Nếu hợp lệ và
đầy đủ, Hải quan sẽ đóng dấu và ký tên xác nhận. (phụ lục số 9)
9.1.1.3 Khai báo Hải quan
Nhân viên chứng từ lập tờ khai Hải quan trên phần mềm ECUS-EG4 của Công ty
Thái Sơn theo mẫu HQ/2012/XK. Điền thông tin cần thiết như sau:
Chọn đơn vị Hải quan:
- Đơn vị Hải quan: Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công Hồ Chí Minh
- Mã đơn vị hải quan: P02J
Chọn doanh nghiệp khai báo:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần May Việt Thịnh
58, Thoại Ngọc Hầu, Phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú
- Mã doanh nghiệp: 0303614739
Chọn mục “ khai báo thông quan điện tử: đăng ký tờ khai xuất khẩu”
Điền thông tin lên tờ khai, gồm các tiêu thức sau:
• Tiêu thức 1: Người xuất khẩu: Công ty Cổ Phần may Việt Thịnh
- Địa chỉ: 58, Thoại Ngọc Hầu, Phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú
- Mã số thuế: 0303614739
• Tiêu thức 2: Người nhập khẩu :DK GARMENT KOREA CO.,LTD
- Địa chỉ: Myungjin Building, 385-3 Suyu-Dong, Gangbuk-Gu, Seoul
(142-877), Korea
• Tiêu thức 5: Đây là loại hình gia công sản xuất xuất khẩu nên chọn loại hình
XGC01
• Tiêu thức 7: Dựa theo hợp đồng
- Hợp đồng: 03/13/VTC-DK
- Ngày kí kết: 04/07/2013
- Ngày hết hạn: 04/07/2014
• Tiêu thức 9: Cửa khẩu xuất hàng: ICD III-Transimex (Cảng SG khu vực IV),
mã I006
Trang 34
•
•
•
•
•
Tiêu thức 10: Tên nước nhập khẩu là Korea, mã KR
Tiêu thức 11: Điều kiện giao hàng: FOB
Tiêu thức 12: Phương thức thanh toán căn cứ theo hợp đồng: L/C
Tiêu thức 13: Đồng tiền thanh toán căn cứ theo hợp đồng: USD
Tiêu thức 14: Tỷ giá tính thuế: tra cứu tỷ giá tính thuế vào ngày đăng tờ khai
trên trang Web của Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh: 21.036
• Sau khi hoàn tất thông tin, nhấn “Ghi”
• Nhập tiếp “ danh sách của tờ khai” như sau:
Mã số
Lượng Đơn vị
Đơn giá
Trị giá
Mô tả hàng hóa
Xuất xứ
hàng hóa
hàng
tính
nguyên tệ nguyên tệ
SWSLE60100:
Việt
62046200
4.254
CHIẾC
4
17.016
Quần dài nữ
Nam
SWSLE60120:
Việt
62046300
2.663
CHIẾC
4
10.652
Quần dài nữ
Nam
• Sau khi nhập xong thông tin của danh sách tờ khai, nhấn “ Ghi” xong rồi nhấn
“OK”
•
Khi khai báo thành công, hệ thống tiếp nhận hải quan điện tử sẽ phản hồi lại cho
doanh nghiệp số tiếp nhận điện tử. Công ty lấy kết quả xử lý tờ khai từ hệ thống
do Chi cục Hải quan trả về gồm có:
- Số tờ khai chính thức: 17101
- Kết quả phân luồng tờ khai: luồng xanh (tiêu thức 28 trên tờ khai xuất
khẩu)
Công ty in ra 02 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu doanh nghiệp. Nhân viên
giao nhận mang đến Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công Hồ Chí Minh nộp
cho cán bộ Hải quan. Sau khi xem xét, Hải quan đóng dấu xác nhận thông quan
lô hàng ( tiêu thức 30 trên tờ khai xuất khẩu). Nhân viên giao nhận nộp lệ phí
Hải quan, giữ lại 01 bản, 01 bản nộp cho Hải quan.
(phụ lục số 10)
9.1.1.4 Giao hàng
Đóng hàng vào container
Hàng xuất khẩu của Công ty thường có 2 loại là: hàng nguyên cont ( FCL) và hàng
lẻ (LCL). Thủ tục như sau:
Hàng nguyên cont (FCL)
Trang 35
Công ty tiến hành mượn cont rỗng về kho để xếp hàng vào cont dựa theo số
lượng trên Packing list.
• Đối với lô hàng miễn kiểm sẽ bấm seal tàu sau khi đóng đủ hàng.
• Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì chỉ bấm khóa để Hải quan
kiểm hóa xong rồi mới bấm seal tàu.
Hàng lẻ (LCL)
Công ty xếp đủ số lượng hàng theo packing list lên xe tải và vận chuyển ra
cảng.
• Đóng hàng tại kho: nhân viên giao nhận mang Booking Note cùng với tờ khai
đã duyệt thông quan liên hệ với người có tên trên Booking Note để xác định vị
trí kho và giao hàng.
• Đưa hàng ra bãi cont (đóng ghép): nhân viên giao nhận lên bộ phận điều độ
cảng xin số cont để ghép hàng, vị trí ghép hàng trong cont sẽ do khách hàng chỉ
định, nếu muốn thay đổi vị trí ghép thì phải thỏa thuận với khách hàng.
Đây là lô hàng nguyên cont và miễn kiểm nên tiến hành như sau:
Nhân viên giao nhận của Công ty cầm lệnh cấp container rỗng đến văn phòng đại
diện của hãng tàu KMTC tại VIP KMTC Cát Lái để duyệt lệnh và đến đóng phí ở
Thương vụ cảng Đồng Nai, Thương vụ cảng cấp phiếu EIR ( Equipment interchange
Receipt), mục đích của phiếu EIR nhằm ghi nhận tình trạng cont rỗng trong quá trình
chuyển giao cont rỗng đến chủ hàng. Nhân viên cảng chỉ định vị trí cont rỗng nằm ở
khu vực nào, đồng thời sẽ cung cấp cho Công ty seal hãng tàu và phiếu Container
packing list, sau đó yêu cầu đội xe vận chuyển kéo cont rỗng về kho của Công ty Việt
Thịnh. Khi đã kéo cont rỗng về kho nhân viên giao nhận của Công ty xem số container
để điền vào phiếu Container packing list. Cụ thể số cont: SEGU 1888071 và số seal:
KE257711 ( xem phụ lục số 8). Sau đó đóng hàng vào cont và bấm seal tàu và để đội
xe vận chuyển chở ra ICD giao cho hãng tàu tại bãi cont.
Nhân viên giao nhận cầm theo lệnh cấp cont rỗng và Container packing list đến
Thương vụ cảng để đóng phí hạ cont và nhận “phiếu thu”.
Khi cont chứa hàng của Công ty được vận chuyển ra ICD TRANSIMEX, đi qua
cổng kiểm soát cảng, xe chở cont sẽ chạy qua trạm cân của cảng và tại đây nhân viên
của cảng sẽ nhập lai trọng lượng của cont này vào máy tính. Đồng thời phải xuất trình
Trang 36
“phiếu thu”, nhân viên kiểm soát sẽ cấp “phiếu hạ cont” trên đó sẽ chỉ rõ vị trí cont sẽ
hạ ở đâu.
Thanh lý bãi: Sau khi cont đã vào cảng, nhân viên giao nhận sẽ ghi lại số cont:
SEGU 1888071, số seal: KE257711, tên tàu HANJIN SAO PAULO và số chuyến:
0069E lên tờ khai xuất rồi trình cho cán bộ Hải quan giám sát. Hải quan giám sát sẽ
nhập số cont vào máy tính để kiểm tra cont đã vào cảng chưa và ghi lại số seal, tên
hàng, số chuyến vào sổ theo dõi và ký xác nhận lên tờ khai đã vào sổ Hải quan
Vô sổ tàu: Nhân viên giao nhận xuất trình tờ khai Hải quan đã được xác nhận khi
thanh lý bãi cho nhân viên của hãng tàu vào sổ ở ICD TRANSIMEX. Tại đây , nhân
viên vào sổ tàu sẽ nhập vào số Cont, số seal vào máy tính để kiểm tra lại: tên tàu, số
chuyến, tên Công ty. Sau đó in ra “ phiếu xác nhận đã đăng ký tờ khai Hải quan” gồm
2 liên: liên trắng lưu Hải quan và liên vàng giao người khai Hải quan. Nhân viên giao
nhận sẽ kiểm tra lại, ký tên và nộp lại “phiếu xác nhận đăng ký tờ khai Hải quan” liên
màu trắng và giữ lại liên màu vàng. Hoàn tất thủ vào sổ tàu là nhân viên giao nhận đã
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Lưu ý: Trên Container Packing List, tên cảng chuyển tải rất quan trọng, cần lưu ý
và ghi rõ ràng, vì nếu sai tên cảng chuyển tải mà hàng hóa trên đường vận chuyển có
tổn thất sẽ không được hãng tàu bồi thường.
Sau khi hoàn tất các bước thủ tục Hải quan, Công ty sẽ cung cấp chi tiết
thông tin về lô hàng cho hãng tàu để hãng tàu lập và cấp vận đơn đường biển
(B/L) (phụ lục số 11). Ngay khi tàu chạy, hoặc sau khi tàu chạy một ngày thì
nhân viên giao nhận đến hãng tàu để nhận trọn bộ B/L gồm: 03 bản Original và
03 bản copy.
Lưu ý:
Booking Confirmation là một chứng từ có tính chất rất quan trọng trong việc xuất
khẩu hàng hóa. Khi nhận được Booking Confirmation từ hãng tàu, Công ty phải tiến
hành lên kế hoạch sắp xếp các công việc liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa cho lô
hàng có Booking trên, đặc biệt linh động mở tờ khai thông quan hàng hóa xuất khẩu và
tổ chức sản xuất đảm bảo tiến độ xuất hàng để tránh trễ giờ Closing time quy định trên
Booking Confirmation, và đặc biệt là phát sinh rất nhiều chi phí:
+ Phí giao hàng trễ
+ Phí lưu kho (nếu là hàng lẻ), lưu bãi (hàng nguyên container).
+ Phí lưu rỗng (hàng nguyên container).
+ Phí nâng hạ container (hàng nguyên container).
Trang 37
+ Đặc biệt nếu khách hàng yêu cầu xuất khẩu “by air” thì doanh nghiệp phải
tốn chi phí rất lớn.
Đồng thời Công ty sẽ gởi các chứng từ liên quan đến lô hàng khách hàng trong
vòng 07 ngày sau khi giao hàng gồm:
- Vận tải đơn: 03 bản gốc
- Hóa đơn thương mại: 03 bản gốc. (phụ lục số 12)
- Packing list: 03 bản gốc. ( phụ lục số 13)
- Giấy phép xuất khẩu: 01 bản gốc và 01 bản sao
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản gốc và 01 bản sao (phụ lục 14)
9.1.1.5 Xin giấy chứng nhận xuất xứ
Theo hợp đồng gia công này được ký kết với Công ty DK GAMENT KOREA nên
C/O là form AK, nhân viên Công ty đến Phòng quản lý xuất nhập khẩu Hồ Chí Minh
để nộp hồ sơ, khoảng 3 ngày sau, nhân viên Công ty mang theo phiếu xác nhận đến để
nhận C/O.
Bộ hồ sơ xin cấp C/O: được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Đơn đề nghị cấp C/O mẫu AK
2. Tờ khai xuất khẩu: 01 bản sao y bản chính
3. Hóa đơn thương mại trị giá FOB ( hàng xuất): 01 bản chính
4. Vận tải đơn xuất khẩu ( có chữ ký của hãng tàu) : 01 bản sao y bản chính
5. Quy trình sản xuất sản phẩm: 01 bản chính
6. Bảng kê khai nguyên phụ liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu: 01 bản chính
7. Bảng thông báo định mức sản phẩm: 01 bản sao y bản chính
8. Tờ khai nhập khẩu: 01 bản sao y bản chính
9. Vận tải đơn nhập khẩu: 01 bản sao y bản chính
10. Hóa đơn thương mại (nhập khẩu): 01 bản sao y bản chính
11. C/O form AK: 03 bản
Ngoài ra, bên đặt gia công còn yêu cầu Công ty Việt Thịnh cung cấp Giấy chứng
nhận xuất xứ (C/O) kèm theo
Tại TP.Hồ Chí Minh thì có hai nơi cấp C/O:
- Nếu là form A, form B: xin ở phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- Nếu là form D, form AK, form AJ hoặc VJ, form AI, form E, form AANZ: xin
ở Bộ Công Thương tại phòng Quản lý xuất nhập khẩu Hồ Chí Minh.
9.1.1.6 Lập bộ chứng từ thanh toán:
Sau khi giao hàng xong và nhận được B/L, nhân viên chứng từ xuất khẩu sẽ thông
báo cho khách hàng lô hàng đã xuất. Tiến hành lập bộ thanh toán xuất trình cho Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hồ Chí Minh để được thanh toán.
Tùy theo yêu cầu của L/C mà bộ chứng từ thanh toán bao gồm những chứng từ thanh
toán nào, trong trường hợp này bộ chứng từ gồm có:
Trang 38
- Vận tải đơn B/L: 03 bản gốc
- Phiếu đóng gói: 05 bản gốc
- Hóa đơn thương mại: 05 bản gốc
- Hối phiếu: 03 bản
10 Thanh toán tiền gia công
Việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng L/C trả ngay cho tổng trị giá ghi trong hóa
đơn thương mại cho bên thụ hưởng là Công ty cổ phần may Việt Thịnh vào tài khoản
số 007.137.2135605 tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
trong vòng 07 ngày sau khi giao hàng nhưng trước khi bên đối tác nhận được đầy đủ
bộ chứng từ gốc
11 Thanh khoản hợp đồng
Công ty thường ký hợp đồng gia công trong thời hạn 1 năm. Theo hợp đồng này thì
ngày hết hiệu lực là 04/07/2014 tức là đến thời điểm đó sẽ tiến hành thanh khoản hợp
đồng tại chi cục Hải quan quản lý hàng gia công TP.Hồ Chí Minh.
Nhưng nếu tới thời hạn thanh khoản hợp đồng thì theo thông tư số13/2014/TT/BTC
(điều 25):
Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu
lực, Công ty phải có văn bản đề nghị Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công TP.Hồ
Chí Minh phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê,
mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải (theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư
này) và được Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công xem xét, chấp thuận
theo đề nghị của Công ty.
Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công
TP.Hồ Chí Minh chấp thuận phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế
liệu, phế phẩm, phế thải trên văn bản đề nghị của Công ty, Công ty phải thực hiện xong
thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải
(nếu có) và nộp đầy đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan.
Hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công gồm:
1. Đơn đề nghị thanh khoản (theo mẫu ĐNTK-GC/2014-Phụ lục II): nộp 02
bản chính;
2. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu 01/HSTK-GC/2014Phụ lục II): nộp 01 bản chính;
3. Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu (theo mẫu 02/HSTK-GC/2014Phụ lục II): nộp 01 bản chính;
4. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp
đồng gia công khác trong khi đang thực hiện hợp đồng gia công (theo mẫu
03/HSTK-GC/2014-Phụ lục II): nộp 01 bản chính;
Trang 39
5. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng (theo mẫu
04/HSTK-GC/2014-Phụ lục II): nộp 01 bản chính;
6. Trường hợp cơ quan hải quan có nghi vấn việc kê khai nguồn nguyên liệu
mua trong nước để cung ứng không đúng thì yêu cầu thương nhân xuất trình
hóa đơn mua hàng, chứng từ thanh toán nguyên liệu cung ứng của bên đặt
gia công;
7. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm
xuất khẩu (theo mẫu 05/HSTK-GC/2014-Phụ lục II): nộp 01 bản chính;
8. Bảng thanh khoản hợp đồng gia công (theo mẫu 06/HSTK-GC/2014- Phụ
lục II): nộp 02 bản chính (trả thương nhân 01 bản sau khi tiếp nhận hồ sơ
thanh khoản);
9. Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất (theo mẫu 07/HSTKGC/2014-Phụ lục II): nộp 02 bản chính (trả thương nhân 01 bản sau khi tiếp
nhận hồ sơ thanh khoản);
10. Bảng thống kê sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn hoặc đóng chung với
với sản phẩm gia công xuất khẩu (nếu có) (theo mẫu 08/SPHC-GC/2014Phụ lục II): nộp 02 bản chính (trả thương nhân 01 bản sau khi tiếp nhận hồ
sơ thanh khoản);
11. Bảng kê tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công đã làm xong thủ tục hải quan
(theo mẫu 09/HSTK-GC/2014-Phụ lục II): nộp 01 bản chính.
Trong đó, các mẫu ở số 5, 6, 9 không phát sinh, việc thanh lý hợp đồng dựa trên
nguyên tắc là: lấy tổng số nguyên phụ liệu đã nhập từng loại trừ đi tổng số nguyên phụ
liệu đã sử dụng ( kể cả nguyên phụ liệu hao) để sản xuất thành phẩm. Có các khả năng:
Kết quả bằng 0.
Kết quả nhập ít hơn xuất thì công ty phải giải trình nguyên nhân (do nguyên phụ
liệu đó mua tại Việt Nam).
Kết quả nhập nhiều hơn xuất, nghĩa là còn dư nguyên phụ liệu thì có các hướng giải
quyết sau:
Tái xuất trả cho bên đặt gia công.
Tiêu hủy phế phẩm, phế liệu tại Việt Nam.
Chuyển sang hợp đồng gia công khác.
Các trường hợp trên đều được miễn thuế. Trong trường hợp bên đặt gia công bán,
cho hoặc tặng nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị cho công ty thì công ty phải làm thủ
tục nhập khẩu (hồ sơ kèm theo gồm tờ khai hải quan, văn bản tặng của bên đặt gia
công, văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương) và đóng thuế nhập khẩu theo quy định
hiện hành.